Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

VI. Kết luận

18/09/201215:28(Xem: 8740)
VI. Kết luận

Ý NGHĨA CHÂN THẬT VỀ PHẬT GIÁO

Thích Hạnh Phú


VI. KẾT LUẬN

Phật dạy: “Không ai có quyền ban phước hay giáng họa cho một người nào. Chính suy nghĩ, lời nói, việc làm sẽ đem đến phước hay họa cho bản thân họ mà thôi”. Những việc ở thế gian hay trong phật pháp như giàu-nghèo, mạnh khỏe-ốm đau, sống thọ-chết yểu, thông minh-ngu dốt đều không ngoài định luật nhân quả. Cổ nhân nói: “Một miếng ăn, một miếng uống đều là do nhân tiền định”. Trong kinh Phật dạy: “Muốn biết nhân đời trước xem quả hưởng đời nay. Muốn biết quả hưởng đời sau xem tạo tác nhân đời này”.

Nhân quả tương thông ba đời. Chúng ta nếu như đời này được giàu sang, thông minh, mạnh khỏe, xinh đẹp là do đời trước tu bố thí tài, bố thí pháp, bố thí vô úy. Ngược lại, đời này nghèo cùng, ngu si, ốm đau, xấu xí, v.v… là do đời trước thiếu tu. Nếu như chư Phật có quyền ban phước hay giáng họa cho ai thì chúng ta không cần phải tu nữa, cũng không cần phải lạy lục, cầu khẩn, van xin. Vì chư Phật, Bồ-tát với lòng đại từ đại bi bao la rộng lớn, thương chúng sanh như mẹ hiền thương con thơ. Các Ngài sẽ không đợi cho chúng sanh đến để cầu nguyện, van xin. Ví như ánh trăng nào có chê bai mặt nước trong mới chiếu bóng, còn nước đục thì không chiếu bóng. Ánh trăng là vật vô tri mà còn không có tính khen-chê, lấy-bỏ như thế. Ngay như đức Phật khi còn tại thế còn phải bị luật nhân quả chi phối, không vượt thoát qua được (Ngài bị đau đầu ba ngày, phải ăn lúa mạch ngựa ba tháng, v.v…) Đó là do cái nhân không tốt, nhân ác, mà trước khi Ngài thành Phật đã tạo ra.

Thuở xưa vua Tỳ-lưu-ly cử binh đến đánh dòng họ Thích, đức Thế Tôn can ngăn ba lần mà không được. Tôn giả Mục-kiền-liên bạch hỏi sao Phật không cứu độ hàng tộc thuộc, thì Ngài bảo đó là định nghiệp. Tôn giả không tin, dùng thần thông đem giấu năm trăm người họ Thích trên cung trời. Nhưng khi Lưu-ly vương đánh dẹp xong dòng tộc họ Thích, thì năm trăm người ấy cũng đều thành huyết mà chết. Ðây là một sự kiện chứng minh sức định nghiệp có công năng tuyệt đối mạnh mẽ. Cho nên chư Phật có ba việc làm được và ba việc làm không được, gọi là "Tam năng tam bất năng". Các điều ấy là:

- Chư Phật có thể thông tất cả tướng, thông suốt tất cả pháp, nhưng không thể diệt được định nghiệp.

- Có thể biết cùng tận nghiệp tánh của chúng sanh, rõ thấu tất cả việc trong vô biên kiếp quá khứ và vị lai, song không thể độ những chúng sanh vô duyên với Ngài.

- Có thể độ vô lượng chúng sanh, song không thể độ hết chúng sanh giới.

Sức người cố nhiên là hữu hạn, nhưng sức Phật vẫn chưa phải toàn năng. Nếu chúng sanh không tín hướng đức Như Lai, không thực hành đúng theo lời Ngài dạy, thì chư Phật, Bồ-tát cũng không thể hóa độ được. Ðức Phật giải thích rằng vị cứu tinh hay chỗ nương tựa của ta, phải là chính ta chớ không ở đâu khác. Chính ta là chủ của ta, chứ không ai khác hơn:

Tự mình là vị cứu tinh

Tự mình nương tựa vào mình tốt thay

Nào ai cứu được mình đây?

Tự mình điều phục hàng ngày cho chuyên

Thành ra điểm tựa khó tìm.

