Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

TÂM NHƯ - TRÍ THỦ TOÀN TẬP - Hoà Thượng Thích Trí Thủ

28/02/201106:10(Xem: 9079)
TÂM NHƯ - TRÍ THỦ TOÀN TẬP - Hoà Thượng Thích Trí Thủ


TÂM NHƯ - TRÍ THỦ TOÀN TẬP

Hoà Thượng Thích Trí Thủ

toantaptamnhutrithu-biatoantaptamnhutrithu-bia2



Đức Đại lão Hòa thượng Thích Trí Thủ (1909 - 1984), Đệ nhất Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN là bậc cao tăng có những cống hiến to lớn đối với Đạopháp và Dân tộc, đặc biệt là sự nghiệp giáo dục và hoằng pháp của Phật giáo trong thế kỷ XX.

Ban Sưu tập tu viện Quảng Hương Già Lam đã dày công sưu tập các công trình về kinh, luật, luận, thi kệ và tản văn của Đại lão Hòa thượng tập thành bộ "Toàn tập Tâm Như - Trí Thủ" nhân ngày húy nhật lần thứ 18 của Ngài. Công trình này vừa được tái bản đúng vào dịp kính tưởng niệm lần thứ 27 ngày Ngài viên tịch (2 /3 / Giáp Tý -2/3/Tân Mão) với sự bổ sung và chỉnh lý công phu, hình thức rất trang nhã, in thành 5 tập (thay vì 3 tập trong lần in trước). Giác Ngộ trích phần Lời nói đầu, trân trọng giới thiệu cùng độc giả.

Thế là gần một phần năm thế kỷ đã trôi qua, kể từ ngày vị ân sư của chúng tôi là Hòa thượng Tâm Như Đạo Giám Trí Thủ viên tịch.Đây là một mất mát to lớn không những đối với bản thân những người đã thọ ân Hòa thượng mà còn đối với Đạo pháp và Dân tộc. Cuộc đời của Hòa thượng đã có những cống hiến có tầm cỡ đối với sự nghiệp giáo dục và hoằng pháp của Phật giáo Việt Nam trong thế kỷ XX, do thế, đáng được chonhững người lớp sau, cụ thể là chúng tôi học tập và suy ngẫm. Chính trong quá trình học tập và suy ngẫm này, chúng tôi đã sưu tập được nhữnglời dạy bảo của Ngài qua một số các công trình được viết thành văn bản.Xét rằng, những công trình này không những hữu ích cho chúng tôi, mà cho cả nhiều tầng lớp người khác trong tương lai, vì thế, để đền đáp lạiphần nào công ơn giáo dưỡng của Hòa thượng, chúng tôi đã mạnh dạn cho công bố các công trình đã được chúng tôi sưu tập.

Chúng tôi biết rằng, những công trình đã sưu tập được ấychưa phải đã bao quát hết toàn bộ các bài viết, bài nói của Hòa thượng trong hơn nửa thế kỷ phục vụ Đạo pháp và Dân tộc. Cụ thể là toàn bộ các bài phát biểu bằng văn bản của Hòa thượng từ những năm 1951, khi Ngài giữ chức vụ Hội trưởng Hội Phật giáo Việt Nam tại Trung Phần, rồi vào những năm 1970 Viện trưởng Viện Hóa đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, cho đến những năm 1980 khi đang giữ chức Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, hiện chưa được sưu tập đầy đủ và xuất bản trong lần này. Chúng tôi vẫn mạnh dạn công bố những gì sưu tập được dưới danh nghĩa Toàn tập các tác phẩm của Hòa thượng, trước mắt, nhằm làm tư liệu học tập và nghiên cứu cho chúng tôi và nhữngngười khác và sau nữa để làm cơ sở cho những bổ di trong tương lai khi việc sưu tầm có thể tiến hành với nhiều thành tựu mới.

Suốt cuộc đời mình, Hòa thượng đã phục vụ cho Đạo pháp và Dân tộc qua nhiều nhiệm vụ khác nhau. Nhưng nét nổi bật, mối ưu tư hàng đầu của Hòa thượng vẫn là vấn đề giáo dục và văn hóa. Từ những ngàyđầu xây dựng trường Phật học Việt Nam đầu tiên ở chùa Tây Thiên - Huế vào những năm 1930, rồi thành lập Viện Cao đẳng Phật học, tiền thân của Viện Đại học Vạn Hạnh, vào năm 1964, cho đến những ngày cuối cùng tại Quảng Hương Già Lam, không lúc nào vấn đề giáo dục lại không được Hòa thượng quan tâm. Hòa thượng đã đào tạo thành công nhiều lớp môn đồ khác nhau đã và đang giữ những trọng trách của Giáo hội khắp cả nước trong nhiều lãnh vực. Để tìm hiểu sự nghiệp giáo dục ấy, chúng ta cần phải có những công trình của Hòa thượng trong tay. Vì thế, chúng tôi đã thống nhất cho xuất bản Toàn tập Tâm Như - Trí Thủnhân ngày giỗ lần thứ 18 của Ngài(1).

