Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

05. Lhasa, những ngày đầu đông

23/11/201204:48(Xem: 4641)
05. Lhasa, những ngày đầu đông

Đường lên Tây Tạng

Nguyễn Tập

Kỳ 5:
Lhasa, những ngày đầu đông

TT - Vào thế kỷ thứ 7, tương truyền chỗ xây đền Đại Chiêu (một trong những đền nổi tiếng nhất Tây Tạng) ngày nay chính là một hồ nước bị ma nữ ám. Công chúa Văn Thành (thời nhà Đường) trong thời gian làm dâu ở xứ Tây Tạng hiểu phong thủy bèn ném chiếc nhẫn mình hay đeo và cho dê đổ đất vào hồ để khắc chế yêu nữ.

Theo tiếng Tây Tạng, dê là “ra” (linh vật của thần hộ pháp Damcen), đất là “sa”. Từ đó chốn này mang tên Rasa, dần dần biến thành Lhasa, tên gọi ngày nay của thủ phủ Tây Tạng.

duonglentaytang-08
Diễu hành, đọc khẩu hiệu trước buổi làm việc tại một siêu thị ở Lhasa - cách làm phổ biến ở Đài Loan, Hong Kong đã được đưa lên thành phố của các chư thiên này


Các chư thiên đâu rồi?

Là nơi cao nhất thế giới so với mực nước biển, độ cao trung bình từ 4.000m trở lên (trong đó diện tích cao trên 4.500m chiếm 65%), nơi đây từng được gọi là “nóc nhà thế giới”, được mệnh danh là “cực thứ ba của Trái đất” nhưng bây giờ điều đó có lẽ chỉ là quá khứ. Chúng tôi bước vào Lhasa đã gần 2g sáng. Dù đọc rõ ràng dòng chữ “Welcome to Lhasa” nhưng tôi vẫn còn ngờ ngợ: đường sá rộng rãi, nhà ở, khách sạn, xe cộ khá hiện đại. Lẽ nào các chư thiên lại ở khách sạn, đi ôtô?

8g sáng. Lhasa giờ này chưa thức dậy. Trời hãy còn mờ mờ tối, ngoài đường chỉ lác đác vài người đạp xe. Nơi tôi ở đối diện với tòa nhà China Telecom cao lớn ngạo nghễ, xung quanh là các khách sạn, hàng quán. Định tìm một quán ăn của người Tây Tạng để tìm hiểu đặc sản ở đây nhưng không thấy.

Buổi sáng, rảo bước khắp một đoạn dài trên Bắc Kinh trung lộ vẫn chỉ thấy toàn là nhà hàng, quán ăn, quầy lưu niệm của người Hán. Theo tài liệu gần đây, Tây Tạng là khu dân cư thuần nhất với 95% dân số là dân tộc Tạng nhưng có lẽ đó là những số liệu thống kê cũ, chưa được cập nhật?

Nhưng rồi chúng tôi cũng tìm thấy một quán trà bơ của người Tây Tạng. Quán nhỏ nhưng đông, khách tràn ra cả ngoài đường. Buổi sáng trời lạnh ngắt, uống tách trà bơ (làm từ sữa bò yak) mùi hơi gây gây nhưng cái hậu ngọt, thơm rất nhẹ nhàng tự nhiên thấy ấm người hẳn. Chỉ cần 1 tệ (2.000 đồng) là có thể ngồi uống mệt nghỉ. Mỗi bàn để sẵn một bình trà bơ nóng, uống hết chủ quán lại châm tiếp bình khác.

Chúng tôi cũng đến cung điện Potala (chữ potala là phiên âm của chữ phổ đà la, tức là cung điện của bồ tát), nơi ở, làm việc ngày xưa của các vị Phật sống của người Tây Tạng: Đạt Lai lạt ma. Từ chỗ tôi ở đến Potala khoảng 2km, ăn sáng, đi bộ đến cũng vừa lúc nắng lên.

