Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật an cư không tiếp khách

19/06/201215:31(Xem: 4271)
Phật an cư không tiếp khách
PHẬT AN CƯ KHÔNG TIẾP KHÁCH
Quảng Tánh

Phatancukhongtiepkhach-quangtanhMột thời, Thế Tôn trú ở Icchànangala, tại khóm rừng ở Icchànangala. Tại đấy, Thế Tôn bảo các Tỷ-kheo: Ta muốn sống độc cư Thiền tịnh trong ba tháng, không tiếp một ai, trừ một người đem đồ ăn lại. Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Như vậy, không một ai đến viếng Thế Tôn, trừ một người đem đồ ăn lại.

Rồi Thế Tôn, sau khi ba tháng ấy đã mãn, từ chỗ Thiền tịnh độc cư đứng dậy, gọi các Tỷ-kheo:


Này các Tỷ-kheo, nếu các du sĩ ngoại đạo đến hỏi các ông: “Với sự an trú nào, này chư Hiền, Sa-môn Gotama an trú nhiều trong mùa mưa?”. Ðược hỏi vậy, này các Tỷ-kheo, các ông hãy trả lời cho cho các du sĩ ngoại đạo ấy như sau: “Với định niệm hơi thở vô, hơi thở ra, này chư Hiền, Thế Tôn an trú nhiều trong các mùa mưa”.


Ở đây, này các Tỷ-kheo, chánh niệm Ta thở vô, chánh niệm Ta thở ra.


Hay thở vô dài, Ta rõ biết: “Ta thở vô dài”. Hay thở ra dài, Ta rõ biết: “Ta thở ra dài”. Hay thở vô ngắn, Ta rõ biết: “Ta thở vô ngắn”. Hay thở ra ngắn, Ta rõ biết: “Ta thở ra ngắn”... “Quán từ bỏ, Ta thở vô”, Ta rõ biết như vậy. “Quán từ bỏ, Ta thở ra”, Ta rõ biết như vậy.


Này các Tỷ-kheo, ai muốn nói một cách chơn chánh, đây là Thánh trú, đây là Phạm trú, đây là Như Lai trú; người ấy nói một cách chơn chánh, phải nói định niệm hơi thở vô, hơi thở ra là Thánh trú, là Phạm trú, là Như Lai trú.


Này các Tỷ-kheo, những Tỷ-kheo nào là bậc hữu học, tâm chưa thành tựu, đang sống cần cầu vô thượng an ổn khỏi các khổ ách; những vị ấy tu tập, làm cho sung mãn định niệm hơi thở vô, hơi thở ra, sẽ đưa đến đoạn tận các lậu hoặc. Và này các Tỷ-kheo, những Tỷ-kheo nào là bậc A-la-hán, đoạn tận các lậu hoặc, tu hành thành mãn, những việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt lý tưởng, đã tận trừ hữu kiết sử, chánh trí, giải thoát; những vị ấy tu tập, làm cho sung mãn định niệm hơi thở vô, hơi thở ra, ngay trong hiện tại, đưa đến lạc trú, chánh niệm tỉnh giác.


Này các Tỷ-kheo, ai muốn nói một cách chơn chánh, đây là Thánh trú, đây là Phạm trú, đây là Như Lai trú; người ấy nói một cách chơn chánh, phải nói định niệm hơi thở vô, hơi thở ra là Thánh trú, là Phạm trú, là Như Lai trú.


(
Kinh Tương Ưng Bộ V, chương 10, phẩm 2, phần Icchànangala)

SUY NGHIỆM:


Thời Thế Tôn tại thế, Ngài rất chú trọng đến phận sự an cư mùa mưa của chư Tăng. Đặc biệt nhất là trong ba tháng mùa mưa ở rừng Icchànangala, Ngài đã nhập thất và quyết định “không tiếp một ai”, trừ vị thị giả mang cơm nước cho Ngài.


Vậy thì Thế Tôn nhập thất an cư để làm gì? Ngài chỉ an trú “với định niệm hơi thở vô, hơi thở ra…”. Ngài đã làm một việc rất bình thường, đó là thực hành chỉ-quán của thiền Tứ niệm xứ. Rõ ràng Đức Phật là bậc đã giác ngộ thì chắc chắn “những việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt lý tưởng, đã tận trừ hữu kiết sử, chánh trí, giải thoát” nhưng Ngài vẫn an cư và tọa thiền miên mật như chúng Tăng hẳn phải có nguyên nhân.


