Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vua trời Đế Thích tham kiến Phật

14/11/201206:11(Xem: 3949)
Vua trời Đế Thích tham kiến Phật

VUA TRỜI ĐẾ THÍCH THAM KIẾN PHẬT
Toàn Không


dethichthamkienPhat-toankhongKhi đức Phật ngự trong động Nhẫn-Đà Bà-La, tại núi Tà-đà, thuộc nước Ma-kiệt-Đà, bấy giờ Vua Trời Thích (Đế-Thiên Đế-Thích, cũng gọi là Ngọc Hoàng Thượng Đế) khởi tâm muốn đến gặp Phật. Ngay khi ấy, các vị Trời cõi Đạo-Lợi biết được Đế-Thích khởi tâm như thế, liền đến chỗ Đế-Thích thưa :

- Nay Ngài khởi tâm thiện vi diệu muốn đến chỗ Như-Lai nơi cõi trần phàm, chúng tôi cũng muốn theo hầu, để được đến mà chiêm bái và học hỏi nơi Thế-Tôn.

Lúc đó Đế-Thích bảo Thần-nhạc là Bàn-giá-Dực rằng:

- Ta muốn đến nơi Thế-Tôn ngự, vậy ông và chư Thiên có thể đi cùng ta đến đó.

Thần nhạc đáp:

- Thưa vâng.

Rồi Thần nhạc cầm cây đàn Lưu-ly khảy khúc đàn cúng dàng Đế-Thích và chư Thiên. Tiếng đàn vừa dứt, chỉ trong khoảnh khắc như người lực sĩ duỗi cánh tay, họ biến mất khỏi Thiện Pháp-đường cõi Trời và đến trên núi Tỳ-Đà.

Trong khi ấy, đức Phật đang nhập định Hỏa-diệm tam-Muội, khiến cả vùng núi có một màu đỏ rực; một vài người dân trong vùng gần đấy trông thấy tự nói: “Núi Tỳ-Bà là một biển lửa ! Không biết chuyện gì đã xẩy ra mà đang đêm cháy như thế?”.Đế-Thích bảo Bàn-già-Dực:

- Đức Như-Lai ra đời thật hy hữu hiếm có, Ngài thường được các chư Thiên và đại Qủy-Thần theo hầu. Nay ông hãy vào động Nhẫn-Đà Bà-Là khảy đàn cúng dàng Như-Lai, còn ta và chư Thiên sẽ đến sau.

Vâng lời Đế-Thích, Bàn-già-Dực liền vào động khảy khúc đàn hòa với tiếng ca cúng dàng Như-Lai, tiếng đàn trầm bổng, xen với tiếng hát ca tụng công đức vô lượng vô biên của Như-Lai; khi đàn hát vừa dứt, thì đức Phật xuất định, và bảo Bàn-già-Dực:

- Hay thay! Hay thay! Ông có thể dùng âm thanh thanh tịnh hòa điệu với tiếng đàn Lưu-ly để khen ngợi Như-Lai; giọng ca, tiếng đàn uyển chuyển, trầm bổng, mà có ý nghiã tham dục là trói buộc, phạm hạnh của Sa-môn đưa đến giải thoát.

Lúc đó Bàn-già-Dực liền đảnh lễ Phật, xong thưa:

- Vua Trời Thích và chư vị Trời Đạo-Lợi sai con đến thăm hỏi đức Thế-Tôn có được mạnh khoẻ không, đi đứng có được thoải mái không?

Đức Phật nói :

- Ta mong cho Đế-Thích của ông, và Chư Thiên Đạo-Lợi sống lâu, an vui, và không hoạn nạn.

Lúc ấy, Đế-Thích tự nghĩ: “Bây giờ chúng ta nên đến ra mắt Như-Lai cho đúng lúc”.Nghĩ rồi cùng Chư Thiên vào động đảnh lễ và thưa:

- Đế-Thích và Chư Thiên Đạo-Lợi đến đảnh lễ Như-Lai, không biết chúng con nên ngồi gần hay nên đứng cách xa đức Thế-Tôn?

