Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

PHẬT PHÁP LÀ VÔ GIÁ

11/06/201119:43(Xem: 3509)
PHẬT PHÁP LÀ VÔ GIÁ
PHẬT PHÁP LÀ VÔ GIÁ
Chủ nhật ngày 16 tháng 1 năm 2011 News in 2011
Nguồn: Dharma Not For Sale

phatphaplavogiaChúng tôi đang sống những ngày đầy ân phúc gia trì nhờ sự viếng thăm của bác tôi. Chính cha tôi cũng vô cùng hoan hỷ trước sự kiện này nên chỉ cần được nhìn thấy hai ngài ở bên nhau hoặc được ở cùng với hai ngài là tôi đã cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Mỗi khoảnh khắc trong một ngày đều tràn đầy ân đức gia trì, đây thực sự có thể gọi là “mưa gia trì”. Tất cả chúng tôi đều có rất nhiều cơ hội để đón nhận Wang (quán đỉnh) từ bác tôi. Tôi không muốn mọi người xôn xao về sự hiện diện của ngài. Chắc hẳn các bạn đều đã biết, tôi vẫn luôn cho rằng Giáo Pháp thực sự quá quý báu và không thể đem “mua bán” theo cách thức thế gian. Trừ khi bạn có động cơ tuyệt đối thanh tịnh, còn nếu không thậm chí tôi còn nghĩ Giáo Pháp không nên được tiếp thị giống như một thứ hàng hóa thương mại, còn bậc thầy thì cư xử giống như một người bán hàng đang bán “mặt hàng” là Giáo Pháp ở những nơi đông người và náo nhiệt. Theo cách đó đôi khi Giáo Pháp không còn được trân trọng mà bị coi như một thứ hàng hóa thông thường, chẳng còn có giá trị ở bất cứ nơi nào hay chẳng còn được coi trọng bởi bất cứ ai.

Lần này, chính vì suy nghĩ mang tính “xuất thế gian” như vậy mà chúng tôi đã cùng nhau hội tụ tại một nơi vô cùng linh thiêng ở Tự viện Núi Druk Amitabha nhưng không hề thông báo rộng rãi để nhiều người biết. Thêm vào đó, thậm chí tôi còn không muốn bận tâm in một tờ thông bạch nào, hay gọi một cuộc điện thoại nào cho ai để thông báo. Thế nhưng thật lạ, mọi người bắt đầu kéo đến. Giờ đây chúng tôi bắt đầu phải lo lắng về vấn đề sắp xếp chỗ nghỉ, nấu ăn và thậm chí phải lo cả chỗ đậu xe. Tất nhiên, bên cạnh đó, tôi cũng rất hoan hỷ vì có rất người đã thu xếp để tới tham dự cùng với chúng tôi, vì điều này sẽ vô cùng lợi lạc.

Điều tuyệt vời nhất trong lần vân tập này là mặc dù mọi thứ vô cùng đơn giản song vẫn tràn đầy sự gia trì. Vì vậy nên cho dù có nghe tới hàng ngàn lần mọi người nói với nhau rằng “Tôi không biết được rằng ở đây lại tổ chức đại đàn quán đỉnh”, trên bình diện tương đối, tôi cảm thấy tự hào, bởi lẽ đây là một dấu hiệu cho thấy tôi đã không bị tác động bởi các pháp thế gian trần lụy.

