Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 1: Tìm hiểu Phật Giáo

11/03/201215:18(Xem: 7775)
Chương 1: Tìm hiểu Phật Giáo
BUDDHADASA
QUYỂN SÁCH CHO NHÂN LOẠI

Tóm lược Đạo Pháp của Đức Phật
Hoang Phongchuyển ngữ
Nhà Xuất Bản Phương Đông 2012


Chương I
TÌM HIỂU PHẬT GIÁO


Các học giả ngày nay đều công nhận rằng tất cả các tôn giáo trên thế giớiđều phát sinh từ sự sợ hãi. Vào những thời kỳ xa xưa, con người rất khiếp sợ sấmsét, bóng tối và các hiện tượng mà họ không đủ sức để hiểu hoặc khắc phục được.Nhằm mục đích mong cầu tránh được hiểm nguy, họ tìm mọi cách để biểu lộ thân phậnnhỏ bé và sự ngoan ngoãn của họ và đồng thời tôn vinh những thứ ấy. Sau đó, khikiến thức và sự hiểu biết của con người phát triển hơn, sự sợ hãi trước đây đốivới các hiện tượng thiên nhiên lại chuyển thành một thứ sợ hãi khác khó nhận biếthơn. Các tôn giáo đã được phát sinh bằng sự sùng bái các hiện tượng thiênnhiên, thần linh và các nhân vật trên trời ngày càng trở nên khôi hài, vì sự sợhãi đã trở thành tinh tế hơn nhiều: đấy là sự sợ hãi trước những khổ đau, và đốivới sự sợ hãi này thì lại không có một phương tiện vật chất nào có thể làm cho nógiảm bớt đi được. Con người bắt đầu cảm thấy sợ hãi trước sinh, lão, bệnh, tử, kểcả những mối thất vọng và lo buồn khác bắt nguồn từ sự thèm muốn, giận dữ và vôminh - và đấy là những thứ mà không một quyền lực hay một sự giàu có nào có thểlàm cho nguôi ngoai được.

Cách nay đã lâu lắm tạiẤn Độ, nơi đã cho ra đời nhiều nhà tư tưởng và học giả cao thâm, con người khôngcòn tìm cách sùng bái các nhân vật siêu nhiên nữa mà ngược lại chỉ dồn mọi nỗ lựctìm kiếm các phương pháp giúp mình tìm hiểu thế nào là sự sinh, sự già nua, bệnhtật và cái chết, và cả các phương pháp giúp loại trừ sự thèm muốn, hận thù và vôminh. Chính những cố gắng truy tầm ấy đã đưa đến sự ra đời của Phật Giáo, mộtphương pháp thực dụng do Đức Phật khám phá ra nhằm loại bỏ khổ đau và chấm dứt hoàntoàn mọi sự sợ hãi của con người.

"Phật Giáo"có nghĩa là "Giáo Huấn của một Con Người Giác Ngộ". Mỗi vị Phật là mộtcon người "Giác Ngộ", một con người đã thấu hiểu được sự thật về cácsự vật, vị ấy hiểu được một cách chính xác bản chất đích thật của tất cả mọi sựvật và nhờ đấy mà vị ấy biết ứng xử thích nghi với tất cả mọi cảnh huống xảy ra.Phật Giáo là một tôn giáo xây dựng trên trí thông minh, khoa học và sự hiểu biết.Mục đích của tôn giáo ấy là để giúp loại trừ khổ đau và các nguyên nhân mang lạikhổ đau. Tất cả mọi hình thức tôn thờ hướng vào các vật thể thiêng liêng bằng lễlạc, nghi thức cúng bái hay sự cầu xin đều chẳng có gì gọi là Phật Giáo cả. ĐứcPhật gạt ra ngoài các nhân vật ngụ ở trên trời mà một số giáo phái xem đấy làcác vị sáng tạo ra mọi sự vật, và cũng gạt bỏ cả các vị thần linh mà người tanghĩ rằng trú xứ của họ là các vì sao. Trái lại, người ta cho biết là Đức Phật từngkhuyên rằng: "Sự hiểu biết, khônkhéo và tài năng là những gì sẽ mang lại thành công và những hậu quả lợi ích; tựchúng là những điều tốt, hoàn toàn không liên hệ gì với sự chuyển động của cácvật thể trên trời. Nhờ vào những điều xứng đáng đạt được từ các phẩm tính ấy, mộtcá thể có thể vượt xa hơn gấp bội so với những người dại dột chỉ biết ngồi yên đểlo chuyện bói toán". Đức Phật lại còn nói thêm: "Nếu nước sông, chẳng hạn như nước của con sông Hằng này, thật sựcó thể rửa hết tội lỗi và tẩy xóa hết khổ đau, thì các con rùa, con cua, con cávà sò ốc sống trong các con sông thiêng liêng tất phải được tẩy xóa hết mọi tộilỗi và khổ đau chứ". Ngài cũng đã nói thêm như sau: "Nếu một người nào đó có thể loại đượckhổ đau của mình bằng cách cúng dường, bằng sự tôn kính và cầu nguyện, thì sẽchẳng còn ai trong thế gian này phải gánh chịu khổ đau cả, bởi vì có ai mà lạichẳng biết bày tỏ sự tôn kính và cầu nguyện. Dù cho họ có tỏ ra thật ngoanngoãn, biết tôn kính và thực thi nghi lễ đều đặn, thế nhưng trên thực tế thì họvẫn cứ phải gánh chịu khổ đau, vì thế thật hết sức hiển nhiên là những thứ ấy nhấtđịnh không phải là giải pháp hữu hiệu giúp họ tìm thấy sự giải thoát khỏi nhữngkhổ đau của chính họ".

