Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đức Đạt Lai Lạt Ma hướng dẫn về giáo huấn những giai trình giác ngộ

27/02/201217:30(Xem: 3547)
Đức Đạt Lai Lạt Ma hướng dẫn về giáo huấn những giai trình giác ngộ
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
HƯỚNG DẪN VỀ GIÁO HUẤN NHỮNG GIAI TRÌNH GIÁC NGỘ
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma Dharamsala, India, March 26, 1986
Anh dịch: Alexander Berzin
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển - 02/02/2012

365dalailama_dailyadvicefromheart

Những Giai Trình Giác Ngộ[1]và Bốn Chân Lý Cao Quý

BERZIN: Cách tốt nhất để giảngdạy Những Giai Trình Giác Ngộ ở Đông Âu là thế nào? Đức Thánh Thiện đã đề nghị trong Nghi Lễ ĐạoSư, Cúng Dường Đạo Sư, hay Lama Chopa, phạm vi bắt đầu với bốn chân lý cao quývà giai đoạn giữa. Ngài có thể chi tiếtvề điều này không? Cũng thế, lời khuyênbảo của ngài là gì với điều gọi là sự "Sùng Tín Đạo Sư[2]"và những sự thực tập khởi đầu. Nhữngngười trong thế giới chuyên chế không thể trưng bày những hình ảnh của Đức Phậthay dâng cúng nước trên bàn thờ, vì nó rất đáng nghi ngờ.

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Tôinghĩ không chỉ trong thế giới cộng sản mà trong những nơi khác cũng thế, tốtnhất là bắt đầu với Bốn Chân Lý Cao Quý.

Một cách căn bản, chúngta có thể thấu hiểu Bốn Chân Lý Cao Quý trong hai trình độ [trình độ của sựgiải thoát tạm thời khỏi khổ đau và trình độ giải thoát thật sự khỏi đaukhổ. Mục tiêu của sự giải thoát tạm thờiđáp ứng cho trình độ khởi đầu trong động cơ của Con Đường Tiệm TiếnLamrim. Mục tiêu cho sự giải thoát thậtsự - hoặc là giải thoát khỏi vòng luânhồi hay việc đạt đến giác ngộ hoàn toàn - đáp ứng đến nguyện vọng của trình độ bậc trung (giải thoát) và trình độbậc thượng (giác ngộ)].

Mục Tiêu Giải thoát Tạm Thời

Trên trình độ thứ nhất:

1- Từ việc tích lũynghiệp chướng từ dính mắc và sân giận, chúng ta xây dựng nên nghiệp nhân khôngphước đức. Điều này làm cho phải táisinh trong những tình trạng tệ hại đủ loại.Sự khổ đau của ba cõi khổ [những chúng sinh bị giam hãm trong thế giớikhông có niềm vui (địa ngục), quỷ đói và súc sinh] là sự thảo luận về những vấnnạn ở đây (Khổ đế).

2- Nguyên nhân của điềuấy là thái độ tàn phá, căn cứ trên sự bất giác (si mê) của của hành trạng nhânquả (nghiệp). Giải thích như nguyên nhânthật sự của khổ đau (tập đế).

3- Bước khởi đầu choviệc giải thoát chính chúng ta khỏi việc tái sinh vào những tình trạng tệ hạilà nguyện ước giải thoát khỏi sự khổ đauấy. Giải thích như loại giải thoát [nhưsự chấm dứt thật sự (diệt đế).

4- Những gì được hoànthành điều này là đạo đức tự giác của việc ngăn ngừa khỏi mười điều tàn phá(mười bất thiện nghiệp) - (đạo đế).Được giải thích như những con đường thật sự. Đây là bao hàm của bốn chân lý cao quý.

