Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lục Căn, Lục Trần & Lục Thức

22/08/201115:22(Xem: 6047)
Lục Căn, Lục Trần & Lục Thức
Chua_Giac_Lam_Saigon (16)


Vì chúng ta bị si mê nên tạo ra căn nghiệp và chính những nghiệp lực nầy đã lôi kéo chúng ta đi vào vòng luân hồi sanh tử. Những nghiệp căn nầy đã dẫn dắt chúng ta trèo lên tuột xuống trong sáu nẽo luân hồi. Do đó nếu muốn hết sanh tử, thì chúng ta phải phá tan cái nghiệp nầy. Nhưng muốn dứt bỏ được cái nghiệp, thì trước hết chúng ta phải chinh phục nơi tâm mình, và phải dẹp bỏ vọng tưởng. Nhưng từ trước đến giờ chúng ta thường hay lầm vọng tưởng là tâm của mình. Chính sự lầm lẫn sai lạc này nên các vọng tưởng dẫn chúng ta chạy ngược chạy xuôi không biết bao nhiêu đời, bao nhiêu kiếp.

Vậy vọng tưởng phát xuất từ đâu?
Khi thân tứ đại được phát sinh, thì Lục căn cũng dựa vào đó mà phát triển. Vậy thế nào là Lục căn? Căn là chỗ nương tựa, làm gốc cho những cái khác nẫy nở, tạo thành. Lục căn thì gồm có:

¨ Nhãn là mắt, dùng để nhìn.
¨ Nhĩ là tai, dùng để nghe.
¨ Tỷ là mũi, dùng để ngửi.
¨ Thiệt là lưỡi, dùng để nếm.
¨ Thân là da bọc thân người, dùng để nhận biết những cảm giác như nóng, lạnh..
¨ Ý là tư tưởng, dùng để phân biệt.

Chung quanh chúng ta có biết bao nhiêu là hiện tượng, vật thể, biến đổi không ngừng cũng như chi phối từ tư tưởng đến hành động của chúng ta từng giây từng phút và chúng ta gọi nó là “trần”. Như thế, trần có nghĩa là buị, mà đã là bụị thì dơ bẩn và luôn luôn đổi dời. Trần ở đây cũng còn có nghĩa là phần vật chất, hay những cảnh vật chung quanh con người. Chúng ta gom lại được 6 trần nên gọi là lục trần:

Sắc: là màu sắc, hình dáng.
Thanh: là âm thanh phát ra.
Hương: là mùi vị.
Vị: là chất vị do lưỡi nếm được.
Xúc: là cảm giác như cứng, mềm, nóng, lạnh.
Pháp: là những hình ảnh, màu sắc, hương vị được lưu lại từ 5 trần ở trên.

Khi Lục căn (six sense organs) tiếp xúc với Lục trần (six sense objects), có nghĩa là: mắt thấy được hình ảnh nào, mũi ngửi được mùi thơm nào đó, lưỡi nếm được chất chua, cay hay ngọt, tai nghe được điệu nhạc êm đềm, thân thì cảm thấy đau đớn, hay lạnh lẽo, còn ý thì bắt đầu suy nghĩ, thì ký ức của chúng ta phát sinh ra sự phân biệt. Và chính sự phân biệt, hiểu biết và phán đoán này được gọi là thức. Cũng như Lục căn, thức cũng có 6 thức nên thường được gọi là Lục thức (six sense of consciousness). 
 
Do đó Lục thức gồm có: Nhản thức, Nhĩ thức, Tỷ thức, Thiệt thức, Thân thức và Ý thức. Tất cả những chủng tử của nghiệp từ nhiều đời trong quá khứ cộng với biết bao nhân duyên để tạo thành con người trong hiện tại mà nhà Phật gọi là Ngũ uẩn. Ngũ uẩn thì có sắc uẩn thuộc về phần thân xác và thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn thì thuộc về phần tâm thức. Vậy ý nghĩa nó thế nào? 
 
Sắc: là thân xác của con người.
Thọ: là những cảm giác vui khổ của thân và tâm.
Tưởng: là nhớ lại những hình ảnh vui khổ của thân và tâm .
Hành: là những sự biến chuyển thay đổi của tâm niệm.
Thức: là sự hiểu biết phân biệt để tạo thành cái biết ở trong tâm. 

Ngũ uẩn tự nó không có được, mà là do nhân duyên kết thành nên tự nó không có tự tánh hay chủ thể tức là vô ngã. Nhưng một khi mà do nhân duyên kết hợp thì nó làm sao cố định cho được. Trước khi nhân duyên hòa hợp nó chưa có, sau khi nhân duyên ly tán thì nó cũng tiêu tan theo. 