Nếu muốn đạt được sự giảithoát, trước hết chúng ta phải quán xét thật cẩn thận những gì chung quanh ta,hầu quán nhận được bản chất đích thật của chúng, và sau đó thì căn cứ vào sự hiểubiết ấy mà ứng xử một cách thích nghi. Đấy chính là căn bản giáo huấn của PhậtGiáo, và đấy cũng là những gì mà chúng ta phải tìm hiểu và ghi khắc trong tâm...Phật giáo không chủ trương tìm hiểu các giả thuyết hay các định đề mà ngược lạichỉ khuyến khích chúng ta phải hành động như thế nào cho phù hợp với trực giácsâu kín trong mỗi con người của chúng ta. Đấy không phải là cách chấp nhận mùquáng tất cả những gì được nghe thấy. Nếu có một người nào đó quả quyết về mộtđiều gì, thì ta phải lắng nghe và xét đoán quan điểm của người ấy với một cáchhết sức khách quan. Nếu nhận thấy quan điểm ấy hợp lý thì ta có thể tạm thời chấpnhận và sau đó thì tìm cách để kiểm chứng lại. Chính đấy là một trong các đặc điểmcủa Phật Giáo, và đấy cũng là những gì cho thấy Phật Giáo khác hơn với các tôngiáo khác trên thế giới.

Tôn giáo nào cũng đều hàmchứa nhiều khía cạnh khác nhau và do đó cũng mang nhiều sắc thái khác nhau, chẳngqua đấy là do các góc nhìn khác nhau mà ra. Nhiều người nhìn tôn giáo qua nhữnggóc cạnh sai lầm và Phật giáo không phải là một ngoại lệ. Phật giáo cũng là mộttôn giáo như các tôn giáo khác, và vì thế cũng đã được nhìn dưới nhiều góc cạnhkhác nhau, do đó cũng hiện ra dưới nhiều thể dạng thật khác biệt nhau. Lý do làvì mỗi người trong chúng ta đều có một quan điểm riêng, sự thật của mình phù hợpvới sự hiểu biết và quan điểm riêng của mình. Tóm lại là "sự thật"thay đổi tùy theo từng người. Chúng ta quán xét các vấn đề theo các cấp bậc hiểubiết chênh lệch nhau, bằng các phương tiện khác nhau và qua các mức độ thôngminh khác nhau. Do đó rất khó cho chúng ta chấp nhận là đúng những gì vượt caohơn trí thông minh, kiến thức và sự hiểu biết của mình. Ngay cả trường hợp mà chúngta có vẻ như chấp nhận ý kiến của người khác đi nữa, thế nhưng chúng ta cũng cứtiếp tục nghĩ rằng đấy không phải cái "sự thật" theo đúng như chúngta đã nghĩ. Quan niệm về sự thật của chúng ta sẽ được cải thiện phù hợp với cấpbậc thăng tiến tuần tự của trí thông minh, với kiến thức và khả năng hiểu biết củamình, để rồi đến một lúc nào đó thì chúng ta sẽ đạt được "sự thật tối hậu".

Như đã nói đến trênđây, Phật Giáo là một phương pháp thực dụng nhằm mục đích giải thoát chúng takhỏi mọi khổ đau bằng cách giúp chúng ta nhìn thấy bản chất đích thật của mọi sựvật, và đấy cũng là những gì mà chính Đức Phật đã thực hiện cho mình. Tất cảkinh sách của các tôn giáo đều không tránh khỏi sự thêm thắt, Tam Tạng Kinh (Tripitaka) của chúng ta cũng không phảilà một ngoại lệ. Theo dòng thời gian, nhiều đoạn được thêm vào để thích nghi vớicác trào lưu tư tưởng đương thời, hoặc vì muốn chinh phục lòng tin của quảng đạiquần chúng mạnh mẽ hơn, hoặc chỉ vì lòng nhiệt tâm quá đáng đối với tôn giáo củamình. Tiếc thay, lễ lạc và nghi thức được phát triển thêm và ngày nay thì tất cảcác thứ ấy lại được xem là Phật Giáo. Người ta lập ra nghi lễ cúng dường, hiếndâng bánh trái, hoa quả lên "hương linh" của Đức Phật giống như là hiếndâng thực phẩm cho các vị tỳ kheo đang còn sống, làm như thế quả thật không phùhợp chút nào với giáo lý Phật Giáo. Thế nhưng một số người lại xem đấy là cáchtu tập Phật Giáo đích thật, rồi cứ đúngnhư thế mà mang ra thuyết giảng và tu tập

