Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bố thí Ba la mật

22/01/201103:49(Xem: 3591)
Bố thí Ba la mật

BỐ THÍ BA LA MẬT

Bố thí Ba-la-mật là gì? Tại sao ta phải thực hành bố thí Ba-la-mật?

Bố thí Ba-la-mật là bố thí vật chất lẫn tinh thần. Khi ta đem của cải vật chất hay sự hiểu biết tặng, cho người khác vô điều kiện, không có bất cứ một dụng ý hay yêu cầu nào, ta phát tâm bố thí một cách hoan hỷ, không cầu lợi, không cầu danh, kể cả khi thực hành bố thí bị người nhận bố thí làm điều trái ý, nghịch lòng, mà tâm người bố thí vẫn hoan hỷ, không phiền muộn, khổ đau. Thực hành bố thí với tấm lòng như thế thì gọi là bố thí Ba-la-mật.

Nói cách khác, bố thí Ba-la-mật là cho những gì khó cho dù đau khổ đến tận cùng, ta vẫn một lòng quyết chí không buồn khổ, không ân hận hay nuối tiếc, dám cho những gì khó cho.

Ngày xưa, ngài Xá-lợi-phất khi nghe đức Phật giảng về hạnh bố thí Ba-la-mật liền phát nguyện thực hành ngay Bồ-tát đạo.

Trong mười đệ tử lớn của đức Phật, Tôn giả Xá-lợi-phất là người trí tuệ bậc nhất, nên được Tăng chúng gọi là Tướng Quân Chánh Pháp. Muốn thực hành bố thí Ba-la-mật theo lời Phật dạy, ngày hôm đó, trên đường du hóa, Ngài khởi nghĩ, hôm nay mình sẽ thực hành bố thí vô điều kiện.

Biết được tâm niệm của ngài Xá-lợi-phất, một Thiên nhân Đại Phạm Thiên liền biến hóa làm một người phàm ngồi khóc bên vệ đường. Ngài Xá -lợi-phất đi ngang qua thấy vậy liền hỏi:

- Vì sao ông ngồi đây khóc lóc thế này? Chắc là có duyên sự gì không giải quyết được, ông nói ra tôi có thể giúp được điều gì chăng?

Người ấy nói:

- Chẳng giấu gì Ngài, những điều tôi đang cần khó ai có thể giúp được.

Nghe vậy, ngài Xá-lợi-phất nói:

- Không sao, bất cứ điều gì tôi cũng có thể giúp ông được.

Người ấy mừng rỡ bạch rằng:

- Thưa Ngài, mẹ tôi đang bệnh nặng, thầy thuốc nói phải có con mắt của người tu hành hòa với thuốc mới chữa khỏi bệnh.

Chẳng cần suy nghĩ, ngài Xá-lợi-phất liền móc con mắt trái của mình đưa cho người ấy.

Người ấy nói:

- Không được rồi thầy ơi, thầy thuốc bảo phải dùng con mắt bên phải mới chữa được bệnh này.

Nghe vậy, ngài Xá-lợi-Phất hơi chựng lại một chút, rồi mạnh tay móc tiếp con mắt bên phải đưa cho người đó.

Người ấy cầm hai con mắt ném xuống đất rồi dùng chân chà nát.

Ngài Xá-lợi-phất nghe biết người ấy làm như thế không dằn được tự chủ liền thoái thất bồ đề tâm. Từ đó, ngài Xá-lợi-phất thấy thực hành bố thí Ba-la -mật khó quá nên Ngài không phát tâm thực hành Bồ-tát đạo nữa.

Đức Phật nhờ phát tâm hành Bồ-tát đạo từ vô số kiếp, Ngài đã làm được những việc khó làm, nhẫn được những điều khó nhẫn, giúp vô số chúng sinh được an lạc, giác ngộ, giải thoát, tùy theo tâm nguyện chúng sanh mà bố thí, vì vậy Ngài mới thành Phật quả

Bố thí cũng có nghĩa là buông xả tâm tham đắm, dính mắc nơi mỗi con người. Và Bố thí Ba-la-mật là đem cho vật chất hay tinh thần hoặc là thân này phải chết để giúp đỡ cho người thoát khổ mà tâm vẫn hoan hỷ, không chấp mắc, không hối hận, tiếc nuối hay mong cầu.

Chúng ta thấy, ngài Xá-lợi-phất là bậc đệ nhất trí tuệ mà khi phát tâm thực hành bố thí Ba-la-mật vẫn còn bị thoái thất Bồ-đề tâm thì đây không phải là việc đơn giản ai làm cũng được. Thực hành kết quả việc bố thí Ba-la-mật phải là người phát tâm cầu Phật quả, đời đời, kiếp kiếp vì lợi ích chúng sanh, lấy niềm vui thiên hạ làm niềm vui chính mình mới được.

Muốn vậy, khi thực hành bố thí không phân biệt thân hay thù, mà chỉ tùy duyên, tùy thời cho phù hợp. Muốn đạt đến sự trọn vẹn của Bố thí Ba- la-mật, chúng ta phải bố thí với lòng thành kính, thành tâm nghĩ rằng, bố thí là trách nhiệm và bổn phận của người tu theo đạo Phật.

