Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chữ “Không” Trong Nhà Phật

16/05/201102:11(Xem: 4440)
Chữ “Không” Trong Nhà Phật
CHỮ “KHÔNG” TRONG NHÀ PHẬT
Lê Sỹ Minh Tùng

chukhongtrongnhaphatTrong Phật giáo thiền được xem là pháp môn phổ biến của đạo Phật, nhưng trên thực tếthiền được áp dụng trong tất cả mọi sinh hoạt của cuộc sống mà con người khônghề để ý đến. Thí dụ trong các lãnh vực khoa học hiện đại thì danh từ thiền đượchiểu là sự nghiên cứu để vận dụng tất cả mọi tư duy từng giai đoạn với mục đíchtìm ra phương thức ứng dụng để phục vụ cho đời sống con người. Nếu sự nghiên cứunày có kết quả rốt ráo, thành tựu mỹ mãn có thể đem ra ứng dụng làm lợi ích chocuộc đời thì sự nghiên cứu đó được gọi là “phát minh”. Nhưng tất cả những sựphát minh của khoa học, kỷ thuật là để phục vụ con người đối với thế giới vậtchất để có cuộc sống dễ dàng, tiện nghi và đưa con người gần gủi với nhau hơn.Thí dụ khi các khoa học gia khám phá và phóng những vệ tinh vào quỷ đạo của địacầu nên ngày nay ai ai cũng có điện thoại di động, có thể xem trực tiếp truyềnhình trận đá banh vô địch thế giới trên TV ở bất cứ nơi nào. Chẳng hạn có một vịbác sĩ trước khi cho thuốc thì phải suy tư, thẩm xét để suy tìm ra căn bệnh củathân chủ mình do vậy chính vị bác sĩ này hằng ngày đã vô tình vào thiền định rấtnhiều lần mà không hề hay biết. Một học sinh đang suy nghĩ để tìm cách giải mộtphương trình toán học, một bà nội trợ đang suy nghĩ phải nấu món ăn gì cho bửa cơmgia đình tối nay. Tóm lại thiền là sự tư duy, quán chiếu để thấu biết rốt ráo mộtđối tượng nào.

Tuthiền trong Phật giáo cũng vậy, nhưng thay vì tư duy, quán chiếu để tìm nhữngphát minh cho thế giới vật chất thì hành giả xoay ngược vào tâm để thấy biếtcon người thật của mình. Có vào trong thiền định hành giả mới có thể thật sự sốngtrong tỉnh thức của tánh giác của mình để biết thấu suốt thế gian là vô thường,khổ, không và bất tịnh. Cho dù hành giả tu theo thiền Tứ Niệm Xứ (thiền minhsát,), tổ sư thiền (Như Lai thanh tịnh thiền) thì cứu cánh tối hậu vẫn là phátminh về mặt trí tuệ. Cũng như nếu một khoa học gia cả đời tận tụy nghiên cứu màcuối cùng không tìm ra được một phát minh nào thì sự nghiên cứu kia cũng khôngđến đâu cả, không có lợi ích gì cho mình và cho đời. Do đó dựa theo tinh thần đạoPhật thì thiền định phải phát sinh trí tuệ để nhận biết thấu suốt thật tướng củanhân sinh vũ trụ. Tâm của chúng sinh ví như ngọn đèn vốn sáng tỏ, nhưng vì gióvọng trần lay động làm ánh sáng lý trí bị lu mờ. Bây giờ nếu đi vào thiền địnhví cũng như chụp cái bóng che gió vào thì ngọn đèn tâm bây giờ sẽ bừng sáng tứclà có định thì trí tuệ sẽ phát sinh.