Phật đáp:

- Thiên chúng của ông quá đông, vậy nên ngồi gần Như-Lai.

Lúc đó động đang chật hẹp tự nhiên rộng hẳn ra, chứa hết chư Thiên, và chỉ trong khoảnh khắc tất cả đã an vị xong, Đế-Thích nói:

- Trước kia, có một lần Thế-Tôn ngự tại nước Xá-Vệ, lúc ấy trong khi Ngài đang nhập định, con vì có chút việc nên ngồi xe báu nghìn căm đến chỗ Tỳ-lâu-Lặc Thiên-Vương. Khi đi ngang qua hư không, con thấy một Thiên nữ đang chắp tay đứng trước Thế-Tôn, con liền nói với nàng ấy rằng: “Nếu khi Thế-Tôn xuất định, nàng hãy nhân danh ta thăm hỏi đức Thế-Tôn có được mạnh khoẻ thoải mái không?”.Nhưng không biết Thiên-nữ ấy có hiểu được hậu ý của con không, đồng thời Thế-Tôn có còn nhớ sự việc ấy không?

Phật đáp:

- Nhớ, Thiên-nữ ấy đã nhân danh ông mà nói đúng như những lời ấy, và khi Ta xuất định cũng nghe tiếng xe của ông.

Đế-Thích lại nói:

- Thuở xưa có một Thiên chúng nói: “Nếu Như-Lai xuất hiện ở thế-gian, Thiên chúng các cõi Trời sẽ tăng lên, và A-Tu-La (Thần) sẽ giảm bớt vì do sự giáo hóa của Như-Lai”. Nay đích thân con thấy Như-Lai đang ở thế-gian, thì tự con biết rằng Chư Thiên đang tăng lên, và A-Tu-La đang giảm xuống, đó là điều vô cùng vui mừng thấy được Thế-Tôn nơi đây.

Ca tụng Phật xong, Đế-Thích nói tiếp:

- Thưa Thế-Tôn, có Thích-nữ Cù-Di ở nơi Pháp của Thế-Tôn trước đây tu phạm-hạnh, sau khi qua đời ở thế-gian, được sinh về cõi Trời và làm con của con; Chư Thiên đều khen ngợi Thiên-nữ Cù-Di có công đức lớn, có oai lực lớn. Lại có ba Tỳ-kheo cũng theo Thế-Tôn tu phạm hạnh trước kia, cũng được sinh lên cõi Trời, nhưng lại ở địa vị thấp kém hơn, làm kẻ đánh nhạc ca hát cho con.

Nói đến đó, Đế-Thích lại thưa tiếp:

- Nếu Thế-Tôn có rảnh, xin Ngài cho con hỏi một điều thắc mắc.

Phật nói:

- Tùy ý ông cứ hỏi, Ta sẽ tùy từng trường hợp mà giải thích cho.

Đế-Thích hỏi:

- Thế nào là cứu cánh của một vị tu hành?

Đức Phật giảng:

- Nếu ai bị ái làm khổ thân mà diệt được thì gọi là cứu cánh, cứu cánh phạm hạnh, cứu cánh an ổn, cứu cánh vô dư (Niết-Bàn).

Đế-Thích thưa:

- Con đã ôm ấp mối nghi này từ lâu, nay nhờ Thế-Tôn mà con được giải nghi. Con còn nhớ ngày xưa con đã từng đến nơi Bà-la-Môn để hỏi về nghiã này rồi, vì trước đó, con cùng chư Thiên đã nhiều lần thảo luân về Như-Lai đã xuất hiện ở thế-gian này hay chưa. Chúng con cũng đã đi tìm kiếm khắp, nhưng không thấy Như-Lai, nên chúng con trở về Thiên cung vui thú ngũ dục.

