Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tôn giả Nan Đà

26/05/201214:22(Xem: 4696)
Tôn giả Nan Đà
TÔN GIẢ NAN ĐÀ
Toàn Không

Một thời đức Phật ngự tại vườn Cấp Cô Độc, nước Xá Vệ. Một hôm vào buổi sáng, Tỳ Kheo Nan Đà mặc áo sặc sỡ, đi giày viền vàng, lại vẽ mặt, trông rất kỳ quặc khác thường, ôm bình bát đi vào thành Xá Vệ khất thực. Khi ấy nhiều Tỳ Kheo trông thấy thế, liền đến chỗ đức Phật lễ lạy rồi nói:

- Thưa đức Thế Tôn, vừa rồi Tỳ Kheo Nan Đà choàng áo sặc sỡ, đi giày viền vàng đẹp đẽ vào thành khất thực.

Đức Phật liền bảo một Tỳ Kheo khác đi gọi Nan Đà trở lại gặp Ngài, khi Tỳ Kheo Nan Đà trở lại đến chỗ đức Phật lễ lạy rồi, đức Phật hỏi:

- Nay Thầy vì sao chưng diện đẹp đẽ như thế để vào thành khất thực?

Tỳ Kheo Nan Đà làm thinh không đáp, Đức Phật nói tiếp:

- Thế nào Nan Đà, Thầy há chẳng do lòng tin kiên cố xuất gia học đạo sao?

Nan Đà thưa:

- Đúng vậy thưa Thế Tôn.

Đức Phật bảo:

- Thầy là con nhà danh giá (vọng tộc) chẳng làm (hành) đúng với người tu do lòng tin kiên cố xuất gia học đạo, lại chưng diện tô sửa hình vóc rồi vào thành khất thực, như vậy đối với người thường (bạch y) đâu có khác gì?

Nay Thầy: chớ làm như vậy nữa; nói xong đức Phật đi vào tịnh thất.

*****

Được ít ngày sau, một số Tỳ Kheo lại đến thưa với đức Phật:

- Tỳ Kheo Nan Đà: chẳng kham khuôn phép người tu (tu hành phạm hạnh), muốn cởi áo tu hành (pháp phục), tập lối sống (tập hạnh) tại gia.

Đức Phật bảo một Tỳ Kheo đi gọi, sau khi Tỳ Kheo Nan Đà đến lễ lạy rồi, đức Phật bảo:

- Thế nào Nan Đà, Thầy chẳng ưa tu phạm hạnh (khuôn mẫu phép tắc), muốn cởi bỏ giáo lý và cách ăn mặc của người tu (cởi pháp y), tập theo thói người thường (tập hạnh bạch y), tại sao thế?

Tỳ Kheo Nan Đà đáp:

- Thưa vâng, đức Thế Tôn! Con vì lòng dục quá nhiều (lừng lẫy), chẳng thể kìm chế được.

- Thế nào Nan Đà? Thầy không phải con nhà dòng dõi danh giá (vọng tộc), do lòng tin kiên cố xuất gia học đạo sao?

- Đúng như vậy, thưa Thế Tôn! Con là dòng dõi danh giá, do lòng tin kiên cố nên xuất gia học đạo.

- Nếu là dòng dõi danh giá do lòng tin kiên cố thì Thầy chẳng nên như thế, tại sao lại bỏ chính pháp (giáo pháp tốt đẹp) muốn tập xấu xa (ô uế); người mắc vào dâm dục và uống rượu sẽ không nhàm chán. Dâm dục và uống rượu là ô uế sẽ đi vào sa ngã, người có tật này không thể đạt cứu cánh (vô vi).

Nay Thầy nhớ tu phạm hạnh (khuôn mẫu phép tắc), hướng đến đạo quả sẽ có lợi ích lớn cho Thầy.

Đức Phật nói rồi lại nghĩ: “Nan Đà ý dục quá nặng, ta phải dùng lửa trừ lửa”. Nghĩ rồi, tức thì một tay Ngài nắm cánh tay Nan Đà, chỉ trong chớp mắt đã đem Nan Đà lên núi Hương sơn. Chỗ ấy có một con khỉ mù xấu xí ở trong hang đá. Đức Phật hỏi:

- Nan Đà, Thầy có thấy con khỉ mù không?

- Thưa có thấy.

- Tôn Đà Lợi (người mà Nan Đà thương nhớ) đẹp hay con khỉ mù này đẹp?