Bồ-tát bố thí Ba-la-mật luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu cần thiết của chúng sanh, không phân biệt thân hay thù bằng nhiều cách như tài thí (thí các loại tiền bạc, của cải vật chất), nội thí ( cho những gì đang có trong thân thể này) Pháp thí (dùng lời nói chỉ cho chúng sanh hiểu thấu được lý nhân quả, nghiệp báo để tránh xa những điều xấu ác, hay làm các việc thiện lành.)

Bồ-tát sẵn sàng bố thí tất cả, không bao giờ có sự hối tiếc hay phiền muộn dù phải chịu khổ, chịu chết thay cho chúng sanh. Bố thí như thế mới gọi là bố thí Ba-la-mật.

Tại sao Bồ-tát thực hành bố thí Ba-la-mật?

Bởi vì Bồ tát là người đang trên đường tiến tới giác ngộ Phật quả, cho nên mỗi khi làm việc gì có lợi cho chúng sanh, Bồ-tát đều phát nguyện và hồi hướng, nhờ thế tâm từ bi của Bồ-tát càng thêm tăng trưởng và trong hạnh bố thí, chỉ có bố thí Ba-la-mật là phước quả cao hơn tất cả.

Bồ-tát là người phát tâm cầu thành Phật quả để hóa độ chúng sanh thoát khỏi khổ đau, sanh tử luân hồi. Vì vậy, trong suốt quá trình dấn thân, tu học, hành đạo, Bồ-tát luôn phát Bồ-đề tâm cho đến lúc thành Phật.

Người mới phát tâm cầu làm Bồ-tát phải có hai điều kiện tất yếu là phát nguyện và hồi hướng. Ngày trước, Bồ-tát Sĩ-đạt-ta (Phật Thích Ca sau này) cách nay 2600 năm đã phát nguyện dưới cội Bồ-đề rằng: “Ta dù thịt nát xương tan, nếu không giác ngộ thành Phật để cứu độ chúng sanh, ta quyết không rời khỏi chỗ này và những gì ta biết được, chứng được cùng với các việc làm thiện ích, ta xin hồi hướng cho tất cả chúng sanh cùng chunghưởng.”

Phát nguyệnlà để giữ vững ý chí, lập trường của mình khi gặp trở ngại, khó khăn. Phátlà phát cái tâm làm các việc thiện lành, còn nguyệngiống như một lời thề nguyền, để ta ghi nhớ mà quyết tâm phấn đấu khi gặp chướng duyên hay trở ngại. Mỗi khi làm được việc lợi ích gì, ta đều hồi hướng hết cho tất cả mọi loài chung hưởng thì phước báu của ta mới được tăng trưởng.

Bởi vậy, phát nguyện và hồi hướng công đức là việc làm rất quan trọng của Bồ-tát để hướng đến bố thí Ba-la-mật và thành tựu Phật quả.

