Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ý nghĩa cúng dường thập phương Tăng

19/07/201101:54(Xem: 6519)
Ý nghĩa cúng dường thập phương Tăng

Cung_Duong_Trai_Tang (4)


Ý NGHĨA CÚNG DƯỜNG THẬP PHƯƠNG TĂNG

Điều Ngự Tử TÍN NGHĨA

Mỗi năm Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ, đều có tổ chức An cư Kết hạ. Chư tôn đức trong Giáo hội thường quan tâm việc tu tập, giữ gin giới luật cho nhau, nên thường tìm những nơi có thể dung chứa ít nhất 150 vị Tăng Ni trở lên. Đa phần là tổ chức tại miền Nam California, phần lớn là do Phật Học Viện Quốc Tế bảo trợ tất cả. Tính đến nay là đã 9 mùa An cư :
1.-Mùa An cư Ất dậu – 2005, Đạo tràng chùa Phật Đà, có 55 vị,
2.-Mùa An cư Bính tuất – 2006, Đạo tràng chùa Phật Tổ, có đến 150 vị,
3.-Mùa An cư Đinh hợi – 2007, Đạo tràng Phật Học Viện Quốc Tế, có đến 155 vị,
4.-Mùa An cư Mậu tý – 2008, Đạo tràng chùa Phật Đà, có đến 200 vị,
5.-Mùa An cư Kỷ sửu – 2009, Đạo tràng Phật Học Viện Quốc Tế, có 68 vị Tỷ kheo, 64 vị Tỷ kheo ni, 4 vị Sa di, 6 vị Thức xoa và 12 vị Sa di ni. Tổng cọng là 158 vị.
6.-Mùa An cư Canh dần – 2010, Đạo tràng Phật Học Viện Quốc Tế, có 175 vị tham dự,
7.-Mùa An cư Tân mão – 2011, Đạo tràng Phật Học Viện Quốc Tế, có gần 205 vị ghi danh, nhưng tham dự chính là 185 vị.
8.-Mùa An cư Nhâm thìn – 1012, Đạo tràng chùa Bát Nhã, có đến 210 vị tham dự chính thức.
9.-Mùa An cư Quý tỵ - 2013, Đạo tràng Phật Học Viện Quốc Tế, khi ghi danh là 215 vị, nhưng thực sự tham dự chính thức chỉ có 175 vị.
Đó là những thành tựu khá đặc biệt của Đạo tràng An cư mà Giáo hội đứng ra đảm trách.
Mỗi mùa An cư đều có lễ Bố tát, tụng giới, lễ Chúc tán và những buổi học cho cả hai chúng xuất gia và tại gia. Đặc biệt năm nay 2013, các bậc Trưởng thượng chỉ chứng minh, đa phần là Tăng Ni trẻ phụ trách về những đề tài trình bày cho Đại chúng đồng thảo luận.
Riêng những mục chuyên đề như hướng dẫn giới luật, ngày thọ An cư và ngày Tự tứ thì có chư Tôn đức niên cao, lạp trưởng trình bày. Phần lớn là chuyên môn về Luật nên trường hạ cung thỉnh Hòa thượng Thích Thái Siêu hướng dẫn. Vì, Đạo tràng An cư phần nhiều là Tăng Ni trẻ mới hội nhập vào xứ cờ Hoa, nên cần phải được hướng dẫn tường tận.
Nhơn đây, chúng tôi cũng trích một phần lời dạy từ trong kinh Vu Lan Bồn, do Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quang chú giải. Ngài hướng dẫn rằng :
Thập Phương Tăng, Thập Phương Chúng Tăng hay Thập Phương Đại Đức Chúng Tăng, ba từ ngữ này chỉ là một.