Bàn về các pháp thế gian, Phật Pháp không bao giờ được dùng để thực hành với động cơ đem ra buôn bán nhằm mang lại danh tiếng hay tài bảo cho một cá nhân nào đó. Tất nhiên, để trở nên thành đạt trên thế gian này, chúng ta cần có của cải, danh vọng và sức khỏe, chúng ta cần rất nhiều thứ! Nhưng tôi nghĩ tất cả những thứ này cần được làm ra bởi những phương tiện khác, thay vì đem Phật Pháp ra kinh doanh. Một khi bạn đã bắt đầu mang Phật Pháp ra kinh doanh nhằm thỏa mãn những tiện nghi cá nhân cho mình thì đó đã là sự thực hành các pháp thế gian, mà theo tôi thiết nghĩ hoặc có thể nói rằng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sẽ vô cùng phản bác cách làm đó. Động cơ chính của Đức Phật Thích Ca khi thuyết giảng giáo pháp ở Triyana chính là để tiêu trừ những động cơ và thái độ như vậy. Thế nhưng ngày nay đa phần trong chúng ta lại thường nuôi dưỡng những cách hành xử như vậy mỗi khi chúng ta thực hành Phật Pháp.

Cho dù cuộc sống của bạn có rực rỡ sắc màu đến bao nhiêu, cho dù bạn có giàu có hay nổi tiếng đến thế nào, nhưng chừng nào bạn vẫn còn ở trong vũng bùn đó thì hoàn cảnh của bạn thực sự đang rất đáng lo ngại. Đôi khi, nhất là những lúc như lúc này, khi tôi quan sát nhân duyên hy hữu này khi bác tôi là người chủ trì các khóa lễ, tôi hoan hỷ vô cùng vì thấy chính mình cùng những hành giả trên Núi Druk Amitabha, chúng tôi đã cùng nhau sống vượt lên hoàn cảnh mà không cần phải đem Giáo Pháp ra kinh doanh. Bác tôi thực sự là một bậc thượng sư vĩ đại, ngài trao truyền cho chúng tôi những giáo pháp vô cùng quý báu với cả tấm lòng nhiệt tình, còn đại chúng cũng rất tuyệt vời, những thiếu niên nhỏ tuổi với tâm chí thành tha thiết, những sư ni đang tu tập tại tự viên Druk Amitabha của chúng tôi, cùng với rất nhiều chư tăng hiện đang thực hành dưới sự chỉ dẫn nghiêm khắc của tôi tại tự viện nơi đây. Tôi cho rằng tất cả chúng hội, bao gồm cả thượng sư và các đệ tử, đều có tinh thần xuất thế, theo nghĩa ai nấy đều mang động cơ thanh tịnh và cư xử rất mực thước, bởi lẽ một cách rất tự nhiên, họ chẳng có nhiều những thái độ trần lụy thiếu tích cực, nhất là trong những sự kiện thiêng liêng như lần này. Nếu như việc thực hành Giáo Pháp không phải vì mục đích giải thoát mà để thành danh trong xã hội hay vì mục đích chính trị, thì đâu còn được gọi là Giáo Pháp nữa. Tôi tin rằng nếu như vậy, thà chúng ta cứ tập trung vào những hoạt động thế gian khác để thỏa mãn ý thích cá nhân và đừng làm liên lụy đến Giáo Pháp thì lại hơn. Hãy để cho Giáo Pháp được giữ nguyên chức năng là vị thuốc đối trị mọi khổ đau trong luân hồi, đừng biến Giáo Pháp trở thành độc dược. Nếu Giáo Pháp bị đem ra kinh doanh vì lợi ích cá nhân thì rồi cả dòng truyền thừa cũng sẽ bị mang ra mua bán như vậy, và ngay cả tâm hồn cũng như tinh thần của bạn rồi cũng sẽ bị đem bán.

Tôi không ngụ ý rằng con người không bao giờ được mong cầu tiếng tăm, thực phẩm hay của cải. Điều tôi muốn nói ở đây là con người không nên đem Giáo Pháp ra bán để thỏa mãn những tham muốn trần tục của riêng mình. Đây mới là điều duy nhất mà tôi cố gắng muốn mọi người hiểu được. Tất cả các bạn nên hiểu tôi đang muốn hướng tới điều gì. Nói ra điều này một cách rõ ràng minh bạch ở đây cũng là cách để giúp tôi tự kéo chính mình ra khỏi vũng lầy. Trong khi viết nên những dòng chữ này, tôi có hai tâm nguyện lớn, thứ nhất là để tự giúp mình vượt lên khỏi sự lộn xộn này, và thứ hai là mong rằng điều này sẽ giúp cho nhiều người hiểu ra rằng Phật Pháp thực sự có ý nghĩa gì, Phật Pháp cần phải được thực hành như thế nào, và động cơ thuyết pháp tại vườn Kỳ Đà của Đức Phật Thích Ca là gì.

