Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hiểu về hai chữ "vãng sanh"

26/02/201216:00(Xem: 3855)
Hiểu về hai chữ "vãng sanh"
HIỂU VỀ HAI CHỮ "VÃNG SANH"
Thích Hạnh Chơn

vangsanhSanhtử là vấn đề ai cũng phải trải qua nhưng không phải ai cũng có thể hiểu rõ bảnchất của nó. Đứng trên quan điểm nhị nguyên, sanh tử được cho là hai thái cựctrái ngược nhau và do đó nhân loại luôn tìm cách kéo dài sự sống mà lý tưởngcủa nó là trường sanh bất tử. Dù có nỗ lực vượt bậc, con người cũng không thểđạt được mục tiêu ấy vì lý do đơn giản, đó là quy luật của tạo hóa. Trong khichấp nhận sự thật sanh tử, con người lại tiếp tục tìm cách lý giải hiện tượngsau khi chết với hai thái cực trái ngược nhau là không còn gì tồn tại sau khichết (đoạn kiến) và vẫn còn sự tồn tại sau khi chết. Ở thái độ thứ hai, lại cónhiều quan điểm khác nhau. Có thuyết cho rằng linh hồn (tâm) tồn tại bất biếnhay bất diệt[1](thường kiến), có thuyết cho rằng sau khi chết linh hồn tội lỗi phải chờ đợiđến ngày phán quyết cuối cùng để hoặc lên thiêng đàng hay đọa địa ngục do Chúaquyết định (Cơ đốc giáo, Hồi giáo…).[2]Phật giáo cũng khẳng định sau khi chết con người không mất hẳn mà tiếp tục luânhồi theo nghiệp đã tạo, trừ các bậc thánh. Thần thức, bardo hay gọi cho dễ hiểulà linh hồn vô ngã[3]tiếp tục tồn tại ở các cõi hay cảnh giới phù hợp với nghiệp thức của người ấy.

Donhận thức theo quan điểm nhị nguyên nên việc quan tâm đến sự tồn tại sau khichết là hoàn toàn dễ hiểu. Theo trường phái Tịnh độ, mục đích của người tu Tịnhđộ là cầu vãng sanh về thế giới Cực Lạc. Tuy nhiên, kinh điển đại thừa thườngmang tính ẩn dụ thay vì nói thẳng chữ đâu nghĩa đó. Do đó, hiểu đúng về giáo lýđại thừa là một thách đố lớn với hành giả Phật giáo nói riêng và những người tínngưỡng Phật giáo nói chung. Bài viết này đưa ra một cách hiểu về ‘vãng sanh’dựa trên cơ sở giáo lý cốt tủy của đạo Phật nhằm mục đích cung cấp cho nhữnghành giả tu tập Phật giáo tín ngưỡng, cụ thể là pháp môn Tịnh độ có thêm một ýkiến tham khảo và hy vọng rằng nó giúp hành giả tu Tịnh độ có niềm tin vững hơnvà thực tế hơn trong cuộc sống hiện thực này. Bài viết sẽ trình bày bốn điểmnhư sau:

Quanniệm về thế giới Cực Lạc

Khitìm hiểu Phật giáo, người học Phật nên phân biệt hai nguồn giáo lý để hiểu đúnglời Phật dạy và phương tiện của chư tổ. Trong khi nguồn giáo lý nguyên thủythường rất rõ ràng, cụ thể thì nguồn giáo lý đại thừa thường được trình bàythông qua biểu tượng, ẩn dụ. Do đó, người học Phật giáo đại thừa dễ mắc sai lầmkhi hiểu giáo pháp theo ‘nghĩa đen’ – chữ đâu nghĩa đó thay vì dựa trên cơ sởpháp ấn của Phật giáo.[4]Rõ ràng, không ai phủ nhận giáo lý Tịnh độ thuộc hệ đại thừa và mang giá trịbiểu tượng hơn là cụ thể. Kinh A Di Đà miêu tả cảnh giới Cực Lạc ở phương Tâycách xa hơn ‘mười muôn ức cõi Phật’. Nếu hiểu theo ‘nghĩa đen’ thì Cực Lạc làmột cõi vật chất tồn tại ở phương Tây, cách rất xa thế giới Ta bà. Nếu là cõivật chất (dù là báu) có sự sống tồn tại khách quan thì dù xa vẫn có thể đếnđược bằng chính thân ngũ uẩn mà không cần đợi chết. Bằng chứng là khoa học đangchinh phục và thậm chí còn đến được các hành tinh không có sự sống.