Bâygiờ dưới cái nhìn của Phật giáo nguyên thủy thì tam pháp ấn “Vô thường, khổ, vôngã” là những chất liệu chính để giúp họ vượt thoát ra khỏi sinh tử mà đạt đếncứu cánh tột đỉnh là thanh tịnh Niết bàn. Họ dùng “Tích không quán” để quán rằngthế gian vô thường, tứ đại khổ, không và ngũ uẩn vô ngã (ngũ uẩn là sắc, thọ,tưởng, hành, thức của đại thừa và cũng chínhlà thân, thọ, tâm, pháp của tiểu thừa) nên thế gian vạn pháp dưới ánh mắt của họkhông có gì đáng quý, không có gì đáng tham luyến, say mê, không có gì đáng giữgìn, bảo thủ ngay cả tấm thân tứ đại của họ. Do đó cái “không” của hàng Thanhvăn là vạn pháp không tồn tại, trường cửu, không bền không chắc của sự vô thườngnên họ chứng được ngã không. Nói cách khác đối với sự vật hiện tượng của thế giớihữu vi như trời trăng mây nước, chim bay cá lặn thì không có vật gì thoát khỏiluật vô thường nên tất cả vạn pháp trong thế gian dưới ánh mắt của họ thì tât cảđều là không. Vì vậy “ngã không” ởđây chính là nhất thiết pháp vô ngã. Vô ngã nghĩa là vạn pháp ngay cả tấm thâncủa họ không có tự thể cố định, trường tồn, vĩnh cửu bởi vì chữ “ngã” trong đạoPhật là tự tại, thường nhất, bất biến mà vạn pháp trong thế gian nầy không cócái gì là bất biến, thường nhất, cố định cả. Khi đạt được chân lý ngã không thìcác vị trở thành bậc A la hán.

Vậytư tưởng đại thừa về chữ “không” như thế nào?

Đốivới Bồ tát thì chẳng những họ thấy thế giới vạn pháp là vô thường, ngã không vàkhổ như các vị Thanh văn mà Bồ tát còn thấy thực tướng của vạn pháp là vô tướng.Thế nào là vô tướng? Vô tướng dưới cái nhìn của Bồ tát là thế giới vạn pháp làhuyễn hóa, không thật, tuy có mà như không. Đó chính là “đương thể tức không” nghĩa là vạn pháp tuy sờ sờ ra đó, nhưng tâm Bồtát không chấp cái có của nó nên tuy có mà vẫn như không. Do đó cái khác biệt củaBồ tát là thấy cả “ngã không và phápkhông” chứ không nhất thiết chỉ biết ngã không như các vị A la hán. Vì thếtư tưởng đại thừa là “vạn pháp giaikhông, duyên sanh như huyễn” nên không chấp vào sự hiện hữu của thế gian vũtrụ nghĩa là tuy vạn pháp có đó mà trong tâm vẫn cứ như không. Vì không chấpnên Bồ tát không cần xa lánh thế gian mà vẫn không hề bị thế gian đắm nhiễm,tâm hằng tự tại, thanh tịnh niết bàn. Thí dụ các vị Thanh văn thấy con ngườisinh ra rồi già yếu, bệnh tật và sau cùng là chết nên các vị ấy sợ sinh tử,chán ngán cuộc đời. Ngược lại đối với Bồ tát quán pháp vô sanh nghĩa là khi tưduy quán chiếu để nhìn vạn pháp vô sanh thì cũng có nghĩa là nhìn vạn pháp vôdiệt. Thí dụ khi nhìn một nụ hoa thì làm sao biết được tánh vô sanh của nó? Khinhìn đóa hoa mới nở thì chắc chắn là nụ hoa sanh và vài tuần sau, hoa tàn thìnói rằng nụ hoa diệt. Nhưng đây chỉ là cái nhìn thiển cận của phàm nhân, còncái nhìn của Bồ-tát ngộ được vô sanh là ngay trong lúc nụ hoa mới nở thì cáisinh đã có diệt trong đó rồi. Ngược lại trong lúc nó tàn úa thì các vị Bồ-tát lạinhìn cái diệt là bắt nguồn cho cái sinh khác. Đó là hiện tượng quy về bản thểvà bản thể duyên khởi thành ra hiện tượng cho nên có cái gì là thật sinh haycái gì là thật diệt đâu. Nói cách khác sinh để rồi diệt, diệt rồi lại sinh,sinh sinh diệt diệt vô cùng vô tận nên sinh diệt, sống chết là chuyện thường,chẳng có gì quan trọng nên không còn lo sợ, khổ đau. Chúng sinh khi thấy mìnhgià yếu, bệnh tật thì đau khổ buồn phiền. Ngược lại, đối với Bồ-tát sống chếtlà chuyện bình thường, tử sanh là trò dâu biển nằm trong chu kỳ bất biến tùyduyên rồi tùy duyên bất biến thế thôi. Vì vậy với tuệ nhãn của Bồ-tát hay Phậtnhãn của chư Phật thì nhìn vạn pháp sanh mà không thật sanh và diệt nhưng khôngphải là mất hẳn nghĩa là sinh để rồi diệt và diệt rồi để lại sanh, sinh sinh diệtdiệt vô cùng vô tận.

