Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

02. Đường lên nóc nhà thế giới

23/11/201204:48(Xem: 5260)
02. Đường lên nóc nhà thế giới

Đường lên Tây Tạng

Nguyễn Tập

Kỳ 2:
Đường lên nóc nhà thế giới

TT - Chuẩn bị mua vé tàu lửa thì được biết vé máy bay đang có đợt giảm giá đến 50%. Đường từ Tây An đi Tây Ninh (thủ phủ tỉnh Thanh Hải, cửa ngõ vào Lhasa, Tây Tạng) hơn 1.000km nhưng chẳng có gì hấp dẫn, tiền xe lửa, tiêu xài cũng suýt soát nên chúng tôi chớp ngay cơ hội hiếm có này.

Thành phố “xám”

Chỉ sau hơn 30 phút bay từ Tây An đến Tây Ninh, từ thành phố đô hội, nhà xe đông đúc chúng tôi như lạc vào một thế giới hoàn toàn khác.

Từ trên máy bay nhìn xuống, cả dãy cao nguyên Thanh Tạng đồi núi chập chùng, cỏ cây khô cằn một màu xám ngoét. Không màu xanh. Không sự sống. Lần đầu tiên trong chuyến đi tôi có cảm giác sợ hãi mơ hồ.

Vừa bước ra khỏi máy bay tôi lại bị dội ngược bởi nhiệt độ: âm 50C (ở Tây An nhiệt độ chỉ khoảng 100C). Trời lạnh ngắt, tím tái mặt mũi, vậy mà phải chạy bộ từ máy bay vào nhà ga.

Nhà ga sân bay như một cái nhà kho với tổng diện tích khoảng 800 - 900m2, xây tường, lợp tôn. Nhìn xung quanh, tôi bỗng nhớ đến sân bay Liên Khương (Đà Lạt) rồi thấy “tự hào”. Dọc hai bên đường từ sân bay vào thành phố, nhà cửa cũng chẳng “vui” gì hơn.

Thấp thoáng qua hàng cây hai bên đường trụi lá, trơ xương là những căn nhà nhỏ bằng đất nằm lọt thỏm giữa một “biển” đồi núi xám xịt. Lạnh lẽo. Cô nhân viên khách sạn loay hoay cầm cuốn hộ chiếu lật ngược lật xuôi. Hình như cô chưa bao giờ làm thủ tục đón khách nước ngoài. Một phòng hai giường, có máy sưởi với giá 80 tệ/ngày (160.000 VND) cũng là cái giá dễ dàng chấp nhận.

Thủ phủ Tây Ninh buổi tối chẳng có gì. Lội bộ dọc suốt những con đường quanh nhà ga chúng tôi chỉ thấy phần nhiều là người ăn xin. Những gương mặt khắc khổ ngồi co ro bên vệ đường trong cái lạnh cắt da chờ đợi chút lòng thương hại. Không một lời nói. Không một tiếng cười. Mới 21g mà đường sá vắng hoe. Không một tụ điểm vui chơi giải trí. Trên đường chỉ có vài bóng người lầm lũi đạp xe, trên lề chỉ vài bóng người bước vội...

Trước nhà ga, một dãy những tấm bạt được căng lên, bên trong là một cái chảo to trên cái bếp nghi ngút khói đựng từng tảng thịt lớn cắt từ đầu bò yak: quán ăn của người Hồi đấy. Tôi vào một quán, kêu một tô thịt lớn đầy ụ với giá chỉ 2 tệ. Hơi khó ăn vì mùi khá đặc trưng.

Anh chủ quán người Hồi đội cái nón trắng, hai gò má bầm tím vì lạnh vì nắng, râu quai nón rậm đen nhưng cặp mắt rất hiền nhìn chúng tôi có vẻ ngạc nhiên. Anh chỉ nói được chút ít tiếng phổ thông, khi biết chúng tôi từ VN đến anh tròn mắt ngạc nhiên: “Sao lại du lịch ở những nơi xa xôi, hẻo lánh thế này. Lần đầu tiên tôi gặp người VN ở đây đấy”.

