Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Pháp trừ sầu lo

26/05/201214:14(Xem: 3517)
Pháp trừ sầu lo
PHÁP TRỪ SẦU LO
Toàn Không

Một thời đức Phật ngự tại vườn Cấp cô độc, một hôm, Vua Ba Tư Nặc ra lệnh quần thần sửa soạn xe ra khỏi thành Xá Vệ đi xem đất để cho xây giảng đường. Trong lúc ấy mẹ của Vua đã một trăm tuổi già yếu, Vua rất tôn kính, thường xuyên thăm hỏi, vừa qua đời.

Vị cận Thần tên Bất Xà Mật là người tài giỏi, được nhiều người kính trọng nể vì, vị đại Thần này biết Vua đã ra khỏi thành chưa biết việc mẫu Hậu qua đời, nên nghĩ: “Nếu biết mẹ của Vua mất chắc Vua sẽ sầu khổ, sẽ không ăn uống rồi sinh bệnh vì Vua cũng đã gần 80 tuổi rồi; nay ta nên nghĩ cách bày phương tiện khiến Vua không sầu khổ, cũng chẳng sinh bệnh.”

Nghĩ rồi, vị đại Thần liền cho sửa soạn 500 voi, 500 ngựa, 500 bộ binh, 500 thanh nữ, 500 bà già, 500 phạm chí, 500 bộ quần áo mới đẹp, 500 trân bảo. Lại cho làm quan tài lớn tô vẽ đẹp, có các thanh niên cầm phướn lọng, hòa nhạc vang lừng, tất cả từ từ tiến ra ngoài thành; trong khi ấy, đại Thần Bất Xà Mật đi đón Vua về.

Lúc ấy Vua đi coi đất xong trở về gặp đại Thần không xa thành, rồi cùng trở vào thành; khi đến gần, Vua trông thấy cảnh ấy liền hỏi đại Thần:

- Đây là người nào mà cúng dàng đến thế?

Đại Thần tâu:

- Trong thành có mẹ của một Trưởng giả qua đời, những voi, ngựa, thanh niên nam nữ, ông già bà già phạm chí v.v... đều là của họ cả.

Vua lại hỏi:

- Voi ngựa xe cộ họ dùng làm gì?

Đại Thần đáp:

- Họ dùng 500 bà già dâng lên Diêm Vương để đổi mạng bà mẹ.

Vua bật cười rồi nói:

- Đây là lỗi của người ngu, làm sao đổi được mạng, như có người vào miệng cá mập rồi mà mong ra khỏi sao được; đọa vào Vua Diêm La, muốn cầu ra, làm sao ra được?

Đại Thần nói:

- 500 thanh nữ cũng dùng để mua mạng bà cụ.

- Đây cũng không được, chẳng thể được.

- Nếu không dùng thanh nữ đổi được thì họ dùng 500 trân bảo hoặc 500 quần áo mới đẹp để đổi mạng bà cụ.

- Quần áo, trân bảo cũng chẳng thể đổi được.

- Nếu không dùng được quần áo trân bảo, thì họ dùng chú thuật của 500 Phạm chí để giữ mạng bà cụ lại.

- Đây cũng khó được.

- Nếu dùng chú thuật của 500 Phạm chí không được, thì họ dùng 500 binh lính cùng chiến đấu lớn quyết tâm giữ mạng bà cụ lại.

Vua đáp:

- Đây là cách của người ngu, đã rơi vào miệng cá mập, chẳng thể ra được; Ông nên biết có ai sinh ra mà không chết đâu?

Đại Thần nói:

- Đây thực chẳng thể được.

Vua nói:

- Thực chẳng thể được, đức Phật cũng dạy rằng: “Hễ có sinh là có chết, không ai thoát khỏi được”

Khi ấy đại Thần Bất Xà Mật quỳ xuống tâu Vua:

- Vì vậy Đại Vương không nên buồn rầu, tất cả đều chết.

Vua hỏi:

- Cớ sao ta lại buồn rầu?

Đại Thần tâu:

- Trình Đại Vương, hôm nay thân Mẫu của Đại Vương đã vừa qua đời.

Vua nghe xong thở dài mấy lần, rồi bảo đại Thần:

- Lành thay! Như lời Ông nói, Ông hay dùng phương tiện khéo léo.

Rồi Vua vào thành cho bày các thứ hương hoa cúng dường vong Mẫu, lo tang lễ hỏa thiêu xong, nhà Vua lên xe đến chỗ đức Phật ngự tại vườn Cấp Cô Độc. Đến nơi cúi lạy, Vua ngồi qua một bên. Đức Phật nhìn Vua rồi hỏi:

- Đại Vương! Cớ sao Đại Vương nét mặt không vui, lại lấm bụi đất như thế?