Tómlại dưới nhãn thức của tiểu thừa thì cuộc đời vô thường, hoại diệt, nay có maikhông nên họ cố tu để chứng đắc Niết bàn, giải thoát sinh tử luân hồi. Ngược lạidưới tuệ nhãn của Bồ tát thì vạn pháp giai không nghĩa là thế gian vũ trụ tuycó mà vẫn như không, sinh rồi lại diệt, diệt để rồi sinh vô cùng vô tận. Khôngsợ sinh tử nên họ sống an vui tự tại, không chấp có chấp không nên lòng họkhông tham luyến. Khi biết hóa giải hết tham đắm dục tình (tập đế hay thập triềnthập sử) nghĩa là không còn dính mắc thì tâm hằng thanh tịnh, Phật tánh hiểnbày mà không cầu chứng đắc gì hết. Do đó người tu theo đại thừa thì không có vấnđề chứng đắc là ở chỗ này vì còn ý niệm chứng đắc cho dù là vi tế thì tâm vẫncòn tham tức là chưa dứt được thập sử vậy.

Cóngười tu thiền cố ngồi suy tư quán chiếu để biến tất cả thế gian thành ra khôngthì đây không phải là thiền của Phật giáo, càng tu càng khổ càng mê muội. Thếgian, nhà cửa, xe cộ, nam thanh nữ tú sờ sờ ở đó mà quán thành không, chẳng còngì hết thì thế gian còn cái gì để sống, để tu. Cái không của nhà Phật là “khôngchẳng khác sắc” nghĩa là “không là sắc và sắc là không”. Nói cách khác tất cả mọivật thể trong thế gian này dù to lớn như mặt trời, mặt trăng hay nhỏ như hạtcát như vi trần đều do duyên khởi tác tạo mà thành chớ không vật nào tự nó sinhkhởi hay tồn tại được cho nên vật thể là vô ngã, không có tự thể nên tuy là có,là thấy sờ sờ ở đó nhưng một ngày nào đó nó sẽ bị biến hóa, tiêu hoại nên gọilà không. Vì thế cái không của Phật giáo là không tham đắm, si mê, không chấpthủ chạy theo hình sắc sinh diệt chớ không phải dùng thần thông hay quán làm biếnđi tất cả. Ngày xưa Đức Phật cũng sống trong cái thế giới có đầy đủ vật chấtnhư chúng ta hiện nay, nhưng dưới mắt của người giải thoát giác ngộ là tuy cónhưng tất cả đều là không nên Ngài không dính mắc vào bất cứ cái gì ngay cả BồĐề, Niết Bàn. Vì vậy chán cái khổ vì có nên cố tìm cầu cái không thì kết quảcũng khổ như nhau tức là vẫn còn chấp bên này bên kia, chưa tự tại.