(Kinh Pháp Cú 160)

Ban_Tho_Phat_Tai_Gia

Bàn thờ Phật tại nhà - ảnh minh họa

Bởi thế, người xưa thường nói: “Muốn ăn thì phải lăn vào bếp. Muốn hưởng quả ngọt thì phải trồng cây”. Mong rằng qua bài viết này, hàng Phật tử chúng ta mỗi khi bước chân về chùa nên hiểu về “Ýnghĩa chân thật của Phật giáo” để không còn việc thắp nhang cầu nguyện van xin. Nếu không, vô tình chúng ta biến chư Phật, Bồ-tát thành những vị thần chuyên ban phước giáng họa. Theo Hòa thượng Tịnh Không còn nói, Phật tử về chùa dâng cúng lên Phật một ít hoa, trái cây, cúng vô thùng Phước sương mấy đồng rồi thắp nhang cầu nguyện, van xin nào là cầu cho con làm ăn phát tài, mạnh khỏe, bình an, hạnh phúc, v.v… Vô tình chúng ta biến chư Phật, Bồ-tát thành những vị quan tham ô, nhận hối lộ. Còn chúng ta là những tội nhân chuyên đút lót. Về chùa để tạo phước đâu không thấy, chỉ thấy tội nghiệp ngày càng thêm dày, thêm nhiều.

Nhân đây, người viết xin trích dẫn một bài kinh về lời Phật dạy vấn đề Cầu Nguyện trong kinh tạng Nikaza, để minh chứng về việc ý nghĩa chân thật của Phật giáo, cũng để khẳng định rằng Phật giáo không phải là một Tôn giáo chỉ biết van xin, cầu nguyện, ban phước, v.v…

CẦU NGUYỆN[6]

Một thời, Thế Tôn trú ở Nàlandà, tại rừng Pàvàrikamba.Cóvị thôn trưởng Asibandhakaputta đi đến đảnh lễ rồi bạch đức Thế Tôn.

Bạch Thế Tôn, các vị Bà-la-môn có thể cầu nguyện cho một người đã chết bằng cách kêu tên vị ấy lên và dẫn vị ấy vào Thiên giới?

Này Thôn trưởng, Ông nghĩ như thế nào khi có một người sát sanh, lấy của không cho, sống theo tà hạnh trong các dục, vọng ngữ, tham lam, sân hận, tà kiến. Khi người ấy mạng chung, mọi người tụ họp cầu khẩn, mong rằng người này được sinh vào Thiên giới.

Này Thôn trưởng, ví như có người lấy một tảng đá lớn ném xuống hồ nước sâu. Rồi tụ họp mọi người lại cầu khẩn, mong rằng tảng đá hãy nổi lên. Ông nghĩ thế nào, tảng đá đó do nhân duyên cầu khẩn mà có thể nổi lên không?

- Thưa không, bạch đức Thế Tôn.

Cũng vậy, những người sống theo ác hạnh như trên, khi mạng chung dù được cầu nguyện sinh vào Thiên giới nhưng vẫn phải đọa vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ.

Ông nghĩ thế nào, này thôn trưởng, khi có một người từ bỏ sát sinh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ sống tà hạnh, không vọng ngữ….có chánh tri kiến, khi người ấy mạng chung, mọi người tụ họp cầu khẩn, mong rằng người này bị đọa vào địa ngục?

Này thôn trưởng, ví như có người đem dầu đổ xuống hồ nước. Rồi tụ họp mọi người lại cầu khẩn, mong rằng dầu hãy chìm sâu xuống nước. Ông nghĩ thế nào, dầu ấy do nhân duyên cầu khẩn mà có thể chìm xuống đáy hồ?

- Thưa không, bạch đức Thế Tôn.

Cũng vậy, những người sống theo thiện hạnh như trên, khi mạng chung dù bị cầu nguyện đọa vào địa ngục nhưng vẫn sanh lên Thiên giới.

(ĐTKVN, Tương Ưng IV, chương 8, phần người đất phương Tây hay người đã chết, VNCPHVN ấn hành, 1993, tr.488)

Rất mong hàng Phật tử thực hành đúng theo lời Phật dạy để được nhiều lợi ích cho việc giác ngộ, giải thoát khỏi sinh tử luân hồi.

------------------------

[1]Trích trong Phật Pháp bách vấn – tập 1

Biên soạn: Huyền Ngu – Quảng Tánh – NXB Tôn giáo

[2]Trích trong Phật giáo là gì?

Tác giả: HT. Tịnh Không – Thích Tâm An dịch – XNB Tôn giáo

Nội dung bài viết này tác giả dựa đều trên tư tưởng của HT. Tịnh Không trong quyển Phật giáo là gì. Ngoài ra, người viết còn tham khảo một số tài liệu trên Internet của những bậc thiện tri thức.