Bởi vì Tăng hay Tăng già, là dịch âm từ Phạn ngữ Sangha. Dịch ra là Chúng. Muốn được gọi là Chúng thì phải từ Bốn vị trở lên, có cuộc sống hòa hợp với nhau theo nguyên tắc của phép lục hòa; như vậy mới được gọi là Chúng hay Tăng. Tăng Chúng hay Chúng Tăng là được ghép từ Hoa-Phạn. Cho nên danh từ Thập Phương Tăng là chư Tăng ở khắp mọi nơi. Khi tất cả những vị này đều tập hợp lại một chỗ, trong một thời gian nào đó(như những lúc Chư tăng câu hội an cư ở một đạo tràng),thời gian dài ngắn, lâu mau hay vĩnh viễn, v.v… với số lượng từ bốn vị hay nhiều đến bao nhiêu, được gọi là Thập Phương Tăng, nghĩa là có khả năng đại diện Thập Phương Chúng Tăng.
Vì vậy việc cúng dường Thập Phương Tăng trong ngày Tự tứ cần sự đồng nhất, không có ý niệm riêng biệt, người thọ cũng không có niệm riêng biệt và sự quân phân cũng giống nhau. Đó là phổ đồng cúng dường.
Riêng về phần cúng dường Thập Phương Tăng trong những ngày mà không phải là Tự tứ thì y theo giới thứ 27“Không được thọ thỉnh riêng biệt”và giới 28“Không được thỉnh Tăng riêng biệt”của giới Bồ tát mà thi hành. Ở đây nhấn mạnh về Thỉnh và thọ thỉnh hay cúng và thọ cúng, không được riêng biệt mà phải tuần tự. Tuần tự Thập Phương Tăng đang trú xứ ở một nơi.
Ví dụ tại Trường hạ Phật Học Viện Quốc Tế năm 2013, hôm nay có tất cả là 175 vị, kể từ Trưởng lão Hòa thượng Thiền chủ đến vị Sa di ni.
Sau khi nhập hạ, đến ngày thứ ba tuần hạ sau đó, có một vị thí chú xin cung thỉnh Mười lăm vị đến cúng dường qua một buổi lễ đặc biệt. Vị Thiền chủ cho Đại chúng rõ và cử đi từ vị thứ nhất, đến vị thứ 15. Thí chủ cũng tùy duyên như thế. Đến một ngày kế nào đó, có thí chủ khác đến xin thỉnh 30 vị, thì Đại chúng cũng cử đi từ vị thứ 16 cho đến vị thứ 43(tức là 30 vị).Cứ tuần tự như thế, thì các vị lúc đi ít, lúc đi nhiều đều được đại diện Thập Phương Tăng. Còn biệt thỉnh thì không được gọi là đại diện Thập Phương Tăng. Tín chủ cứ thỉnh hết lớp này đến lớp khác. Nếu giáp vòng thì bắt đầu lại. Người thỉnh hay cúng theo thứ tự, là thỉnh hay cúng theo sự đề cử và chỉ định của Đại Chúng Tăng. Như vậy, người thỉnh hay cúng dù ít hay nhiều, có thể là Một hay mấy vị đi nữa, thì Một hay nhiều vị được cử đi đều đại diện cho Thập Phương Tăng mà thọ thỉnh hay thọ cúng. Mặc dầu những vị thọ thỉnh hay thọ cúng, nhìn vào tuy thấy ít, nhưng ý nghĩa rất sâu rộng là vị được thọ thỉnh hay thọ cúng cả Thập phương Tăng. Phước đức là cúng cả Thập phương Tăng vậy.
Ngược lại, thỉnh hay cúng và thọ thỉnh hay thọ cúng riêng biệt, dù là số lượng đông bao nhiêu chăng nữa, cái tính cách đại diện Thập Phương Chúng Tăng như đã nói ở trên cũng mất đi, và đó là :“Nề nếp của ngoại đạo, bảy đức Phật không có quy chế ấy”(Đó là cái quy chế có tính cách xả bỏ thiên vị mà bình đẳng quân phân và rộng lớn)nên gọi là phạm giới.