Do là cửa ngõ quan trọng vào Tây Tạng - nơi có con đường sắt duy nhất, có đường quốc lộ khá tốt nối từ Cách Nhĩ Mộc đến Lhasa (sẽ hoàn thành vào năm 2007) nên tại tỉnh Thanh Hải (có diện tích 720.000 km2 - gấp đôi diện tích VN mà dân số chỉ có 4,9 triệu người) việc xây dựng hạ tầng được đẩy mạnh cũng là điều dễ hiểu. Đường lớn, vỉa hè rộng, có làn riêng cho người đi bộ, xe đạp…

duonglentaytang-03
Cô gái Tây Tạng chăn bò yak trên cao nguyên Thanh Tạng

Hồ trên núi

Nhắc đến Tây Tạng mọi người đều nghĩ đến khu tự trị ngày nay. Nhưng ít người biết rằng cách đây không lâu, cả cao nguyên Thanh Hải cũng thuộc về Tây Tạng.

Ngoài việc không hề có sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, đây còn là nơi ngự trị của các đời ban thiền lạt ma.

Trong tâm khảm người Tây Tạng, cao nguyên Thanh Hải bao giờ cũng là một phần linh thiêng không thể tách rời…

Chuyến xe buýt bị hủy vì đầu mùa đông quá ít khách. Chúng tôi đành phải bao chiếc xe giá 300 tệ đến hồ Thanh Hải - một trong những hồ nước mặn cao nhất thế giới. Đi được hơn nửa đường, chúng tôi bỗng gặp cơn mưa tuyết. Ngồi trong xe đóng kín mít cửa mà còn nghe gió rít liên tục.

Tuyết bay mù trời, trắng xóa. Ngoài kia, thấp thoáng trong cơn mưa tuyết, một cô gái Tây Tạng với trang phục truyền thống đang ngồi bất động bên vệ đường, với một sự nhẫn nại truyền đời để chăn đàn bò yak đang bình thản chậm rãi nhai mớ cỏ khô hiếm hoi còn sót lại trên thảo nguyên khô cằn. “A! Tây Tạng đây rồi!” - anh Kim Sơn, người cùng đi với tôi, bỗng reo lên.

Tôi thắc mắc tự hỏi: Chúng tôi đã gặp những người Tây Tạng tại thủ phủ Tây Ninh rồi còn gì? “Không, đàn bò yak chính là biểu tượng của Tây Tạng đó - anh Sơn giải thích - Chính nó là người bạn song hành cùng người Tây Tạng qua hàng ngàn năm nơi điều kiện khắc nghiệt nhất thế giới này: biên sai nhiệt độ trong ngày có khi lên đến hơn 40 độ, khắp nơi chỉ là núi non, đất đai khô cằn, không khí loãng...”.

Ở những độ cao trên 4.000 - 5.000m hầu như chỉ có bò yak tồn tại cùng người Tây Tạng: lông da để làm áo, sữa để uống, làm bơ, thịt để ăn, thậm chí phân của nó là thứ chất đốt cực ấm, không mùi giúp người Tây Tạng vượt qua những cơn giá rét kinh người.

Khoác bộ áo ấm dày sù sụ mà vẫn cảm thấy rét, tôi càng “kinh hoàng” hơn khi có người nói “những đứa trẻ Tây Tạng mới sinh ra đều được dìm xuống dòng suối lạnh giá. Nếu đứa bé đó chết gia đình phải chấp nhận vì có sống nó cũng không chịu được thời tiết khắc nghiệt ở đây”.

Những câu chuyện huyên thuyên liên quan đến đàn bò yak, về đời sống cư dân Tây Tạng làm chúng tôi đến hồ Thanh Hải lúc nào không biết. Một mảng nước xanh xa đến hút tầm mắt, hèn gì người Trung Hoa xưa vẫn tưởng đây là biển.