Trong những ngày này, bác tôi và cũng là bậc thầy truyền quán đỉnh luôn thúc giục, sách tấn chúng tôi cần phải cầu nguyện cho sự bình an của thế giới và cho mọi chúng sinh trên thế gian này. Tôi không nghĩ là ngài biết nhiều về tất cả những thảm họa mới xảy ra gần đây, vì ngài chẳng biết gì về internet. Ngài thuộc lớp người thế hệ trước không sử dụng những công nghệ mới. Thế nhưng nhờ vào sự toàn tri nên ngài biết rõ sự cần thiết của những lời cầu nguyện này. Mỗi buổi sáng, buổi chiều và buổi tối, ngài đều sách tấn chúng tôi phải cầu nguyện và hồi hướng. Tôi vô cùng thán phục sự toàn tri của ngài. Con người chúng ta sống trong thế giới hiện đại có thể biết được nhiều điều nhờ vào công nghệ tiên tiến. Thế nhưng mặc dù không được tiếp xúc với thông tin, ngài vẫn rất quan tâm lo lắng cho những gì đang xảy ra. Nhờ vào sự động viên sách tấn của ngài, chúng tôi đang thực hành rất nhiều khóa lễ nguyện cầu an bình cho thế giới.

Tôi vẫn luôn nói rằng bất kể chúng ta cầu nguyện gì và như thế nào đều cần phải được nâng đỡ bằng thiện hạnh. Nếu không, những lời cầu nguyện sẽ không bao giờ ứng nghiệm! Thay vì thế, rồi sẽ có vô số thảm họa xảy đến ở khắp nơi, như bạn đã thấy nếu như theo dõi thời sự. Chúng ta rất khôn khéo nên đổ cho rằng đó là những thảm họa thiên nhiên, nhưng tất cả những thảm họa đó đều bắt nguồn từ chúng ta. Chính con người chúng ta đã tạo ra nguyên nhân gây nên những thảm họa đó, Chính vì vậy mà chúng ta cần tự đào tạo lẫn nhau thay vì cứ đổ tại thiên nhiên. Thiên nhiên vốn rất tươi đẹp và không phải tự nhiên có những phản ứng tiêu cực như vậy, chính chúng ta mới là nguyên nhân tạo nên thiên tai. Chúng ta cứ bám vào cái từ thiên tai và cho rằng những thảm họa này là do tự nhiên, điều này thật đáng buồn. Tôi vẫn luôn cảm thấy hơi buồn cười khi nghĩ về sự cố chấp và vô trách nhiệm của loài người chúng ta.