Hơnnữa, nếu cho rằng Cực Lạc là cõi vật chất do Đức Phật A Di Đà sáng tạo và sởhữu thì sẽ có những phản biện. Thứ nhất, Đức Phật Thích Ca không dạy rằng cácđức Phật có thể sáng tạo ra thế giới như chính bản thân Ngài sinh ra cõi đờinày nhưng không hề sáng tạo ra thế giới Ta bà. Thứ hai, cho rằng Phật A Di Đàsáng tạo ra thế giới Cực Lạc thì chẳng khác nào chúng ta chấp nhận thuyết Chúasáng tạo ra Thiên Đường và tất cả những thứ khác bao gồm con người và thế giớichúng ta đang sống. Nếu chỉ kể Cực Lạc và Thiên Đường thôi thì Phật giáo và Cơđốc giáo có gì khác nhau, vì cả hai đều chấp nhận đấng sáng tạo. Thứ ba, mộtcõi vật chất sanh mà không diệt là không thể tồn tại vì trái với pháp ấn vôthường, vô ngã của đạo Phật.

Dựavào các ý trên, người học Phật nên nhìn lại để quán chiếu và hiểu lời Phật dạytheo hướng biểu tượng. Thể tánh của đức Phật A Di Đà là vô lượng thọ, vô lượngquang, là Phật Pháp thân. Giáo lý đại thừa đều chấp nhận rằng Pháp thân baotrùm tất cả thế giới. Thế giới Cực Lạc hiểu theo nghĩa Pháp thân Phật thì đó làcảnh giới thanh tịnh, thuộc về tâm. Từ thể tánh thanh tịnh của Phật A Di Đàbiểu hiện ra cảnh giới Cực Lạc (Tịnh độ) là hoàn toàn phù hợp với những lời dạysau:

‘Tựtánh Di Đà, duy tâm Tịnh độ’;
‘Tamnghiệp hằng thanh tịnh, đồng Phật vãng Tây phương’ (Tỳ ni Nhật dụng);
‘Tịnhđộ là lòng trong sạch, chớ còn ngờ hỏi đến Tây phương, Di Đà là tính sáng soi,mựa phải nhọc tìm về Cực Lạc.’ (Lời của Phật Hoàng Trần Nhân Tông)[5]
‘Chớbảo cõi Tây phương là gần, hành trình về Tây phương xa xôi đến mười vạn dặmđường. Đức Phật A Di Đà thương mà tiếp dẫn mới giải thoát khỏi tử sanh.’[6]
‘Chớbảo cõi Tây phương xa xôi, cõi Tây phương ở ngay trước mặt. Như nước chảy vềbiển cả, như trăng lặn không ra khỏi bầu trời.’[7]

Thế giới Cực Lạc rất xa nhưngcũng rất gần và mọi người đều có thể tiếp xúc được khi tam nghiệp hằng thanhtịnh, tức không còn phiền não, là Phật tánh, là Niết bàn, là hạnh phúc chânthật. Khi tâm của chúng ta thanh tịnh thì đồng tâm Phật (Phật tánh) thì Phật,Bồ tát đang chờ mời chúng ta vào thế giới Cực Lạc để cùng thể nghiệm sự giảithoát. Như thế, hạnh nguyện độ sanh của Phật và Bồ tát thường hằng và thật côngtâm. Chỉ e rằng chúng sanh không tạo đủ ‘độ cảm’ nên không ‘ứng hợp’ với chưPhật và do đó, cầu thì vẫn cứ cầu mà ứng thì khó đạt được.

Cầuvãng sanh và cái chết

Nếuta hiểu Cực Lạc không phải là cõi vật lý mà là cảnh của tâm thì vấn đề tiếptheo là cầu vãng sanh như thế nào? Cầu vãng sanh phải chăng là cầu chết?