Trí tuệ của chúng sinh là thật tánh để có khả năng trực nhậnchân lý mà Tự tánh thanh tịnh hay Phật Tánh là có sẵn trong tất cả mọi người. Tựtánh luôn vắng lặng thanh tịnh thì cần gì phải chứng đắc Niết bàn. Bồ-đề, PhậtTánh là có sẳn chớ đâu phải tu hành đắc đạo mới có. Khi mê vọng điên đảo thìkhông biết mình có Phật Tánh thanh tịnh. Lúc thức tỉnh thì nó hiện ra cũng nhưtrong túi luôn có viên ngọc quý Ma ni mà không biết, chỉ cần thò tay vô lấy thìsẽ hết nghèo đói, điên đảo khổ đau ngay. Trong tánh Không tức là Tự Tánh thanhtịnh bản nhiên thì không có trí tuệ hay chứng đắc gì cả. Vì thế Tâm Kinh mới cócâu : ”Vô trí diệc vô đắc” và “Dĩ vô sở đắc cố” là vậy. Trong ChânKhông Diệu Tánh, Phật Tánh thì luôn sẳn có cho nên chứng đắc chỉ là cách nói,là giả danh để tìm thấy được con người thật tức là Bản Lai Diện Mục của mình màthôi.

Trong Kinh Kim Cang, Đức Phật Thích Ca dạy rằng “Như Lai không chứng đắc quả Vô thượng Chánhđẳng Chánh giác gì cả”. Sở dĩ Ngài không chứng mà thế gian đều tôn trọngNgài là vì Như Lai không có tướng ngã, không có tướng nhơn, không có tướngchúng sinh và cũng không có tướng thọ giả. Như Lai nhìn vạn pháp đều bình đẳngkhông thương, không ghét, không giận không hờn, không thiên không vị. Và NhưLai luôn sống trong thiện pháp chớ không lọt vào trong qũy đạo của ác pháp chonên người đời gọi Như Lai chứng quả Vô thượng Bồ-đề chớ thật ra Như Lai có chứngđắc gì đâu. Tuy Như Lai nói không chứng đắc mà thật ra Như Lai có chứng đắc.Cái chứng đắc nầy là vô thực và vô hưtức là không phải thật và cũng không phải là không. Tại sao không là thật? Bởi vì cái mà Như Lai chứng đắc thì không cóhình tướng, không có màu sắc, không có kích thước, nặng nhẹ, không có văn tựngôn ngữ để diễn tả. Thế thì cái mà Như lai chứng đắc là không thật có. Nhưng nếukhông thật thì phải là hư. Vậy mà cái quả chứng đắc của Như Lai lại là vô hư. Tại sao?Là vì Như Lai có đầy đủ trí tuệđể nhận thức chân lý hoàn toàn đúng, đúng theo tự tánh Bồ-đề và tự tánh thanh tịnhNiết bàn của sự vật hiện tượng, đúng theo Thật Tánh của con người, đúng theoPháp Tánh của vạn pháp cho nên Như Lai không bao giờ có vô minh phiền não khổđau, tâm luôn thường trụ Niết bàn. Thế thì quả chứng đắc chính là vô hư tức làkhông phải là không có. Cho nên Tâm Kinh mới có câu : ”Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc” có nghĩa là Có tức là Khôngvà Không mới chính là Có vậy.