Với diện tích 4.635 km2(gấp đôi diện tích TP.HCM), ở độ cao 3.200 m (cao hơn nóc nhà Đông Dương - đỉnh Phanxipăng ở VN) hồ Thanh Hải còn có đảo chim là nơi hơn 100.000 loài chim quý hiếm di trú…

Tuy nhiên, thật đáng buồn, cũng như nhiều nơi du lịch ở VN, ngoài việc phải mua vé 20 tệ/người (khoảng 40.000 VND) chúng tôi lại còn bị chèo kéo mua hàng lưu niệm, chụp hình. Một đoạn hồ Thanh Hải bị “băm nát” bởi các tác phẩm kiến trúc nhái Mông Cổ, Tây Tạng một cách kệch cỡm, quanh khu du lịch dọc theo bờ hồ còn bị quây bởi hàng rào kẽm gai(?!)…

Leo lên đỉnh thử sức

Hơi thất vọng về sự xô bồ, thiếu nét đặc thù riêng của hồ Thanh Hải nhưng chúng tôi cũng không có thời gian để buồn vì phải bắt tay ngay vào kế hoạch thứ hai: chinh phục đỉnh “Thử Sức”. Đó là tên do chúng tôi đặt cho một ngọn trong dãy núi nằm dọc theo hồ Thanh Hải với mục đích chuẩn bị thể lực, ý chí cho những ngày “khốc liệt” hơn đang chờ trong những ngày du khảo “ta balô” sắp tới.

Chỉ mới kết thúc phần khởi động bằng cách đi bộ hơn 2km để đến chân núi, chúng tôi đã thấy lả người và hiểu ngay đó là hội chứng của độ cao: thiếu oxy và không khí loãng. Cơ thể người Tây Tạng tự “điều chỉnh” mở rộng mạch máu, giúp vận chuyển oxy đi khắp cơ thể tốt hơn.

Phổi của họ có khả năng tổng hợp ôxit nitơ trong môi trường rất lớn mà ôxit nitơ có khả năng tăng đường kính mạch máu, nhờ đó lượng máu luân chuyển trong cơ thể cũng tăng lên, bù đắp cho lượng oxy vốn quá “hẻo”. Chúng tôi không làm được như thế nên chỉ biết cách… ngồi thở dốc, nghỉ một chút cho hồi sức, rồi bắt đầu tiến lên đỉnh “Thử Sức”.

Nói đúng ra, đỉnh núi này chỉ cao xấp xỉ Lang Bian ở Đà Lạt. Nhưng ở độ cao gần 3.200m (tính từ chân núi) cùng với cái lạnh khoảng âm 60C thì đây thật sự là một thử thách, ít ra là đối với chúng tôi, hai chàng trai đồng bằng ở Sài Gòn đô hội.

Dãy núi dọc hồ Thanh Hải gần như “trọc”. Chỉ có những bụi cỏ khô và tuyết. Vì thời gian có hạn, chúng tôi quyết định không đi theo đường mòn mà băng thẳng leo lên. Tuyết bám thành từng mảng trên triền núi, độ dốc lại khá cao nên dù đã chuẩn bị đôi giày có độ bám tốt nhưng chúng tôi vẫn phải men, bám theo các bụi cây, cỏ (đã chết khô vì gió tuyết) để leo lên.

Sau những bước leo đầy tự tin, phấn khởi thì nhịp đập của trái tim ngày càng dồn dập, những bước chân càng trở nên nặng nề, đầu óc choáng váng hơn... Đến lúc này tôi mới nhớ đến lời cảnh báo của cô nhân viên khách sạn ngày hôm qua khi biết chúng tôi có ý định leo núi: “Nên đi thật chậm để làm quen. Nhiều người đã xỉu vì sốc độ cao ở vùng này”.

Càng lên, các ngọn núi khoác bộ áo tuyết trắng càng hiện rõ hơn. Đàn bò yak đang gặm mớ cỏ đã chết khô cũng bị chúng tôi “qua mặt”. Càng lên cao gió càng mạnh hơn. Ba lớp vớ, bốn lớp áo cùng hai đôi găng tay cũng không ngăn nổi cái lạnh rúc vào tận xương.