Các nghi thức và lễ lạcđại loại như vừa kể đã phát triển rất mạnh và làm che khuất đi căn bản PhậtGiáo đích thật và cả mục đích nguyên thủy của Phật Giáo. Hãy nêu lên một thí dụ,chẳng hạn như lễ đưa tiễn một người vào chùa lại biến thành một nghi lễ tặngquà cho vị tân tỳ kheo. Khách khứa được mời thì mang theo thực phẩm để cùngtham gia vào cảnh vui nhộn của buổi lễ, có khi buổi lễ chấm dứt với cảnh náonhiệt và mọi người đều say khướt. Quang cảnh lễ lạc như thế chẳng những xảy ra ởchùa mà còn cả tại nhà nữa! Về phần người tân tỳ kheo thì vài hôm sau lễ xuấtgia cũng có thể sẽ rời bỏ tăng đoàn và lại còn có thể trở thành một người chán ghétchùa chiền hơn trước nữa. Chúng ta nên nhớ rằng những chuyện như thế không hề xảyra trong thời kỳ của Đức Phật; các buổi lễ lạc như thế chỉ phát triển về saunày mà thôi. Vào thời kỳ của Đức Phật, xuất gia chỉ có nghĩa là từ bỏ tổ ấm vàgia đình với sự đồng ý của cha mẹ. Đấy là cách đánh dấu sự chấm dứt cái quá khứcủa mình trong gia đình để trước hết bước theo chân của Đức Phật và tăng đoàn gồmcác vị tỳ kheo, và sau đó khi thuận tiện thì xin thụ phong và rất có thể sẽkhông còn dịp nào quay về để gặp lại gia đình nữa. Trong vài trường hợp hiếmhoi, vài vị có thể trở về thăm cha mẹ, thế nhưng đấy là các trường hợp ngoại lệ.Trong giới luật có một điều khoản cho phép người tỳ kheo được về thăm nhà nếucó một lý do chính đáng, thế nhưng vào thời kỳ của Đức Phật thì điều khoản nàykhông mấy khi được áp dụng. Tóm lại, vào thời bấy giờ người tu tập được thụphong tỳ kheo không cần phải có cha mẹ chứng kiến, cũng không cần đến lễ lạc, vàngười tỳ kheo sau khi được thụ phong cũng không rời bỏ tăng đoàn vài ngày sauđó.

Tiếc thay, ngày nay cáchình thức "Tân Phật giáo" như trên đây đang bành trướng trên toàn cầu.Đạo Pháp (Dhamma), tức căn bản giáohuấn đích thật và tối thượng của thời xưa giờ đây đã phải đảm đang thêm cáigánh nặng của lễ lạc, khiến cho chủ đích của Phật Giáo bị che khuất đi, bị đánhđổi hay biến dạng đi. Việc xuất gia đã trở thành một phương tiện giúp cứu vãndanh dự cho một thanh niên bị người ta chê trách chẳng hạn, hoặc để giúp mình dễtìm vợ hơn, bởi vì khi đã xuất gia thì được xem như đã trở thành một người chínchắn. Đối với một số người khác thì đấy còn là một cơ hội để gom góp tiền bạc -luôn luôn có người tình nguyện đứng ra đảm trách công việc này - tức có nghĩalà để làm giàu. Chuyện như thế mà cũng cứ gọi đấy là "Phật Giáo", vànếu có ai phản đối thì sẽ bị gán ngay là người ngu dốt chẳng biết tí gì, hoặclà người chống báng tôn giáo!

Việc hiến dâng vải vóctrong dịp lễ Kiết Hạ (Kathina) cũng lại cho thấy thêm một sự thoái hóa khác nữa.Mục tiêu ban đầu của Đức Phật trong việc hiến dâng vải vóc là vừa tập cho tăngđoàn biết sống tập thể và cũng để giúp cho họ may mặc. Đấy là cách tạo dịp chocác vị tỳ kheo họp lại với nhau để cùng cắt may hầu khỏi phí phạm thì giờ lắtnhắt. Trong trường hợp nếu chỉ đủ vải để may được một chiếc áo duy nhất thìkhông nhất thiết sẽ dành riêng chiếc áo ấy cho vị có tuổi đạo cao nhất, mà phảidành cho vị nào xứng đáng nhất hoặc vị nào cần đến nhất (vì áo của người này đãrách nát chẳng hạn), và chiếc áo ấy thì phải được hiến dâng với danh nghĩa củatoàn thể tăng đoàn. Ý định của Đức Phật là tinh thần tập thể đó sẽ giúp cho cácvị tu hành không tự đánh giá mình quá cao. Vào thời bấy giờ, dù tuổi đạo nhiềuhay ít thì vị nào cũng phải giữ sự khiêm tốn, tất cả đều ngang hàng nhau vàcùng nhau họp lại để may cắt, giặt, nhuộm - bằng cách nấu các loại cây cỏ chora màu - và cả các việc linh tinh khác nữa với mục đích là phải hoàn tất việcmay mặc trong vòng một ngày. Đấy là cách giúp cho người tỳ kheo ý thức được sựhợp tác và tương trợ lẫn nhau, chính đấy là chủ đích mà Đức Phật mong muốn, tứccó nghĩa là người tu hành không được hoàn toàn nhờ vả vào người thế tục. Ngàynay, người ta lợi dụng dịp này để bày thêm ra đủ mọi thứ, nào là nghi lễ, cáctrò vui chơi, để tạo dịp mà cười nói ồn ào. Tệ hại hơn nữa là đối với một sốngười thì đấy còn là một cơ hội để kiếm thêm tiền. Người ta xem đấy là một dịp đểcùng ăn uống ngoài trời với nhau, thế rồi những gì gọi là tốt lành và công đức màđáng lý ra mỗi người sẽ được hưởng, thì lại chẳng tìm thấy đâu cả.