Xưanay nói đến vãng sanh thì ai cũng hiểu là chết và về thế giới Cực Lạc. Do hiểunhư thế nên người tu Tịnh độ rất muốn được vãng sanh để về cõi không còn khổđau như cõi Ta bà. Cầu vãng sanh như thế đồng nghĩa với cầu chết và chết đểđược về cõi tịnh hết khổ đau thì có vẻ như ai cũng thích. Thế nhưng, sự thật cóai dám vứt bỏ mạng sống quý giá này để về Cực Lạc ngay không? Chắc chắn làkhông có, thậm chí còn muốn sống lâu thêm dù luôn rên đau khổ. Đó là sự mâuthuẫn khi ta hiểu vãng sanh đồng nghĩa với chết.

Hơnnữa, nếu có ai hỏi rằng pháp hữu về Cực Lạc để làm gì thì dường như ai cũngđồng thanh đáp rằng về Cực Lạc để tu thành Phật rồi trở lại Ta bà hóa độ chúngsanh. Lời đáp ấy có vẻ rất cao thượng mang tinh thần Bồ tát nhưng sự thật thìchính mỗi người tự biết rõ. Có hai ý xin trình bày để quý vị xem mà đánh giá sựthật của câu trả lời trên.

Thứnhất, các vị tu Tịnh độ thường có ý niệm chán ghét Ta bà, cầu sanh về Cực Lạcvới mục đích để chạy trốn khổ đau nơi Ta bà, mong được hưởng thụ sự an lạc sẵncó nơi Tịnh độ. Trong kinh Nam truyền (Pali) Phật dạy pháp quán ‘yểm ly’ vớimục đích là để khuyến khích hành giả không tham đắm, chấp trước mà dễ chuyêntâm tu tập phụng sự, cống hiến; không hiểu từ đâu mà hành giả Tịnh độ lại hiểu chánghét là chạy trốn. Vả lại, ở Ta bà – một thế giới có khổ có vui mà hành giả cònchưa phấn đấu tinh tấn tu tập đúng mức thì lấy gì bảo đảm là quý vị sẽ tu tập ởmột nơi hoàn toàn sung sướng. Quan điểm này hoàn toàn trái ngược với lời dạycủa đức Phật Thích Ca và chính tự thân Ngài chứng minh lời dạy ấy. Đó là chỉ cócõi Ta bà này là nơi phù hợp nhất để tu hành chứng nghiệm giác ngộ, giải thoát.

Thứhai, hiện tại chúng ta không tu cho bản thân mình và giúp những người thân xungquanh trong khi ta có đủ điều kiện thì liệu ai tin rằng ta sẽ trở lại Ta bà màđộ sanh. Một lời hứa hẹn không có cơ sở thực tế. Hơn nữa, không có đức Phật, Bồtát nào phát nguyện tu tập tại cõi hạnh phúc (Cực Lạc) để được chứng ngộ rồisau đó đến cõi khổ đau độ sanh cả. Từ Đức Phật lịch sử Thích Ca Mâu Ni cho đếnĐức Phật A Di Đà, Bồ tát Quan Thế Âm, Bồ tát Địa Tạng, v.v…. Vậy thì, hành giảTịnh độ mong về Cực Lạc tu pháp môn gì, thực hành phước báo gì để thành Phật vàpháp môn ấy có phù hợp với hạnh nguyện của Phật A Di Đà và chư Bồ tát đã vàđang thực hiện không?!

Liênhệ đến Niết bàn, nhiều người cũng quan niệm sai lầm khi cho rằng Niết bàn làchết, hay Niết bàn hữu dư và vô dư. Quan niệm Niết bàn là chết làm cho Phậtgiáo trở nên yểm thế. Sự thật, đức Phật và các vị A-la-hán chứng Niết bàn ngaykhi còn sống và giáo hóa chúng sanh ngay trên cõi đời này, và Niết bàn là Niếtbàn chứ không có hữu dư hay vô dư vì không thể đồng nhất sự tồn tại xác thânvới Niết bàn. Có gì khác nhau giữa Niết bàn khi còn xác thân và khi xác thântan rã!? Vấn đề chỉ là do chính chúng ta chủ quan dựa trên hiện tượng mà phânbiệt thôi.