Tâm thì dựa theo Lục căn để nhận biết Lục trần và phân biệt thành Lục thức mà Ngũ uẩn thì biến chuyển rất nhanh thành thử Tâm của con người cũng phải chạy theo. Ý niệm đua nhau sinh khởi trong tâm thức của con người. Ý niệm sau thay thế ý niệm trước vì thế mà vọng tưởng không bao giờ dừng lại. Vọng tưởng còn thì chân tâm biến mất.
 
Trong 49 năm hành đạo, tôn chỉ của Đức Phật là dạy chúng sinh phải giữ tâm của mình cho được thanh tịnh và loại bỏ tất cả mọi phiền não. Bởi vì vọng tưởng và phiền não biến tâm của chúng ta thành mê muội, mà mê muội là cội nguồn của tham, sân, si. Chẳng hạn như hôm nay trên đường đi làm về, chúng ta thấy (nhãn căn) một cô gái đẹp lái chiếc xe màu xanh (sắc trần) lạn qua lạn lại trước mắt của chúng ta. Khi về nhà ngồi yên tịnh thì hình ảnh cô gái hiện lên (nhãn thức) làm cho tâm tư chúng ta xao động. Khi mình nghĩ về những hình ảnh củ nầy thì tư tưởng sẽ phát sinh ra si mê. Nếu sự si mê này không được thỏa mãn thì nó sẽ biến thành căm hận và đây chính là lòng sân đã nổi dậy trong tâm của chúng ta rồi. Thật vậy, chính tham, sân, si là đại lộ kinh hoàng để đưa chúng ta vào đường ác nghiệp và làm cho chúng ta mãi mãi trầm luân trong lục đạo luân hồi. 

Trong kinh Lăng Nghiêm, Phật dạy rằng: “Khi thấy,nghe, hay, biết, mà khởi vọng niệm phân biệt, đó là gốc vô minh. Còn khi thấy, nghe, hay, biết mà không khởi vọng niệm phân biệt, đó là Niết bàn”. Trong các phiền não, chỉ có sân hận là thô bạo nhất, bởi thế cổ nhân có nói:”Nhứt niệm sân tâm khởi, bá vạn chướng môn khai”, tạm dịch là khi phát sinh một niềm giận hờn tức đã mở muôn ngàn cửa chướng ngại. Tệ hại hơn nữa, một khi tham, sân, si phát khởi, thì dâm, sát, đạo, vọng sẽ phát sinh. Đây là bốn đại ác nghiệp mà người tu Phật phải tránh xa. 
 
Phật dạy rằng: “A Nan, ông tu thiền, nếu không đoạn lòng dâm, thì cũng như người nấu cát muốn cho thành cơm, dầu trãi bao nhiêu kiếp cũng không thành được”. Thật vậy, Đức Phật đã tuyệt đối ngăn cấm đệ tử của Ngài về tội gian dâm khi Ngài còn tại thế. Ngày nay chúng ta hảy lắng nghe Đức Đạt Lai Lạt Ma Tây Tạng phát biểu cảm tưởng của ngài khi ngài nói chuyện với tiến sĩ tâm lý học Jack Engler và Giáo sư tâm lý Jean Shinoda Bolen. Chúng tôi xin trích dịch nguyên văn như sau:

“Thứ nhất là phần lỗi thuộc về nử Phật tử: Vì họ đã dại dột coi các ông thầy như thần thánh, lầm tưởng mọi hành động của ông thầy đều cao thượng, nên tỏ ra tuân phục, cưng chìu các thầy quá đáng, làm cho họ hư hỏng. Điều quan trọng là đừng nên vội vàng coi ai là thầy của mình. Vì đó là mối liên hệ rất quan trọng. PhảI đợi một thời gian dài, có khi cần đến 10 năm, hay lâu hơn thế nữa, để quan sát cách xử sự, cách giảng dạy, khả năng tu hành của kẻ ấy cho thật chính xác. Trong thời gian đó ta chỉ nên coi họ như một người bạn thiện trí thức mà thôi. Không nên tin cậy gì nơi họ hết thảy.

Nếu Phật tử thấy ông thầy nào hành động bất xứng, không hợp đạo lý, có quyền phê bình ngay những hành động đó. Trong kinh sách, Phật đã dạy rất rõ là : Ta chỉ nên theo học người thầy có tư cách đàng hoàng. Kẻ nào bất xứng , nói những điều trái đạo lý, hành động gian tà, người Phật tử phải lánh xa ngay. Tóm lại, người Phật tử có trách nhiệm không để bị lôi cuốn vào con đường tội lỗi.