Biểu tượng thành phố Lhasa - điện Potala - vẫn đẹp như ngàn năm nay nhưng bước vào trong bạn sẽ hiểu được ngay đó chỉ còn là cái vỏ không hồn. Lại một vài “anh lạt ma” ngồi ở góc điện đợi gom tiền của du khách cúng dường, còn có một vài anh lính mặc quân phục, nai nịt súng ống hẳn hoi (tuy họ rất lịch sự với du khách). Không tiếc 100 tệ (200.000 đồng) mua vé vào cửa nhưng cái mất mát của cảm giác thiêng liêng về ngôi đền - kỳ quan thế giới - thì tôi cứ tiếc mãi.

Đi bộ lang thang khắp các đường phố Tây Tạng tự nhiên tôi thấy chán vì các hàng quán, cửa hiệu nhan nhản trên phố không mấy khác so với nhiều tỉnh, thành khác ở Trung Quốc. Khác chăng chỉ ở mọi tấm bảng hiệu ngoài phần tiếng phổ thông khá lớn ở giữa thì phần phía trên có dòng chữ Tây Tạng nhỏ xíu. Khắp đường phố người ăn xin cũng khá nhiều.

Lhasa nhỏ nhưng những cơ quan công quyền, các cơ sở, cơ quan đều được xây dựng cực kỳ bề thế, đều tọa lạc tại những con đường đẹp nhất. Có một điều buồn cười và khá lạ là cứ bước lên taxi thì trả 10 tệ (khoảng 20.000 đồng) và cứ việc đi bất cứ đâu trong thành phố. Có lẽ do Lhasa quá nhỏ chăng?

Con đường thế kỷ

Ngày nay bất kỳ ai đến khu tự trị hẳn cũng sẽ ngạc nhiên tột độ trước sự thay đổi không ngờ của bộ mặt Tây Tạng. Hạ tầng cơ sở tại đây đã được Chính phủ Trung Quốc đầu tư tối đa.

Với diện tích 1,2 triệu km2(gần gấp bốn lần diện tích VN) nhưng dân số chỉ vài triệu người, vậy mà đường xây rất rộng rãi, cửa hàng san sát không khác mấy với kiểu đô thị của Thành Đô (Tứ Xuyên).

Đặc biệt là cầu đường, thậm chí cả những nơi hẻo lánh hầu như chỉ có khách hành hương đi lại, đường sá, cầu cống cũng rất thuận tiện, chưa kể những công trình bệnh viện, trường học…

Mới đây Chính phủ Trung Quốc đã sử dụng hơn 12 triệu USD để thiết lập 70 đài phát thanh tại Tây Tạng nhằm thúc đẩy việc phát triển kinh tế, duy trì sự ổn định xã hội tại đây. Tuy nhiên, đáng kể nhất chính là tuyến đường sắt nối liền từ Cách Nhĩ Mộc (tỉnh Thanh Hải) đến Lhasa (Tây Tạng) với tổng số tiền do Chính phủ Trung Quốc đầu tư lên tới 7 tỉ USD.

duonglentaytang-09
Con đường sắt “xuyên thế kỷ” từ Cách Nhĩ Mộc đến Lhasa này phải xuyên qua hàng chục trái núi trong điều kiện thời tiết vô cùng khắc nghiệt


Đáng nói là chính công trình này, từ những năm 1990 khi được Chính phủ Trung Quốc mời nghiên cứu thực hiện, sau một thời gian điều nghiên thực địa, các chuyên gia hàng đầu của châu Âu đã lắc đầu từ chối vì cho đó là chuyện không tưởng khi phải đào hầm xuyên qua hàng chục trái núi trong điều kiện khí hậu, tự nhiên quá khắc nghiệt.

Thật ra sự quyết tâm của Chính phủ Trung Quốc trong việc đầu tư cho Tây Tạng cũng vì vị trí chiến lược về kinh tế, quốc phòng của nơi này: phía nam sát dãy Himalaya và tiếp giáp lãnh thổ với các nước Nepal, Bhutan, Ấn Độ, Myanmar, Sikkim... Phía tây giáp với khu vực Kashmir.