Đểgiải quyết vấn đề này thì không có gì hay hơn là hiểu đúng ý nghĩa vãng sanh.Chư vị tổ sư, các bậc tôn túc đã chỉ dạy vãng sanh là vượt qua phiền não. Khivượt thoát hoàn toàn phiền não tức là vãng sanh hoàn toàn, là Niết bàn, là Tịnhđộ. Và do đó, cầu vãng sanh là cầu giải thoát, Niết bàn chứ không phải chỉ làcầu về Tây phương sau khi chết. Vãng sanh đồng nghĩa với chết là phương tiện,là niềm tin còn vãng sanh là thoát khỏi phiền não mới đích thực là giáo phápcủa đức Phật. Cầu vãng sanh như thế thì vãng sanh càng nhanh càng tốt và chắcchắn không ai từ chối cả.

Sựngộ nhận vãng sanh như là một ‘ca vãng sanh’

Đãhiểu vãng sanh như là sự chấm dứt phiền não thì vấn đề hộ niệm sẽ được hiểuđúng và không bị rơi vào tình trạng ngộ nhận ‘vãng sanh như một ca’.Nhiều nhóm cư sĩ làm công việc hộ niệm cho người chết, sau khi đám tang xongthì cho rằng đã hoàn thành một ca vãng sanh. Những người hộ niệm phiền não cònquá đủ, người chết phiền não cũng còn dư. Vậy mà những tuyên bố như thế cũnglàm bao nhiêu người mê và ca ngợi không ngớt. Ngay cả đức Phật khi được hỏi vềtrường hợp sau khi chết của các đệ tử, Ngài cũng chỉ trả lời là tái sanh về cõilành. Đành rằng quý vị hộ niệm có ý mong muốn tốt nhưng khi tuyên bố một việckhông có thật hay do mình ảo tưởng, nhất là những việc có ảnh hưởng đến sựthăng trầm của kiếp người thì thiết nghĩ quý vị rất nên thận trọng. Đừng vì đammê một chút tiếng tăm mà ta bị tổn phước báo khi gây hoang mang và tạo sự ỷ lạicho nhiều người chưa hiểu đạo Phật. Ấy là chưa kể những việc làm mâu thuẫn khácnhư là đọc tên cầu siêu….. Đã tuyên bố vãng sanh rồi thì phải mừng chứ sao lạicòn khóc, còn đọc tên cầu siêu mà không thay bằng sự tưởng niệm mang tính triân giáo dục và vui mừng. Xin quý vị suy ngẫm lại xem để tránh tự lừa chínhmình.

Khiđã hiểu ý nghĩa và điều kiện vãng sanh thì những người làm công việc hộ niệmkhông còn ngộ nhận ‘có hại’ như trên và gia quyến người chết cũng không bị ‘ảotưởng’. Hộ niệm là một việc làm đáng khích lệ vì đó là hành động trợ duyên tíchcực cho cả người chết và gia đình thân quyến của họ. Nó như là một sự nhắc nhởtích cực để người mất tỉnh thức quay về đường thiện, tái sanh cõi lành. ChưPhật, Bồ tát luôn cứu độ, tiếp dẫn bằng con đường hướng đạo với vai trò là bậcđạo sư như chính đức Phật Thích Ca vậy. Việc hiểu lầm vãng sanh là do hộ niệmdẫn đến thái độ ỷ lại và mong mỏi rằng khi chết có nhiều thầy cô, ban hộ niệmđến tụng kinh mới được vãng sanh cần phải xem lại. Đáng tiếc, nhiều người xuấtgia cũng có tư tưởng như thế huống gì những người tín ngưỡng. Tất cả chỉ vì sựlạm dụng hai chữ ‘phương tiện’ trong khi truyền bá Phật pháp.

Tutịnh độ theo tinh thần nhân quả

Giáolý nhân quả là một tuyệt phẩm của đạo Phật do đức Phật giác ngộ và truyền dạylại. Nhân quả là chân lý dù con người có tin hay không tin, có chấp nhận haykhông chấp nhận. Hành giả muốn tin thế giới Cực Lạc là cõi vật chất ở Tâyphương hay là cảnh của tâm bao trùm tam thiên thế giới điều đó không trở ngạigì đến sự vãng sanh. Quan trọng là chúng ta phải dứt sạch phiền não. Đó chínhlà chánh nhân để vãng sanh ngay hiện tại và cảnh giới Tây phương.

