Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

TÂM NHƯ - TRÍ THỦ TOÀN TẬP - Hoà Thượng Thích Trí Thủ

28/02/201106:10(Xem: 8157)
TÂM NHƯ - TRÍ THỦ TOÀN TẬP - Hoà Thượng Thích Trí Thủ


TÂM NHƯ - TRÍ THỦ TOÀN TẬP

Hoà Thượng Thích Trí Thủ

toantaptamnhutrithu-biatoantaptamnhutrithu-bia2



Đức Đại lão Hòa thượng Thích Trí Thủ (1909 - 1984), Đệ nhất Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN là bậc cao tăng có những cống hiến to lớn đối với Đạopháp và Dân tộc, đặc biệt là sự nghiệp giáo dục và hoằng pháp của Phật giáo trong thế kỷ XX.

Ban Sưu tập tu viện Quảng Hương Già Lam đã dày công sưu tập các công trình về kinh, luật, luận, thi kệ và tản văn của Đại lão Hòa thượng tập thành bộ "Toàn tập Tâm Như - Trí Thủ" nhân ngày húy nhật lần thứ 18 của Ngài. Công trình này vừa được tái bản đúng vào dịp kính tưởng niệm lần thứ 27 ngày Ngài viên tịch (2 /3 / Giáp Tý -2/3/Tân Mão) với sự bổ sung và chỉnh lý công phu, hình thức rất trang nhã, in thành 5 tập (thay vì 3 tập trong lần in trước). Giác Ngộ trích phần Lời nói đầu, trân trọng giới thiệu cùng độc giả.

Thế là gần một phần năm thế kỷ đã trôi qua, kể từ ngày vị ân sư của chúng tôi là Hòa thượng Tâm Như Đạo Giám Trí Thủ viên tịch.Đây là một mất mát to lớn không những đối với bản thân những người đã thọ ân Hòa thượng mà còn đối với Đạo pháp và Dân tộc. Cuộc đời của Hòa thượng đã có những cống hiến có tầm cỡ đối với sự nghiệp giáo dục và hoằng pháp của Phật giáo Việt Nam trong thế kỷ XX, do thế, đáng được chonhững người lớp sau, cụ thể là chúng tôi học tập và suy ngẫm. Chính trong quá trình học tập và suy ngẫm này, chúng tôi đã sưu tập được nhữnglời dạy bảo của Ngài qua một số các công trình được viết thành văn bản.Xét rằng, những công trình này không những hữu ích cho chúng tôi, mà cho cả nhiều tầng lớp người khác trong tương lai, vì thế, để đền đáp lạiphần nào công ơn giáo dưỡng của Hòa thượng, chúng tôi đã mạnh dạn cho công bố các công trình đã được chúng tôi sưu tập.

Chúng tôi biết rằng, những công trình đã sưu tập được ấychưa phải đã bao quát hết toàn bộ các bài viết, bài nói của Hòa thượng trong hơn nửa thế kỷ phục vụ Đạo pháp và Dân tộc. Cụ thể là toàn bộ các bài phát biểu bằng văn bản của Hòa thượng từ những năm 1951, khi Ngài giữ chức vụ Hội trưởng Hội Phật giáo Việt Nam tại Trung Phần, rồi vào những năm 1970 Viện trưởng Viện Hóa đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, cho đến những năm 1980 khi đang giữ chức Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, hiện chưa được sưu tập đầy đủ và xuất bản trong lần này. Chúng tôi vẫn mạnh dạn công bố những gì sưu tập được dưới danh nghĩa Toàn tập các tác phẩm của Hòa thượng, trước mắt, nhằm làm tư liệu học tập và nghiên cứu cho chúng tôi và nhữngngười khác và sau nữa để làm cơ sở cho những bổ di trong tương lai khi việc sưu tầm có thể tiến hành với nhiều thành tựu mới.