Sự thoái hóa ấy cũng chẳngkhác gì những thứ ung nhọt hoành hành trong cơ thể của Phật Giáo, mang lại nhữngtàn phá không nhỏ. Các thứ ung nhọt ấy hiện ra dưới hàng trăm thể dạng khácnhau, không sao kể hết được. Đấy là những loại ung bướu độc hại và nguy hiểm dầndần che lấp và phủ kín nền tảng tinh khiết của Phật Giáo và những gì thật sự Phậtgiáo, khiến cho Phật Giáo phải bị biến dạng đi. Một trong số các hậu quả mang lạilà sự xuất hiện của vô số giáo phái lớn nhỏ đủ loại, mà một số còn dính líu cả vớivấn đề dâm ô! Thật hết sức quan trọng phải phân biệt cho được đâu là Phật Giáonguyên thủy và đâu là các thứ hình thức lệch lạc như vừa kể. Chúng ta không nênbám víu một cách ngu xuẩn vào cái vỏ bọc bên ngoài ấy tức là các thứ nghi thứcvà lễ lạc ấy đến độ có thể đánh mất đi mục tiêu đích thật của Phật Giáo.

Đối với Phật Giáo thì chủđích của việc tu tập đích thật là tinh khiết hóa cách hành xử của mình liênquan đến thân xác và ngôn từ, và tiếp theo đó là tinh khiết hóa tâm thức, vàkhi tâm thức đã được tinh khiết hóa thì nó sẽ mang lại một sự quán nhận sâu xa vàmột sự nhận thức đúng đắn. Không bao giờ nên nghĩ rằng nếu là Phật Giáo thì phảinhư thế này hay như thế kia, bằng cách viện cớ là tất cả mọi người đều bảo như thế.Đấy cũng là một sự sai lầm mà những người theo các tôn giáo khác thường hay phạmvào khi họ cho rằng các thứ ung nhọt đáng hổ thẹn ấy là Phật Giáo; quả thật làkhông đúng như thế vì đấy chỉ là những thứ ung bướu của Phật Giáo mà thôi. Nhữngai trong chúng ta vì lợi ích cho riêng mình và cho người khác mà quyết tâm quảngbá Phật Giáo, thì cũng nên hiểu rằng chính mình cần phải nắm vững phần tinh anhđích thật của Phật Giáo và không nên bám víu vào những thứ dư thừa không mang mộtý nghĩa nào cả.

Đến đây chúng ta hãytìm hiểu xem tại sao tính cách đa dạng của Phật Giáo, kể cả đối với căn bản PhậtGiáo đích thật, lại có thể đưa đến một sự hiểu biết sai lầm. Thí dụ như qua gócnhìn của một triết gia về đạo đức thì Phật Giáo sẽ hiện ra như là một tôn giáo của"luân lý", vì người ta sẽ thấy đề cập đến các vấn đề liên quan đến nhữnggì xứng đáng và những gì thiếu đạo đức, đến cái tốt và cái xấu, đến sự lươngthiện, lòng biết ơn, sự hài hòa, lòng ngay thật, v.v... Tam Tạng Kinh đầy ắp nhữnglời giáo huấn trong lãnh vực luân lý ấy. Những người mới khởi sự tu tập thườngnhìn Phật Giáo qua góc cạnh này, có nghĩa là họ thường bị thu hút bởi những gìthuộc về đạo đức.

Nếu nhìn Phật giáo dướikhía cạnh của sự thật, thì chúng ta sẽ nhận thấy hiển hiện ra một thể dạng sâuxa hơn, đấy là một thứ sự thật bị vùi lấp thật sâu mà người thường không thể nhậnthấy được. Khi nào nhận ra được sự thật đó thì cũng có nghĩa là đã hiểu được bằnglý luận về tính cách hư ảo của tất cả mọi sự vật, biểu trưng bởi hiện tượng vôthường, sự bất toại nguyện và tính cách vô-ngã; và cũng có nghĩa là đã hiểu đượcbằng trí thức bản chất của khổ đau, sự loại bỏ hoàn toàn khổ đau; và sau hếtcũng có nghĩa là nhận thức được tất cả những thứ ấy dưới khía cạnh của sự thậttuyệt đối, một sự thật không bao giờ thay đổi mà tất cả chúng ta phải nắm vững.Đấy là Phật Giáo nhìn dưới khía cạnh của sự thật.

Nếu nhìn Phật Giáo dướikhía cạnh một tôn giáo thì Phật Giáo sẽ cho thấy là một phương pháp thực dụng,được xây dựng trên đạo đức, sự tập trung tâm thần và sự hiểu biết, và đỉnh caonhất của phương pháp này là mở ra một sự quán thấy sâu xa mang tính cách trựcgiác. Nếu tu tập đúng theo phương pháp đó một cách tích cực và đến cùng thì sẽ nósẽ giúp giải thoát khỏi mọi khổ đau. Đấylà Phật Giáo nhìn dưới khía cạnh của tôn giáo.

Sau đó là cách nhìn PhậtGiáo như là một ngành tâm lý học, đúng với những gì được trình bày trong phầnthứ ba của Tam Tạng Kinh, và trong phần này thì bản chất của tâm thức được mô tảmột cách vô cùng chính xác. Kể cả ngày nay, tâm lý học Phật Giáo vẫn còn là mộtnguồn cung ứng những hiểu biết lợi ích và kỳ thú cho những nhà nghiên cứu vềtâm thần, bởi vì tâm lý học Phật Giáo sâu xa hơn rất nhiều so với những hiểu biếtdo ngành tâm lý học hiện đại mang lại.