Khi sắp xếp các công trình của Hòa thượng để cho xuất bản bộ Toàn tập, chúng tôi ban đầu muốn dựa trên lối sắp xếp truyền thống là Kinh - Luật - Luận và tạp văn. Nhưng do Hòa thượng trong cuộc đời mình đã chuyên về Luật tạng, nên công trình liên hệ đến Luật tạng chiếm một số lượng lớn. Do vậy, Toàn tập này được sắp xếp về cơ bản vẫn theo lối truyền thống vừa nói với một số điều chỉnh. Toàn bộ các công trình của Hòa thượng, chúng tôi công bố trong ba tập. Tập I bao gồm các bản dịch kinh điển ra tiếng Việt cùng các bản chú giải. Trong tập này, chúng tôi đưa vào thêm các văn bản về các nghi thức Phật giáo do Hòa thượng thiết định, từ những nghi thức đơn giản nhất như Sám hối, thành hôn, . . . cho đến những nghi thức phức tạp nhất như Nghi thức Chẩn tế. Đồng thời, chúng tôi cũng đưa vào tập này các bài thơ, câu đối, các giaithoại về Hòa thượng. Còn tập II và tập III thì hoàn toàn dành cho nhữngvấn đề liên hệ tới Giới luật và Luật tạng.

***

Toàn tập trong lần tái bản này (2)căn cứ trên các tư liệu đã có trong lần xuất bản lần đầu, với cố gắng khắc phục các khuyết điểm về hình thức cũng như nội dung.

Về hình thức, chúng tôi phân loại lại các tác phẩm, sắp đặt lại khoa mục, để có thể phân biệt được chương hay tiết trong tác phẩm dài với bài viết ngắn, mà trong lần in trước đã không được lưu ý.

Về nội dung, chúng tôi đưa vào các văn bản Hán, mà phần lớn là nguyên tác của Hòa thượng. Ngoài ra, là nguyên văn Hán của các bản dịch mà Hòa thượng vừa phiên âm vừa dịch nghĩa. Trong thời trước, vìvấn đề in chữ Hán không đơn giản, nên đại bộ phận chỉ in phần phiên âm.Việc tìm lại các bản văn từ Hán tạng trong hiện tại khá dễ dàng. Các sáng tác Hán văn mà nay chỉ còn lưu phần phiên âm, việc sao tả lại nguyên Hán cũng không phải khó. Tuy nhiên, do chính tả Việt trong các bản in trước đó, nhiều chỗ in sai dễ dẫn đến hiểu sai nghĩa. Vì vậy chúng tôi cố tìm lại điển tích hay mẫu văn mà Hòa thượng lấy hứng từ đó để viết. Những ức đoán của chúng tôi về tự nghĩa cũng có khi nhầm. Điều này hy vọng sẽ được phát hiện và bổ túc.

Trong lần tái bản này, Ban Sưu tập đã cố gắng rất nhiều để khắc phục các khuyết điểm trước đó; nhưng do nhiều hạn chế nên vẫn tồn tại các khuyết điểm khác.

Kính mong chư vị thiện tri thức hoan hỷ lượng thứ.