Với tất cả những ai đọc được thông điệp này, tôi xin kiến nghị mỗi người hãy thực hành những thiện hạnh YÊU THƯƠNG và làm những điều THIỆN LÀNH với ĐỘNG CƠ CHÂN CHÍNH THANH TỊNH.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/11/2014(Xem: 5731)
Vô minh có nghĩa là không sáng, không sáng không có nghĩa là không có ánh sáng mà vì ta không nhận ra ánh sáng đó. Cũng vậy hằng ngày chúng ta sống trong ánh sáng mặt trời mà ta không nhận ra gì hết, còn các nhà khoa học thì nhận ra được. Chẳng những nhận ra mà còn đo được tốc độ di chuyển của nó và phân biệt được nó chuyển động bằng sóng hay bằng hạt.
16/11/2014(Xem: 15586)
Lý thuyết nòng cốt của Phật giáo về sự cấu tạo con người và vũ trụ là năm uẩn. Uẩn có nghĩa là sự chứa nhóm, tích tụ: 5 uẩn là 5 nhóm tạo thành con người. Sở dĩ gọi “nhóm” là vì: 1) Tâm vật không rời nhau, tạo thành một nhóm gọi là uẩn. 2) Gồm nhiều thứ khác nhau họp lại, như sắc uẩn là nhóm vật chất gồm 4 đại địa thủy hỏa phong (chất cứng, chất lỏng, hơi nóng, chuyển động) và những vật do 4 đại tạo thành. 3) Mỗi một nhóm trong 5 uẩn có đặc tính lôi kéo nhóm khác, như sắc uẩn kéo theo thọ, thọ kéo theo tưởng, tưởng kéo theo hành... 4) và cuối cùng ý nghĩa thâm thúy nhất của uẩn như kinh Bát nhã nói, là: “kết tụ sự đau khổ”.
04/11/2014(Xem: 4977)
Phật giáo không công nhận có một Đấng Thượng Đế Sáng Tạo, tiếng Anh là The Creator God và thường gọi tắt là God. Các tôn giáo độc thần tin rằng vũ trụ và nhân loại sinh ra từ một Đấng Sáng Tạo, một thời xưa cổ được hình dung như là một ông già tóc bạc râu dài đã sanh ra con người theo mô hình Thượng Đế. Khi khoa học cho biết không thể có một vị như thế, các lý thuyết gia độc thần mới xóa hình ảnh râu dài tóc bạc và diễn giải Thượng Đế Sáng Tạo như một định luật đã sanh ra loài người và quan phòng cho khắp thế giới. Một số tôn giáo Tây phương còn đồng nhất khái niệm Phật Tánh (Buddha-nature) với Đấng Sáng Tạo trong khi chiêu dụ Phật tử cải đạo. Thực ra, Phật Tánh không hề sanh ra gì hết, vì không hề có một nguyên lý duy nhất bao giờ, và tất cả những gì chúng ta nhìn thấy chỉ là các pháp sanh khởi theo luật Duyên Khởi; hễ đủ duyên thì sanh, hết duyên thì biến mất. Bởi vậy, mới nói Phật Tánh vốn thực là Vô Tự Tánh.
15/10/2014(Xem: 5509)
Có lắm người xuất gia cũng như tại gia cho rằng, chúng ta tu không thể nào giác ngộ thành Phật. Vì đức Phật ra đời có những nhân duyên kỳ đặc, bản chất Ngài đã thánh sẵn rồi; còn chúng ta nào là ham mê dục lạc, nào là tội lỗi đầy đầu, nào là sanh nhằm thời mạt pháp căn cơ yếu kém ngu độn v.v... làm sao tu thành Phật được? Ở đây chúng ta hãy nhìn Thái tử là một con người, thật là người để lấy làm mẫu mực hướng theo tu hành.
08/10/2014(Xem: 5587)
Một số cư sĩ Phật giáo Nam tông thường hỏi tôi về tư tưởng Tánh Không trong kinh điển Theravāda. Có khi tôi trả lời: “Các pháp do duyên khởi nên vô ngã tính, vì vô ngã tính nên không. Không này chính là Không Tánh chứ có gì lạ đâu!” Một lần khác nữa, tôi lại nói: “Cứ đọc cho thật kỹ kinh Tiểu Không, kinh Đại Không, kinh Đại Duyên là sẽ hiểu rõ toàn bộ về tư tưởng Tánh Không thời Phật”. Tuy nhiên, trả lời gì cũng không giải toả được sự tồn nghi, thắc mắc của chư cư sĩ ấy.