Nói cách khác, điều thứnhất cho cấu trúc của chính bốn chân lý cao quý. Rồi thì, trong cấu trúc bốn tầng ấy, trêntrình độ thứ nhất [đáp ứng đến mục tiêu của giai đoạn khởi đầu của Con ĐườngTiệm Tiến Lamrim], trong đặc trưng đầu tiên chúng ta có thể khẳng định những tái sinh tệ hại như cănbản. Vì thế, khổ đế giải thích khổ đaucủa những tình trạng tệ hại. Rồithì lấy việc đạt được hạnh phúc và anlạc thật sự của những tình trạng tái sinh khá hơn như những thí dụ của một loạigiải thoát. Điều này có thể được quảquyết như sự giải thoát, việc biến thành hiện thực cho việc giải thoát khỏi khổđau ấy, có thể chứ? Nó giống như sự giảithoát tạm thời. Rồi thì, việc hướng đếncon đường cho việc giải thoát khỏi những nguyên nhân cho sự khổ đau này [đượcgọi là những hành động tiêu cực], hai quy luật quan tâm đến nguyên nhân và hiệuquả liên hệ đến việc quan tâm khổ sở của đớn đau. [Quan tâm đến những nguyên nhân của khổ sởđớn đau trong những tình trạng tái sinh tệ hại,] từ một nguyên nhân nhỏ có thểđưa đến một kết quả lớn, và nếu tiến hành một hành động, nó sẽ không vô hiệu[hay không hậu quả gi]. Thái độ tàn phácuối cùng sẽ đưa đến việc trải nghiệm khổ đau, ngoại trừ chúng ta tự tịnh hóanghiệp nhân của nó sau đó.] Điều này đưađến phía tịnh hóa của Bốn Chân Lý Cao Quý, việc phân rẻ khỏi nổi khổ sở của đớnđau và nguyên nhân của nó, và con đường của việc đạt đến điều ấy. Trong cách này, chúng ta thấu hiểu bốn chânlý cao quý, có phải thế không? Vấn đềchính nhấn mạnh khi giáo huấn con đường tiệm tiến lamrim, trong trường hợp ấy,là bốn chân lý cao quý và nguyện ước cho việc giải thoát.

Rồi thì, trên tất cả, làquy y. Đấy là tuyệt diệu nhất, có phảikhông? Bằng khác đi, nếu chúng ta khôngnhận ra điểm trọng tâm của Giáo lý trong dạng thức của bốn chân lý cao quý, thìtrong trường hợp ấy điều gì chúng ta giải thích như là vấn đề quan trọng nhấtcủa việc tái sinh hoàn toàn rõ ràng?[Không có phạm vi của bốn chân lý cao quý,] nếu chúng ta nghĩ về việctái sinh quý báu của con người, nếu chúng ta chỉ kết luận rằng thân người làquan trọng, điều ấy không thuyết phục cho lắm.

Truyền thống Sakya, conđường và những kết quả của nó (lamdray) được cấu trúc như thế này, với bốn chânlý cao quý trong tâm. Đầu tiên, chúng tacần nghĩ về khổ đau, và duy chỉ trường hợp về việc tái sinh thân người hoàntoàn rõ ràng. Điều này, tôi nghĩ là rấttốt. Đức Phật nói cho cùng, trước nhấtdạy về bốn chân lý cao quý. Giống nhưthế, chúng ta có thể tiến hành một cách dễ dàng trong con đường mà những trìnhđộ bậc trung (giải thoát) và bậc thượng (giác ngộ) của lamrim thích hợp trongcấu trúc của bốn chân lý cao quý để đạt đến sự giải thoát thật sự.

[For further detail,see: Lam-rim Structured According to theFour Noble Truths.]