[3] [4] [5]Trích trong Góp Nhặt Lá Bồ đề

Biên soạn: Thích Tịnh Nghiêm

[6]Trích trong Lời Phật dạy trong kinh tạng Nikàya tập 2 chương V

Biên soạn: Quảng Tánh – NXB Tổng Hợp Tp. Hồ Chí Minh.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/10/2011(Xem: 6252)
Đây là ba phạm trù nghĩa lý đặc trưng để bảo chứng nhận diện ra những lời dạy của đức Đạo sư một cách chính xác mà không nhầm lẫn với những lời dạy bởi các giáo chủ của các ngoại đạo khác qua: “Các hành là vô thường, các pháp vô ngã và, Niết-bàn tịch tĩnh” cho nên được gọi là ba pháp ấn. Ba phạm trù nội dung nghĩa lý này chúng luôn luôn phù hợp với chân lý cuộc sống qua mọi hiện tượng nhân sinh cùng vũ trụ.
04/10/2011(Xem: 4098)
KHÁC BIỆT GIỮA MA VÀ PHẬT (Trích lục từ Kinh Hoa Nghiêm, phẩm Quang Minh Giác thứ chín) Người giảng: Lão pháp sư Tịnh Không Giảng tại: Học Viện Tịnh Tông Uc Châu. Thời gian: tháng 04 năm 2004
30/09/2011(Xem: 3779)
Thứ nhất: Việc của bản thân. Thứ hai: Việc của người khác. Thứ ba: Việc của Hoàn cảnh thiên nhiên trời đất. 1-Việc của bản thân: Mỗi sáng thức dậy, ta biết mình vẫn còn sống với một ngày mới như hôm nay mình làm gì, ăn uống ra sao, cần quan tâm và giúp đỡ những ai, ta sẽ cảm nhận phải quấy, tốt xấu, nên hư, thành bại, vui buồn, khổ đau hay hạnh phúc… đều do ta quyết định, không một ai có thể ban phước giáng họa.
08/09/2011(Xem: 10822)
Sân hận và thù oán là hai trong số những người bạn gần gũi nhất của chúng ta. Khi còn trẻ, tôi đã có một mối quan hệ rất gần gũi với giận dữ. Cuối cùng tôi thấy nhiều sự bất hòa (!) với giận dữ. Bằng việc sử dụng ý thức thông thường, với sự hỗ trợ của từ bi và tuệ trí, bây giờ tôi có một biện luận đầy năng lực để đánh bại sân hận... Một cách tự nhiên, cảm xúc có thể tích cực và tiêu cực. Tuy nhiên, khi nói về sân hận hay giận dữ, v.v..., chúng ta đang đối phó với những cảm xúc tiêu cực.
22/08/2011(Xem: 6116)
Vì chúng ta bị si mê nên tạo ra căn nghiệp và chính những nghiệp lực nầy đã lôi kéo chúng ta đi vào vòng luân hồi sanh tử. Những nghiệp căn nầy đã dẫn dắt chúng ta trèo lên tuột xuống trong sáu nẽo luân hồi. Do đó nếu muốn hết sanh tử, thì chúng ta phải phá tan cái nghiệp nầy. Nhưng muốn dứt bỏ được cái nghiệp, thì trước hết chúng ta phải chinh phục nơi tâm mình, và phải dẹp bỏ vọng tưởng. Nhưng từ trước đến giờ chúng ta thường hay lầm vọng tưởng là tâm của mình. Chính sự lầm lẫn sai lạc này nên các vọng tưởng dẫn chúng ta chạy ngược chạy xuôi không biết bao nhiêu đời, bao nhiêu kiếp.
23/07/2011(Xem: 6306)
KHỔ ĐAU PHÁT SINH VÀ VẬN HÀNH NHƯ THẾ NÀO? Kinh ACELA-SUTTA - Hoang Phong dịch
20/07/2011(Xem: 3879)
Việc đối nhân xử thế của chúng ta ở trong cõi đời này, đều cần coi trọng hiệu năng và công dụng. Tựa như kiếm tiền có ích gì, đọc sách có lợi gì? Kiếm tiền không những có thể giải quyết nhiều vấn đề trong đời sống, mà còn có thể tạo phước cho nhân quần xã hội; đọc sách có thể tăng thêm tri thức, hiểu thêm cách ứng xử giao tiếp, mai sau có thể lập nghiệp thành công. Cũng vậy, “Bát nhã” có diệu dụng gì đối với chúng ta? “Bát nhã” chính là trí tuệ và năng lực (trí năng), không chỉ dừng lại ở đấy, mà diệu dụng của nó còn có rất nhiều.
19/07/2011(Xem: 7470)
Mỗi năm Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ, đều có tổ chức An cư Kết hạ. Chư tôn đức trong Giáo hội thường quan tâm việc tu tập, giữ gin giới luật cho nhau, nên thường tìm những nơi có thể dung chứa ít nhất 150 vị Tăng Ni trở lên. Đa phần là tổ chức tại miền Nam California, phần lớn là do Phật Học Viện Quốc Tế bảo trợ tất cả. Tính đến nay là đã 9 mùa An cư :
13/07/2011(Xem: 4312)
Phật giáo bắt nguồn từ Ấn Độ vào hơn hai ngàn năm trăm năm (2500) trước. Sau khi Đức Phật Thích Ca nhập diệt gần hai trăm năm mươi năm (250) thì trở thành tôn giáo mang tính thế giới, do công của A Dục Vương đã lập những đoàn truyền giáo mang giáo lý Phật Đà truyền sang Á Châu, thậm chí cả Châu Âu.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]