- Làm sao mà ví được, con khỉ mù này quá xấu xí, làm sao so sánh được với Tôn Đà Lợi đẹp như tiên, nên lúc nào con cũng nhớ cô gái họ Thích.

Bấy giờ, đức Phật và Nan Đàn như trong khoảng thời ngian duỗi cánh tay biến khỏi núi Hương sơn liền đến cõi Trời Đạo Lợi; lúc ấy chư Thiên (các vị Trời) tụ tập ở giảng đường Thiện Pháp, cách đó không xa có cung điện bên trong tụ tập vô số Thiên Nữ đang vui đùa.

Nan Đà nhìn thấy các Thiên Nữ đàn ca múa hát vui đùa như thế, liền thưa hỏi đức Phật:

- Đây là chỗ nào mà nhiều người đẹp đàn ca múa hát vui vẻ như thế?

Đức Phật bảo:

- Thầy tự đến đó hỏi đi.

Nan Đà liền đi đến, thấy cung điện trang trí đẹp đẽ khác thường, bên trong toàn là con gái đẹp tuyệt trần, không có một người con trai, Nan Đà liền hỏi:

- Các cô là gì mà đàn ca múa hát vui chơi đùa rỡn khoái lạc như thế?

Một cô đáp:

- Chúng tôi ở cõi Trời Đạo Lợi đây có 500 Ngọc Nữ đều chưa có chồng, chúng tôi nghe nói có đệ tử của Thế Tôn ở trần gian tên là Nan Đà con của Di Mẫu (Dì làm mẹ kế), Ngài đang ở chỗ Như Lai (Đức Phật) tu phạm hạnh; sau khi qua đời ở đó sẽ sinh về đây làm chồng (phu chủ) của chúng tôi để cùng vui thú với nhau.

Nan Đà nghe thế, trong lòng rất vui mừng, liền nghĩ: “Ta là Nan Đà, là đệ tử Thế Tôn, lại cũng là con Di Mẫu, đúng là ta rồi, các Ngọc Nữ đẹp tuyệt trần này đều sẽ là vợ ta cả”. Trong lòng mừng rỡ vô kể, Nan Đà liền chào tạm biệt các Thiên Nữ rồi trở lui tới chỗ đức Phật, Ngài hỏi:

- Thế nào Nan Đà, các Ngọc Nữ ấy nói gì?

- Họ nói: “Mỗi người chúng tôi đều chưa có chồng, lại nghe nói có đệ tử đức Thế Tôn tên Nan Đà, con Di Mẫu tu phạm hạnh, sau khi qua đời sẽ sinh đến đây, người này sẽ là chồng chúng tôi”.

- Nan Đà, ý Thầy thế nào?

- Vừa rồi khi nghe các Ngọc Nữ nói, con tự nghĩ: “Ta là đệ tử Thế Tôn, lại con Di Mẫu của Phật, các Ngọc Nữ này sẽ là vợ của ta”.

Đức Phật hỏi:

- Thế nào, Nan Đà? Cô gái Thích Tôn Đà Lợi đẹp hay 500 Ngọc Nữ kia đẹp?

Nan Đà đáp:

- Ví như con khỉ mù đối với Tôn Đà Lợi, Tôn Đà Lợi giống như con khỉ mù đối với các Ngọc Nữ đẹp tuyệt vời chưa từng thấy bao giờ, Tôn Đà Lợi không thể nào so sánh được với các Ngọc Nữ kia.

Đức Phật bảo:

- Hay thay! Nan Đà, hãy khéo tu phạm hanh, Ta sẽ tác chứng cho Thầy, khiến 500 Ngọc Nữ kia đều cấp cho Thầy.

Khi ấy đức Phật lại nghĩ: “Ta sẽ dùng nước diệt lửa cho Nan Đà”. Rồi trong khoảng thời gian như người duỗi cánh tay, Ngài lại cầm cánh tay Nan Đà biến khỏi cõi Trời, tới thẳng Địa Ngục, ngang qua bao nhiêu chỗ Địa ngục, thấy bao nhiêu cảnh khổ, làm cho Nan Đà sợ hãi, lông tóc dựng đứng. Như chỗ quỷ ngục cho trâu cày trên lưỡi tội nhân, chỗ quỷ ngục bỏ tội nhân nằm trên giường chông nhọn hoắt, chỗ tội nhân bị lửa đốt, v.v.... Tới một chỗ có cái vạc lớn trống không chẳng có tội nhân, thì dừng lại. Nan Đà thắc mắc hỏi đức Phật:

- Đây là đâu, mọi chỗ đều có chúng sanh chịu khổ, chỉ có vạc kia còn trống tội nhân là sao?