Tuy nhiên, sự thỉnh hay cúng và thọ thỉnh hay thọ cúng trong sự cúng dường cầu nguyện, ngoài trường hợp trên đây thì không kể, hoặc có nhiều tình tiết khác, ngoại lệ.
Liên quan đến việc thính cúng hay thọ thỉnh và thọ cúng không được riêng biệt này, quý vị nên vào kinh Tăng Nhất A Hàm, thì rõ hơn khi đức Phật dạy cho Tôn giả La Vân ở trong Đại tập, 2, 791 và 792.




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/10/2014(Xem: 4945)
Có lắm người xuất gia cũng như tại gia cho rằng, chúng ta tu không thể nào giác ngộ thành Phật. Vì đức Phật ra đời có những nhân duyên kỳ đặc, bản chất Ngài đã thánh sẵn rồi; còn chúng ta nào là ham mê dục lạc, nào là tội lỗi đầy đầu, nào là sanh nhằm thời mạt pháp căn cơ yếu kém ngu độn v.v... làm sao tu thành Phật được? Ở đây chúng ta hãy nhìn Thái tử là một con người, thật là người để lấy làm mẫu mực hướng theo tu hành.
08/10/2014(Xem: 5010)
Một số cư sĩ Phật giáo Nam tông thường hỏi tôi về tư tưởng Tánh Không trong kinh điển Theravāda. Có khi tôi trả lời: “Các pháp do duyên khởi nên vô ngã tính, vì vô ngã tính nên không. Không này chính là Không Tánh chứ có gì lạ đâu!” Một lần khác nữa, tôi lại nói: “Cứ đọc cho thật kỹ kinh Tiểu Không, kinh Đại Không, kinh Đại Duyên là sẽ hiểu rõ toàn bộ về tư tưởng Tánh Không thời Phật”. Tuy nhiên, trả lời gì cũng không giải toả được sự tồn nghi, thắc mắc của chư cư sĩ ấy.
06/10/2014(Xem: 5026)
Các kinh nghiệm, quan điểm, phương pháp, hệ thống, lý thuyết, chủ thuyết… là các công cụ để định hướng cho đời sống cá nhân và xã hội. Nó giống như những cái thuyền, bè giúp chúng ta đi qua dòng sông thực tiễn.
06/10/2014(Xem: 5682)
Ngạn ngữ Tây phương nói: “ Cái Tôi là cái đáng ghét” ( Le moi est haissable). Mặc dù là một câu nói được nhiều người biết, nhưng đó mới chỉ là nhận xét hời hợt về cái gọi là Cái Tôi. Đối với ngươi Đông phương, từ mấy ngàn năm nay, Cái Tôi được các nhà hiền triết Ấn Độ, Trung Hoa khám phá và theo dõi rất kỹ lưỡng và sâu sắc; đến nỗi họ mới lập nên một nền triết học về Bản Ngã, về Cái Tôi của con người; với chủ trương: muốn hạnh phúc thì phải giải thoát bản thân khỏi những ràng buộc của Cái Tôi, hoặc chuyển hóa “Cái Tôi Rác Rưỡi” trở thành Cái Tôi thanh khiết, chân thiện. Đặc biệt, đạo Phật dạy phải nỗ lực diệt trừ “lòng chấp ngã” và luôn luôn đề cao tinh thần Vô Ngã như là một trong Tam Pháp Ấn.