Suốt cuộc đời mình, Hòa thượng đã phục vụ cho Đạo pháp và Dân tộc qua nhiều nhiệm vụ khác nhau. Nhưng nét nổi bật, mối ưu tư hàng đầu của Hòa thượng vẫn là vấn đề giáo dục và văn hóa. Từ những ngàyđầu xây dựng trường Phật học Việt Nam đầu tiên ở chùa Tây Thiên - Huế vào những năm 1930, rồi thành lập Viện Cao đẳng Phật học, tiền thân của Viện Đại học Vạn Hạnh, vào năm 1964, cho đến những ngày cuối cùng tại Quảng Hương Già Lam, không lúc nào vấn đề giáo dục lại không được Hòa thượng quan tâm. Hòa thượng đã đào tạo thành công nhiều lớp môn đồ khác nhau đã và đang giữ những trọng trách của Giáo hội khắp cả nước trong nhiều lãnh vực. Để tìm hiểu sự nghiệp giáo dục ấy, chúng ta cần phải có những công trình của Hòa thượng trong tay. Vì thế, chúng tôi đã thống nhất cho xuất bản Toàn tập Tâm Như - Trí Thủnhân ngày giỗ lần thứ 18 của Ngài(1).

Khi sắp xếp các công trình của Hòa thượng để cho xuất bản bộ Toàn tập, chúng tôi ban đầu muốn dựa trên lối sắp xếp truyền thống là Kinh - Luật - Luận và tạp văn. Nhưng do Hòa thượng trong cuộc đời mình đã chuyên về Luật tạng, nên công trình liên hệ đến Luật tạng chiếm một số lượng lớn. Do vậy, Toàn tập này được sắp xếp về cơ bản vẫn theo lối truyền thống vừa nói với một số điều chỉnh. Toàn bộ các công trình của Hòa thượng, chúng tôi công bố trong ba tập. Tập I bao gồm các bản dịch kinh điển ra tiếng Việt cùng các bản chú giải. Trong tập này, chúng tôi đưa vào thêm các văn bản về các nghi thức Phật giáo do Hòa thượng thiết định, từ những nghi thức đơn giản nhất như Sám hối, thành hôn, . . . cho đến những nghi thức phức tạp nhất như Nghi thức Chẩn tế. Đồng thời, chúng tôi cũng đưa vào tập này các bài thơ, câu đối, các giaithoại về Hòa thượng. Còn tập II và tập III thì hoàn toàn dành cho nhữngvấn đề liên hệ tới Giới luật và Luật tạng.

***

Toàn tập trong lần tái bản này (2)căn cứ trên các tư liệu đã có trong lần xuất bản lần đầu, với cố gắng khắc phục các khuyết điểm về hình thức cũng như nội dung.

Về hình thức, chúng tôi phân loại lại các tác phẩm, sắp đặt lại khoa mục, để có thể phân biệt được chương hay tiết trong tác phẩm dài với bài viết ngắn, mà trong lần in trước đã không được lưu ý.

Về nội dung, chúng tôi đưa vào các văn bản Hán, mà phần lớn là nguyên tác của Hòa thượng. Ngoài ra, là nguyên văn Hán của các bản dịch mà Hòa thượng vừa phiên âm vừa dịch nghĩa. Trong thời trước, vìvấn đề in chữ Hán không đơn giản, nên đại bộ phận chỉ in phần phiên âm.Việc tìm lại các bản văn từ Hán tạng trong hiện tại khá dễ dàng. Các sáng tác Hán văn mà nay chỉ còn lưu phần phiên âm, việc sao tả lại nguyên Hán cũng không phải khó. Tuy nhiên, do chính tả Việt trong các bản in trước đó, nhiều chỗ in sai dễ dẫn đến hiểu sai nghĩa. Vì vậy chúng tôi cố tìm lại điển tích hay mẫu văn mà Hòa thượng lấy hứng từ đó để viết. Những ức đoán của chúng tôi về tự nghĩa cũng có khi nhầm. Điều này hy vọng sẽ được phát hiện và bổ túc.

Trong lần tái bản này, Ban Sưu tập đã cố gắng rất nhiều để khắc phục các khuyết điểm trước đó; nhưng do nhiều hạn chế nên vẫn tồn tại các khuyết điểm khác.

Kính mong chư vị thiện tri thức hoan hỷ lượng thứ.