Vua thưa:

- Bạch Thế Tôn, thân Mẫu con mới qua đời, vừa mới đưa ra ngoài thành lo tang lễ xong; con đến đây để hỏi Thế Tôn một vài thắc mắc. Mẹ con lúc còn sống trì trai tinh tấn, hằng làm lành, vừa đúng 100 tuổi thì qua đời, nên con đến chỗ Thế Tôn.

Thưa đức Thế Tôn! Nếu có thể đem voi ngựa xe cộ để mua lại mạng cho Mẹ, con sẽ làm ngay; nếu có thể dùng tiền bạc châu báu để mua lại mạng sống cho Mẹ, con sẽ không tiếc của. Nếu có thể dùng nô tỳ, thành quách, nhân dân, đất nước để đổi mạng sống của Mẫu thân, con sẽ đem tất cả để mua, chẳng để cho Mẹ của con chết.

Đức Phật bảo:

- Này Đại Vương! Chớ sầu não quá, tất cả chúng sanh đều phải chết, tất cả đều biến đổi, muốn cho không thay đổi chẳng thể được. Đại Vương nên biết thân người như tuyết đọng, rồi sẽ tan rã, cũng như ngói đất sẽ tan hoại không thể giữ lâu mãi mãi; cũng như sóng nắng dưới ánh mặt trời thiêu đốt tưởng là nước, nó huyễn hóa hư ngụy; thế nên, Đại Vương không nên âu sầu.

Đại Vương nên biết chẳng thể che chở thân này, chẳng thể lấy ngôn ngữ, chú thuật, dược thảo để che chở thân này; có bốn điều sợ hãi đối với thân này, đó là:

1- Già làm bại hoại tuổi trẻ khiến không còn nhan sắc.

2- Bịnh làm bại hoại người không bệnh.

3- Chết làm bại hoại mạng sống.

4- Vật hữu thường trở thành vô thường.

Đại Vương, có bốn pháp này chẳng thể che chở, chẳng thể dùng sức mà hàng phục được; ví như bốn phía có bốn quả núi lớn từ bốn bên ép lại, chẳng thể dùng sức mà trừ được, nên thân này chẳng phải là kiên cố, không thể nương cậy

Do đó, Đại Vương nên lấy chính pháp trị dân, chớ dùng phi pháp; Đại Vương cũng chẳng bao lâu nữa sẽ đến biển sinh tử. Đại Vương nên biết những người dùng chính pháp trị dân đến khi qua đời sẽ được sinh cõi Trời cõi lành, còn người dùng tà pháp cai trị khi chết đọa vào đường dữ, địa ngục; Đại Vương nên học và nhớ điều này.

Lúc ấy Vua Ba Tư Nặc thưa:

- Con sẽ vâng làm, xin Thế Tôn cho biết tên pháp này.

Đức Phật bảo Vua:

- Đây gọi là pháp trừ sầu lo buồn phiền.

Vua thưa với đức Phật:

- Bạch Thế Tôn, con nghe pháp này rồi bao nhiêu sầu não hôm nay đã trừ sạch, việc nước bề bộn, con xin phép Thế Tôn được trở về.

Đức Phật bảo:

- Đại Vương nên biết đúng thời.

Vua Ba Tư Nặc nước Xá Vệ liền đứng dậy lễ Phật rồi lui đi lên xe về cung Vua.

LỜI BÀN:

Bốn điều đức Phật dạy Vua Ba Tư Nặc nước Xá Vệ, những lời này không phải chỉ dành cho Vua Ba Tư Nặc, mà cho tất cả mọi người, không những thời ấy mà cho cả thời nay, chúng ta thử phân tích 4 điều đức Phật dạy:

1-Già làm bại hoại tuổi trẻ khiến không còn nhan sắc:

Điều này dễ nhận ra, từ khi mới sinh ra bụ bẫm đẹp đẽ dễ thương, lớn dần lên thân hình phát triển nẩy nở khỏe mạnh cường tráng ở tuổi đôi ba mươi; rồi từ đó phải đối phó với cuộc đời, càng ngày càng chồng chất từ tuổi bốn mươi cho đến năm mươi, bắt đầu có vài sợi tóc bạc là bắt đầu cảm thấy già. Từ tuổi năm mươi trở lên mỗi ngày cảm thấy cằn cỗi hơn, cảm thấy yếu hơn, nhan sắc kém tươi đẹp hơn; tới tuổi 60, 70, 80, những sự nêu trên lại càng thể hiện rõ ràng hơn nữa. Vì vậy đức Phật nói “Gìa làm bại hoại tuổi trẻ khiến không nhan sắc” là quá rõ ràng, không ai có thể chối cãi được.