Về sau, con thấy một số chư Thiên, đại Thiên-Thần sau khi vui thú ngũ dục thì dần dần lần lượt mạng chung (chết). Thấy như thế xong, con đâm ra sợ hãi cùng cực, không biết làm sao, con bèn hội họp chư Thiên lại thảo luận để tìm nguyên nhân, nhưng chẳng ai biết được! Con bèn đi tìm những vị Thánh ở thế-gian để hỏi, con thấy Sa-môn, Bà-la-Môn ở nơi thanh vắng tu hành lánh tục, con liền đến chỗ ấy mà hỏi: “Thế nào là cứu cánh của một vị tu hành ?”. Khi con hỏi như thế, người ấy không đáp được, đâm ra lúng túng, lại còn hỏi ngược lại con: “Ông là ai?”Con đáp: “Tôi là Thích-đề-hoàn-nhân”.Họ lại hỏi: “Ông là Thích, mà là Thích gì?”. Con lại đáp: “Tôi là Vua Trời Thích (Thiên Đế-Thích)”. Khi đó, con và họ cứ theo sự hiểu biết của mình mà nói qua nói lại một hồi, kết quả chẳng đi đến đâu. Xong, họ lại tự nguyện xin làm đệ-tử của con! Do đó sự thắc mắc ấy vẫn giữ mãi trong tâm cho tới nay mới được Thế-Tôn giải mối nghi to lớn của con.

Thưa Thế-Tôn, nay con là Phật-tử, đã chứng quả thứ nhất Tu-đà-hoàn. Cúi xin Thế-Tôn thọ ký cho con sẽ chứng quả thứ hai Tư-đà-hàm.

Phật bảo Đế-Thích:

- Ông còn nhớ khi được hỷ lạc (sung sướng vui vẻ) và niệm lạc (ý nghĩ vui sướng) không?

- Thưa Thế-Tôn, con còn nhớ ngày xưa, con và chư Thiên đã cùng A-Tu-La đánh nhau, chúng con thắng , A-Tu-La bại. Khi trở về ca khúc khải hoàn thật là sung sướng vui vẻ vô cùng. Tuy nhiên, đó chỉ là sự vui vẻ sung sướng trên chiến tranh, chửi lộn, đánh nhau, dùng mưu kế đánh đập, hành hạ, giết chóc.

Nay con ở nơi Phật ngự được thoải mái, vui vẻ, không có binh giáp chiến tranh, không có đánh đập giết chóc, mà trí tuệ lại được mở mang.

- Vậy ông ở trong sự hỷ lạc (vui sướng) này còn mong cầu điều gì nữa?

- Con mong cầu được tăng tuổi thọ, sau này qua đời khi tái sinh không còn lo buồn. Con lại biết nói chính đạo, nhớ tu phạm hạnh, và thấy được chân-đế (chân lý).

Thưa Phật tới đó, Đế-Thích xoay qua nói với chư Thiên:

- Chư Thiên, các ông ở trước Phạm-Đồng-Tử (Phạm Thiên Vương) cung kính lễ bái, nay ở trước Thế-Tôn các ông cung kính lễ bái, như vậy thì không đẹp lắm sao?

Khi Đế-Thích vừa nói dứt lời, Phạm Đồng-Tử bỗng nhiên xuất hiện giữa hư không bên trên chúng Thiên, đồng thời hướng về Đế-Thích nói kệ:

Thiên-Vương hạnh thanh tịnh,

Nhiều lợi ích chúng-sanh,

Ma-Kiệt, Đế-Thích chủ,

Hay hỏi nghĩa Như-Lai.

Phạm Đồng-Tử vừa nói kệ xong, bỗng nhiên biến mất; rồi Đế-Thích đứng lên đảnh lễ Phật, Chư Thiên, Bàn-già-Dực cùng đứng lên đồng loạt đảnh lễ Phật, rồi tất cả đều biến mất khỏi chỗ Phật chỉ trong chớp mắt.

