Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Truyền Tâm Pháp Yếu Giảng Giải

05/07/201209:16(Xem: 15688)
Truyền Tâm Pháp Yếu Giảng Giải

Truyền Tâm Pháp Yếu Giảng Giải

HT Thích Thanh Từ

NXB Tổng hợp TP. HCM. PL. 2551 - DL. 2007

Lời Đầu Sách

Sự kiện đức Phật đưa cành hoa sen trên hội Linh Sơn cho tới nay, Tổ Tổ truyền trao cũng chỉ một việc này. Con đường hướng thượng không có lối khác, hành giả đi được liền tới, đi không được thì thôi.

Ở đây, ngôn ngữ không ngoài phương tiện, chẳng phải là chỗ của Tổ sư nhắm đến. Ngài Hoàng Bá là cháu đời thứ tư của Lục Tổ, đã dùng tâm ấn tâm. Tâm tâm ấn nhau, mãi mãi tiếp nối cho đến ngày nay. Tác phẩm Truyền Tâm Pháp Yếu chính là một chút dấu vết còn lại của gia phong ấy. Tướng quốc Bùi Hưu cẩn trọng tập thành và dâng lên các bậc lão túc trong tông môn kiểm chứng, ngõ hầu lưu truyền cho đời sau.

Hòa thượng Ân sư đã nhiều năm để tâm chỗ tột cội nguồn, riêng có lối về. Song e hàng Tăng Ni tứ chúng chưa biết tu quí ở vô tâm, nên Ngài giảng giải từng câu từng lời, cốt phá cái mê tình ấy. Chúng tôi đầy đủ phước duyên được ở trong hội chúng tu thiền, do Hòa thượng trực tiếp chỉ giáo. Mỗi lần nghe Ngài giảng lại lời dạy của chư Phật chư Tổ, trong lòng cảm kích, phấn chấn, an vui. Nói gì đến khi tự mình có thể lấy của báu trong nhà ra tiêu dùng! Chỗ tột vi lạc như thế, vì sao không thể đem chia xẻ với huynh đệ đồng tu cho được.

Thế nên, chúng tôi mạo muội ghi lại lời giảng của Hòa thượng Ân sư, những mong các pháp lữ hữu duyên ghé mắt xem qua, biết đâu chừng có chỗ vào. Nếu quả như thế, xin nguyện đem công đức này hồi hướng về khắp pháp giới chúng sanh đều được lợi lạc.

Vì là biên soạn từ văn nói, tác phẩm không sao tránh khỏi những sơ suất tất yếu của nó, kính mong các bậc thức giả lượng thứ cho.

Thiền viện Thường Chiếu, ngày 20-12-2006

Cuối Đông năm Bính Tuất,

Tỳ-kheo THÍCH NHẬT QUANG


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/10/2010(Xem: 5932)
Giáo lý đạo Phật được xem là một nền giáo lý thực nghiệm, nhằm giải quyết những vấn đề về con người, đưa con người thoát khỏi những khổ đau trói buộc...
27/09/2010(Xem: 4545)
Không thể định nghĩa về Không, mà chỉ có thể gợi ý rằng Không không thể là đối tượng của tư duy ngã tính (nhị duyên), mà là thực tại như thực của sự thể nhập...
20/09/2010(Xem: 5206)
Đây là bốn phạm trù tâm thức rộng lớn cao thượng không lường được phát sinh từ trong thiền định khi hành giả tu tập trong tự lợi và, lợi tha khi đem chúng ra ban vui cứu khổ...
31/08/2010(Xem: 6564)
"Niệm Phật, niệm Pháp niệm tăng, nhằm tự nhắc nhở mình, không làm các việc ác, siêng làm các việc lành, tâm luân hướng thượng. Khi nhớ nghĩ đến ba điều cao thượng trên, các tâm lý bất thiện như tham, sân, si không có cơ hội phát sinh,các ý niệm thuần thiện sanh khởi,hiện tại sống an lành, chân chánh." (Kinh Trung Bộ).
28/08/2010(Xem: 5688)
Ngay cả trong thời đại văn minh khoa học, xã hội phát triển theo xu hướng hội nhập toàn cầu, thì định hướng trung tâm của tính cách con người vẫn có phần thuộc đời sống hướng nội và phần thuộc đời sống hướng ngoại mà Phật giáo Thiền gọi là nội quán và ngoại quán, bao gồm trong Tứ niệm xứ với các đề tài thiền quán về thân, thọ, tâm, và pháp, theo đó, thân thì bất tịnh, thọ mang lại khổ đau, tâm thì vô thường, và pháp vốn vô ngã. Từ các pháp quán, con người có thể đứng về mặt nhận thức luận để biết bản chất cuộc đời, rồi từ đó, đứng về mặt đạo đức học, con người có những hành động phù hợp với nhận thức.
27/08/2010(Xem: 10566)
Theo quan kiến của các luận sư Phật học, kinh điển của Phật giáo Đại thừa, thì phần văn lý hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu xa và linh hoạt như: các bộ Kinh Hoa Nghiêm, Duy Ma, Pháp Hoa… được xây dựng trên tinh thần phát triển nội dung nên giáo lý được phân định theo hai phần: Phương tiện môn và Chân thật môn. Về phương tiện môn, như có lần đức Phật ví pháp đó như nắm lá trong tay đã rời khỏi sự sống, còn sự hiểu biết và diệu dụng của Ngài như lá trong rừng luôn luôn xanh tươi, vận hành theo bốn mùa.
24/07/2010(Xem: 4110)
Khổ đau hay hạnh phúc đều là những hậu quả tất yếu mà những hành động trước đó chúng ta đã tạo ra; dù là đồng thời hay dị thời đi nữa, thì chúng cũng bị lệ thuộc vào sự chi phối của luật tắt Nhân quả đứng về mặt hiện tượng.
22/07/2010(Xem: 13330)
Tôi phải thú nhận rằng hình như có điều gì không ổn khi một người suốt đời sống trong thế tục như tôi lại viết lời giới thiệu cho một quyển sách về giáo lý của Đức Phật về sự thành đạt, trí tuệ và bình an nội tâm. Quan điểm của tôi về tôn giáo đã bị chỉ trích nhiều, vì tôi tin rằng hầu hết các tôn giáo đều là một hình thức tâm bị nhiễm vi-rút (virus) làm lây nhiễm chúng sanh bình thường mạnh khỏe –và thường là có tri thức. Chỉ có Phật giáo dường như tách biệt với các tôn giáo khác vì tính chất cởi mở, uyển chuyển và thực dụng. Do đã sống hơn nữa thể kỷ ở Sri Lanka, tôi đã nhìn thấy giáo lý của Đức Phật đã được áp dụng như thế nào bởi nhiều thành phần xã hội, bằng nhiều phương cách khác nhau. Dầu nghe có vẻ lạ, nhưng những người hoàn toàn có lý trí và những kẻ bảo thủ một cách điên cuống đều cho rằng niềm tin và thái độ củ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]