Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

PHẬT PHÁP LÀ VÔ GIÁ

11/06/201119:43(Xem: 3504)
PHẬT PHÁP LÀ VÔ GIÁ
PHẬT PHÁP LÀ VÔ GIÁ
Chủ nhật ngày 16 tháng 1 năm 2011 News in 2011
Nguồn: Dharma Not For Sale

phatphaplavogiaChúng tôi đang sống những ngày đầy ân phúc gia trì nhờ sự viếng thăm của bác tôi. Chính cha tôi cũng vô cùng hoan hỷ trước sự kiện này nên chỉ cần được nhìn thấy hai ngài ở bên nhau hoặc được ở cùng với hai ngài là tôi đã cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Mỗi khoảnh khắc trong một ngày đều tràn đầy ân đức gia trì, đây thực sự có thể gọi là “mưa gia trì”. Tất cả chúng tôi đều có rất nhiều cơ hội để đón nhận Wang (quán đỉnh) từ bác tôi. Tôi không muốn mọi người xôn xao về sự hiện diện của ngài. Chắc hẳn các bạn đều đã biết, tôi vẫn luôn cho rằng Giáo Pháp thực sự quá quý báu và không thể đem “mua bán” theo cách thức thế gian. Trừ khi bạn có động cơ tuyệt đối thanh tịnh, còn nếu không thậm chí tôi còn nghĩ Giáo Pháp không nên được tiếp thị giống như một thứ hàng hóa thương mại, còn bậc thầy thì cư xử giống như một người bán hàng đang bán “mặt hàng” là Giáo Pháp ở những nơi đông người và náo nhiệt. Theo cách đó đôi khi Giáo Pháp không còn được trân trọng mà bị coi như một thứ hàng hóa thông thường, chẳng còn có giá trị ở bất cứ nơi nào hay chẳng còn được coi trọng bởi bất cứ ai.

Lần này, chính vì suy nghĩ mang tính “xuất thế gian” như vậy mà chúng tôi đã cùng nhau hội tụ tại một nơi vô cùng linh thiêng ở Tự viện Núi Druk Amitabha nhưng không hề thông báo rộng rãi để nhiều người biết. Thêm vào đó, thậm chí tôi còn không muốn bận tâm in một tờ thông bạch nào, hay gọi một cuộc điện thoại nào cho ai để thông báo. Thế nhưng thật lạ, mọi người bắt đầu kéo đến. Giờ đây chúng tôi bắt đầu phải lo lắng về vấn đề sắp xếp chỗ nghỉ, nấu ăn và thậm chí phải lo cả chỗ đậu xe. Tất nhiên, bên cạnh đó, tôi cũng rất hoan hỷ vì có rất người đã thu xếp để tới tham dự cùng với chúng tôi, vì điều này sẽ vô cùng lợi lạc.

Điều tuyệt vời nhất trong lần vân tập này là mặc dù mọi thứ vô cùng đơn giản song vẫn tràn đầy sự gia trì. Vì vậy nên cho dù có nghe tới hàng ngàn lần mọi người nói với nhau rằng “Tôi không biết được rằng ở đây lại tổ chức đại đàn quán đỉnh”, trên bình diện tương đối, tôi cảm thấy tự hào, bởi lẽ đây là một dấu hiệu cho thấy tôi đã không bị tác động bởi các pháp thế gian trần lụy.

Bàn về các pháp thế gian, Phật Pháp không bao giờ được dùng để thực hành với động cơ đem ra buôn bán nhằm mang lại danh tiếng hay tài bảo cho một cá nhân nào đó. Tất nhiên, để trở nên thành đạt trên thế gian này, chúng ta cần có của cải, danh vọng và sức khỏe, chúng ta cần rất nhiều thứ! Nhưng tôi nghĩ tất cả những thứ này cần được làm ra bởi những phương tiện khác, thay vì đem Phật Pháp ra kinh doanh. Một khi bạn đã bắt đầu mang Phật Pháp ra kinh doanh nhằm thỏa mãn những tiện nghi cá nhân cho mình thì đó đã là sự thực hành các pháp thế gian, mà theo tôi thiết nghĩ hoặc có thể nói rằng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sẽ vô cùng phản bác cách làm đó. Động cơ chính của Đức Phật Thích Ca khi thuyết giảng giáo pháp ở Triyana chính là để tiêu trừ những động cơ và thái độ như vậy. Thế nhưng ngày nay đa phần trong chúng ta lại thường nuôi dưỡng những cách hành xử như vậy mỗi khi chúng ta thực hành Phật Pháp.

