Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật an cư không tiếp khách

19/06/201215:31(Xem: 4769)
Phật an cư không tiếp khách
PHẬT AN CƯ KHÔNG TIẾP KHÁCH
Quảng Tánh

Phatancukhongtiepkhach-quangtanhMột thời, Thế Tôn trú ở Icchànangala, tại khóm rừng ở Icchànangala. Tại đấy, Thế Tôn bảo các Tỷ-kheo: Ta muốn sống độc cư Thiền tịnh trong ba tháng, không tiếp một ai, trừ một người đem đồ ăn lại. Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Như vậy, không một ai đến viếng Thế Tôn, trừ một người đem đồ ăn lại.

Rồi Thế Tôn, sau khi ba tháng ấy đã mãn, từ chỗ Thiền tịnh độc cư đứng dậy, gọi các Tỷ-kheo:


Này các Tỷ-kheo, nếu các du sĩ ngoại đạo đến hỏi các ông: “Với sự an trú nào, này chư Hiền, Sa-môn Gotama an trú nhiều trong mùa mưa?”. Ðược hỏi vậy, này các Tỷ-kheo, các ông hãy trả lời cho cho các du sĩ ngoại đạo ấy như sau: “Với định niệm hơi thở vô, hơi thở ra, này chư Hiền, Thế Tôn an trú nhiều trong các mùa mưa”.


Ở đây, này các Tỷ-kheo, chánh niệm Ta thở vô, chánh niệm Ta thở ra.


Hay thở vô dài, Ta rõ biết: “Ta thở vô dài”. Hay thở ra dài, Ta rõ biết: “Ta thở ra dài”. Hay thở vô ngắn, Ta rõ biết: “Ta thở vô ngắn”. Hay thở ra ngắn, Ta rõ biết: “Ta thở ra ngắn”... “Quán từ bỏ, Ta thở vô”, Ta rõ biết như vậy. “Quán từ bỏ, Ta thở ra”, Ta rõ biết như vậy.


Này các Tỷ-kheo, ai muốn nói một cách chơn chánh, đây là Thánh trú, đây là Phạm trú, đây là Như Lai trú; người ấy nói một cách chơn chánh, phải nói định niệm hơi thở vô, hơi thở ra là Thánh trú, là Phạm trú, là Như Lai trú.


Này các Tỷ-kheo, những Tỷ-kheo nào là bậc hữu học, tâm chưa thành tựu, đang sống cần cầu vô thượng an ổn khỏi các khổ ách; những vị ấy tu tập, làm cho sung mãn định niệm hơi thở vô, hơi thở ra, sẽ đưa đến đoạn tận các lậu hoặc. Và này các Tỷ-kheo, những Tỷ-kheo nào là bậc A-la-hán, đoạn tận các lậu hoặc, tu hành thành mãn, những việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt lý tưởng, đã tận trừ hữu kiết sử, chánh trí, giải thoát; những vị ấy tu tập, làm cho sung mãn định niệm hơi thở vô, hơi thở ra, ngay trong hiện tại, đưa đến lạc trú, chánh niệm tỉnh giác.


Này các Tỷ-kheo, ai muốn nói một cách chơn chánh, đây là Thánh trú, đây là Phạm trú, đây là Như Lai trú; người ấy nói một cách chơn chánh, phải nói định niệm hơi thở vô, hơi thở ra là Thánh trú, là Phạm trú, là Như Lai trú.


(
Kinh Tương Ưng Bộ V, chương 10, phẩm 2, phần Icchànangala)

SUY NGHIỆM:


Thời Thế Tôn tại thế, Ngài rất chú trọng đến phận sự an cư mùa mưa của chư Tăng. Đặc biệt nhất là trong ba tháng mùa mưa ở rừng Icchànangala, Ngài đã nhập thất và quyết định “không tiếp một ai”, trừ vị thị giả mang cơm nước cho Ngài.


Vậy thì Thế Tôn nhập thất an cư để làm gì? Ngài chỉ an trú “với định niệm hơi thở vô, hơi thở ra…”. Ngài đã làm một việc rất bình thường, đó là thực hành chỉ-quán của thiền Tứ niệm xứ. Rõ ràng Đức Phật là bậc đã giác ngộ thì chắc chắn “những việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt lý tưởng, đã tận trừ hữu kiết sử, chánh trí, giải thoát” nhưng Ngài vẫn an cư và tọa thiền miên mật như chúng Tăng hẳn phải có nguyên nhân.