Thế nhưng lại vẫn còn mộtkhía cạnh khác nữa để nhìn vào Phật Giáo, ấy là khía cạnh triết học. Đối vớitriết học, sự hiểu biết có thể đạt được được bằng lý luận và bằng sự hợp lý (lôgic), thế nhưng sựhiểu biết này không thể chứng nghiệm được bằng các phương pháp thực nghiệm. Sựhiểu biết ấy đi ngược lại với khoa học bởi vì sự hiểu biết khoa học được khámphá ra nhờ vào cách quan sát bằng mắt, bằng các thí nghiệm vật lý và bằng cácthử nghiệm, kể cả cách "nhìn vào bên trong" nhờ vào trực giác. Thí dụmột khái niệm thuộc loại thật sâu xa chẳng hạn như "tánh không" (vô thường)sẽ chỉ là một thứ triết học đối với những người chưa đủsức lắng sâu vào sự thực, thế nhưng lại là một thứ khoa học đối với những ngườiđã hiểu thấu được nó, tức là những người đã đạt được sự hoàn thiện và được gọilà A-la-hán, đấy là những người đã nhìn thấy tánh không một cách minh bạch và bằngtrực giác.

Rất nhiều khía cạnh củaPhật Giáo, nhất là Bốn Sự Thật CaoQuý (Tứ Điệu Đế), tỏ ra thật hết sức khoa học bởi vì những Sự Thật ấy cóthể kiểm chứng được bằng các kết quả thử nghiệm minh bạch nhờ vào phương pháp nộiquán (instrospection). Bất cứ ai có khả năng quan sát và hằng quan tâm đến việc nghiên cứu vàtìm tòi đều có thể nhận thấy tính cách có thể kiểm chứng được về mối tương quangiữa nguyên nhân và hậu quả, tương tự như trong lãnh vực khoa học. Thật thế, PhậtGiáo không phải là một thứ gì mơ hồ và tối tăm, cũng không phải là một ngành triếthọc đơn thuần tương tự như những ngành triết học khác do con người sáng chế.

Một vài người khác xemPhật Giáo như một thứ văn hóa. Thật vậy, một số chuyên gia uyên bác tìm thấytrong Phật Giáo một số khía cạnh phản ảnh chung cho tất cả các nền văn hóa, thếnhưng cũng có những khía cạnh đặc thù chỉ có trong Phật Giáo mà thôi.

Dù sao thì trong số tấtcả các khía cạnh thật đa dạng trên đây của Phật Giáo vẫn có một khía cạnh màngười Phật tử chân chính phải xem trọng hơn cả, đấy là khía cạnh tôn giáo củaPhật Giáo. Phải hiểu rằng trước hết Phật Giáo là một phương pháp thực dụng vàtrực tiếp, giúp đạt được sự hiểu biết về bản chất đích thật của mọi sự vật, mộtsự hiểu biết giúp từ bỏ tất cả mọi hình thức của sự ham muốn, bám víu, vô minh vàbế tắc, nhằm giúp mình tìm thấy sự tự do. Đấy cũng chính là cách giúp chúng ta đisâu vào tâm điểm của Phật Giáo. Phật giáo nhìn dưới khía cạnh đó sẽ tỏ ra hữuích hơn nhiều so với các cách nhìn Phật Giáo như một hệ thống luân lý đơn thuần,hoặc như là một sự thật giới hạn bằng một sự hiểu biết sâu xa nhưng chỉ mangtính cách lý thuyết; và cũng sẽ ích lợi hơn nhiều so với cách nhìn Phật giáonhư một triết học, vì đấy cũng chỉ là một cách tự biện và lý luận, không giúp chotâm thức tẩy xóa được mọi thứ ô nhiễm; và nhất định cũng sẽ ích lợi hơn nhiềuso với cách nhìn Phật Giáo như một truyền thống văn hóa, tức một thứ sinh hoạtngoạn mục chỉ lôi kéo được sự quan tâm của các nhà xã hội học.