Tha Thiết cho Giải Thoát Thật Sự

BERZIN: Lưu tâm đến điểm Đức Thánh Thiện cũng nhấnmạnh đến giai đoạn bậc trung ngay từ lúc khởi đầu, có phải điều này liên hệ đếnviệc đặt nhấn mạnh trên những cảm xúc và thái độ phiền não và trên sự giảithích về tâm thức chứ?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Vâng, điều này là tốt nhất. Nếu trước đấy, chúng ta không đạt được mộtniềm tin vững vàng thật sự rằng giải thoát là có thể đạt được, thế thì Pháp bảosẽ không phát sinh gì cả. [Nói cáchkhác, chúng ta cần niềm tin chắc rằng các cảm xúc và thái độ phiền não (khổ đếvà tập đế) đang lướt qua như phù du, rằng tâm thức là thanh tịnh bản nhiên (bảnchất ngừng dứt chân thật, tự tính thanh tịnh niết bàn) và vì thế có thể loạitrừ những cảm xúc và thái độ phiền não vĩnh viễn (đạt đến những sự chấm dứtthật sự (diệt đế) qua những con đường chân thật (đạo đế))

Xa hơn, [liên hệ đến bậcthượng,] sẽ hữu ích nếu giải thích một ít về từ ái, bi mẫn và tâm bồ đề. Cho dù người ta có chấp nhận có đời sống quákhứ hay không hay có sự giải thoát khỏi sự tái sinh không thể kiểm soát hay không, nhưng trong cuộc sống này thậtquan trọng để là một người đáng yêu, sống hòa hiệp với người khác.

[See: "Dharma-Lite" Versus"The Real Thing" Dharma.]

Rồi thì , thật tốt đẹpđể nghĩ về bốn vô lượng tâm - nguyện ước rằng tất cả chúng sinh được tự do khỏikhổ đau, được phú cho hạnh phúc, tự do khỏi tất cả những nguyên nhân của khổđau, và không bị cách ly khỏi hạnh phúc.Tiếp theo giái thích những thái độ bình đẳng và hoán chuyển mình vớingười khác. Nói cách khác, tự yêu mến làcánh cửa cho tất cả mọi rắc rối, yêu mến người khác là căn bản cho tất cả mọiphẩm chất tốt đẹp, và, khi chúng ta đạt được sự thực chứng của hai điều ấy, hãytự sử dụng để làm lợi ích cho xã hội.

[See: Exchanging and Equalizing One’sAttitudes about Self and Others.

Vị Trí của sự " Sùng Tín Đạo Sư" trongCon Đường Tiệm Tiến Lamrim

BERZIN: Có bất cứ cần thiết nào để đề cập đến sựtrung tín với đạo sư không? Họ không có những đạo sư.

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Khi chúng ta quy y, sự quy y thực sự là nhữngtrân bảo của Đạo Phật (diệt đế và đạo đế). Để có Pháp bảo trên sự tương tục tinh thần của chúng ta, chúng ta cầnnhững phương pháp cho việc phát sinh trong tâm thức chúng ta và chúng ta cần aiđấy biểu thị qua những giải thích vàgương mẫu cá nhân những gì thật sự là Pháp bảo. Chúng ta cũng cần thiện hữu tri thức, Tăng già, được gọi là những ngườiở trong tiến trình hiện thực Pháp bảo một cách thích đáng và đã đạt được thànhcông trên một trình độ nào đó.

[See: Identifying the Objects of SafeDirection (Refuge).]

Như thế đấy rồi thì khichúng ta hỏi, ai là người biểu thị Pháp bảo ngoại trừ vị đạo sư, chúng ta thấytrong từ ngữ Tây Tạng chữ người biểu thị là tenpa cũng là một chữ dành cho vịthầy. Không có vị thầy biểu thị Phápbảo, chúng ta sẽ không thể thực tập. Giống như thế này, chúng ta đi đến đạo sư.

Không nhất thiết, vàkhông có điểm nào, cần phải nói về đạo sư và vấn đề liên hệ đến một người đượcgiải thích trong truyền thống Những Giai Trình Giác Ngộ. Chỉ nói đến trình độ đơn giản. Bởi vì người giảng dạy cho chúng ta là quantrọng, giáo huấn thảo luận về những phẩm chất vị ấy. Rồi thì, cũng tốt thôi để giải thích về nhữngphẩm chất của một vị thầy tâm linh phù hợp với những trình độ khác nhau của vịthầy, như được giải thích trong luật tạng, kinh điển Đại thừa, v.v...