2- Bịnh làm bại hoại người không bệnh:

Tại sao bệnh làm bại hoại người không bịnh? Vì người không bịnh thấy người bệnh mà lo cho người bịnh, lo cứu người ốm đau, lo tiền lo thuốc, lo săn sóc cho người bệnh, lo ngày lo đêm cho người bệnh để làm sao cho người bệnh được tai qua nạn khỏi. Như vậy vì lo lắng trăm bề như thế sẽ làm cho người không bệnh mất ăn mất ngủ, trở thành ốm o gầy mòn, trở thành bại hoại thành bệnh.

Đi xa hơn, một điểm cần đề cập tới là người không bệnh khi nhìn thấy người khác mắc bệnh nan y khó chữa, người không bịnh ấy đâm ra sợ hãi cái bệnh ấy. Vì sợ hãi mà phải lo lắng, tìm đủ cách đề phòng để làm sao không mắc phải bịnh khó chữa ấy; cũng vì sự sợ hãi nên không yên tâm, trong tuổi già mà không an tâm sẽ dễ đi đến bại hoại nhanh chóng. Vì thế cho nên Phật bảo: “Bịnh làm bại hoại người không bệnh.” là vậy.

3- Chết làm bại hoại mạng sống:

Lời dạy này quá rõ ràng. Khi chết thì mạng sống chấm dứt một đời để qua đời khác, và dĩ nhiên đời sống hiện tại bị tan hoại, thân xác trở về với đất nước gió lửa. Thịt xương móng tóc trở về với đất, máu huyết chất lỏng trở về với nước, hơi thở không khí trong người trở về với gió, hơi ấm trong người trở về với lửa; vì thế cho nên Phật bảo: “Chết làm bại hoại mạng sống.

4- Vật hữu thường trở về vô thường:

Tại sao vật hữu thường trở về vô thường? Những vật dụng của chúng ta là vật hữu thường, nhưng sau một thời gian thì hư hỏng nên trở thành vật vô thường; như cái xe, cái bàn, cái nhà, quần áo v.v... tất cả mỗi thứ tùy theo thời gian lâu mau khác nhau rồi cũng biến đổi hư hỏng. Do đó tất cả vật chất đều trở về vô thường.

Nhìn xa hơn nữa, khi chúng ta tạo dựng được cái nhà hay mua được một số đất đai, nhưng khi chúng ta chết rồi chẳng thể mang theo được. Những thứ đó đối với mình là người tạo dựng, dù vật ấy vẫn còn đó, cũng trở thành vô thường đối với mình mà thôi.

Vì thế cho nên, đức Phật nói: “Vật hữu thường trở về vô thường”, tất cả đều là vô thường cả; hiểu và nhận chân được lý lẽ này, chúng ta sẽ sống bình thản trước mọi sự đổi thay.

---::---

Đoạn cuối của bài Kinh, đức Phật lưu ý rằng chẳng có sức nào chống nổi bốn điều trên, cũng như chẳng có sức nào có thể chống lại bốn ngọn núi lớn từ bốn phía ép tới; Đức Phật lưu ý thân con người không kiên cố, chẳng thể nương cậy, rồi Ngài bảo Vua còn chẳng bao lâu nữa Vua sẽ đến biển sinh tử; lúc ấy Vua Ba Tư Nặc đã gần 80 tuổi rồi và chỉ ít năm sau Vua Ba Tư Nặc cũng qua đời.

Đức Phật khuyên Vua nên dùng chính pháp để trị dân, chính pháp là công bằng đạo đức, thương dân giúp dân, tránh sưu cao thuế nặng, tránh hà hiếp bóc lột, thực hành dân chủ tư do v.v... Nếu dùng chính pháp trị dân khi qua đời sẽ được sinh cõi lành, ngược lại nếu dùng tà pháp cai trị dân sẽ bị đọa vào đường dữ; đây là những lời dạy mà ai cũng nên học và nhớ thực hành, nhất là đối với những người đang có quyền hành địa vị vậy.

