Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ba việc chính của đời người

30/09/201103:22(Xem: 3741)
Ba việc chính của đời người


Niem Phat Di Da (2)

BA VIỆC
CHÍNH CỦA ĐỜI NGƯỜI

Thứ nhất: Việc của bản thân. Thứ hai: Việc của người khác. Thứ ba: Việc của Hoàn cảnh thiên nhiên trời đất.   

1-Việc của bản thân: Mỗi sáng thức dậy, ta biết mình vẫn còn sống với một ngày mới như hôm nay mình làm gì, ăn uống ra sao, cần quan tâm và giúp đỡ những ai, ta sẽ cảm nhận phải quấy, tốt xấu, nên hư, thành bại, vui buồn, khổ đau hay hạnh phúc… đều do ta quyết định, không một ai có thể ban phước giáng họa.

2-Việc của người khác. Đại khái như anh A lười biếng không chịu làm ăn sống bám víu vào cha mẹ, chị B bất hạnh vì không có hạnh phúc trong hôn nhân, bà C không làm tròn trách nhiệm đối với gia đình người thân, cô D bà tám làng trên xóm dưới, đó là quan niệm sống do người khác làm chủ.

3-Việc của Hoàn cảnh thiên nhiên trời đất. Tiêu biểu như chuyện sóng thần động đất, mưa gió sấm chớp, bão bùng lũ lụt, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh… là những hiện tượng vượt ra ngoài tầm kiểm soát của con người.

Chúng ta phiền muộn khổ đau phần lớn là do quên mất việc của chính mình hay nhớ nghĩ về quá khứ, mong mỏi hướng tới tương lai một cách thái quá mà đánh mất mình trong hiện tại. Chúng ta thích bàn chuyện của người khác, bắt họ phải theo ý mình và hoang mang lo lắng sợ hãi về những vấn đề của trời, đất, trăng, sao….

Ai muốn bình an hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ, chỉ đơn giản quay lại chính mình kiểm soát thân miệng ý, không phê phán chỉ trích chuyện của người khác và sống tốt đời đẹp đạo thì trời đất sẽ quy phục ta. Mỗi người chúng ta hãy tự ý thức sống và làm việc không làm tổn hại người và vật mà còn dấn thân đóng góp phục vụ vì lợi ích chung với tinh thần vô ngã, vị tha. 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/06/2012(Xem: 3452)
Bây giờ tôi muốn giải thích về ba lời khuyên của ngài Atisha, gọi là Ba Kim Cương. Trong rất rất lâu, chúng ta trôi lăn trong luân hồi từ đời này sang đời khác. Chúng ta đã chết và tái sinh và lại chết, điều này gần như vô tân.
17/06/2012(Xem: 4128)
Thiền Quán còn gọi là Thiền Tuệ hay Thiền Minh Sát (tiếng Pali: Vipassana) đã được Đức Phật chỉ dạy cách đây hơn hai ngàn năm trăm năm, là phương pháp thiền đặc biệt chú trọng vào việc giữ sự chánh niệm liên tục.
15/06/2012(Xem: 6314)
Trong kinh điển Phật giáo , có nhiều trường hợp mô tả Đức Phật đã giữ thái độ im lặng trước một sồ câu hỏi của các du sĩ ngoại đạo mang tính huyền hoặc hoặc thiếu thực tế . Đức Phật thấy rõ , những người đặt các câu hỏi như thế thì hoặc chính bản thân họ không hiểu , hoặc họ chỉ nhằm khoe khoang kiến thức qua những tưởng tượng hay ức đoán ; và nếu có trả lời thì tính hạn chế của ngôn ngữ cũng khiến mọi giải thích không thể diễn tả rốt ráo mọi điều thấy biết của Đức Phật . Vì thế mà Đức Phật chỉ im lặng .
11/06/2012(Xem: 4511)
“Ta có Chánh Pháp Nhãn Tạng – Niết Bàn Diệu Tâm, nay trao truyền cho ông Ca Diếp”. Thích Đức Trí
10/06/2012(Xem: 3378)
Phật giác ngộ nhờ con đường Bồ Tát, con đường mà ngài đã trải qua từ đầu đến cuối. Ngài nói rằng với ngài điểm khởi đầu của con đường bồ đề tâm là trong cõi địa ngục.
06/06/2012(Xem: 5423)
Chúng ta cũng nên biết: “Vô thường thì vô ngã”, tại sao? Vì thân tâm con người gồm có sắc và tâm, Sắc là thân do Bốn Đại “Đất, Nước, Gió, Lửa” hợp lại mà thành...
31/05/2012(Xem: 7417)
Áo nghĩa thư (Upaniṣad) còn được biết với một tên gọi khác nữa, đó là Vedānta, vì nó được xem là phần tột cùng của Phệ-đà... Thích Nhuận Châu dịch
31/05/2012(Xem: 6372)
Chính Đức Phật đã quy chuẩn cách dùng ngôn ngữ hay tiếng nói địa phương trong việc truyền đạt giáo lý... Thích Nhuận Châu dịch
30/05/2012(Xem: 3847)
Một trong các phương pháp thực tập sự kham nhẫn là học hạnh chịu đựng của đất. Đất có thể bao dung hết muôn loài vật trên thế gian này. Đất nuôi sống thiên nhiên, cỏ cây, hoa trái để nuôi dưỡng chúng sinh. Từ đất con người khai thác các loại tài nguyên khoáng sản để có điều kiện gia tăng sản xuất, nâng cao đời sống để nhân loại và muôn loài vật tồn tại.
28/05/2012(Xem: 10826)
Kinh A Di Đà thuộc hệ tư tưởng Đại thừa, ra đời trong thời kỳ phát triển Đại thừa Phật giáo... Thích Nguyên Thành
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]