BERZIN: Khi tôi ở Đông Âu lần chót, tôi thật sự đãgiải thích về đời sống quý giá của con người.Tôi thấy rằng nhiều người sống trong những quốc gia ấy cảm thấy đau buồncho họ, rằng dưới hệ thống ấy, họ không thể làm bất cứ điều gì thật sự đầy đủ ýnghĩa hay làm bất cứ điều gì cho đời sống của họ. Họ dường như cảm kích những giáo huấn về đờisống con người quý báu rất nhiều.

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Rất tốt, đấy là sự tiếp cận đúng đắn.

Nguyên bản: Advicefrom His Holiness the Fourteenth Dalai Lama on Teaching Lam-rim
Ẩn Tâm Lộ ngày24-02-2012
http://www.berzinarchives.com/web/en/archives/sutra/level2_lamrim/overview/general/advice_hhdl_teaching_lamrim.html


[1] ConĐường Tiệm Tiến Lamrim hay Những Giai Tầng Giác Ngộ

[2]Guru Devotion: mối quan hệ lành mạnhđúng đắn

Source: thuvienhoasen

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/06/2014(Xem: 14255)
CHÁNH PHÁP BỘ MỚI: Số 31, tháng 06.2014 Hình bìa của Nhiên An ChanhPhap 31 (06.14) ¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2 ¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 ¨ TA NGHĨ VỀ ĐẤT NƯỚC TA (thơ Mặc Phương Tử), trang 8 ¨ ĐẠO PHẬT VIỆT TK THỨ I VÀ THỜI KỲ BẮC THUỘC (HT. Thích Đức Nhuận), trang 9 ¨ BẢN LÊN TIẾNG V/V TRUNG QUỐC XÂM PHẠM LÃNH HẢI VIỆT NAM… (VP Điều Hợp GHPGVNTN Liên Châu), trang 13 ¨ PHÁP TỪ PHẬT ĐẢN PL. 2558 (HT. Thích Tín Nghĩa), trang 15 ¨ VÌ HÒA BÌNH VÀ AN LẠC CHO THẾ GIỚI (HT. Thích Minh Tuyên), trang 16 ¨ HUẤN TỪ AN CƯ (TK. Thích Huyền Quang), trang 18
30/05/2014(Xem: 6633)
Ngũ uẩn là sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn (1). Đây là những yếu tố vật chất và tinh thần được kết hợp lại mà có cái gọi là con người, là chúng sanh. Khi không gọi là ngũ uẩn mà gọi là danh và sắc thì ta cũng phải hiểu: Sắc là sắc thân vật lý, và danh là gọi chung của phần tâm và tâm sở gồm có thọ, tưởng, hành và thức.
29/05/2014(Xem: 4976)
Vô Ngã có phải là một vấn đề bế tắc của nhân sinh? Cái mà trước đây các bậc hiền triết, các nhà sáng lập tôn giáo, kể cả đức Phật muốn tìm. Đó là một cái chân ngã, cái ngã thật, tức là cái Tôi cái Ta không bị chi phối, không bị thay đổi theo không gian và thời gian. Nhắc đến Phật giáo, chúng ta thấy đạo Phật chủ trương Vô Ngã, thuyết minh về Vô Ngã, và Vô Ngã xem như là học thuyết nòng cốt của đạo Phật. Trong Tam Pháp Ấn, Vô Ngã là một trong ba ấn định đặc thù về chân lý Phật giáo: vô thường, khổ, vô ngã. Vì vậy, mọi hành động dính mắc ta đều có cảm giác rằng hành động đó còn ngã thì làm sao gọi là tu, làm sao giải thoát được?
28/05/2014(Xem: 8630)
Thiên Chúa giáo, Hồi giáo hay Tin lành chỉ tin có một Thượng đế duy nhất thì gọi là nhất thần giáo. Trong khi đó, đạo Khổng hay đạo Lão tin vào nhiều đấng thần linh nên những đạo này được gọi là đa thần giáo. Ngược lại, đạo Phật không phải là nhất thần giáo, cũng chẳng là đa thần giáo mà cũng không phải là giáo điều chủ nghĩa tức là vị giáo chủ đưa ra bất cứ giáo điều gì cho dù đúng hay sai thì tín đồ bắt buộc răm rắp tuân theo.