Đức Phật nói:

- Đây gọi là địa ngục A Tỳ, muốn biết rõ việc này, Thầy hãy tự đi hỏi ngục tốt đang đứng gần cái vạc đó.

Nan Đà liền đến hỏi ngục tốt:

- Đây là ngục gì mà không có tội nhân trong vạc như thế?

Ngục tốt đáp:

- Đây là địa ngục A Tỳ, Ông nên biết, nghe nói có đệ tử đức Thích Ca tên Nan Đà đang tu phạm hạnh, khi qua đời sẽ sinh lên cõi Trời, ở đó sống dục lạc sung sướng. Khi chết ở cõi Trời sẽ sinh vào địa ngục A Tỳ này, cái vạc này vì thế để trống chờ người ấy sinh đến đây chịu khổ.

Nan Đà nghe những lời nói ấy, lòng hoảng sợ, da nổi gai gà, lông tóc dựng đứng, thì nghĩ: “Cái vạc này chính là dành cho ta!” Nan Đà vội trở lại chỗ đức Phật cúi lạy mà thưa:

- Xin Thế Tôn cho con được sám hối lỗi, con đã chẳng tu phạm hạnh, mà lại xúc nhiễu Thế Tôn”.

Rồi Nan Đà liền nói kệ:

Đời người không đủ quý,
Thọ hết Trời cũng tiêu,
Địa ngục khổ chua cay,
Chỉ Niết Bàn là sướng.

Đức Phật bảo:

- Lành thay! Lành thay! Như lời Thầy nói, Niết Bàn là tịnh lạc. Nan Đà, Ta nhận cho Thầy sám hối, Như Lai nhận lời sám hối của Thầy, sau chớ phạm nữa.

Rồi trong khoảng thời gian như người duỗi cánh tay, đức Phật nắm cánh tay Nan Đà biến khỏi Địa Ngục trở về vườn Cấp Cô Độc. Lúc đó đức Phật chỉ dạy cho Tỳ Kheo Nan Đà phương pháp tu hành.

Sau khi nhận lãnh lời dạy đầy đủ, Nan Đà cúi lạy rồi lui đi đến vườn An Đà ngồi dưới gốc cây giữ chính thân nhớ nghĩ lời dạy của đức Phật, siêng năng không lười mỏi, không ngưng nghỉ. Do lòng tin kiên cố tinh tấn thiền định Chỉ (Sa ma tha: tĩnh lặng) Quán (Tỳ bà xá na: tập trung vào đề mục), tu pháp vô thượng. Như thật biết sinh tử đã dứt, phạm hạnh đã lập, việc phải làm đã làm xong, không còn thụ thân sau nữa. Lúc ấy Tôn Giả Nan Đà liền đạt bậc Thánh, bậc A La Hán. Tôn Giả liền đứng lên đến chỗ đức Phật, lễ lạy rồi thưa:

- Thưa đức Thế Tôn, như trước đây Thế Tôn hứa chứng cho con 500 Ngọc Nữ, nay con xin bỏ hết.

Đức Phật bảo:

- Nay Thầy sinh tử đã dứt, phạm hạnh đã lập, nay Ta sẽ bỏ lời hứa.

Rồi đức Phật bảo các Tỳ Kheo:

- Nan Đà đã đắc A La Hán, nay Nan Đà không dâm, chẳng giận, chẳng si.

LỜI BÀN:

Đọc hết bài Kinh, chúng ta thấy lúc đầu, Tôn Giả Nan Đà đã sắp xả giới bỏ đạo vì sự say mê nữ sắc không còn kìm giữ được nữa.

Trước khi bàn luận vấn đề này, chúng ta cũng nên biết sơ qua lai lịch của Tôn Giả Nan Đà. Ngài là Hoàng Tử, con bà Ma Ha Ba Đề (Maha Pajapati), (kế mẫu của đức Phật) và Vua Tịnh Phạn (Suddhana Gotami), cùng cha khác mẹ với đức Phật.

Trước khi đức Phật về thăm Vua cha vài ngày, Vua Tịnh Phạn đã cho tổ chức lễ thành hôn, nhận cung điện mới và phong tước cho Hoàng Tử Nan Đà rất là trọng thể.