Một mặt, Ngài khẳng định rằng tu tập thiền Tứ niệm xứ sẽ “làm cho sung mãn định niệm hơi thở vô, hơi thở ra, sẽ đưa đến đoạn tận các lậu hoặc”. Đây là pháp môn căn bản, là con đường thẳng để đi đến thành tựu giải thoát, Niết-bàn mà các “bậc hữu học, tâm chưa thành tựu, đang sống cần cầu vô thượng an ổn khỏi các khổ ách” như chúng ta phải nương theo, hành trì, nhất là trong ba tháng an cư kiết hạ.


Mặt khác, “định niệm hơi thở vô, hơi thở ra là Thánh trú, là Phạm trú, là Như Lai trú”. Nghĩa là từ các bậc Thánh vô học trở lên, tuy đã đoạn tận phiền não và giải thoát hoàn toàn nhưng vẫn an trú trong “định niệm hơi thở” để nuôi dưỡng thân tâm an lạc. Như vậy, Như Lai và các bậc Thánh La hán mà còn an trú trong “định niệm hơi thở”, hà huống là phàm tình như chúng ta.


Ấn tượng nhất vẫn là Phật an cư không tiếp khách. Sự “không tiếp một ai” và “không một ai đến viếng Thế Tôn” trong mùa an cư của Đức Phật là bài học cảnh tỉnh cho những người xuất gia vì bộn bề Phật sự mà không thể thực hành phận sự an cư và cả những hành giả tuy có tùng chúng an cư nhưng lại quá bận rộn, trong các đạo tràng an cư kiết hạ hiện nay.

(http://www.thichquangtanh.com/)

(CÙNG TÁC GIẢ)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/12/2012(Xem: 13282)
Không tách lìa hiện tướng và tánh không. Đây chính là chánh kiến, chẳng còn gì sở đắc được hơn.
20/12/2012(Xem: 3864)
Nhân loại và thế giới thực sự đang đứng trước nguy cơ tự diệt vong do sự tàn phá môi trường khủng khiếp, dân số quá tải...
19/12/2012(Xem: 5883)
Thiền là một con đò dùng để đưa người rời bỏ bờ khổ đau và vô minh để tới bờ của an lạc và giải thoát...
05/12/2012(Xem: 3402)
Sáu ba-la-mật là Bồ-tát hạnh. Bồ-tát hạnh gồm có hai sự tích tập: tích tập phước đức là làm lợi lạc cho người khác và tích tập trí huệ là xóa tan bóng tối vô minh...
04/12/2012(Xem: 4757)
Theo giáo lý đạo Phật, không ai có thể siêu độ cho ai, không ai có thể giải thoát cho ai, ngoại trừ chính cá nhân người đó.
04/12/2012(Xem: 8192)
Danh hiệu Phật Bồ Tát đại từ đại bi vô lượng vô biên biểu trưng trí tuệ của tự tánh vô lượng vô biên, đức năng vô lượng vô biên...
27/11/2012(Xem: 3557)
Sự kiện đặc biệt này bắt đầu từ ngày 30/11 đến 13/12/2012, tại 2 Tu viện lớn của Tây Tạng là Gaden và Drepung ở Mundgod, miền Nam Ấn Độ.
23/11/2012(Xem: 4500)
Trong phần mở đầu chương 3 của tác phẩm The Grand Design (Bản thiết kế vĩ đại), nhà vật lý thiên tài Hawking đã nêu lên một vấn đề lý thú. Cách đây mấy năm, hội đồng thành phố Monza ở Italy đã cấm không cho những người thích nuôi vật cưng được nuôi giữ cá vàng trong những cái bể nước kính cong. Họ lý giải rằng điều đó thật là tàn nhẫn, vì nếu như thế, khi nhìn ra ngoài, con cá sẽ có cái nhìn sai lệch về thực tại. Thế rồi tác giả đặt câu hỏi: “Nhưng làm thế nào chúng ta biết được rằng chúng ta đã có bức tranh chân thực, không hề sai lệch về thực tại?”(2). Câu hỏi đó là nỗi băn khoăn muôn thuở của con người.
22/11/2012(Xem: 6346)
Đến đây, nếu để ý bạn sẽ thấy gần như mỗi người Tây Tạng đi đâu cũng xoay trên tay bánh xe mani (một ống đồng xoay trên một trục thẳng đứng)...
21/11/2012(Xem: 4774)
Thân người có ba chứng bệnh là bệnh thuộc về phong, bệnh thuộc về hàn và bệnh thuộc về nhiệt, nhưng ba chứng bệnh này gây họa không lớn, chỉ khổ trong một đời. Tâm cũng có ba nhóm bệnh, nhưng ba bệnh này gây họa thật nghiêm trọng, khiến con người phải chịu khổ đau vô lượng kiếp.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]