02/10/2014(Xem: 4564)
Kinh có ghi lại một cuộc đối thoại giữa du sĩ khổ hạnh Vacchagotta với đức Thế Tôn, và cuộc đối thoại này rất thiền. Vacchagotta tới thăm Bụt. Ông hỏi: - Này sa môn Gautama, có một linh hồn hay không? Bụt im lặng không trả lời. Lát sau Vacchagotta hỏi: - Như vậy là không có linh hồn phải không? Bụt cũng ngồi im lặng. Sau đó Vacchagotta đứng dậy chào và đi ra. Sau khi Vacchagotta đi rồi, Thầy A Nan hỏi Bụt: - Tại sao Thầy không trả lời cho Vacchagotta? Và Bụt bắt đầu cắt nghĩa…
30/09/2014(Xem: 4433)
Ánh hào quang Phật giáo Việt-nam ở cuối triều đại nhà Nguyễn (Khải Định, Bảo Đại) dần dần ẩn mình trong ốc đảo Tịnh Độ, chùa chiền và cá nhân phật tử không còn được sinh hoạt rộng rãi ra xã hội như trước, do bởi tấm chắn của hai bạo lực thực dân Pháp và Thiên-chúa giáo, ngăn chặn và đàn áp bằng Đạo Dụ số 10, không cho thành lập giáo hội, chỉ được lập hội như các hội thể thao, từ thiện… Do đó mà mọi sinh hoạt phật sự đều bị thu gọn trong chùa từ 1932.
23/09/2014(Xem: 14405)
“Đường về” là một tuyển tập gồm một số bài tiểu luận về Phật pháp do cố Ni trưởng Thích Nữ Trí Hải thực hiện. Tập sách chủ yếu làm sáng tỏ một số điểm giáo lý và pháp môn thực hành nòng cốt của Phật giáo từ Nguyên thủy cho đến Đại thừa mà tác giả đã có nhân duyên được học tập, thực hành và mong muốn chia sẻ với người khác. Được học tập và thực hành lời Phật dạy là một may mắn lớn của đời người. Người con Phật nhận chân được điều này và do đó luôn luôn mang tâm nguyện chia sẻ với người khác những gì mình đã được học tập và cảm nghiệm ở trong Phật pháp. Chính nhờ tinh thần cao quý này mà đạo Phật không ngừng được phổ biến rộng rãi, và nay những ai yêu quý Ni trưởng Trí Hải vẫn cảm thấy như được chia sẻ lớn từ một người có tâm nguyện mong được chia sẻ nhiều hơn cho cuộc đời.
16/09/2014(Xem: 18007)
Trên ngực Phật, hay trên những trang kinh của Phật, ta thường thấy có chữ VẠN. Nhưng nếu để ý, ta sẽ thấy có hai lối viết khác hẵn: Một là, “chữ vạn” hướng xoay theo chiều kim đồng hồ (lối viết A); hai là”chữ vạn” xoay ngươc chiều kim đồng hồ (lối viết B)
15/08/2014(Xem: 11943)
Tánh biết tham lam vật chất ,ích kỷ,vị tha,nhân quả,,ăn năn ,sám hối, thương yêu, ghét bỏ, sợ hãi, buồn tênh, v.v… của muôn loài hữu tình chúng sinh nói chung, con người nói riêng được hiển lộ ra ngoài thân ở lời nói và hành động trong đời sống hằng ngày.Tánh biết này,được các nhà ngôn ngữ cổ đại Trung Quốc gọi là Tâm.Từ đó cho đến nay người Trung Quốc và Việt Nam đều nói là tâm, một khi đề cập đến sự biết của các loài hữu tình chúng sinh,và con người.
06/08/2014(Xem: 4637)
Thiền sư Động Sơn Lương Giới Thiền sư Lương Giới, Tổ của tông Tào Động ở Trung Hoa. Khi đi tu Ngài có viết mấy lá thư cho cha mẹ. Đọc thư Ngài ta mới thấy ý chí người xưa. Lá thư thứ nhất: “Được nghe, chư Phật ra đời đều do cha mẹ mà có thân, muôn loài sanh trưởng thảy nhờ trời đất che chở. Cho nên, không có cha mẹ thì chẳng sanh, không có trời đất thì chẳng trưởng, thảy nhờ ân dưỡng dục, đều thọ đức chở che. Song, tất cả hàm thức, vạn tượng hình nghi đều thuộc vô thường chưa lìa sanh diệt. Ân bú sú nặng nề, công nuôi dưỡng sâu thẳm, dù đem của cải thế gian phụng dưỡng trọn khó đáp đền, dùng máu thịt dâng hiến cũng không được bền lâu.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567