Tu hành trong Phật giáo thì gọi là hồi đầu thị ngạn. Vì sao?Phật ví như người đã ở trên bờ còn phàm phu chúng sinh thì vốn cũng đã ở trên bờnhư Phật nhưng họ vì sự tham đắm sắc dục và vô minh che lấp trí tuệ nên đã lênthuyền vượt ra biển cả mênh mông mà phải bị sóng dập gió biển trùng trùng. Bâygiờ nếu nghe lời Phật dạy, nương theo chánh pháp mà chịu quay thuyền trở lại thì cũng có thểlên bờ và được an vui tự tại như Phật. Đó chính là hồi đầu thị ngạn tức là có hồithuyền mới có ngày đến bến. Người học Phật nếu thấu hiểu đạo lý nầy để cảm nhậnđược chân lý huyền diệu của Thế Tôn mà không rơi vào mê tín dị đoan. Tuy Phậtvà Bồ-tát thương tất cả chúng sinh như con một của các Ngài, nhưng chính chúngsinh phải tự mình thức tỉnh và biết áp dụng những chân lý nhiệm mầu của Phật.Đó chính là ba từng kinh điển giáo pháp. Đừng hiểu lầm chỉ đường để chúng sinh quay về bờ không có nghĩa là Phậtra biển đưa chúng sinh về bờ mà chúng sinh phải tự mình chèo lái dựa theo tấm hải đồ mà Đức Phật đã ban cho.Nói một cách khác là Phật không độ hiểu theo nghĩa cầu nguyện, cúng lạy cho aihết mà Phật chỉ độ hiểu theo nghĩa y giáo phụng hành mà thôi. Chèo nhanh, chèochậm là tùy theo căn cơ, sở nguyện của chúng sinh, nhưng hễ có chèo là có ngàyđến bến. Tóm lại quả vị vô thượng Bồ-đề không phải dành riêng cho Như Lai, nếutất cả chúng sinh chịu hướng về với tự tánh thanh tịnh tức là Phật tánh củamình thì sẽ có Bồ-đề ngay.

Vì thế tất cả trăm vạn phương tiện của Phật giáo cũng khôngngoài mục đích giúp chúng sinh hồi đầu thị ngạn để quay thuyền trở lại bến xưamà sống với chơn tâm, Phật tánh thanh tịnh thường hằng sáng suốt trong ta. Thuyềnvề lại bến xưa thì chơn tâm hiển bày, Phật tánh biểu lộ và từ đây chúng sinh sẽsống rất sáng suốt thanh tịnh an bình đầy phúc lạc.

Nam Mô Bổn SưThích Ca Mâu Ni Phật

Lê Sỹ Minh Tùng

CÙNG TÁC GIẢ:

ĐẠI THẾ CHÍ BỐ TÁT NIỆM PHẬT VIÊN THÔNG GIẢNG GIẢI - Lê Sỹ Minh Tùng

QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT NHĨ CĂN VIÊN THÔNG GIẢNG GIẢI - Lê Sỹ Minh Tùng