Ít nhất thì cũng nênxem Phật Giáo như là một nghệ thuật, một thứ nghệ thuật sống. Thật vậy, PhậtGiáo tượng trưng cho một tiềm năng và một sự sáng suốt giúp một cá thể biết hànhxử với tư cách con người và biết sống thật gương mẫu, đáng kính và vượt cao hơnnhững người chung quanh, khiến cho mọi người phải kính phục mình. Những gì cần phảilàm là trau dồi "ba đức tính": trước nhất là giữ gìn đạo đức thậtnghiêm túc (tu giới),sau đó là mang lại sự tĩnh lặng và thăng bằng cho tâm thức hầu giúp cho nó hoạtđộng một cách hữu hiệu hơn (tu định), và sau cùng là làm phát sinh một trí tuệ phong phú và một sự quán thấyminh bạch về bản chất đích thật của mọi sự vật (tu tuệ), khiến cho chúng không còn khả năng nào gây ra khổ đau được nữa. Những aiđã thực hiện được ba đức tính ấy để soi sáng cuộc đời mình thì cũng có nghĩa làhọ đã đạt được điểm cao nhất của nghệ thuật sống. Người Tây phương quan tâm vànghiên cứu hăng say nhất về khía cạnh này của Phật Giáo. Thật thế đấy là khía cạnhgiúp cho ta thâm nhập thật sâu vào điểm tinh anh và đích thật nhất của Phật giáođể biến nó trở thành một thứ kim chỉ nam hướng dẫn cuộc đời mình, hầu mang lại chomình niềm hân hoan, lòng thành kính, giúp mình loại bỏ được mọi thứ lo buồn và ảogiác. Nó còn giúp đánh tan mọi sự sợ hãi, kể cả sự sợ hãi phải lìa bỏ những gìlàm cho tâm thức bị ô nhiễm, (là sự thèm muốn, tiêu cực và u mê)bởi vì nếu thiếu những thứ ấy thì sẽ khiến cho cuộc sốngnày trở nên tẻ nhạt, vô vị, không còn gì hấp dẫn nữa, hoặc cái sợ phải hoàntoàn từ bỏ tất cả sẽ ngăn chận mọi sự vận hành của tư duy và các hành động tíchcực. Thế nhưng trên thực tế thì lại không hẳn như thế vì những ai biết xây dựngcuộc đời mình dựa vào nghệ thuật sống của Phật Giáo thì họ sẽ khắc phục được dễdàng những gì xảy ra chung quanh họ. Bất cứ gì dù đấy là súc vật, con người, củacải vật chất hay những gì khác, nếu chúng tìm cách thâm nhập vào tri thức của họqua các cửa ngõ như thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác hay tưduy, thì nhất định chúng sẽ bị đánh bại và không thể nào làm cho tâm thức họ bịu mê được, không thể đánh lừa họ được và làm cho họ bị dao động. Chiến thắng đượctất cả những thứ ấy sẽ mang lại một niềm hân hoan trong sáng.

Những ai hằng quan tâmđến "Đạo-Pháp của Đức Phật" (Buddha-Dhamma)thì đến một lúc nào đó sẽ nhận thấy tâm thức mình bừngtỉnh dậy. Vì thế Đạo Pháp của Đức Phật cũng có thể xem như là một thứ thực phẩmthật cần thiết. Thật vậy, những người bị các thứ ô nhiễm tâm thần chi phối thì luônluôn tìm cách nuôi dưỡng mình bằng những thứ thực phẩm mang lại từ mắt, tai,mũi, lưỡi và thân xác, tuy thế nơi họ cũng vẫn có một thứ gì khác sâu xa hơn, khôngthúc dục họ chạy theo các loại thực phẩm ấy: đấy là cái thể dạng tinh khiết và phóngkhoáng của tâm hồn họ, cái thể dạng đó hướng họ vào những gì hân hoan và ngọt ngàomang lại từ những món ăn tinh thần, và trước hết là từ những món thơm ngon củađạo đức tinh khiết. Những món ăn tinh thần ấy mang lại sự toại nguyện cho nhữngai đạt được sự tỉnh thức, tạo được cho mình một sự tĩnh lặng nội tâm cao độ, hóagiải được tác động của những thứ ô nhiễm thường làm cho tâm thức bị u mê, giúphọ đạt được một sự quán thấy minh bạch về bản thể đích thật của mọi vật thể,khiến họ không còn bám víu vào chúng nữa. Đấy là những sinh linh biết dừng lại,không còn chạy ngược chạy xuôi giống như những người mà Đức Phật ví như những "đámkhói của ban đêm và ngọn lửa của ban ngày".

"Đám khói của ban đêm" có nghĩa là mấtngủ, bồn chồn, những ai vướng vào căn bệnh ấy thì đêm đêm cứ vắt tay lên tránmà lo nghĩ đến những gì phải làm, suy nghĩ tìm cách nào tốt nhất để trở nêngiàu có hầu cung ứng tất cả những gì mà mình ước mong. Tâm thức họ dầy đặc những"đám khói". Thế rồi nào họ có biết làm gì khác hơn là nằm thẳng cẳng chođến sáng, để rồi lại phải đứng lên tiếp tục chạy ngược xuôi tìm cách thỏa mãnnhững dục vọng của "đám khói" mà họ ấp ủ suốt đêm hôm qua - Đức Phậtgọi sự sinh hoạt cuồng nhiệt đó là "ngọn lửa của ban ngày". Các triệuchứng ấy cho thấy một tâm thức bất an, thiếu hẳn những món ăn tinh thần, mộttâm thức phải chịu đựng những cái đói và cái khát bệnh hoạn phát sinh từ sựthèm muốn. Suốt đêm, những nạn nhân đáng thương ấy ấp ủ cẩn thận các "đámkhói" để giữ hơi nóng, chờ đến sáng hôm sau sẽ làm cho chúng bùng lênthành ngọn lửa để đốt cháy mình trong suốt ngày hôm ấy. Nếu trọn đời, ta chỉ biếtban đêm thì ủ khói, ban ngày thì làm cho nó bùng cháy lên, thì làm thế nào màta có thể tìm thấy được sự trong sáng và an bình? Cứ thử nghĩ lại xem có đángbuồn hay không nếu suốt đời từ lúc mới sinh cho đến lúc cái chết xảy đến, chúngta phải chịu đựng cái cảnh đọa đày và khổ sở ấy, đơn giản chỉ vì không biết pháthuy một sự quán thấy sâu xa giúp dập tắt đi các "đám khói" và các "ngọnlửa" ấy. Nếu muốn chữa trị chứng bệnh ấy thì phải cần đến sự hiểu biết - tứclà những "phương thuốc" - mà Đức Phật đã ban cho chúng ta. Khói và lửasẽ giảm bớt đi khi các mức độ hiểu biết về bản chất đích thật của mọi sự vậtgia tăng.