26/04/2014(Xem: 13096)
Các tài liệu nghiên cứu cho biết chữ VẠN vốn không phải là văn tự, chữ viết (word), mà chỉ là ký hiệu (symbol). Nó xuất hiện rất sớm, có thể là từ thế kỷ thứ 8 trước công nguyên và đến thế kỷ thứ ba trước công nguyên mới được dùng trong kinh Phật. Nhưng ký hiệu này đã không thống nhất. Có chỗ viết theo mẫu (A), ngược chiều kim đồng hồ, có chỗ viết theo mẫu (B), thuận theo chiều kim đồng hồ, như hình vẽ trên. Từ đó có những lý luận cho rằng chữ VẠN của Phật giáo phải xoay hướng này thì đúng còn hướng kia thì sai.
26/04/2014(Xem: 7348)
Đây là vòng 12 nhân duyên. Nhân là đưa đến kết quả (năng sanh). Duyên là giúp nhân thành quả (sở sanh). 12 nhân duyên còn gọi là 12 hữu chi (có cành nhánh), 12 trùng thành (gặp nhân duyên tạo thành), 12 kinh cước (chỉ móc nối với
23/04/2014(Xem: 5898)
“Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Phật tánh ấy là Thường Lạc Ngã Tịnh.” Câu nói đó lập đi lập lại nhiều lần trong kinh Đại Bát Niết-bàn, cũng là chủ đề Phật tánh của kinh. Phẩm Bồ-tát Sư tử rống nói: “Sư tử rống là lời nói quyết định: Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Như Lai thường trụ không biến đổi.” Sư tử tượng trưng Đức Phật, bậc tối thượng trong ba cõi. Rống là lời tuyên bố dũng mãnh của Trí huệ và Đại bi. Trí huệ vì soi thấy thật tánh của muôn loài là Phật tánh. Đại bi vì lời nói ấy bao trùm tất cả muôn loài. Phật tánh này là cảnh giới của chư Phật, là Đại Niết-bàn.
27/03/2014(Xem: 8831)
Ở đây, tôi đang đề cập đến bản chất tương đối của bạn mà trong đạo Phật thường nhắc tới. Bạn nghỉ rằng : “Bằng cách nào bạn mô tả được bản chất của tôi như vậy? Bản chất của tôi có nhiều khía cạnh khác biệt”. Đó có thể là ý tưởng của phương Tây, còn quan điểm của Phật giáo thì đơn giản hơn nhiều. Theo Phật giáo, bản chất của bạn chỉ có hai khía cạnh là tương đối và tuyệt đối.
25/03/2014(Xem: 10459)
AN CƯ là một trong các pháp chế trọng yếu trong đời sống tu hành của Tăng Đoàn Phật giáo. Chữ “cư” nghĩa là ở; chữ “an” nghĩa là yên, tức là, thân thì không đi ra khỏi chùa, tâm thì chuyên cần tu học, luôn giữ chánh niệm, không chạy theo trần cảnh bên ngoài, không để ý đến các chuyện thế sự. Vậy, “an cư” là ở yên một chỗ, chuyên cần tu tập, giữ cho thân tâm tĩnh lặng, thanh tịnh.
12/03/2014(Xem: 28199)
Nghi thức Thọ Trì Đại Bi Sám Pháp (giọng tụng: TT Thích Nguyên Tạng) Kính lạy đời quá khứ Chánh Pháp Minh Như Lai Chính là đời hiện nay Quán Thế Âm Bồ tát Bậc thành công đức diệu Dũ lòng đại từ bi Nơi trong một thân tâm Hiện ra ngàn tay mắt
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]