THANH TINH TÂM Lê Sỹ Minh Tùng

KINH THỦ LĂNG NGHIÊM GIẢNG GIẢI (SURAMGAMA SUTRA) Lê Sỹ Minh Tùng - Cuốn Hai

KINH THỦ LĂNG NGHIÊM GIẢNG GIẢI (SURAMGAMA SUTRA) Lê Sỹ Minh Tùng - Cuốn Một

CÁC TÔN GIÁO LỚN TRÊN THẾ GIỚI VÀ NIỀM TIN CỦA NGƯỜI PHẬT TỬ. Lê Sỹ Minh Tùng

NIỀM TIN PHẬT GIÁO Lê Sỹ Minh Tùng

BÁT NHÃ TÂM KINH GIẢNG GIẢI - Lê Sỹ Minh Tùng

KINH DUY MA CẬT GIẢNG GIẢI - Lê Sỹ Minh Tùng

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/05/2015(Xem: 9544)
Lúc thiếu thời, Đức Phật đã có những suy nghĩ giống thiếu nhi hôm nay. Các cháu tự hỏi tại sao bị sốt. Tự hỏi tại sao ông bà các cháu lại chết. Tại sao những ước mơ của các cháu không phải là sự thật. Các cháu tự hỏi về vẻ đẹp và hạnh phúc của cuộc đời. Bởi vì Đức Phật biết rõ suy nghĩ của trẻ em nói riêng và loài người nói chung, Ngài dạy chúng ta làm thế nào để sống hạnh phúc và có cuộc sống thanh bình. Đạo Phật không phải là niềm tin mù quán vào nơi xa lạ nào đó.
24/05/2015(Xem: 11665)
Về cơ bản, lý duyên khởi giải thoát mô tả tâm lý của thiền, nghĩa là, những gì xảy ra trong tiến trình hành thiền được hành giả trải nghiệm từ lúc đầu cho đến lúc cuối. LDKG có liên hệ chặt chẽ với giáo lý duyên khởi nổi tiếng trong đạo Phật. Cho những ai chưa quen thuộc nhiều với những lời Phật dạy, lý duyên khởi là một chuỗi mười hai yếu tố nhân quả kết nối với nhau. Yếu tố cuối cùng trong chuỗi nhân quả này là khổ. Bởi vì là một chuỗi nhân quả, nó cho ta thấy khổ phát sinh như thế nào. Yếu tố thứ nhất của mười hai nhân duyên là vô minh – không có khả năng thấy được thế gian như nó là, và nó thật sự hoạt động như thế nào. Như thế, bắt đầu với vô minh, yếu tố này dẫn đến yếu tố sau, tiếp luôn cho đến khổ đau. Do vậy, lý duyên khởi chỉ cho ta thấy khổ đau chính là hậu quả của vô minh.
20/03/2015(Xem: 7591)
Đạo Phật là đạo từ bi vì thế là người con Phật, chúng ta phải tu tâm từ bi, trưởng dưỡng tâm từ bi trong cuộc sống mỗi ngày vì tâm từ là cội nguồn của mọi thiện nghiệp, là Phật tánh của chúng sanh. Điều này được Đức Phật thuyết trong Kinh Đại Bát Niết Bàn: “Nếu có người hỏi gì là căn bổn của tất cả pháp lành? Nên đáp: Chính là tâm từ… Này thiện nam tử (Ca Diếp Bồ Tát)! Tâm từ chính là Phật tánh của chúng sanh, Phật tánh như vậy từ lâu bị phiền não che đậy nên làm cho chúng sanh chẳng đặng nhìn thấy. Phật tánh chính là tâm từ, tâm từ chính là Như Lai [1, tr.520].
25/02/2015(Xem: 9287)
Bài viết sau đây được tổng hợp từ kinh sách và từ các bài giảng của chư tăng ni, có mục đích phác họa một bức tranh khái quát với tính liệt kê về năm thừa của Phật giáo giới thiệu đến người sơ cơ học Phật hoặc muốn tìm hiểu về đạo Phật. ‘Thừa’ là sự nương tựa vào, được tượng hình như một cổ xe để giúp chúng ta di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Có cổ xe nhỏ, sức yếu chỉ đưa chúng ta đi gần, vòng quanh ở một nơi nào đó, và cũng có cổ xe lớn, có sức mạnh hơn nên có thể đưa chúng ta đi xa hơn, đến những nơi chốn đẹp đẽ hơn, an lạc hơn.
25/02/2015(Xem: 14585)
Tựa đề bài viết này là bốn chữ trích từ câu thứ nhì trong bài “Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh” (bài Tâm Kinh, bản dịch của Ngài Huyền Trang, gồm 270 chữ). Nguyên văn câu này là: “Xá Lợi Tử! Sắc bất dị Không, Không bất dị Sắc; Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc. Thọ, Tưởng, Hành, Thức diệc phục như thị .”