Còn về phía tăng sĩ thì Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng nói tóm tắt như sau: Về phía người thầy thì họ phải chịu trách nhiệm về những hành xử của mình. Nếu người thầy mà để cho Phật tử quyến rũ vào con đường bất chính, thì người đó đã tỏ ra thiếu nội lực, thiếu nhân cách của kẻ tu hành. Trong khi rao giảng Phật pháp và nhân danh một kẻ tu hành mà chính ông thầy lại phạm những lỗi lầm mà ông ta thường khuyên kẻ khác nên tránh, tức là ông ta đã phản bội công việc mình làm. Thật là một điều đáng xấu hổ.”

Khi nói về lòng sát hại, thì Phật lại dạy rằng: “A Nan, nếu không trừ tâm sát hại mà muốn cầu được đạo, thì cũng như người tu bịt hai lỗ tai của mình, la tiếng thật lớn, mà muốn cho mọi người không nghe thì không thể được”. 
Còn vấn đề trộm cướp, thì Phật dạy rằng: “A Nan, nếu không đoạn trừ trộm cướp, mà muốn cầu cho được đạo quả, thì cũng như người rót nước vào chén bể mà muốn cho đầy, dầu trãi bao nhiêu kiếp cũng không thể đầy được”. 
 
Sau cùng, Ngài thuyết giảng về vọng ngữ: “A Nan, nếu các chúng sinh, đã giữ hoàn toàn ba hạnh trên là không sát, đạo, dâm rồi mà còn đại vọng ngữ, thì tâm cũng không thanh tịnh, mất hạt giống Phật. Đại vọng ngữ có nghĩa là chưa đặng đạo mà dám nói mình đặng đạo, chưa chứng quả mà nói mình chứng quả. Đối với người đời hay khoe: Ta đã chứng Thanh văn, Duyên giác, Bồ tát, hay Phật, để trông cầu người lạy cúng. Những người nói dối như thế, làm tiêu hạt giống Phật, sẽ đọa vào trong biển khổ. Cũng như cây Da La khi bị chặt đứt cội rồi, thì không thể mọc chồi đâm tước được”. Ngoài ra, còn mối tham nhiểm ăn sâu vi tế mà chúng ta cũng cần lưu tâm. Chẳng hạn như số tiền nhỏ không làm cho tham, nhưng với số bạc lớn khiến cho người phải động tâm. 
 
Cũng như sắc đẹp tầm thường thì dễ dàng lướt qua, song giai nhân tuyệt sắc sẽ làm cho người mê lụy. Cho đến các vị tu hành mà còn ham thích chuổi tốt, tượng đẹp, hoặc cảnh lớn chùa to, thì cũng thuộc về tâm tham nhiễm. Chúng ta phải nhận thức rằng lục căn, lục thức và lục trần đều là những pháp giả dối, không thật. Thế nhưng lục căn (nội thân) vì có thói quen tiếp xúc với lục trần (ngoại cảnh) bởi vì lục trần luôn luôn có sức hấp dẫn làm lục căn bị mê hoặc. Do đó khi lục thức (ý niệm và tư tưởng) được phát sinh thì trong tâm của chúng ta chất chứa toàn là vọng tưởng, thay đổi không ngừng. 
 
Muốn cho lục căn không bị ngoại cảnh (lục trần) cám dỗ thì chúng ta phải giữ cho tâm được hoàn toàn thanh tịnh và loại bỏ mọi chấp trước thì vô minh và vọng tưởng sẽ bị tiêu diệt. Nhớ lại ngày xưa trước khi Đức Phật chứng quả Niết Bàn thì chính Ngài cũng phải chiến đấu ngày đêm với bọn Ma vương. Trong thì có ngũ uẩn ma, pháp hành ma, tứ diệt ma, còn ngoài thì có chư thiên ma. Thật vậy, chiến đấu trong nội tâm thì vạn phần khó hơn là chiến đấu ở ngoại cảnh, vì nếu mình giữ lục căn được trong sáng, thì dầu cho lục trần có quyến rũ, hấp dẫn cách mấy, cũng không thể nào thay đổi được minh tâm của chúng ta. Một trong những phương pháp để giữ tâm được trong sạch là thực tập pháp môn “bát chánh đạo”. 

1) Chánh kiến: là thấy, nghe, hay biết một cách ngay thẳng.

2) Chánh tư duy: là suy nghĩ, xét nghiệm chân chính.

3) Chánh ngữ: là nói chân thật, công bình và hợp lý.