Đế-Thích đi trước, xoay lại nói với Bàn-già-Dực:

- Hay thay, ông có thể ở trước Như-Lai khảy đàn ca hát vui vẻ cúng dàng, sau đó ta và Chư Thiên đến sau; nay ta bổ nhiệm ông vào chức vị của cha ông là bậc tối thượng cuả hàng Càn-thát-Bà (Nhạc Thần), đồng thời sẽ gả Bạt-Đà Càn-Thát Vương-nữ cho ông làm vợ.

Bàn-già-Dực thưa:

- Xin đa tạ Thiên-Vương, kính chúc Thiên-Vương vạn vạn tuế.,.

Toàn Không


Source: thuvienhoasen

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/10/2014(Xem: 4982)
Có lắm người xuất gia cũng như tại gia cho rằng, chúng ta tu không thể nào giác ngộ thành Phật. Vì đức Phật ra đời có những nhân duyên kỳ đặc, bản chất Ngài đã thánh sẵn rồi; còn chúng ta nào là ham mê dục lạc, nào là tội lỗi đầy đầu, nào là sanh nhằm thời mạt pháp căn cơ yếu kém ngu độn v.v... làm sao tu thành Phật được? Ở đây chúng ta hãy nhìn Thái tử là một con người, thật là người để lấy làm mẫu mực hướng theo tu hành.
08/10/2014(Xem: 5042)
Một số cư sĩ Phật giáo Nam tông thường hỏi tôi về tư tưởng Tánh Không trong kinh điển Theravāda. Có khi tôi trả lời: “Các pháp do duyên khởi nên vô ngã tính, vì vô ngã tính nên không. Không này chính là Không Tánh chứ có gì lạ đâu!” Một lần khác nữa, tôi lại nói: “Cứ đọc cho thật kỹ kinh Tiểu Không, kinh Đại Không, kinh Đại Duyên là sẽ hiểu rõ toàn bộ về tư tưởng Tánh Không thời Phật”. Tuy nhiên, trả lời gì cũng không giải toả được sự tồn nghi, thắc mắc của chư cư sĩ ấy.
06/10/2014(Xem: 5052)
Các kinh nghiệm, quan điểm, phương pháp, hệ thống, lý thuyết, chủ thuyết… là các công cụ để định hướng cho đời sống cá nhân và xã hội. Nó giống như những cái thuyền, bè giúp chúng ta đi qua dòng sông thực tiễn.
06/10/2014(Xem: 5711)
Ngạn ngữ Tây phương nói: “ Cái Tôi là cái đáng ghét” ( Le moi est haissable). Mặc dù là một câu nói được nhiều người biết, nhưng đó mới chỉ là nhận xét hời hợt về cái gọi là Cái Tôi. Đối với ngươi Đông phương, từ mấy ngàn năm nay, Cái Tôi được các nhà hiền triết Ấn Độ, Trung Hoa khám phá và theo dõi rất kỹ lưỡng và sâu sắc; đến nỗi họ mới lập nên một nền triết học về Bản Ngã, về Cái Tôi của con người; với chủ trương: muốn hạnh phúc thì phải giải thoát bản thân khỏi những ràng buộc của Cái Tôi, hoặc chuyển hóa “Cái Tôi Rác Rưỡi” trở thành Cái Tôi thanh khiết, chân thiện. Đặc biệt, đạo Phật dạy phải nỗ lực diệt trừ “lòng chấp ngã” và luôn luôn đề cao tinh thần Vô Ngã như là một trong Tam Pháp Ấn.
02/10/2014(Xem: 4586)
Kinh có ghi lại một cuộc đối thoại giữa du sĩ khổ hạnh Vacchagotta với đức Thế Tôn, và cuộc đối thoại này rất thiền. Vacchagotta tới thăm Bụt. Ông hỏi: - Này sa môn Gautama, có một linh hồn hay không? Bụt im lặng không trả lời. Lát sau Vacchagotta hỏi: - Như vậy là không có linh hồn phải không? Bụt cũng ngồi im lặng. Sau đó Vacchagotta đứng dậy chào và đi ra. Sau khi Vacchagotta đi rồi, Thầy A Nan hỏi Bụt: - Tại sao Thầy không trả lời cho Vacchagotta? Và Bụt bắt đầu cắt nghĩa…