Cho dù cuộc sống của bạn có rực rỡ sắc màu đến bao nhiêu, cho dù bạn có giàu có hay nổi tiếng đến thế nào, nhưng chừng nào bạn vẫn còn ở trong vũng bùn đó thì hoàn cảnh của bạn thực sự đang rất đáng lo ngại. Đôi khi, nhất là những lúc như lúc này, khi tôi quan sát nhân duyên hy hữu này khi bác tôi là người chủ trì các khóa lễ, tôi hoan hỷ vô cùng vì thấy chính mình cùng những hành giả trên Núi Druk Amitabha, chúng tôi đã cùng nhau sống vượt lên hoàn cảnh mà không cần phải đem Giáo Pháp ra kinh doanh. Bác tôi thực sự là một bậc thượng sư vĩ đại, ngài trao truyền cho chúng tôi những giáo pháp vô cùng quý báu với cả tấm lòng nhiệt tình, còn đại chúng cũng rất tuyệt vời, những thiếu niên nhỏ tuổi với tâm chí thành tha thiết, những sư ni đang tu tập tại tự viên Druk Amitabha của chúng tôi, cùng với rất nhiều chư tăng hiện đang thực hành dưới sự chỉ dẫn nghiêm khắc của tôi tại tự viện nơi đây. Tôi cho rằng tất cả chúng hội, bao gồm cả thượng sư và các đệ tử, đều có tinh thần xuất thế, theo nghĩa ai nấy đều mang động cơ thanh tịnh và cư xử rất mực thước, bởi lẽ một cách rất tự nhiên, họ chẳng có nhiều những thái độ trần lụy thiếu tích cực, nhất là trong những sự kiện thiêng liêng như lần này. Nếu như việc thực hành Giáo Pháp không phải vì mục đích giải thoát mà để thành danh trong xã hội hay vì mục đích chính trị, thì đâu còn được gọi là Giáo Pháp nữa. Tôi tin rằng nếu như vậy, thà chúng ta cứ tập trung vào những hoạt động thế gian khác để thỏa mãn ý thích cá nhân và đừng làm liên lụy đến Giáo Pháp thì lại hơn. Hãy để cho Giáo Pháp được giữ nguyên chức năng là vị thuốc đối trị mọi khổ đau trong luân hồi, đừng biến Giáo Pháp trở thành độc dược. Nếu Giáo Pháp bị đem ra kinh doanh vì lợi ích cá nhân thì rồi cả dòng truyền thừa cũng sẽ bị mang ra mua bán như vậy, và ngay cả tâm hồn cũng như tinh thần của bạn rồi cũng sẽ bị đem bán.

Tôi không ngụ ý rằng con người không bao giờ được mong cầu tiếng tăm, thực phẩm hay của cải. Điều tôi muốn nói ở đây là con người không nên đem Giáo Pháp ra bán để thỏa mãn những tham muốn trần tục của riêng mình. Đây mới là điều duy nhất mà tôi cố gắng muốn mọi người hiểu được. Tất cả các bạn nên hiểu tôi đang muốn hướng tới điều gì. Nói ra điều này một cách rõ ràng minh bạch ở đây cũng là cách để giúp tôi tự kéo chính mình ra khỏi vũng lầy. Trong khi viết nên những dòng chữ này, tôi có hai tâm nguyện lớn, thứ nhất là để tự giúp mình vượt lên khỏi sự lộn xộn này, và thứ hai là mong rằng điều này sẽ giúp cho nhiều người hiểu ra rằng Phật Pháp thực sự có ý nghĩa gì, Phật Pháp cần phải được thực hành như thế nào, và động cơ thuyết pháp tại vườn Kỳ Đà của Đức Phật Thích Ca là gì.