Vài ngày sau đức Phật trở về thăm Vua cha lần đầu tiên sau khoảng 10 năm xa cách. Lúc ấy vì sự kiêu mạn của các bậc kỳ lão trong Hoàng thân, vì đức Phật muốn phá tâm cao ngạo kiêu mạn ấy, nên Ngài đã dùng thần thông bay lên không trung, phóng ánh sáng, làm thân phát ra lửa, phụt ra nước, và các phép biến hóa trên không. Bấy giờ tất cả Hoàng gia đều chứng kiến, từ già tới trẻ đều tán thán việc xảy ra chưa từng có, nên đều kính ngưỡng Ngài. Sau đó một số Hoàng thân trẻ xin xuất gia, trong đó có Hoàng Tử Nan Đà.

Câu chuyện về Hoàng Tử Nan Đà được kể rằng: “Vì sự kính phục người Anh cả vô cùng lớn lao, nên Hoàng Tử Nan Đà luôn luôn ở gần đức Phật. Sau khi đức Phật thụ thực do Vua Tịnh Phạn cúng dàng xong, đức Phật trao bình bát cho Hoàng Tử Nan Đà. Do sự kính ngưỡng, nên Hoàng Tử lặng lẽ ôm bình bát đi theo sau.

Tân nương của Hoàng Tử Nan Đà là Tôn Đà Lợi (Janapada Kalyani) nghe thuật lại thì nước mắt chảy ra, vội vã chạy theo gọi: “Hoàng Tử, Hoàng Tử! Hãy trở lại với em, hãy trở lại với em mau đi!”

Tiếng gọi đầy tình yêu thương của Tôn Đà Lợi làm cho Hoàng tử cảm kích thấm thía quay đầu nhìn lại người vợ đẹp của mình, nhưng vì sự kính ngưỡng và đang phải cầm cái bình bát của người Anh tôn quý, nên Hoàng Tử không dám trao trả bình bát cho đức Phật mà đành phải tiếp tục đi theo. Cứ thế Hoàng Tử ôm bình bát theo sau đức Phật về đến vườn Thượng Uyển là nơi đức Phật tạm ngự.

Khi tới nơi rồi, đức Phật hỏi Hoàng Tử có muốn trở thành bậc Thánh thì nên xuất gia theo Ngài tu hành. Vì đã thấy tận mắt thần thông biến hóa, vì sự kính trọng và sùng bái sâu xa đối với người Anh cả lại là một vị Phật, nên Hoàng Tử Nan Đà đã đồng ý thọ lễ xuất gia cùng với một số các Hoàng thân khác như A Nan Đà, A Na Luật, La Hầu La v.v...”

Giả thử Tôn Giả Nan Đà sinh vào thời nay không có Phật, thử hỏi ai có thể có cách làm cho người sắp xả giới bỏ đạo trở lại tu hành? Thật là khó thay! Chỉ có đức Phật mới làm được thôi. Ngài đã dùng hai bước để đưa Tôn Giả trở lại đời sống của người tu hành.

Trước hết Ngài dùng “lửa trị lửa” bằng hai cách: Dùng con khỉ mù xấu tệ để cho Nan Đà so sánh với Tôn Đà Lợi, sau đó Ngài dùng các Thiên Nữ để Nan Đà so sánh với người yêu không đáng giá. Đến khi này, nếu đức Phật ngừng ở đây, Nan Đà sẽ tu để được sinh cõi Trời hầu có thể cưới các Ngọc Nữ, chứ không còn nhớ tưởng cô gái họ Thích nữa. Nhưng để chắc chắn cho Nan Đà bỏ ý định cưới các Ngọc Nữ, nên đức Phật đã dùng “nước trị lửa” bằng cách đưa Nan Đà đến chứng kiến cảnh Địa Ngục vô cùng khổ sở. Lại nghe thấy biết tương lai của mình sẽ phải vào Địa Ngục đang chờ đợi, thì hoảng sợ quá, nên Nan Đà đã kịp thời nghĩ đến việc làm sai quấy tội lỗi của mình, vì đã không nghe lời đức Phật dạy. Do đó Nan Đà đã xin sám hối tội lỗi và được đức Phật tha thứ ngay.

Thiết nghĩ, đức Phật cũng chỉ muốn thế mà thôi để dìu dắt Nan Đà trở lại tu hành nghiêm túc.

Ở đây, chúng ta thấy, thông thường Đức Phật ít dùng thần thông, những khi nào cần phải có thần thông thì Ngài không ngần ngại gì mà không làm. Nghĩa là trong sự giáo hóa, Ngài tùy bệnh mà cho thuốc. Bệnh của Nan Đà quá nặng nên đức Phật đã phải dùng thần thông như thế để trị. Đúng là thuốc thần chưa từng thấy.