Muốnđạt được chánh nhân ấy, tâm hành giả phải luôn thanh tịnh (nhất tâm bất loạn)hay chánh niệm tỉnh thức. Tâm ấy chỉ có thể đạt được khi miệng nói lời chánhngữ hay luôn niệm Phật và thân phải tu thiện, tạo phước, cứu giúp mọi người vàmuôn loài. Thành tựu được tâm bất loạn hay chánh niệm tỉnh thức và đầy đủ phướcđức thì hành giả đã thành tựu vãnh sanh. Khi ấy, hành giả nguyện sanh về CựcLạc hay bất cứ nơi đâu cũng không có gì trở ngại.

Từbi và cứu khổ là bổn nguyện của tất cả chư Phật. Tuy nhiên, ba đời chư Phậtchưa vị Phật nào phủ định nhân quả hay thay đổi nhân quả bằng năng lực thầnthông. Nghĩa là Phật không bao giờ ‘đặc cách’ cho bất cứ một chúng sanh nào đểcứu độ khi mà họ chưa dứt sạch nghiệp vì làm như thế là phủ định nhân quả hay‘đạp lên’ nhân quả. Do đó, chúng ta không cần quá bận tâm việc Phật cứu độ theonghĩa ‘nghĩa đen’ nữa mà nên dành trọn thời gian để tạo chánh nhân theo lờiPhật dạy tức là dứt sạch hoàn toàn phiền não, đạt tâm bất loạn (chánh niệm) vàđầy đủ phước đức thì khi ấy không phải Phật đang cứu độ ấy sao!

Tịnhđộ là một pháp môn có nhiều tranh luận vì có nhiều sự lý giải khác nhau. Do đó,thay vì phủ bác lẫn nhau thì chúng ta hãy tiếp nhận sự kiến giải khác nhau từđa chiều rồi tư duy quán chiếu theo tinh thần Phật dạy trong kinh Kalama. Từđó, mỗi người sẽ tìm thấy cho mình hướng đi đúng, phù hợp với giáo lý cốt yếucủa Phật giáo.

Hãythận trọng khi tuyên bố những gì mình chưa chứng nghiệm, nhất là những tuyên bốchỉ dựa vào niềm tin kinh điển mà không phải dựa trên nhân quả và pháp ấn củađạo Phật. Hậu quả của nó khó mà lường hết được!

Hànhgiả Tịnh độ vẫn được khuyến tấn tin Phật A Di Đà cứu độ và thế giới Cực Lạc đểtu tập tinh tấn hơn. Tuy nhiên, tu tập là một quá trình chuyển hóa thân tâm.Niềm tin và cầu nguyện là chất xúc tác để hành giả thực hành tinh chuyên hơn.Nhờ chất xúc tác mà hành giả niệm Phật đạt đến nhất tâm bất loạn thì vãng sanhcó mặt hiện tiền. Có thể các bạn không đồng ý nhưng đó là điều các bạn có thểtrải nghiệm được ngay bây giờ và tại thế giới này. Các bạn có quyền nghĩ vềtương lai ở Cực Lạc nhưng lời khuyên chân thành là đừng đánh mất giá trị cuộcsống hiện tại hay hiểu một cách khác là đừng đánh mất ‘Tịnh độ hiện tiền.’

Hư Thật Mộng
[1] Thuyết này chủ trương thế giới và tự ngã thường còn. Bà-Phù-Đà-Ca-Chiên-Diên (Pakudha-Katyayana) – một trong sáu vị thầy ngoại đạo thời đức Phật, chủ trương thuyết này. Ông cho rằng tâm vật nhịnguyên bất diệt.

[2] Xem http://en.wikipedia.org/wiki/Last_Judgment

[3] Năm uẩn của con người gồm sắc thân cộng với phần tâm gồm cảm thọ, tri giác, suy nghĩ và nhận thức đều vô ngã. Dù gọi thần thức hay linh hồn thì thần thức hay linh hồn đó phải là vô ngã.

[4] Pháp ấn gồm Vô thường, Khổ, Vô ngã,Niết bàn hay Vô thường, Khổ, Vô ngã (theo Nam truyền).