Trong tương lai Tây Tạng có khả năng trở thành con đường thông thương giao lưu giữa Trung Quốc với các nước Nam Á. Những ngày cuối năm 2004, tuyến đường sắt Thanh - Tạng nối tỉnh Thanh Hải với Tây Tạng, dài 1.118km, có độ cao 4.000m trở lên, nơi cao nhất tới 5.072m đã hoàn thành được hơn 2/3. Các trục đường quốc lộ quan trọng đến Tây Tạng từ Tứ Xuyên, Vân Nam và Tân Cương cũng đã được lên kế hoạch.

Theo dự kiến, tuyến đường sắt Thanh Hải - Tây Tạng sẽ hoàn thành vào năm 2007. Khi đó những thị trấn, đô thị sẽ mọc lên dọc tuyến xe lửa... Bất giác thấy lòng mình nghĩ vẩn vơ: những người Tây Tạng “nhút nhát”, sống khép kín có lẽ không phù hợp với sự văn minh, họ sẽ đi đâu? Về bên kia những dãy núi phủ đầy băng giá chăng?

duonglentaytang-10
Nằm lạy theo phương thức ngũ thể của người Tây Tạng trước cửa đền Đại Chiêu

Đêm đầu tiên về đến nhà sau gần ba tuần lang thang trên 15.000km với đủ mọi phương tiện: xe buýt, tàu lửa, tàu cánh ngầm, máy bay và cả… đi bộ, lẽ ra phải ngủ ngon nhưng tôi cứ trằn trọc.

Tôi đốt chút cỏ hương mang về từ Tây Tạng. Mùi hương hơi gắt, nồng khá “khó chịu” đối với tôi từ những ngày đầu đến cao nguyên Thanh Tạng nay cứ đẩy tôi về với những kỷ niệm chưa kịp phủ lớp bụi thời gian.

Trong làn khói mỏng như hiện ra hình ảnh những dãy núi phủ đầy tuyết trắng; đoàn người Tây Tạng hành hương tay xoay bánh xe luân hồi miệng rì rầm đọc kinh ê a như một giai điệu bất tận; vị lạt ma tụng kinh trong nắng sớm những ngày đầu đông và cả tiếng trống tụng kinh vẫn gõ nhịp đều đặn, khoan thai giữa thế giới xô bồ trần tục…