06/10/2014(Xem: 5465)
Các kinh nghiệm, quan điểm, phương pháp, hệ thống, lý thuyết, chủ thuyết… là các công cụ để định hướng cho đời sống cá nhân và xã hội. Nó giống như những cái thuyền, bè giúp chúng ta đi qua dòng sông thực tiễn.
06/10/2014(Xem: 6166)
Ngạn ngữ Tây phương nói: “ Cái Tôi là cái đáng ghét” ( Le moi est haissable). Mặc dù là một câu nói được nhiều người biết, nhưng đó mới chỉ là nhận xét hời hợt về cái gọi là Cái Tôi. Đối với ngươi Đông phương, từ mấy ngàn năm nay, Cái Tôi được các nhà hiền triết Ấn Độ, Trung Hoa khám phá và theo dõi rất kỹ lưỡng và sâu sắc; đến nỗi họ mới lập nên một nền triết học về Bản Ngã, về Cái Tôi của con người; với chủ trương: muốn hạnh phúc thì phải giải thoát bản thân khỏi những ràng buộc của Cái Tôi, hoặc chuyển hóa “Cái Tôi Rác Rưỡi” trở thành Cái Tôi thanh khiết, chân thiện. Đặc biệt, đạo Phật dạy phải nỗ lực diệt trừ “lòng chấp ngã” và luôn luôn đề cao tinh thần Vô Ngã như là một trong Tam Pháp Ấn.
02/10/2014(Xem: 5020)
Kinh có ghi lại một cuộc đối thoại giữa du sĩ khổ hạnh Vacchagotta với đức Thế Tôn, và cuộc đối thoại này rất thiền. Vacchagotta tới thăm Bụt. Ông hỏi: - Này sa môn Gautama, có một linh hồn hay không? Bụt im lặng không trả lời. Lát sau Vacchagotta hỏi: - Như vậy là không có linh hồn phải không? Bụt cũng ngồi im lặng. Sau đó Vacchagotta đứng dậy chào và đi ra. Sau khi Vacchagotta đi rồi, Thầy A Nan hỏi Bụt: - Tại sao Thầy không trả lời cho Vacchagotta? Và Bụt bắt đầu cắt nghĩa…
30/09/2014(Xem: 4854)
Ánh hào quang Phật giáo Việt-nam ở cuối triều đại nhà Nguyễn (Khải Định, Bảo Đại) dần dần ẩn mình trong ốc đảo Tịnh Độ, chùa chiền và cá nhân phật tử không còn được sinh hoạt rộng rãi ra xã hội như trước, do bởi tấm chắn của hai bạo lực thực dân Pháp và Thiên-chúa giáo, ngăn chặn và đàn áp bằng Đạo Dụ số 10, không cho thành lập giáo hội, chỉ được lập hội như các hội thể thao, từ thiện… Do đó mà mọi sinh hoạt phật sự đều bị thu gọn trong chùa từ 1932.
23/09/2014(Xem: 16112)
“Đường về” là một tuyển tập gồm một số bài tiểu luận về Phật pháp do cố Ni trưởng Thích Nữ Trí Hải thực hiện. Tập sách chủ yếu làm sáng tỏ một số điểm giáo lý và pháp môn thực hành nòng cốt của Phật giáo từ Nguyên thủy cho đến Đại thừa mà tác giả đã có nhân duyên được học tập, thực hành và mong muốn chia sẻ với người khác. Được học tập và thực hành lời Phật dạy là một may mắn lớn của đời người. Người con Phật nhận chân được điều này và do đó luôn luôn mang tâm nguyện chia sẻ với người khác những gì mình đã được học tập và cảm nghiệm ở trong Phật pháp. Chính nhờ tinh thần cao quý này mà đạo Phật không ngừng được phổ biến rộng rãi, và nay những ai yêu quý Ni trưởng Trí Hải vẫn cảm thấy như được chia sẻ lớn từ một người có tâm nguyện mong được chia sẻ nhiều hơn cho cuộc đời.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]