[5]Xem thêm bài viết ‘Tịnh độ là lòng trong sạch, Di Đà là tính sáng soi’ của TT. Thích Phước Đạt (/D_1-2_2-242_4-21667_5-30_6-1_17-47_14-2_15-2/tinh-do-la-long-trong-sach-di-da-la-tinh-sang-soi.html)

[6] ‘Mạc đạo Tây phương cận, Tây phương thập vạn trình, Di Đà thùy tiếpdẫn, vô tử diệc vô sanh’

[7] ‘Mạc đạo Tây phương viễn, Tây phương tại mục tiền, thủy lưu quy đại hải, nguyệt lạc bất ly thiên.’ Xem thêm bài ‘Ý nghĩa vãng sanh’ của TT Thích Viên Giác (/D_1-2_2-242_4-21664_5-30_6-1_17-47_14-2_15-2/y-nghia-vang-sanh.html)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/08/2018(Xem: 6388)
Các Phân Khoa Phật Giáo Thích Thái Hòa Tôi viết bài này, xin chia sẻ đến những ai muốn quan tâm đến lãnh vực giáo dục trong Phật giáo, nhưng chưa có điều kiện để nghiên cứu. Trong Phật giáo có năm phân khoa như sau: 1/ Phật giáo Đại chúng Thời Phật, xã hội Ấn Độ phân chia thành bốn giai cấp, gồm: - Bà-la-môn (Brāhmaṇa): Giai cấp Tăng lữ, giai cấp học giả của xã hội Ấn Độ bấy giờ. Họ tự nhận sinh ra từ miệng Phạm-thiên. Giai cấp này làm mai mối giữa thần linh với con người. Họ có sáu quyền hạn: Tự ý làm đền thờ trời; làm thầy tế để tế trời; tự ý đọc Phệ đà (veda); dạy người khác đọc Phệ đà (veda); tự bố thí và tự nhận sự bố thí.
23/05/2018(Xem: 3631)
Bài viết này để trả lời một vài câu hỏi nhận được gần đây. Nếu giúp được một số độc giả, xin hồi hướng công đức từ bài viết để Phật pháp trường tồn. Trường hợp các câu trả lời bất toàn hay sơ sót, người viết, với vốn học và vốn tu đều kém cỏi, xin lắng nghe quý tôn đức chỉ dạy thêm.
10/03/2018(Xem: 8437)
To give the briefest conclusion that I can think of to the question- 'Do you think that sectarian diversity affects the stability of Buddhism as a whole?', I would have to say, 'Yes' and 'No'. My intention here is not to give a definitive answer, but to give readers 'food for thought', to enable each of us to be responsible and maintain pure intentions, to think for ourselves and develop genuine wisdom and compassion. In the spirit of the Dharma, rather than dwelling on any possible problems, we should mainly focus on solutions to any such problems. With the hope of maintaining the integrity and purity of Buddhism in this world.
03/02/2018(Xem: 14114)
Tương quan là có quan hệ qua lại với nhau, tương cận là mối tương quan gần gủi nhất. Vấn đề này, mang tính tương tác mà trong Phật giáo gọi là: “cái này có thì cái kia có, cái này sinh thi cái kia sinh, cái này diệt thì cái kia diệt…”
06/01/2018(Xem: 13509)
Vài suy nghĩ về việc học chữ Phạn trong các Học Viện Phật Giáo Việt Nam_ Lê Tự Hỷ
08/12/2017(Xem: 15424)
Những pháp thoại trong tác phẩm này là những lời dạy tiêu biểu truyền cảm hứng phi thường mà Lama Yeshe và Lama Zopa Rinpoche đã thuyết giảng tại nhiểu thời điểm. Các pháp thoại này là những gì truyền cảm hứng cho nhiều học trò của họ, như tôi, để buông xả những gì chúng ta đang làm và hiến dâng trọn đời mình đi theo các vị Lama[1]. Khi Rinpoche nói “mỗi người chúng ta cần nghỉ như vậy: tất cả chúng sanh đều vô cùng tử tế với tôi trong quá khứ, họ tử tế với tôi trong hiện tại, và