Ở độ cao này, “bò” lên chừng chục bước đã phải ngồi phịch xuống há hốc mồm ra thở để thu được nhiều oxy hơn... Lên đến đỉnh cũng là lúc sức lực cạn kiệt. Tuyết bay, gió lạnh cũng chẳng làm bận tâm: chúng tôi vừa thắng được chính mình.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/05/2015(Xem: 9576)
Lúc thiếu thời, Đức Phật đã có những suy nghĩ giống thiếu nhi hôm nay. Các cháu tự hỏi tại sao bị sốt. Tự hỏi tại sao ông bà các cháu lại chết. Tại sao những ước mơ của các cháu không phải là sự thật. Các cháu tự hỏi về vẻ đẹp và hạnh phúc của cuộc đời. Bởi vì Đức Phật biết rõ suy nghĩ của trẻ em nói riêng và loài người nói chung, Ngài dạy chúng ta làm thế nào để sống hạnh phúc và có cuộc sống thanh bình. Đạo Phật không phải là niềm tin mù quán vào nơi xa lạ nào đó.
24/05/2015(Xem: 11716)
Về cơ bản, lý duyên khởi giải thoát mô tả tâm lý của thiền, nghĩa là, những gì xảy ra trong tiến trình hành thiền được hành giả trải nghiệm từ lúc đầu cho đến lúc cuối. LDKG có liên hệ chặt chẽ với giáo lý duyên khởi nổi tiếng trong đạo Phật. Cho những ai chưa quen thuộc nhiều với những lời Phật dạy, lý duyên khởi là một chuỗi mười hai yếu tố nhân quả kết nối với nhau. Yếu tố cuối cùng trong chuỗi nhân quả này là khổ. Bởi vì là một chuỗi nhân quả, nó cho ta thấy khổ phát sinh như thế nào. Yếu tố thứ nhất của mười hai nhân duyên là vô minh – không có khả năng thấy được thế gian như nó là, và nó thật sự hoạt động như thế nào. Như thế, bắt đầu với vô minh, yếu tố này dẫn đến yếu tố sau, tiếp luôn cho đến khổ đau. Do vậy, lý duyên khởi chỉ cho ta thấy khổ đau chính là hậu quả của vô minh.
20/03/2015(Xem: 7600)
Đạo Phật là đạo từ bi vì thế là người con Phật, chúng ta phải tu tâm từ bi, trưởng dưỡng tâm từ bi trong cuộc sống mỗi ngày vì tâm từ là cội nguồn của mọi thiện nghiệp, là Phật tánh của chúng sanh. Điều này được Đức Phật thuyết trong Kinh Đại Bát Niết Bàn: “Nếu có người hỏi gì là căn bổn của tất cả pháp lành? Nên đáp: Chính là tâm từ… Này thiện nam tử (Ca Diếp Bồ Tát)! Tâm từ chính là Phật tánh của chúng sanh, Phật tánh như vậy từ lâu bị phiền não che đậy nên làm cho chúng sanh chẳng đặng nhìn thấy. Phật tánh chính là tâm từ, tâm từ chính là Như Lai [1, tr.520].
25/02/2015(Xem: 9296)
Bài viết sau đây được tổng hợp từ kinh sách và từ các bài giảng của chư tăng ni, có mục đích phác họa một bức tranh khái quát với tính liệt kê về năm thừa của Phật giáo giới thiệu đến người sơ cơ học Phật hoặc muốn tìm hiểu về đạo Phật. ‘Thừa’ là sự nương tựa vào, được tượng hình như một cổ xe để giúp chúng ta di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Có cổ xe nhỏ, sức yếu chỉ đưa chúng ta đi gần, vòng quanh ở một nơi nào đó, và cũng có cổ xe lớn, có sức mạnh hơn nên có thể đưa chúng ta đi xa hơn, đến những nơi chốn đẹp đẽ hơn, an lạc hơn.
25/02/2015(Xem: 14587)
Tựa đề bài viết này là bốn chữ trích từ câu thứ nhì trong bài “Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh” (bài Tâm Kinh, bản dịch của Ngài Huyền Trang, gồm 270 chữ). Nguyên văn câu này là: “Xá Lợi Tử! Sắc bất dị Không, Không bất dị Sắc; Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc. Thọ, Tưởng, Hành, Thức diệc phục như thị .”
25/02/2015(Xem: 6225)