Ngày nay, ở vào thời mạt pháp, chúng ta chỉ được nghe nói mà không ai thấy cảnh khổ ở Địa Ngục, nên nói đến việc tu hành thì rất nhiều người cứ hờ hững lửng lơ. Lại viện ra đủ thứ lý lẽ để thoái thác hoặc trì hoãn.

Có biết đâu rằng khi sinh vào ba cõi dữ Súc Sanh, Ngạ Quỷ, Địa Ngục, có muốn tu cũng đã muộn mất rồi. Cơ hội làm người lúc đó còn lâu lắm, thật là khổ thay! Nhưng biết làm sao được!

Bởi vậy, bây giờ có cơ hội tốt được làm người, chúng ta nên cố gắng tu, nếu chưa được giải thoát thì ít ra cũng được sinh vào cõi lành là Trời, Người, và kiếp sau sẽ có cơ hội tu tiếp vậy.

Toàn Không

Source: thuvienhoasen

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/02/2015(Xem: 8483)
Bài viết sau đây được tổng hợp từ kinh sách và từ các bài giảng của chư tăng ni, có mục đích phác họa một bức tranh khái quát với tính liệt kê về năm thừa của Phật giáo giới thiệu đến người sơ cơ học Phật hoặc muốn tìm hiểu về đạo Phật. ‘Thừa’ là sự nương tựa vào, được tượng hình như một cổ xe để giúp chúng ta di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Có cổ xe nhỏ, sức yếu chỉ đưa chúng ta đi gần, vòng quanh ở một nơi nào đó, và cũng có cổ xe lớn, có sức mạnh hơn nên có thể đưa chúng ta đi xa hơn, đến những nơi chốn đẹp đẽ hơn, an lạc hơn.
25/02/2015(Xem: 13955)
Tựa đề bài viết này là bốn chữ trích từ câu thứ nhì trong bài “Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh” (bài Tâm Kinh, bản dịch của Ngài Huyền Trang, gồm 270 chữ). Nguyên văn câu này là: “Xá Lợi Tử! Sắc bất dị Không, Không bất dị Sắc; Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc. Thọ, Tưởng, Hành, Thức diệc phục như thị .”
25/02/2015(Xem: 5714)
Chủng tử là hạt mầm của đời sống, là nguồn năng lượng đơn vị cấu thành nghiệp lực, là yếu tố sâu kín và căn bản quyết định sự hình thành cái ‘Ta’ (Ngã) và những cái của Ta (Ngã Sở), là nguyên nhân của mọi hoàn cảnh gặp được trong đời, là đầu mối của hạnh phúc và khổ đau trong hiện tại và dẫn dắt vào vị lai, đời này và đời sau. Soi rọi dưới lăng kính Duy Thức Học cùng vòng chuỗi Mười Hai Nhân Duyên (1.Vô Minh, 2. Hành, 3. Thức, 4. Danh Sắc, 5. Lục Nhập, 6. Xúc, 7. Thọ, 8. Ái, 9. Thủ, 10. Hữu, 11. Sanh, 12. Lão Tử) ta có thể rút ra một số nhận định về tiến trình hình thành chủng tử.
29/01/2015(Xem: 5166)
Lời thưa: Sau bài viết “Những Câu Hỏi Tế Vi”, tôi nhận được khá nhiều câu hỏi từ trong email của tôi cũng như những comment của các bạn Lý Học Phật, Lưu-tâm-Lực, Jan nguyễn, hưng trần... liên hệ đến đề tài. Nhận thấy nội hàm vấn đề không thể chỉ trả lời năm bảy dòng là xong, nên tôi kính nhờ BBT/TVHS cho chuyển tải bài viết này, xem như trả lời chung chứ không phải riêng cho một câu hỏi nào. Tôi chỉ nói cái gốc của vấn đề chứ không bàn đến cành, nhánh của vấn đề. Và tôi cũng không dám chắc đáp ứng được những thắc mắc của chư vị - nhất là kiến giải “bác lãm” của bạn Lý Học Phật mà tôi “thường không lãnh hội nổi”. Đây chỉ là sự chia sẻ của một người học Phật luôn cảm thấy mình còn phải học mãi, học hoài do sở học chỉ mong như là một hạt bụi được dính chân gót chân của các bậc xuất trần thượng sĩ! Trân kính.
29/01/2015(Xem: 4556)