Như chúng ta đã thấy,Phật giáo gồm có nhiều khía cạnh hay thể dạng khác nhau. Một quả núi sẽ hiện radưới những hình thù khác nhau tùy theo các hướng nhìn khác nhau, đối với PhậtGiáo cũng thế, tùy theo cách nhìn của chúng ta mà Phật Giáo sẽ mang lại những lợiích khác nhau. Phật Giáo nào có khác gì với các tôn giáo khác, cũng sinh ra từ sựsợ hãi của con người - thế nhưng không phải từ sự sợ hãi của những kẻ ngu đần chỉbiết quỳ lạy dưới chân các vị thần thánh hay các hiện tượng thiêng liêng - mà đúnghơn đấy là một thứ sợ hãi thật tinh tế, sợ hãi phải mãi mãi bị trói buộc trong sinh,lão, bệnh, tử, sợ hãi không đủ sức vượt lên được những khổ đau đang phơi bày ratrước mặt. Căn bản Phật Giáo đích thật không nằm trong các trang sách, không ẩnchứa trong những lời tụng niệm bất tận, hoặc những gì được ghi chép trong Tam TạngKinh, lại càng không phải là những gì phản ảnh từ các nghi thức và lễ lạc. Giáolý của Đức Phật đích thật là một phép tu tập giúp tẩy sạch những thứ "ô nhiễm"thường mượn các cửa ngõ của thân xác, ngôn từ và tư duy để thâm nhập vào tâmtrí và làm cho nó bị u mê. Phép tu tập đó không cần đến kinh điển hay các tập sáchchỉ dẫn, cũng không cần đến nghi lễ hay bất cứ thứ gì từ bên ngoài, kể cả thần thánhvà các vị thiên nhân trên trời, mà nhất thiết chỉ cần trực tiếp tập trung và canhchừng những gì phát sinh từ thân xác, ngôn từ và tư duy; nói một cách khác làphải cố gắng và kiên trì loại bỏ những gì có thể làm cho tâm thức bị u mê, hầu giúpcho sự quán thấy minh bạch và sâu xa có thể hiển hiện. Khi thực hiện được điềuđó thì đương nhiên chúng ta sẽ có đủ khả năng để hành động một cách thích nghi trongbất cứ một bối cảnh nào. Và từ đấy cho đến cuối cuộc đời, chúng ta cũng sẽ tựgiải thoát cho mình khỏi mọi khổ đau. Đấy là căn bản Phật Giáo Đích Thật màchúng ta phải học hỏi.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/10/2024(Xem: 1004)
Thân-Khẩu-Ý (身-口-意; P: Kāya-Vacī-Mano; S: Kāya-Vak-Mana; E: Body-Speech-Thought) là 3 thứ tách biệt nơi con người, nhưng lại có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong đó, Ý là yếu tố có sự tác động đến cả Thân và Khẩu. Nếu một hành động của Thân hay lời nói của Khẩu mà không có Ý tác động vào thì khó mà có kết quả.
19/10/2024(Xem: 503)
Ba-la-mật = Ba-la-mật-đa 波羅蜜多 (P: pāramī; S: pāramitā; E: perfection) được dịch nghĩa là Đáo bỉ ngạn (到彼岸: đạt đến bờ bên kia), Độ (度), Cứu cánh (究竟: thực tại tối hậu). Ba-la-mật đặc trưng cho hành động của bậc giác ngộ vượt lên nhị nguyên đối đãi, vượt thoát các dính mắc, các phiền não gây ra bởi Tham-Sân-Si, nghĩa là mọi hành động của bậc giác ngộ đều hợp với chân lý Duyên khởi, đồng nghĩa là mọi hành động này đều xuất phát từ một nội tâm Vô ngã, được gọi là Duy tác (惟作; P: Kiriyā; S: Kriyā; E: Only-action).
19/06/2024(Xem: 1337)
Đọc tụng Chú Đại Bi chẳng phải để cầu phước mà nương theo oai lực của ngài Quán Thế Âm Bồ Tát để tạo an vui lợi lạc cho đời. Do đó, theo học hỏi riêng tư: -Khi đến chùa, với tâm Đại Bi bạn sẽ không thấy ai là Phật tử thông minh, ai là Phật tử ngu độn. Bạn sẽ không thấy ai là Phật tử giàu sang, ai là Phật tử nghèo hèn. Bạn sẽ không thấy ai đẹp mà cũng chẳng thấy ai xấu. Bạn nhớ lời Phật dạy trong Kinh Viên Giác, “Không kính người trì giới, không ghét người phá giới, không trọng người học lâu, không khinh người mới học. Vì sao vậy? Tất cả là tính giác. Ví như con mắt sáng, thấy rõ cảnh trước mắt. Cái sáng ấy tròn khắp, không có yêu, không có ghét.”
01/10/2023(Xem: 1480)
Nhiều Phật tử thường nói với nhau như một lời nhắn nhủ: "Tiền tài danh vọng dù giàu nứt đố đổ vách, hằng tỉ đô la, siêu xe, dinh thự, quyền cao chức trọng...khi nhắm mắt xuôi tay chẳng mang được gì ngoài nghiệp“. Vậy nghiệp là gì, là quá trình trong cuộc sống dù vô tình hay cố ý, không chỉ kiếp này mà kể luôn những kiếp trước, những hành động dù thiện hay ác đều tạo nên nghiệp. Nghiệp tốt đến từ ý tưởng và hành vi tốt sẽ có kết quả tốt. Trái lại nghiệp xấu sẽ mang lại khổ đau. Đơn giản vậy thôi.