4) Chánh nghiệp: là hành động đúng với lẽ phải, có lợi ích cho chúng sinh.

5) Chánh mạng: là sinh sống một cách chân chính bằng nghề nghiệp lương thiện.

6) Chánh tinh tấn: là siêng năng làm những việc chánh nghĩa.

7) Chánh niệm: là nhớ các điều tội lỗi đã làm để thành tâm sám hối và làm bất cứ việc gì cũng nhớ đến hậu quả việc làm của mình.

8) Chánh định: là tập trung tư tưởng vào một vấn đề chính đáng. 
 
Tóm lại, chúng ta thấy hậu quả vô cùng tai hại do vọng tưởng sinh ra, nó là cội nguồn của tất cả mọi nghiệp báo để cột chặt chúng ta vào bể khổ của luân hồi. Do đó chúng ta phải sáng suốt dùng trí tuệ để đánh tan mọi vọng tưởng, vô minh để đem lại sự thanh tịnh, tinh khiết trong tâm của chúng ta. Thêm nữa, nước từ bi mát mẻ sẽ rưới tắt lửa phiền nảo. Tâm nhẫn nhục là áo giáp bền chắc chống lại tất cả mũi tên tam độc. Phật pháp là ánh sáng phá tan khói mù tối tăm. Với những tâm niệm nầy, chúng ta nhứt quyết loại trừ tất cả dục vọng để tăng trưởng sức mạnh ngõ hầu đánh đổ bánh xe luân hồi cay nghiệt để tìm về nơi Cưc lạc. 

Lửa sân si tam độc, đốt hết rừng công đức
Muốn hạnh Bồ tát đạo, giữ thân tâm thanh tịnh”. 
 