Chủng tử là hạt mầm của đời sống, là nguồn năng lượng đơn vị cấu thành nghiệp lực, là yếu tố sâu kín và căn bản quyết định sự hình thành cái ‘Ta’ (Ngã) và những cái của Ta (Ngã Sở), là nguyên nhân của mọi hoàn cảnh gặp được trong đời, là đầu mối của hạnh phúc và khổ đau trong hiện tại và dẫn dắt vào vị lai, đời này và đời sau. Soi rọi dưới lăng kính Duy Thức Học cùng vòng chuỗi Mười Hai Nhân Duyên (1.Vô Minh, 2. Hành, 3. Thức, 4. Danh Sắc, 5. Lục Nhập, 6. Xúc, 7. Thọ, 8. Ái, 9. Thủ, 10. Hữu, 11. Sanh, 12. Lão Tử) ta có thể rút ra một số nhận định về tiến trình hình thành chủng tử.
29/01/2015(Xem: 5752)
Lời thưa: Sau bài viết “Những Câu Hỏi Tế Vi”, tôi nhận được khá nhiều câu hỏi từ trong email của tôi cũng như những comment của các bạn Lý Học Phật, Lưu-tâm-Lực, Jan nguyễn, hưng trần... liên hệ đến đề tài. Nhận thấy nội hàm vấn đề không thể chỉ trả lời năm bảy dòng là xong, nên tôi kính nhờ BBT/TVHS cho chuyển tải bài viết này, xem như trả lời chung chứ không phải riêng cho một câu hỏi nào. Tôi chỉ nói cái gốc của vấn đề chứ không bàn đến cành, nhánh của vấn đề. Và tôi cũng không dám chắc đáp ứng được những thắc mắc của chư vị - nhất là kiến giải “bác lãm” của bạn Lý Học Phật mà tôi “thường không lãnh hội nổi”. Đây chỉ là sự chia sẻ của một người học Phật luôn cảm thấy mình còn phải học mãi, học hoài do sở học chỉ mong như là một hạt bụi được dính chân gót chân của các bậc xuất trần thượng sĩ! Trân kính.
29/01/2015(Xem: 5046)
Hôm nay Tăng Ni, Phật tử về đây để mừng năm mới và tha thiết chúc tụng chúng tôi. Thật ra chúng ta mừng thêm một tuổi hay buồn bớt đi một năm sống ? Lần lượt hết năm này sang năm khác, cứ thế mà chúng ta trải qua mấy mươi năm từ thuở bé cho đến ngày nay. Riêng tôi thì tóc bạc da nhăn rồi, còn quí vị có người tóc đã bắt đầu bạc, cũng có người còn trẻ hơn. Trên con đường sanh tử, có người đi hơn nửa đường, có người đi nửa đường, có người mới đi một phần ba, một phần tư đường, đã đi thì nhất định là phải đến, không ai không đến. Thế nên trong nhà Phật lẽ sanh tử là một việc lớn.
21/01/2015(Xem: 9788)
Nguyên văn emai của một cư sĩ: Con có một thắc mắc bấy lâu không biết hỏi ai, con kính xin Thầy giải thích dùm cho con. Câu hỏi này có liên hệ tới bài kệ cô đọng của Lý Duyên Khởi: "Cái này có, cái kia có Cái này sinh, cái kia sinh Cái này không cái kia không Cái này diệt cái kia diệt" Theo chỗ con hiểu, bài kệ này là công thức rốt ráo tóm tắt sự vận hành của Lý Duyên Khởi. Theo như Thế Tôn nói, nó luôn đúng và cho dù Phật có ra đời hay không có ra đời thì nguyên lý này vẫn đứng vững, không thể nào khác hơn được và không có ngoại lệ.
18/01/2015(Xem: 5666)
Cô công chúa trẻ nhất của lãnh chúa đang du hành từ nhà cô ở Kyoto tới thủ đô ở Edo thì trông thấy một người đàn bà bé nhỏ nằm bên vệ đường. Cô công chúa ra lệnh cho đoàn tùy tùng của mình ngừng lại và đỡ bà già lên, bà này gần chết vì lạnh lẽo và đói khát. Cô công chúa đã cứu sống người đàn bà và khi người khách này của cô đủ mạnh mẽ để có thể tự đi một mình, công chúa tặng cho bà ít tiền và chiếc khăn quàng ấm áp của cô. Người đàn bà biết ơn, trao cho công chúa một gói nhỏ và nói: “Xin nhận cái này.” Công chúa hỏi: “Đây là vật gì thế?” “Một cái gương thần kỳ.” “Cái gì khiến nó thành thần kỳ vậy?”
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]