họ sẽ tiếp tục tử tế với tôi trong tương lai. Họ là cánh đồng mà trong đó tôi nhận được tất cả hạnh phúc của mình—quá khứ, hiện tại và tương lai; tất cả các tài đức hoàn hảo của tôi đều xuất phát từ những chúng sanh khác. Do vậy, tôi phải chứng đạt giác ngộ. Chỉ tìm kiếm hạnh phúc miên viễn cho riêng tôi, không mang lại hạnh phúc cho những chúng sanh khác, từ bỏ những chúng sanh khác,không quan tâm đến hạnh phúc của họ, là rất ích kỉ. Do đó, tôi phải chứng đạt giác ngộ, hạnh phúc cao cả nhất, để
19/11/2017(Xem: 6932)
Tình, Tưởng. Cả hai đều thuộc về phạm trù của Tâm con người, không có ở trong các loài súc sinh, mặc dù súc sinh có cái biết bằng Giác (giác hồn, sinh hồn) nhưng, không tinh khôn bằng loài người, do Phật tánh bị chìm sâu bởi thú tính cao vời. Chỉ có loài người, Phật tánh được hiện hữu ở ba cấp thượng, trung, hạ, cho nên loài người là linh vật, chúa tể của muôn loài có khả năng dời núi, lấp sông do bởi cái tâm có tánh giác tinh anh Phật, Bồ Tát, Thánh, Phàm. Nói khác hơn, con người chỉ có một tâm nhưng, nó tự chia ra hai phần : Chủ tể và phụ tể. Nói theo Duy Thức Học; là Tâm vương, Tâm sở. Vai trò của Tâm vương là chủ động tạo tác ra vô số lời nói, hành động thiện, ác. Vai trò Tâm sở là duy trì, bảo vệ những thành quả (sở hữu) mà cũng chính nó tức tâm vương đã sáng tạo ra. Nghĩa là cái Tâm con người, nó vừa tạo tác ra các nghiệp, lại vừa đóng vai
19/11/2017(Xem: 5985)
Con người trong mọi giới ngoài xã hội hiện nay tại các nước có Phật Giáo như Việt Nam, đến chùa xin Quy Y Tam Bảo được thấy rõ, là một tryền thống do con người tự chọn cho mình con đường giải thoát giống như ngày xưa lúc Phật còn tại thế, do tự nhận thức : Đạo Phật là con đường giải thoát, chứ Đức Phật từ ngàn xưa và chư Tăng rại các nước trên thế giới có Phật Giáo hiện hữu hôm nay, không khuyên mọi người phải và nên Quy Y Tam Bảo. Bởi vì đạo Phật, là đạo tự giác, tức là để cho con người tự do tìm hiểu giáo lý Phật. Sau đó thấy được đạo Phật là con đường giải thoát sinh tử khổ đau thực sự mà phương tiện là giáo lý, qua quá trình tự tu, tự giác ngộ, thì mới phát nguyện xin quy y Tam Bảo. Qua đây cho ta thấy đạo Phật không phải là đạo cứu rỗi, bang phước giáng họa cho bất cứ ai.
19/11/2017(Xem: 19022)
Trong kinh Pháp Hoa, phẩm phương tiện, Đức Phật nói lời khẳng định với Bồ Tát Xá Lợi Phất : “Này Xá Lợi Phất, chư Phật chỉ vì một việc trọng đại lớn duy nhất mà thị hiện ra nơi đời (cõi người), đó là “khai thị chúng sanh, ngộ nhập tri kiến Phật”.
19/11/2017(Xem: 5893)
Trên mặt trái đất đã và đang có núi cao, đồi thấp, suối cạn, ghềnh thác, đất, cát, đá cuội, ao, hồ, sông dài, biển rộng, bầu trời, mây bay, gió thổi, nắng, mưa, bão tố, không khí nóng, mát, lạnh lẻo, các loại cỏ, hoa, cây cối…Đó là chúng sanh không có tình. Muôn loài Súc Vật lớn, nhỏ trên khô, dưới nước, và các chủng loại Con Người. Đó là chúng sanh có tình. Tất cả, đều do vô số Duyên giả hợp lại mà có bản thể, chứ mỗi loài không thể tự có thân (không tự thể), như đã được nói rõ ở bài “Khai Thị Chúng Sanh, Ngộ Nhập Tri kiến Phật”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567