Cẩn bạch

Ban Sưu tập

(Theo Lời nói đầu và Cẩn bạch tái bản)(1) Nhà Xuất bản Tổng Hợp TP.HCM, 2002.(2) Nhà Xuất bản Phương Đông, 2011, Tu viện Quảng Hương Già Lam ấn hành,bìa cứng, sách ấn tống không bán. (chú thích của BTV GN)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/02/2015(Xem: 8493)
Bài viết sau đây được tổng hợp từ kinh sách và từ các bài giảng của chư tăng ni, có mục đích phác họa một bức tranh khái quát với tính liệt kê về năm thừa của Phật giáo giới thiệu đến người sơ cơ học Phật hoặc muốn tìm hiểu về đạo Phật. ‘Thừa’ là sự nương tựa vào, được tượng hình như một cổ xe để giúp chúng ta di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Có cổ xe nhỏ, sức yếu chỉ đưa chúng ta đi gần, vòng quanh ở một nơi nào đó, và cũng có cổ xe lớn, có sức mạnh hơn nên có thể đưa chúng ta đi xa hơn, đến những nơi chốn đẹp đẽ hơn, an lạc hơn.
25/02/2015(Xem: 13964)
Tựa đề bài viết này là bốn chữ trích từ câu thứ nhì trong bài “Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh” (bài Tâm Kinh, bản dịch của Ngài Huyền Trang, gồm 270 chữ). Nguyên văn câu này là: “Xá Lợi Tử! Sắc bất dị Không, Không bất dị Sắc; Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc. Thọ, Tưởng, Hành, Thức diệc phục như thị .”
25/02/2015(Xem: 5719)
Chủng tử là hạt mầm của đời sống, là nguồn năng lượng đơn vị cấu thành nghiệp lực, là yếu tố sâu kín và căn bản quyết định sự hình thành cái ‘Ta’ (Ngã) và những cái của Ta (Ngã Sở), là nguyên nhân của mọi hoàn cảnh gặp được trong đời, là đầu mối của hạnh phúc và khổ đau trong hiện tại và dẫn dắt vào vị lai, đời này và đời sau. Soi rọi dưới lăng kính Duy Thức Học cùng vòng chuỗi Mười Hai Nhân Duyên (1.Vô Minh, 2. Hành, 3. Thức, 4. Danh Sắc, 5. Lục Nhập, 6. Xúc, 7. Thọ, 8. Ái, 9. Thủ, 10. Hữu, 11. Sanh, 12. Lão Tử) ta có thể rút ra một số nhận định về tiến trình hình thành chủng tử.
29/01/2015(Xem: 5183)
Lời thưa: Sau bài viết “Những Câu Hỏi Tế Vi”, tôi nhận được khá nhiều câu hỏi từ trong email của tôi cũng như những comment của các bạn Lý Học Phật, Lưu-tâm-Lực, Jan nguyễn, hưng trần... liên hệ đến đề tài. Nhận thấy nội hàm vấn đề không thể chỉ trả lời năm bảy dòng là xong, nên tôi kính nhờ BBT/TVHS cho chuyển tải bài viết này, xem như trả lời chung chứ không phải riêng cho một câu hỏi nào. Tôi chỉ nói cái gốc của vấn đề chứ không bàn đến cành, nhánh của vấn đề. Và tôi cũng không dám chắc đáp ứng được những thắc mắc của chư vị - nhất là kiến giải “bác lãm” của bạn Lý Học Phật mà tôi “thường không lãnh hội nổi”. Đây chỉ là sự chia sẻ của một người học Phật luôn cảm thấy mình còn phải học mãi, học hoài do sở học chỉ mong như là một hạt bụi được dính chân gót chân của các bậc xuất trần thượng sĩ! Trân kính.
29/01/2015(Xem: 4564)