Toàn Không

(CÙNG TÁC GIẢ)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/08/2013(Xem: 8835)
Với Tuệ giác và lòng Từ bi của Đức Phật, thấy chúng sanh ở cõi Ta bà, đang đắm nhiễm trong khổ đau, nên Ngài đã thị hiện xuống trần, vào cung vua, nhưng rồi biết rõ rằng do THAM ÁI với NGŨ DỤC mà con người mãi trầm luân, đau khổ.
22/08/2013(Xem: 11785)
Chúng ta muốn tu hành được tinh tấn và thành tựu thì phải tránh những chuyện thị phi, vì thị phi mất rất nhiều thời gian một cách vô ích, mà lại gây tạo rất nhiều nghiệp khẩu, oan trái.
16/08/2013(Xem: 6324)
Đây là món quà vô giá, hết sức đơn giản bạn có thể tặng con. Những chủng tử nụ cười, thanh tịnh, từ bi của Phật sẽ từ từ gieo vào tàng thức, chuyển hóa con thành người thánh thiện có khuôn mặt tươi vui, hiền hòa rất tự nhiên. Bạn sẽ thấy con dễ mến vô cùng và thương kính gần gũi cha mẹ hơn bao giờ hết.
16/08/2013(Xem: 3601)
Phật dạy 20 điều khó không mang một sắc thái bi quan hay chán chường, mà nhằm chỉ dạy chúng ta phải ý thức rằng sự sống này phải nương nhờ lẫn nhau mới bảo tồn mạng sống trên nền tảng của nhân quả
15/08/2013(Xem: 17852)
“Chẳng có ai cả ” là một tuyển tập những lời dạy ngắn gọn, cô đọng và thâm sâu nhất của Ajahn Chah, vị thiền sư lỗi lạc nhất thế kỷ của Thái Lan về pháp môn Thiền Minh Sát.
15/08/2013(Xem: 4127)
Ðức Phật sau khi thành đạo dưới cội bồ-đề, Ngài tìm những người bạn đồng tu lúc trước là năm anh em ông Kiều-trần-như để thuyết pháp. Bài pháp đầu tiên là Tứ Diệu Ðế, trong đó đế thứ nhất là Khổ đế, nói cái khổ là lẽ thật của cuộc đời này. Ðức Phật nói khổ, tại sao chúng tôi lại nói người tu là tìm về nguồn an lạc giải thoát, tức là vui. Như vậy có trái với bản ý của đức Phật hay không?
15/08/2013(Xem: 3733)
Nếu Phật tử tu vừa tụng kinh, vừa niệm Phật, vừa trì chú, vừa tọa thiền thì quá nhiều. Phật bảo: “Chúng sanh có nhiều phiền não nên Phật cũng có nhiều pháp môn để đối trị.” Cho nên mỗi một phương pháp tu là thích ứng với mỗi căn cơ, mỗi bệnh của chúng sanh. Ai thích hợp với pháp môn nào thì tu pháp môn ấy, tu một cách triệt để cũng đạt đến kết quả viên mãn.
13/08/2013(Xem: 8973)
Tôi lớn lên bên cạnh người mẹ Nhật. Bà là một Phật tử. Cha tôi là người Anh gốc Nga, theo đạo Do Thái. Tôi đã tìm hiểu về nhiều tôn giáo, phong tục và văn hóa với tư cách cá nhân, trong vai trò của người làm mẹ, làm báo và người đi tìm chân lý. Hiện giờ tôi thực sự hạnh phúc hơn vì tôi đã biết chấp nhận bản thân, và người khác như họ là, và nhận thức mỗi ngày là một ngày mới, ngày đặc biệt, và tôi mãi mãi hàm ân về điều đó.
13/08/2013(Xem: 9742)
Khi dịch xong kinh Trường A-hàm năm 1962 tôi cảm thấy có một vài thắc mắc tuy thông thường nhưng sẽ không tránh khỏi xuất hiện một cách mau lẹ đến ít nhiều quý vị đọc kinh này. Ðể giải thích phần nào những thắc mắc đó hầu tránh khỏi cái nạn vì nghẹn bỏ ăn, ở đây xin nêu vài ý kiến theo trường hợp này:
11/08/2013(Xem: 3604)
Một số người đặt câu hỏi thế này: “Người tu Phật có thể thay đổi được quả khổ của đời mình không?” Vì đa số Phật tử nghĩ mình tu thì bao nhiêu tội lỗi trước, những điều mình làm đau khổ cho người, đều do công đức tu hành mà tan biến hết. Nếu thay đổi được thì có trái với câu nhân nào quả nấy không? Trong kinh kể đức Phật tu hành đã thành Phật mà còn bị nạn kim thương, mã mạch, tức là vẫn thọ quả báo như thường
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]