30/09/2014(Xem: 4469)
Ánh hào quang Phật giáo Việt-nam ở cuối triều đại nhà Nguyễn (Khải Định, Bảo Đại) dần dần ẩn mình trong ốc đảo Tịnh Độ, chùa chiền và cá nhân phật tử không còn được sinh hoạt rộng rãi ra xã hội như trước, do bởi tấm chắn của hai bạo lực thực dân Pháp và Thiên-chúa giáo, ngăn chặn và đàn áp bằng Đạo Dụ số 10, không cho thành lập giáo hội, chỉ được lập hội như các hội thể thao, từ thiện… Do đó mà mọi sinh hoạt phật sự đều bị thu gọn trong chùa từ 1932.
23/09/2014(Xem: 14439)
“Đường về” là một tuyển tập gồm một số bài tiểu luận về Phật pháp do cố Ni trưởng Thích Nữ Trí Hải thực hiện. Tập sách chủ yếu làm sáng tỏ một số điểm giáo lý và pháp môn thực hành nòng cốt của Phật giáo từ Nguyên thủy cho đến Đại thừa mà tác giả đã có nhân duyên được học tập, thực hành và mong muốn chia sẻ với người khác. Được học tập và thực hành lời Phật dạy là một may mắn lớn của đời người. Người con Phật nhận chân được điều này và do đó luôn luôn mang tâm nguyện chia sẻ với người khác những gì mình đã được học tập và cảm nghiệm ở trong Phật pháp. Chính nhờ tinh thần cao quý này mà đạo Phật không ngừng được phổ biến rộng rãi, và nay những ai yêu quý Ni trưởng Trí Hải vẫn cảm thấy như được chia sẻ lớn từ một người có tâm nguyện mong được chia sẻ nhiều hơn cho cuộc đời.
16/09/2014(Xem: 18051)
Trên ngực Phật, hay trên những trang kinh của Phật, ta thường thấy có chữ VẠN. Nhưng nếu để ý, ta sẽ thấy có hai lối viết khác hẵn: Một là, “chữ vạn” hướng xoay theo chiều kim đồng hồ (lối viết A); hai là”chữ vạn” xoay ngươc chiều kim đồng hồ (lối viết B)
15/08/2014(Xem: 11986)
Tánh biết tham lam vật chất ,ích kỷ,vị tha,nhân quả,,ăn năn ,sám hối, thương yêu, ghét bỏ, sợ hãi, buồn tênh, v.v… của muôn loài hữu tình chúng sinh nói chung, con người nói riêng được hiển lộ ra ngoài thân ở lời nói và hành động trong đời sống hằng ngày.Tánh biết này,được các nhà ngôn ngữ cổ đại Trung Quốc gọi là Tâm.Từ đó cho đến nay người Trung Quốc và Việt Nam đều nói là tâm, một khi đề cập đến sự biết của các loài hữu tình chúng sinh,và con người.
06/08/2014(Xem: 4654)
Thiền sư Động Sơn Lương Giới Thiền sư Lương Giới, Tổ của tông Tào Động ở Trung Hoa. Khi đi tu Ngài có viết mấy lá thư cho cha mẹ. Đọc thư Ngài ta mới thấy ý chí người xưa. Lá thư thứ nhất: “Được nghe, chư Phật ra đời đều do cha mẹ mà có thân, muôn loài sanh trưởng thảy nhờ trời đất che chở. Cho nên, không có cha mẹ thì chẳng sanh, không có trời đất thì chẳng trưởng, thảy nhờ ân dưỡng dục, đều thọ đức chở che. Song, tất cả hàm thức, vạn tượng hình nghi đều thuộc vô thường chưa lìa sanh diệt. Ân bú sú nặng nề, công nuôi dưỡng sâu thẳm, dù đem của cải thế gian phụng dưỡng trọn khó đáp đền, dùng máu thịt dâng hiến cũng không được bền lâu.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567