Hôm nay Tăng Ni, Phật tử về đây để mừng năm mới và tha thiết chúc tụng chúng tôi. Thật ra chúng ta mừng thêm một tuổi hay buồn bớt đi một năm sống ? Lần lượt hết năm này sang năm khác, cứ thế mà chúng ta trải qua mấy mươi năm từ thuở bé cho đến ngày nay. Riêng tôi thì tóc bạc da nhăn rồi, còn quí vị có người tóc đã bắt đầu bạc, cũng có người còn trẻ hơn. Trên con đường sanh tử, có người đi hơn nửa đường, có người đi nửa đường, có người mới đi một phần ba, một phần tư đường, đã đi thì nhất định là phải đến, không ai không đến. Thế nên trong nhà Phật lẽ sanh tử là một việc lớn.
21/01/2015(Xem: 9042)
Nguyên văn emai của một cư sĩ: Con có một thắc mắc bấy lâu không biết hỏi ai, con kính xin Thầy giải thích dùm cho con. Câu hỏi này có liên hệ tới bài kệ cô đọng của Lý Duyên Khởi: "Cái này có, cái kia có Cái này sinh, cái kia sinh Cái này không cái kia không Cái này diệt cái kia diệt" Theo chỗ con hiểu, bài kệ này là công thức rốt ráo tóm tắt sự vận hành của Lý Duyên Khởi. Theo như Thế Tôn nói, nó luôn đúng và cho dù Phật có ra đời hay không có ra đời thì nguyên lý này vẫn đứng vững, không thể nào khác hơn được và không có ngoại lệ.
18/01/2015(Xem: 5228)
Cô công chúa trẻ nhất của lãnh chúa đang du hành từ nhà cô ở Kyoto tới thủ đô ở Edo thì trông thấy một người đàn bà bé nhỏ nằm bên vệ đường. Cô công chúa ra lệnh cho đoàn tùy tùng của mình ngừng lại và đỡ bà già lên, bà này gần chết vì lạnh lẽo và đói khát. Cô công chúa đã cứu sống người đàn bà và khi người khách này của cô đủ mạnh mẽ để có thể tự đi một mình, công chúa tặng cho bà ít tiền và chiếc khăn quàng ấm áp của cô. Người đàn bà biết ơn, trao cho công chúa một gói nhỏ và nói: “Xin nhận cái này.” Công chúa hỏi: “Đây là vật gì thế?” “Một cái gương thần kỳ.” “Cái gì khiến nó thành thần kỳ vậy?”
08/01/2015(Xem: 8313)
Vì luôn khế hợp với chân lý của cuộc đời, nên giáo pháp của Đức Phật cũng như một bánh xe có thể chuyển vận hướng về phía trước, di chuyển, lan tỏa đến nhiều xứ sở...
26/12/2014(Xem: 6736)
Đức Phật dạy rằng nếu đem Đạo Pháp của Ngài đặt vào con tim của một người bình dị thì nhất định là nó sẽ bị biến dạng (saddhamma-patirupa; sad có nghĩa là đúng đắn, dhamma có nghĩa là Đạo Pháp, patipura có nghĩa là lệch lạc, do đó có thể hiểu các chữ saddhamman-patirupa là "Đạo Pháp đúng đắn không bị lệch lạc" hay bóp méo). Trái lại nếu đặt nó vào con tim của một Người Cao Quý (Kalyanamitta) (Kalyanamitta là một từ ghép; kalyana: đạo đức, nhân ái; mitta: bạn hữu, do đó có thể hiểu từ ghép này là "một người bạn đạo hạnh" hay một "người đồng hành đạo đức". Kinh sách bằng các ngôn ngữ Tây Phương thường dịch là Être Noble/Noble One. Kinh sách gốc Hán ngữ dịch là thiện trí thức/shàn zhīshì 善知識, thiết nghĩ cách dịch này không được thích nghi lắm bởi vì ngày nay rất khó hình dung ra những người "thiện trí thức" là những thành phần nào trong xã hội) thì nó sẽ trở nên tinh khiết, và sẽ không bao giờ phai mờ hay u tối.
11/12/2014(Xem: 5779)
Một thời là chữ bắt đầu của kinh Phật: “Một thời Phật tại nước Xá-vệ..”, “Một thời Phật tại thành Vương Xá, trong núi Kỳ-xà-quật…” (tạng Hán Bắc tông). “Một thời, Thế Tôn đang đi trên con đường…”, “Một thời Thế Tôn đang ở thành…”(tạng Pali Nam tông).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567