25/02/2015(Xem: 6218)
Chủng tử là hạt mầm của đời sống, là nguồn năng lượng đơn vị cấu thành nghiệp lực, là yếu tố sâu kín và căn bản quyết định sự hình thành cái ‘Ta’ (Ngã) và những cái của Ta (Ngã Sở), là nguyên nhân của mọi hoàn cảnh gặp được trong đời, là đầu mối của hạnh phúc và khổ đau trong hiện tại và dẫn dắt vào vị lai, đời này và đời sau. Soi rọi dưới lăng kính Duy Thức Học cùng vòng chuỗi Mười Hai Nhân Duyên (1.Vô Minh, 2. Hành, 3. Thức, 4. Danh Sắc, 5. Lục Nhập, 6. Xúc, 7. Thọ, 8. Ái, 9. Thủ, 10. Hữu, 11. Sanh, 12. Lão Tử) ta có thể rút ra một số nhận định về tiến trình hình thành chủng tử.
29/01/2015(Xem: 5746)
Lời thưa: Sau bài viết “Những Câu Hỏi Tế Vi”, tôi nhận được khá nhiều câu hỏi từ trong email của tôi cũng như những comment của các bạn Lý Học Phật, Lưu-tâm-Lực, Jan nguyễn, hưng trần... liên hệ đến đề tài. Nhận thấy nội hàm vấn đề không thể chỉ trả lời năm bảy dòng là xong, nên tôi kính nhờ BBT/TVHS cho chuyển tải bài viết này, xem như trả lời chung chứ không phải riêng cho một câu hỏi nào. Tôi chỉ nói cái gốc của vấn đề chứ không bàn đến cành, nhánh của vấn đề. Và tôi cũng không dám chắc đáp ứng được những thắc mắc của chư vị - nhất là kiến giải “bác lãm” của bạn Lý Học Phật mà tôi “thường không lãnh hội nổi”. Đây chỉ là sự chia sẻ của một người học Phật luôn cảm thấy mình còn phải học mãi, học hoài do sở học chỉ mong như là một hạt bụi được dính chân gót chân của các bậc xuất trần thượng sĩ! Trân kính.
29/01/2015(Xem: 5041)
Hôm nay Tăng Ni, Phật tử về đây để mừng năm mới và tha thiết chúc tụng chúng tôi. Thật ra chúng ta mừng thêm một tuổi hay buồn bớt đi một năm sống ? Lần lượt hết năm này sang năm khác, cứ thế mà chúng ta trải qua mấy mươi năm từ thuở bé cho đến ngày nay. Riêng tôi thì tóc bạc da nhăn rồi, còn quí vị có người tóc đã bắt đầu bạc, cũng có người còn trẻ hơn. Trên con đường sanh tử, có người đi hơn nửa đường, có người đi nửa đường, có người mới đi một phần ba, một phần tư đường, đã đi thì nhất định là phải đến, không ai không đến. Thế nên trong nhà Phật lẽ sanh tử là một việc lớn.
21/01/2015(Xem: 9756)
Nguyên văn emai của một cư sĩ: Con có một thắc mắc bấy lâu không biết hỏi ai, con kính xin Thầy giải thích dùm cho con. Câu hỏi này có liên hệ tới bài kệ cô đọng của Lý Duyên Khởi: "Cái này có, cái kia có Cái này sinh, cái kia sinh Cái này không cái kia không Cái này diệt cái kia diệt" Theo chỗ con hiểu, bài kệ này là công thức rốt ráo tóm tắt sự vận hành của Lý Duyên Khởi. Theo như Thế Tôn nói, nó luôn đúng và cho dù Phật có ra đời hay không có ra đời thì nguyên lý này vẫn đứng vững, không thể nào khác hơn được và không có ngoại lệ.
18/01/2015(Xem: 5654)
Cô công chúa trẻ nhất của lãnh chúa đang du hành từ nhà cô ở Kyoto tới thủ đô ở Edo thì trông thấy một người đàn bà bé nhỏ nằm bên vệ đường. Cô công chúa ra lệnh cho đoàn tùy tùng của mình ngừng lại và đỡ bà già lên, bà này gần chết vì lạnh lẽo và đói khát. Cô công chúa đã cứu sống người đàn bà và khi người khách này của cô đủ mạnh mẽ để có thể tự đi một mình, công chúa tặng cho bà ít tiền và chiếc khăn quàng ấm áp của cô. Người đàn bà biết ơn, trao cho công chúa một gói nhỏ và nói: “Xin nhận cái này.” Công chúa hỏi: “Đây là vật gì thế?” “Một cái gương thần kỳ.” “Cái gì khiến nó thành thần kỳ vậy?”
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]