Hồn tôi e gửi về Tây Tạng mất rồi!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/01/2015(Xem: 9224)
Vì luôn khế hợp với chân lý của cuộc đời, nên giáo pháp của Đức Phật cũng như một bánh xe có thể chuyển vận hướng về phía trước, di chuyển, lan tỏa đến nhiều xứ sở...
26/12/2014(Xem: 7312)
Đức Phật dạy rằng nếu đem Đạo Pháp của Ngài đặt vào con tim của một người bình dị thì nhất định là nó sẽ bị biến dạng (saddhamma-patirupa; sad có nghĩa là đúng đắn, dhamma có nghĩa là Đạo Pháp, patipura có nghĩa là lệch lạc, do đó có thể hiểu các chữ saddhamman-patirupa là "Đạo Pháp đúng đắn không bị lệch lạc" hay bóp méo). Trái lại nếu đặt nó vào con tim của một Người Cao Quý (Kalyanamitta) (Kalyanamitta là một từ ghép; kalyana: đạo đức, nhân ái; mitta: bạn hữu, do đó có thể hiểu từ ghép này là "một người bạn đạo hạnh" hay một "người đồng hành đạo đức". Kinh sách bằng các ngôn ngữ Tây Phương thường dịch là Être Noble/Noble One. Kinh sách gốc Hán ngữ dịch là thiện trí thức/shàn zhīshì 善知識, thiết nghĩ cách dịch này không được thích nghi lắm bởi vì ngày nay rất khó hình dung ra những người "thiện trí thức" là những thành phần nào trong xã hội) thì nó sẽ trở nên tinh khiết, và sẽ không bao giờ phai mờ hay u tối.
11/12/2014(Xem: 6163)
Một thời là chữ bắt đầu của kinh Phật: “Một thời Phật tại nước Xá-vệ..”, “Một thời Phật tại thành Vương Xá, trong núi Kỳ-xà-quật…” (tạng Hán Bắc tông). “Một thời, Thế Tôn đang đi trên con đường…”, “Một thời Thế Tôn đang ở thành…”(tạng Pali Nam tông).
11/12/2014(Xem: 9869)
Ngày nay, nhân loại đã tiến bộ rất xa về mặt khoa học, kỹ thuật, đã làm thay đổi bộ mặt thế giới từng ngày, từng giờ và thậm chí từng phút, từng giây, nên đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội v.v… đều được nâng cao một cách đáng kể.
11/12/2014(Xem: 5723)
Nhiều người , do chỉ nhìn sơ lược bên ngoài, nói đạo Phật là “sắc sắc không không” một cách mơ hồ. Điều này dễ dẫn đến nhìn đạo Phật như là một lối sống bi quan, yếm thế. Từ khi có thêm lối suy nghĩ của văn hóa Tây phương vào đầu thế kỉ 20, chữ Không và Giải thoát càng thêm bị hiểu lầm.
11/12/2014(Xem: 4537)
Khi bậc Thế Tôn Đại Giác nói rằng: "Vì một đại sự nhân duyên của chúng sanh ở thế gian Ta bà mà Như Lai xuất hiện ra đời." Vậy từ khi Chánh Giác Thế Tôn xuất hiện đến bây giờ chúng ta những người con của đấng Đạo Sư nhận được những sự lợi lạc gì trong đại sự nhân duyên đó. Lời của đấng Chánh Biến Tri là chân thật ngữ.
11/12/2014(Xem: 4751)
Thế giới ngày nay sở dĩ lúc nào cũng xảy ra chiến tranh, binh đao tàn sát lẫn nhau là bởi nhân trộm cướp, giết hại mà ra. Con người chiếm đoạt tài nguyên để phục vụ lợi ích bản thân, chiếm không được thì tìm cách sát phạt, triệt tiêu nhau bằng nhiều hình thức, cuối cùng gây thù chuốc oán không có ngày thôi dứt.
08/12/2014(Xem: 4948)
Trên trang trực tuyến của CNN vào tháng Tư 2014, có một bản tin kèm theo hình ảnh, mang tựa đề “The images tell a story of anguish and forgiveness” (Những hình ảnh thuật lại một câu chuyện về lòng tha thứ và hỷ xả) do hai phóng viên của CNN tường thuật đã gây ra nhiều xúc động. Bộ ảnh này của một nhiếp ảnh gia của một hãng tin chụp được tại một cuộc xử tử bằng cách treo cổ vừa diễn ra lúc bình minh vào vài ngày trước tại thành phố Noor, tỉnh Maznadaran, miền Bắc nước Ba Tư (Iran). Hình thức trừng phạt này vẫn còn được chấp nhận và rất phổ thông ở đây.
23/11/2014(Xem: 8688)
Theo giáo lý nhà Phật, thì con người là do 5 uẫn kết hợp lại mà thành, đó chính là sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Và nếu 5 uẫn này rời ra thì con người không còn nữa. Hay nói ngắn gọn hơn đó chính là Danh và Sắc. Là thân xác và tinh thần của con người chúng ta.
22/11/2014(Xem: 28124)
Có người khách mang đến cho tôi một gói quà. Bên trong là hai quyển sách: Đất nước Cực lạc, Ánh sáng và bóng tối. Tác giả: Liên Hoa Bảo Tịnh. Khoảng thời gian sau này, tôi có rất ít điều kiện để đọc thêm được những sách mới, nên không ngạc nhiên nhiều lắm với tác giả lạ. Dẫu sao, trong tình cảnh ấy mà được đọc những sách lạ, nhất là được gởi từ phương trời xa lạ, thì cũng thật là thú vị. Rồi càng đọc càng thú vị. Một phần vì có những kiến giải bất ngờ của tác giả, về những điểm giáo lý mà mình rất quen thuộc. Quen thuộc từ khi còn là một tiểu sa-di. Nhưng phần khác, thú vị hơn, khi biết rằng Liên Hoa Bảo Tịnh cũng là Đức Hạnh – đó là chú XUÂN KÝ, một thời ở Già-lam cùng với chú Sỹ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]