Cẩn bạch

Ban Sưu tập

(Theo Lời nói đầu và Cẩn bạch tái bản)(1) Nhà Xuất bản Tổng Hợp TP.HCM, 2002.(2) Nhà Xuất bản Phương Đông, 2011, Tu viện Quảng Hương Già Lam ấn hành,bìa cứng, sách ấn tống không bán. (chú thích của BTV GN)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/03/2017(Xem: 7187)
1-Người Phật tử hãy nên nhớ, sở dĩ con người ta đau khổ chính vì mãi đeo đuổi những thứ sai lầm do không tin sâu nhân quả và tin chính mình là chủ nhân của bao điều họa phúc. 2-Nếu chúng ta không muốn rước phiền não vào mình, thì người khác cũng không thể làm cho ta phiền muộn khổ đau, vì ta đã có cây kiếm trí tuệ nhờ nghe và biết chiêm nghiệm để rồi tu sửa. 3-Người Phật tử dù thắng trăm vạn quân cũng không bằng chiến thắng những thói hư tật xấu của mình, đó là chiến công oanh liệt nhất mà người đời ít ai làm được. 4-Chúng ta hãy luôn cám ơn nghịch cảnh vì chính khó khăn đó đã giúp cho ta có cơ hội quay lại chính mình, nhờ vậy tâm ta an tĩnh, sáng suốt mà tìm ra phương hướng để khắc phục.
14/03/2017(Xem: 6185)
Ngài là Thái tử, tên Sĩ Đạt Ta Có mẹ có cha, giống như mọi người. Mẹ là hoàng hậu, Thánh mẫu Ma Da Đức vua Tịnh Phạn, là cha của Ngài. Ngày rằm tháng tư, Thái tử ra đời Sinh xong bảy ngày, hoàng hậu sanh thiên.
26/02/2017(Xem: 11965)
“Tâm” là một trong những từ ngữ thường được biết, được nhắc đến nhiều nhất trong đời sống thường nhật (tâm, tâm lý , tâm linh, tâm thần, tâm niệm, tâm não, tâm tánh, tâm trạng, tâm sự, tâm tình… với biết bao nổi niềm vui buồn, thương ghét…) cũng như cũng rất phổ thông, phổ dụng trong đạo Phật . Lý do vì đạo Phật là đạo tu Tâm. Nhưng “Tâm là gì ? Tâm ở đâu ? Tu tâm là tu như thế nào ..lại là các điều cần được nắm vững. Ngoài ra lại có khá nhiều từ ngữ có liên hệ rất mật thiết với chữ “Tâm” như các chữ Tánh, Thức, Ý, Ý Thức, Tình Cảm, Xúc Cảm, Tư Duy, Lo Nghĩ, … Điều này khiến người học Phật khó tránh khỏi những hoang mang, mờ mịt, ngờ vực vì khó có thể phân định chuẩn xác được các phạm trù về ý nghĩa của chữ “Tâm” trong đạo Phật.
20/09/2016(Xem: 6589)
Bốn Sự Thật Cao Quý được các kinh sách Hán ngữ gọi là Tứ Diệu Đế, là căn bản của toàn bộ Giáo Huấn của Đức Phật và cũng là một đề tài thuyết giảng quen thuộc. Do đó đôi khi chúng ta cũng có cảm tưởng là mình hiểu rõ khái niệm này, thế nhưng thật ra thì ý nghĩa của Bốn Sự Thật Cao Quý rất sâu sắc và thuộc nhiều cấp bậc hiểu biết khác nhau.
12/09/2016(Xem: 10577)
Sanh tử tử sanh chẳng chút ngừng Tiếp diễn muôn đời mãi không ngưng Nhìn dòng nước chảy luôn bất tận Cùng gió mây trời bổng nhẹ tưng
20/08/2016(Xem: 4744)
Hoặc trên trời dưới biển Hay trốn vào động núi Không chỗ nào trên đời Trốn được quả ác nghiệp. (1)
20/08/2016(Xem: 4659)
Đạo Phật thường được xem là Đạo Giải Thoát. Chính đức Phật Thích Ca đã từng tuyên bố : « Ví như này các tỳ kheo, biển lớn chỉ có một vị là vị mặn. Cũng vậy, này các tỳ kheo, Pháp này cũng chỉ có một vị là vị Giải Thoát » (1)
20/08/2016(Xem: 4721)
Người sống mặc buông lung Ái tăng như dây rừng Sống đời này đời khác Như vượn tham quả rừng. (1)
28/05/2016(Xem: 12971)
Phật Tánh đó là Tánh Giác Ngộ, Tánh Phật, Bổn Tánh Lành, Mầm Lương Thiện trong mọi loài chúng sinh. Cũng gọi là Như Lai Tánh, đối nghĩa với chúng sanh tánh. Kinh Phạm võng: Tất cả chúnh sanh đều có sẵn Tánh Giác Ngộ nơi mình (Nhứt thiết chúng sanh giai hữu Phật Tánh). Nhờ có Tánh Giác Ngộ ấy, bổn tánh lành ấy chúng sanh công nhận và thấu đạt lý nhân quả, hiểu cái thể tự nhiên của mình đồng với Phật. Phật Tánh nơi ta luôn tiến chớ không phải thối, tích lũy chớ không phải tiêu vong, nó tiến tới mãi, nó khiến cho cảnh trần càng tươi đẹp, càng thuần tịnh, nó đưa lần mọi vật đến gần cái tuyệt đẹp, tuyệt cao, tuyệt diệu, tuyệt trong sáng thánh thiện. Mỗi loài đều có nơi mình Phật Tánh, dầu cho loài nào có thấp hèn tới đâu cũng có khả năng thành Phật. Không trừ loài nào, không một ai mà không có khả năng thành Phật.
30/04/2016(Xem: 17572)
Pháp Thân tiếng Sanscrit là Dharmakaya, tiếng Nhật là Hosshimbutsu, tiếng Pháp là Corps d’essence. Đó là nói về Chơn Thân, Đạo Thể, thể của Pháp Tánh. Pháp Thân của Phật có 4 Đức: Thường, Lạc, Ngã, Tịnh (4 Đức Ba La Mật). Nó không mắc vào tứ khổ (Sanh, Lão, Bệnh, Tử). Nó không lớn, không nhỏ, không trắng, không đen, không có Đạo, không vô Đạo, nó tự nhiên trường tồn, không thay đổi. Dầu Phật có ra đời hay không thì nó cũng như vậy mãi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]