Hôm nay Tăng Ni, Phật tử về đây để mừng năm mới và tha thiết chúc tụng chúng tôi. Thật ra chúng ta mừng thêm một tuổi hay buồn bớt đi một năm sống ? Lần lượt hết năm này sang năm khác, cứ thế mà chúng ta trải qua mấy mươi năm từ thuở bé cho đến ngày nay. Riêng tôi thì tóc bạc da nhăn rồi, còn quí vị có người tóc đã bắt đầu bạc, cũng có người còn trẻ hơn. Trên con đường sanh tử, có người đi hơn nửa đường, có người đi nửa đường, có người mới đi một phần ba, một phần tư đường, đã đi thì nhất định là phải đến, không ai không đến. Thế nên trong nhà Phật lẽ sanh tử là một việc lớn.
21/01/2015(Xem: 9023)
Nguyên văn emai của một cư sĩ: Con có một thắc mắc bấy lâu không biết hỏi ai, con kính xin Thầy giải thích dùm cho con. Câu hỏi này có liên hệ tới bài kệ cô đọng của Lý Duyên Khởi: "Cái này có, cái kia có Cái này sinh, cái kia sinh Cái này không cái kia không Cái này diệt cái kia diệt" Theo chỗ con hiểu, bài kệ này là công thức rốt ráo tóm tắt sự vận hành của Lý Duyên Khởi. Theo như Thế Tôn nói, nó luôn đúng và cho dù Phật có ra đời hay không có ra đời thì nguyên lý này vẫn đứng vững, không thể nào khác hơn được và không có ngoại lệ.
18/01/2015(Xem: 5218)
Cô công chúa trẻ nhất của lãnh chúa đang du hành từ nhà cô ở Kyoto tới thủ đô ở Edo thì trông thấy một người đàn bà bé nhỏ nằm bên vệ đường. Cô công chúa ra lệnh cho đoàn tùy tùng của mình ngừng lại và đỡ bà già lên, bà này gần chết vì lạnh lẽo và đói khát. Cô công chúa đã cứu sống người đàn bà và khi người khách này của cô đủ mạnh mẽ để có thể tự đi một mình, công chúa tặng cho bà ít tiền và chiếc khăn quàng ấm áp của cô. Người đàn bà biết ơn, trao cho công chúa một gói nhỏ và nói: “Xin nhận cái này.” Công chúa hỏi: “Đây là vật gì thế?” “Một cái gương thần kỳ.” “Cái gì khiến nó thành thần kỳ vậy?”
08/01/2015(Xem: 8297)
Vì luôn khế hợp với chân lý của cuộc đời, nên giáo pháp của Đức Phật cũng như một bánh xe có thể chuyển vận hướng về phía trước, di chuyển, lan tỏa đến nhiều xứ sở...
26/12/2014(Xem: 6717)
Đức Phật dạy rằng nếu đem Đạo Pháp của Ngài đặt vào con tim của một người bình dị thì nhất định là nó sẽ bị biến dạng (saddhamma-patirupa; sad có nghĩa là đúng đắn, dhamma có nghĩa là Đạo Pháp, patipura có nghĩa là lệch lạc, do đó có thể hiểu các chữ saddhamman-patirupa là "Đạo Pháp đúng đắn không bị lệch lạc" hay bóp méo). Trái lại nếu đặt nó vào con tim của một Người Cao Quý (Kalyanamitta) (Kalyanamitta là một từ ghép; kalyana: đạo đức, nhân ái; mitta: bạn hữu, do đó có thể hiểu từ ghép này là "một người bạn đạo hạnh" hay một "người đồng hành đạo đức". Kinh sách bằng các ngôn ngữ Tây Phương thường dịch là Être Noble/Noble One. Kinh sách gốc Hán ngữ dịch là thiện trí thức/shàn zhīshì 善知識, thiết nghĩ cách dịch này không được thích nghi lắm bởi vì ngày nay rất khó hình dung ra những người "thiện trí thức" là những thành phần nào trong xã hội) thì nó sẽ trở nên tinh khiết, và sẽ không bao giờ phai mờ hay u tối.
11/12/2014(Xem: 5768)
Một thời là chữ bắt đầu của kinh Phật: “Một thời Phật tại nước Xá-vệ..”, “Một thời Phật tại thành Vương Xá, trong núi Kỳ-xà-quật…” (tạng Hán Bắc tông). “Một thời, Thế Tôn đang đi trên con đường…”, “Một thời Thế Tôn đang ở thành…”(tạng Pali Nam tông).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567