Tóm lại, bố thí Ba-la-mật là bố thí bình đẵng, không phân biệt thân, sơ giàu, nghèo. không bao giờ hối tiếc hay phiền muộn trong cả ba nội dung: tài thí, nội thí và pháp thí.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/12/2013(Xem: 10295)
Bodh Gaya (Bihar), Ngày 3, tháng 12, năm 2013 – Lễ trùng tụng Tam tạng thánh điển quốc tế đã cử hành tại Bồ Đề Đạo Tràng thuộc tỉnh Bihar, Ấn độ. Hàng ngàn chư Tăng và Phật tử trên toàn thế giới đang tham dự buổi lễ này. Buổi lễ 10 ngày được tham dự bởi chư Tăng và Phật tử từ các quốc gia như Bangladesh, Căm bốt, Ấn độ, Nepal, Miến điện, Thái lan, Tích lan và Việt nam sẽ chấm dứt vào ngày 12 tháng 12 năm 2013.
08/12/2013(Xem: 31769)
Khi thực tập thiền Lạy, ta nhìn sâu vào thân ta để thấy rằng thân này không đích thực là ta, không phải là vật sở hữu của ta. Trong thân này không có cái gì gọi là cái ta riêng biệt để bám víu. Tuy nhiên, thân thể ta là một hợp thể rất mầu nhiệm, nó chứa đựng cả tinh hà vũ trụ bao la. Ta thấy được tất cả các thế hệ tổ tiên, con cháu của ta đều có mặt trong thân ta. Ta cảm nhận sự có mặt của họ trong từng tế bào của cơ thể. Họ luôn có mặt trong ta và chung quanh ta. Họ cũng như các yếu tố khác đã kết hợp lại để làm nên sự sống của ta. Ta có thể tiếp xúc với những yếu tố như đất, nước, lửa và không khí - bốn đại trong ta và ngoài ta. Ta thấy ta như một con sóng trên mặt đại dương. Con sóng này được hình thành bởi các con sóng khác.
07/12/2013(Xem: 21709)
Phật Ngọc, ước nguyện hòa bình thế giới
05/12/2013(Xem: 4616)
Nếu không phân biệt thiện-ác, thì làm sao mà hành thiện? Nhưng nếu phân biệt thiện-ác, thì còn vướng mắc vào cái nhìn thiển cận, méo mó, sai lạc của nhị biên, còn chưa thấy được cái Không của sự vật…
03/12/2013(Xem: 57675)
Người ta thường nói :"Ăn cơm có canh, tu hành có bạn". Đối với tôi, câu nói này thật là quá đúng. Ngày nhỏ chưa biết gì nhưng từ khi làm Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử tôi đã thấy ích lợi của một Tăng thân. Chúng tôi thường tập trung thành từng nhóm 5,7 người để cùng nhau tu học. Giai đoạn khó khăn nhất là sau 75 ở quê nhà. Vào khoảng 1985, 86 các anh lớn của chúng tôi muốn đưa ra một chương trình tu học cho các Huynh Trưởng trong Ban Hướng Dẫn Tỉnh và những Htr có cấp nên đã tạo ra một lớp học Phật pháp cho các Htr ở Sàigòn và các tỉnh miền Nam. Nói là "lớp học" nhưng các Chúng tự học với nhau, có gì không hiểu thì hỏi quý Thầy, các Anh và kinh sách cũng tự đi tìm lấy mà học. Theo qui định của các Anh, Sàigòn có 1 Chúng và mỗi tỉnh có 1 Chúng. Chúng tu học của chúng tôi (Sàigòn) có tên là Chúng Cổ Pháp và phải thanh toán xong các bộ kinh sau đây trong thời gian tối đa là 3 năm:
29/11/2013(Xem: 23509)
Chúng tôi chọn viết đề tài dừng tâm sanh diệt là nhân có một Phật tử than: Trong đời tu hành của con có một chướng ngại mà con không vượt qua được, đó là những niệm tưởng lăng xăng. Nó quấy rầy luôn, cả những lúc nghỉ ngơi cũng không yên.
25/11/2013(Xem: 19281)
Nhìn vào tín ngưỡng Phật giáo nhiều người thường thắc mắc tại sao lại có nhiều "thứ" đến thế! Thật vậy Phật giáo có rất nhiều học phái, tông phái, chi phái..., một số đã mai một, thế nhưng một số vẫn còn đang phát triển và đồng thời cũng có nhiều chuyển hướng mới đang được hình thành. Đối với một người tu tập Phật giáo thì sự kiện ấy thật hết sức tự nhiên: tất cả mọi hiện tượng trong thế giới đều chuyển động, sinh sôi nẩy nở và biến đổi không ngừng. Nếu nhìn vào các tín ngưỡng khác thì ta cũng sẽ thấy cùng một hiện tượng như thế.
16/11/2013(Xem: 27401)
Tên tục của tôi là Trai. Dòng họ xuất thân từ Lan Lăng là hậu duệ của vua Lương Võ Đế. Gia tộc cư ngụ tại tỉnh Hồ Nam, huyện Tương Lương. Cha tên Ngọc Đường, mẹ tên Nhan Thị. Năm đầu đời nhà Thanh, cha làm quan tại tỉnh Phú Kiến. Năm mậu tuất và kỷ hợi làm quan tại châu Vĩnh Xuân. Cha mẹ đã ngoài bốn mươi mà chưa có mụn con. Mẹ ra ngoài thành nơi chùa Quán Âm mà cầu tự. Bà thấy nóc chùa bị tàn phá hư hoại, lại thấy cầu Đông Quan nơi thành không ai sửa chữa nên phát nguyện trùng hưng kiến lập lại. Đêm nọ, cả cha lẫn mẹ đều nằm mơ thấy một vị mặc áo xanh, tóc dài, trên đỉnh đầu có tượng Bồ Tát Quán Thế Ấm, cưỡi hổ mà đến, nhảy lên trên giường. Mẹ kinh sợ, giật mình thức dậy, liền thọ thai. Cuối năm đó cha đi nhậm chức tại phủ Nguyên Châu.
06/11/2013(Xem: 3826)
Chỉ dạy chúng sanh tu hành thành Phật là bản hoài của chư Phật. Song vì trình độ khả năng sai biệt của chúng sanh, không thể đồng tu theo một môn và đồng kết quả như nhau được, bất đắc dĩ Phật phải dạy nhiều phương pháp tu khác nhau. Trong đó đại khái chia làm hai loại: tu còn luân hồi, tu ra khỏi luân hồi (giải thoát).
06/11/2013(Xem: 17939)
Một trong những vấn đề cổ xưa nhất thách thức nhân loại là câu hỏi về đời sống sau khi chết. Chúng ta đã từ đâu đến và sau khi chết sẽ đi về đâu? Cùng với đó chúng ta tự hỏi mục đích của đời sống tốt là gì. Trước hết, hầu hết mọi người đều đồng ý rằng sống tốt thì khó hơn sống xấu và nếu không có những lý do thật sự tốt chúng ta dĩ nhiên sẽ thích làm điều dễ. Theo suy nghĩ của tôi, đây là lý do tại sao các tôn giáo có mặt và đi cùng với chúng là những khái niệm về thiên đường và địa ngục.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]