Thế nào là thanh tịnh pháp thân? Phật dạy:”Thanh tịnh pháp thân là chơn tánh thanh tịnh, không sanh không diệt, không hoại không thành. Vọng tánh của chúng sanh chỉ thấy nhục thân mà không thấy pháp thân. Tại chổ phàm phu gọi là tâm tánh, tại nơi thánh hiền gọi là thánh tánh, trong cõi trời đất gọi là thiên tánh. Tới chỗ Bồ tát gọi là Phật tánh và tại chổ chư Phật gọi là thanh tịnh pháp thân”. Nguyên nhân của sự đau khổ bắt nguồn từ bản ngã vì nó vốn có khuynh hướng phân biệt và từ đó nẩy sinh ra các tham vọng, ái dục.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/03/2012(Xem: 3352)
Qua mắt chúng ta, thấy đó là trả nghiệp, đáng sợ, song với Tổ đã không thấy thật, nói gì là trả. Cũng như ông A khi chưa hiểu đạo, bị ông B làm vài hành động không vừa lòng, ông liền mắng chửi ông B. Thời gian sau, ông A hiểu đạo, đúng lúc ông B trả thù mắng chửi thậm tệ hơn trước. Song ông A thấy lời nói không thật, không có gì quan trọng, nên vẫn tươi cười không buồn, không đổi nét mặt. Như thế ông A có trả nợ trước hay không trả nợ trước? Thật sự, nợ đã vay thì phải trả, chỉ khác ở chỗ mê thì thấy thật, ngộ thì thấy không thật. Ðã không thật thì trả cũng như không trả. Vì thế, nói "liễu tức nghiệp chướng bản lai không". Cứu kính thấy nghiệp báo không thật, quả là thấu tột bản chất của nghiệp báo. Tuy không thật mà chẳng mất, đây là bí yếu của đạo Phật.
27/02/2012(Xem: 3538)
Một cách căn bản, chúng ta có thể thấu hiểu Bốn Chân Lý Cao Quý trong hai trình độ [trình độ của sự giải thoát tạm thời khỏi khổ đau và trình độ giải thoát thật sự...
26/02/2012(Xem: 4290)
Thể tánh của đức Phật A Di Đà là vô lượng thọ, vô lượng quang, là Phật Pháp thân. Giáo lý đại thừa đều chấp nhận rằng Pháp thân bao trùm tất cả thế giới.
17/02/2012(Xem: 7950)
Cuộc đời con người sống chỉ khoảng 80 năm, nhưng loanh quanh, lẩn quẩn trong sự vui buồn, thương ghét, phải quấy, tốt xấu, hơn thua, thành bại và được mất. Hôm nay, chúng ta cùng nhau tham khảo về "Thông điệp cuộc đời". Mỗi người chúng ta có mặt trong cuộc đời này đều sống và gắn bó với nó giống như gắn bó với đau khổ và hạnh phúc vậy. Nhưng bất hạnh thay, hạnh phúc thì ít mà khổ đau lại quá nhiều. Bởi vì sao? Vì chúng ta không biết yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau bằng tình người trong cuộc sống với trái tim thương yêu và hiểu biết.
31/01/2012(Xem: 3177)
Nếu chỉ vì ngũ quan không thể cảm nhận được mà ta quả quyết rằng Niết Bàn là hư vô, là không không, không có gì hết, thì cũng phi lý như người mù kết luận rằng trong đời không có ánh sáng, chỉ vì không bao giờ anh ta thấy ánh sáng. Trong ngụ ngôn "Rùa và Cá" được nhiều người biết, cá chỉ biết có nước nên khi nói với rùa, cá dõng dạc kết luận rằng không có đất, bởi vì có những câu hỏi của cá đều được rùa trả lời là "không". Thuở xưa có một con cá. Cá chỉ biết trong nước và không biết gì ngoại trừ nước. Một hôm, cá mải mê bơi lội trong ao đầm quen thuộc như mọi hôm thì gặp lại chị Rùa. Hỏi ra thì hèn lâu rùa đi dạo trên đất liền. Cá hỏi: "Chào chị rùa, chị đi đâu mà hèn lâu tôi không gặp?" - Này chị cá, chào chị. Hôm rày tôi đi một vòng lên trên đất khô. Rùa trả lời. - Đất khô à! Cá lấy làm ngạc nhiên. Chị nói đất khô, vậy đất khô là gì? Đất làm sao khô được? Tôi chưa bao giờ thấy cái gì mà khô. Đất khô chắc là không có gì hết.
17/01/2012(Xem: 3882)
Hôm nay thể theo lời yêu cầu của chư Tăng Ni tại đây, chúng tôi sẽ thuyết một thời pháp cho tất cả Tăng Ni Phật tử nghe, với đề tài Cội gốc sanh tử và cội gốc Niết-bàn.
27/12/2011(Xem: 3909)
Dựa theo tinh thần Phật giáo, do nhân duyên hòa hợp tất cảnhững nghiệp duyên từ trong những đời quá khứ mà kiến tạo ra con người trong kiếpnầy.
15/12/2011(Xem: 4785)
Nam-Mô A-Di-Đà Phật. Vâng lệnh thầy Trụ trì và thầy Giáo thọ, Minh Tuệ tôi ra thất chia sẻ kinh nghiệm niệm Phật cho Phật tử chùa Tịnh Luật từ năm 2009. Sau hai năm làm Phật sự, tôi nhận thấy Phật tử nắm vững phương pháp hành trì, riêng bản thân tôi bị khựng lại. Do đó tôi ngỏ ý với Phật tử, sẽ vô thất trở lại. Phật tử nói: “Thầy vô thất, chúng con có khó khăn trở ngại đường tu, chúng con biết hỏi ai?”. Tôi trả lời không được. Dù rằng chùa Tịnh Luật còn lắm thầy giỏi hơn tôi nhiều, nhưng mỗi thầy có pháp tu riêng, không ai giống ai, nên có thể giải đáp không thỏa đáng chăng? Phật tử nói tiếp: “Vậy thầy giải đáp sẵn những khó khăn trở ngại, chướng nạn mà chúng con có thể gặp, để chúng con nương theo đó mà hành trì”. Đề nghị này rất có lý, mặc dù đối với khả năng hạn hẹp của tôi, thì đây không phải việc dễ làm. Trước tình thế không thể từ chối, tôi nói: “Vậy thì quý vị đặt những câu hỏi, tập trung lại đưa tôi trả lời”. Đây là lý do quyển “Tịnh Độ Thực Hành Vấn Đáp” ra đời.
23/11/2011(Xem: 5436)
Có một lần khi Đấng Thế Tôn ngụ tại thành Xá-vệ (Sâvatthi) thì vào một buổi chiều, đức vua Pasenadi của xứ Kiêu-tát-la (Kosala) thân hành đến viếng thăm Ngài. Vua Pasedani tiến đến gần Đấng Thế Tôn, đảnh lễ và ngồi sang một bên. Đấng Thế Tôn cất lời hỏi vua Pasedani như sau: - Này đại vương, ngài mới đến đấy à. Thế lúc trưa này ngài ở đâu?
16/11/2011(Xem: 4729)
Nhân quả là một định luật tất yếu trong sự hình thành nhân sinh quan và vũ trụ quan qua liên hệ duyên khởi của cuộc sống con người,mà qua đó nhân quả được coi như là một luật tắc không thể thiếu được khi hình thành một xã hội nhân bản đạo đức.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]