09/09/2023(Xem: 2301)
Lộ Trình Tu Tập: Giới, Định và Tuệ
04/11/2022(Xem: 3081)
Sau hai ngày 14 và 15 tháng 5 năm 2022, nhằm ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch, đúng vào ngày Đản Sanh năm 2646 của Đức Phật Thích-ca Mâu-ni, trước khi trở về Hamburg, Hòa Thượng Phương Trượng Tổ Đình Viên Giác tặng cho tôi cuốn “Tôi Đọc Đại Tạng Kinh.” Đây là tác phẩm 69 của ngài vào độ tuổi 73. Trên xe lửa, tôi vội đọc ngay lời Dẫn nhập của Thầy ở đầu sách. Thầy viết: “Tất cả chúng ta đều bình đẳng về thời gian, dầu nam hay nữ, Tăng hay Ni, người lớn hay trẻ thơ..., mỗi ngày đều có đúng 24 tiếng đồng hồ như nhau, không hơn không kém. Tuy nhiên có nhiều người làm được rất nhiều việc trong khoảng thời gian 24 tiếng đồng hồ đó, mà cũng có nhiều người đã bỏ phí thời gian một cách vô ích...”
23/09/2022(Xem: 2561)
Tại Pháp, cơn đại dịch thực sự bắt đầu vào khoảng tháng ba năm 2020, với các lịnh phong tỏa, hạn chế những sinh hoạt bình thường của dân chúng như mua bán, di chuyển, tụ họp, ngay cả các công ty, công sở, các văn phòng cũng phải hạn chế số nhân viên, nhân công…Nhưng oái ăm thay, tại các bệnh viện thì bịnh nhân quá đông mà bác sĩ, y tá, phụ tá, cho đến hạ tầng cơ sở, các lao công lo phần vệ sinh, quét dọn cũng không đủ để đảm nhiệm cho xuể mọi công việc. Khởi đầu nạn dịch quả thật đem lại nhiều lo âu cho mọi người. Nhưng rồi, phía chính phủ cũng như dân chúng, ai cũng phải cố gắng, hi sinh để đương đầu với đại nạn. Và dần dà những khó khăn ban đầu cũng được khắc phục.
20/09/2022(Xem: 2692)
Kẻ trí tuệ ít lỗi lầm và khi phạm lỗi thì nhận biết và tu sửa. Kẻ ngu si không biết lỗi lầm và khi nhận biết thì biện minh mà không hề tu sửa. -Kẻ trí tuệ trước mọi sự việc đều tìm hiểu và phân tích lợi-hại. Còn kẻ ngu si chỉ nhìn thấy lợi mà không thấy hại. -Kẻ trí tuệ biết đo lường thời thế. Còn kẻ ngu si thì làm bừa, khi thất bại lại đổ lỗi cho Trời. Tức khí nhảy ra đâm chém dễ. Nhẫn nhục chờ thời khó, “Khảng khái cần vương dị. Thung dung tựu nghĩa nan.” (Lý Trần Quán Tiến Sĩ đời Lê Trung Hưng) -Kẻ ngu si kết bạn bừa bãi, thường rủ rê đi các nơi ăn chơi như phòng trà ca vũ, quán nhậu, hát karaoke, hoặc tổ chức ăn nhậu ồn ào ở nhà khiến vợ con phải hầu hạ, buồn phiền. Rồi chỉ vì một cử chỉ hay lời nói gì đó mà vung dao giết nhau. Chính vì thế mà kẻ ngu si thường đem giặc cướp về nhà. Kẻ trí tuệ tiếp bạn một cách trang trọng. thanh lịch, lễ độ và chừng mực. “Quân tử chi giao đạm nhược thủy. Tiểu nhân chi giao điềm như mật”.
15/06/2022(Xem: 3711)
Bản ngã là một chủ đề từ lâu các nhà chú giải và quý giảng sư thường nhắc đến. Người viết chưa đủ khả năng lạm bàn, nhưng sở dĩ bài viết này có được…đó nhờ mục hỏi đáp của Trung tâm Hộ Tông với tiêu đề “ BẢN NGà VÀ ĐẠI NGÔ qua các câu hỏi của tứ chúng từ khắp nơi trong và ngoài nước gửi về và đã được Hoà Thượng Viên Minh hồi đáp.
24/02/2022(Xem: 8701)
Tác giả tác phẩm này là Tỳ Kheo Sujato, thường được ghi tên là Bhikkhu Sujato, một nhà sư Úc châu uyên bác, đã dịch bốn Tạng Nikaya từ tiếng Pali sang tiếng Anh. Bhikkhu Sujato cũng là Trưởng Ban Biên Tập mạng SuttaCentral.net, nơi lưu trữ Tạng Pali và Tạng A Hàm trong nhiều ngôn ngữ -- các ngôn ngữ Pali, Sanskrit, Tạng ngữ, Hán ngữ, Việt ngữ và vài chục ngôn ngữ khác – trong đó có bản Nikaya Việt ngữ do Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch từ Tạng Pali, và bản A-Hàm Việt ngữ do hai Hòa Thượng Tuệ Sỹ và Thích Đức Thắng dịch từ Hán Tạng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]