Trong những ngày này, bác tôi và cũng là bậc thầy truyền quán đỉnh luôn thúc giục, sách tấn chúng tôi cần phải cầu nguyện cho sự bình an của thế giới và cho mọi chúng sinh trên thế gian này. Tôi không nghĩ là ngài biết nhiều về tất cả những thảm họa mới xảy ra gần đây, vì ngài chẳng biết gì về internet. Ngài thuộc lớp người thế hệ trước không sử dụng những công nghệ mới. Thế nhưng nhờ vào sự toàn tri nên ngài biết rõ sự cần thiết của những lời cầu nguyện này. Mỗi buổi sáng, buổi chiều và buổi tối, ngài đều sách tấn chúng tôi phải cầu nguyện và hồi hướng. Tôi vô cùng thán phục sự toàn tri của ngài. Con người chúng ta sống trong thế giới hiện đại có thể biết được nhiều điều nhờ vào công nghệ tiên tiến. Thế nhưng mặc dù không được tiếp xúc với thông tin, ngài vẫn rất quan tâm lo lắng cho những gì đang xảy ra. Nhờ vào sự động viên sách tấn của ngài, chúng tôi đang thực hành rất nhiều khóa lễ nguyện cầu an bình cho thế giới.

Tôi vẫn luôn nói rằng bất kể chúng ta cầu nguyện gì và như thế nào đều cần phải được nâng đỡ bằng thiện hạnh. Nếu không, những lời cầu nguyện sẽ không bao giờ ứng nghiệm! Thay vì thế, rồi sẽ có vô số thảm họa xảy đến ở khắp nơi, như bạn đã thấy nếu như theo dõi thời sự. Chúng ta rất khôn khéo nên đổ cho rằng đó là những thảm họa thiên nhiên, nhưng tất cả những thảm họa đó đều bắt nguồn từ chúng ta. Chính con người chúng ta đã tạo ra nguyên nhân gây nên những thảm họa đó, Chính vì vậy mà chúng ta cần tự đào tạo lẫn nhau thay vì cứ đổ tại thiên nhiên. Thiên nhiên vốn rất tươi đẹp và không phải tự nhiên có những phản ứng tiêu cực như vậy, chính chúng ta mới là nguyên nhân tạo nên thiên tai. Chúng ta cứ bám vào cái từ thiên tai và cho rằng những thảm họa này là do tự nhiên, điều này thật đáng buồn. Tôi vẫn luôn cảm thấy hơi buồn cười khi nghĩ về sự cố chấp và vô trách nhiệm của loài người chúng ta.