Một mặt, Ngài khẳng định rằng tu tập thiền Tứ niệm xứ sẽ “làm cho sung mãn định niệm hơi thở vô, hơi thở ra, sẽ đưa đến đoạn tận các lậu hoặc”. Đây là pháp môn căn bản, là con đường thẳng để đi đến thành tựu giải thoát, Niết-bàn mà các “bậc hữu học, tâm chưa thành tựu, đang sống cần cầu vô thượng an ổn khỏi các khổ ách” như chúng ta phải nương theo, hành trì, nhất là trong ba tháng an cư kiết hạ.


Mặt khác, “định niệm hơi thở vô, hơi thở ra là Thánh trú, là Phạm trú, là Như Lai trú”. Nghĩa là từ các bậc Thánh vô học trở lên, tuy đã đoạn tận phiền não và giải thoát hoàn toàn nhưng vẫn an trú trong “định niệm hơi thở” để nuôi dưỡng thân tâm an lạc. Như vậy, Như Lai và các bậc Thánh La hán mà còn an trú trong “định niệm hơi thở”, hà huống là phàm tình như chúng ta.


Ấn tượng nhất vẫn là Phật an cư không tiếp khách. Sự “không tiếp một ai” và “không một ai đến viếng Thế Tôn” trong mùa an cư của Đức Phật là bài học cảnh tỉnh cho những người xuất gia vì bộn bề Phật sự mà không thể thực hành phận sự an cư và cả những hành giả tuy có tùng chúng an cư nhưng lại quá bận rộn, trong các đạo tràng an cư kiết hạ hiện nay.

(http://www.thichquangtanh.com/)

(CÙNG TÁC GIẢ)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/06/2010(Xem: 4156)
Quyển luận này nhằm mục đích nhắc nhở người xuất gia phải nổ lực tu hành, để được giải thoát nên được đề tựa là Cảnh Sách; “Qui Sơn Cảnh Sách” là luận Cảnh Sách của Ngài Qui Sơn.Đây là bộ luận mà trong thiền môn nói riêng, giới xuất gia nói chung, coi như kinh của Phật. Thế nên ai xuất gia vào chùa, trong thời gian đầu học làm Sa Di, đều phải học thuộc lòng ba quyển gọi là Phật Tổ Tam Kinh; Kinh Tứ Thập Nhị Chương, Kinh Di Giáo, Qui Sơn Cảnh Sách.
24/06/2010(Xem: 7065)
Vào năm 1946, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra định nghĩa về sức khỏe là “tình trạng hoàn toàn thư thái cả về thể chất, tinh thần, lẫn các quan hệ xã hội, chứ không chỉ là tình trạng không có bệnh hay không bị thương tật”. Định nghĩa này cho thấy thân và tâm của con người dính liền với nhau như hình với bóng, và có sức khỏe có nghĩa “thân tâm an lạc”. Điều hết sức thú vị nằm ở chỗ đối với những ai là con nhà Phật thì không phải đến bấy giờ, tức thời điểm WHO đưa ra định nghĩa, mà từ rất lâu rồi các Phật tử vẫn thường chúc nhau và chúc mọi người: “thân tâm thường an lạc”.
21/05/2010(Xem: 16446)
Giáo hội Phật giáo Việt nam thống nhất ra đời với sứ mạng thừa kế sự nghiệp truyền trì đạo giáo cao cả của đức Bổn Sư Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni Phật, mà liệt Tổ truyền giáo đã dày công xây dựng trên mảnh đất Việt nam thân yêu này, với một cơ đồ vững chắc tốt đẹp hơn hai nghìn năm lịch sử. Chưa có một Đạo giáo, học thuyết nào trong quá khứ đã có một ảnh hưởng, một thọ mạng, một địa vị hơn thế được, đối với xứ sở này. Thật vậy, lịch sử truyền giáo của Phật giáo Việt nam là một lịch sử gắn liền với lịch sử giữ nước, dựng nước của dân tộc Việt nam. Điều đó không ai phủ nhận được và cũng không có tổ chức nào trong quá khứ có trang sử vẻ
10/03/2010(Xem: 10316)
ĐẠO TỪ CỦAHOÀ THƯỢNG THÍCH TRÍ THỦ VIỆN TRƯỞNGVIỆN HOÁ ĐẠO
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567