Với tất cả những ai đọc được thông điệp này, tôi xin kiến nghị mỗi người hãy thực hành những thiện hạnh YÊU THƯƠNG và làm những điều THIỆN LÀNH với ĐỘNG CƠ CHÂN CHÍNH THANH TỊNH.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/03/2017(Xem: 7284)
1-Người Phật tử hãy nên nhớ, sở dĩ con người ta đau khổ chính vì mãi đeo đuổi những thứ sai lầm do không tin sâu nhân quả và tin chính mình là chủ nhân của bao điều họa phúc. 2-Nếu chúng ta không muốn rước phiền não vào mình, thì người khác cũng không thể làm cho ta phiền muộn khổ đau, vì ta đã có cây kiếm trí tuệ nhờ nghe và biết chiêm nghiệm để rồi tu sửa. 3-Người Phật tử dù thắng trăm vạn quân cũng không bằng chiến thắng những thói hư tật xấu của mình, đó là chiến công oanh liệt nhất mà người đời ít ai làm được. 4-Chúng ta hãy luôn cám ơn nghịch cảnh vì chính khó khăn đó đã giúp cho ta có cơ hội quay lại chính mình, nhờ vậy tâm ta an tĩnh, sáng suốt mà tìm ra phương hướng để khắc phục.
14/03/2017(Xem: 6272)
Ngài là Thái tử, tên Sĩ Đạt Ta Có mẹ có cha, giống như mọi người. Mẹ là hoàng hậu, Thánh mẫu Ma Da Đức vua Tịnh Phạn, là cha của Ngài. Ngày rằm tháng tư, Thái tử ra đời Sinh xong bảy ngày, hoàng hậu sanh thiên.
26/02/2017(Xem: 12041)
“Tâm” là một trong những từ ngữ thường được biết, được nhắc đến nhiều nhất trong đời sống thường nhật (tâm, tâm lý , tâm linh, tâm thần, tâm niệm, tâm não, tâm tánh, tâm trạng, tâm sự, tâm tình… với biết bao nổi niềm vui buồn, thương ghét…) cũng như cũng rất phổ thông, phổ dụng trong đạo Phật . Lý do vì đạo Phật là đạo tu Tâm. Nhưng “Tâm là gì ? Tâm ở đâu ? Tu tâm là tu như thế nào ..lại là các điều cần được nắm vững. Ngoài ra lại có khá nhiều từ ngữ có liên hệ rất mật thiết với chữ “Tâm” như các chữ Tánh, Thức, Ý, Ý Thức, Tình Cảm, Xúc Cảm, Tư Duy, Lo Nghĩ, … Điều này khiến người học Phật khó tránh khỏi những hoang mang, mờ mịt, ngờ vực vì khó có thể phân định chuẩn xác được các phạm trù về ý nghĩa của chữ “Tâm” trong đạo Phật.
20/09/2016(Xem: 6688)
Bốn Sự Thật Cao Quý được các kinh sách Hán ngữ gọi là Tứ Diệu Đế, là căn bản của toàn bộ Giáo Huấn của Đức Phật và cũng là một đề tài thuyết giảng quen thuộc. Do đó đôi khi chúng ta cũng có cảm tưởng là mình hiểu rõ khái niệm này, thế nhưng thật ra thì ý nghĩa của Bốn Sự Thật Cao Quý rất sâu sắc và thuộc nhiều cấp bậc hiểu biết khác nhau.
12/09/2016(Xem: 10885)
Sanh tử tử sanh chẳng chút ngừng Tiếp diễn muôn đời mãi không ngưng Nhìn dòng nước chảy luôn bất tận Cùng gió mây trời bổng nhẹ tưng
20/08/2016(Xem: 4769)
Hoặc trên trời dưới biển Hay trốn vào động núi Không chỗ nào trên đời Trốn được quả ác nghiệp. (1)
20/08/2016(Xem: 4712)
Đạo Phật thường được xem là Đạo Giải Thoát. Chính đức Phật Thích Ca đã từng tuyên bố : « Ví như này các tỳ kheo, biển lớn chỉ có một vị là vị mặn. Cũng vậy, này các tỳ kheo, Pháp này cũng chỉ có một vị là vị Giải Thoát » (1)
20/08/2016(Xem: 4749)
Người sống mặc buông lung Ái tăng như dây rừng Sống đời này đời khác Như vượn tham quả rừng. (1)
28/05/2016(Xem: 13012)
Phật Tánh đó là Tánh Giác Ngộ, Tánh Phật, Bổn Tánh Lành, Mầm Lương Thiện trong mọi loài chúng sinh. Cũng gọi là Như Lai Tánh, đối nghĩa với chúng sanh tánh. Kinh Phạm võng: Tất cả chúnh sanh đều có sẵn Tánh Giác Ngộ nơi mình (Nhứt thiết chúng sanh giai hữu Phật Tánh). Nhờ có Tánh Giác Ngộ ấy, bổn tánh lành ấy chúng sanh công nhận và thấu đạt lý nhân quả, hiểu cái thể tự nhiên của mình đồng với Phật. Phật Tánh nơi ta luôn tiến chớ không phải thối, tích lũy chớ không phải tiêu vong, nó tiến tới mãi, nó khiến cho cảnh trần càng tươi đẹp, càng thuần tịnh, nó đưa lần mọi vật đến gần cái tuyệt đẹp, tuyệt cao, tuyệt diệu, tuyệt trong sáng thánh thiện. Mỗi loài đều có nơi mình Phật Tánh, dầu cho loài nào có thấp hèn tới đâu cũng có khả năng thành Phật. Không trừ loài nào, không một ai mà không có khả năng thành Phật.
30/04/2016(Xem: 17664)
Pháp Thân tiếng Sanscrit là Dharmakaya, tiếng Nhật là Hosshimbutsu, tiếng Pháp là Corps d’essence. Đó là nói về Chơn Thân, Đạo Thể, thể của Pháp Tánh. Pháp Thân của Phật có 4 Đức: Thường, Lạc, Ngã, Tịnh (4 Đức Ba La Mật). Nó không mắc vào tứ khổ (Sanh, Lão, Bệnh, Tử). Nó không lớn, không nhỏ, không trắng, không đen, không có Đạo, không vô Đạo, nó tự nhiên trường tồn, không thay đổi. Dầu Phật có ra đời hay không thì nó cũng như vậy mãi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]