Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ba nơi nương tựa

08/04/201312:27(Xem: 3158)
Ba nơi nương tựa

 

Ba nơi nương tựa

Bình Anson

(Viết dựa theo tập sách "Tam Quy, Ngũ Giới" của Bác Phạm Kim Khánh)

Tìm nơi nương tựa - quy y - là một hành động chung của hàng Phật tử, căn bản cho các công phu hành trì trong Đạo Phật. Bất cứ luận thuyết, tông phái và pháp hành nào của Phật giáo đều bắt nguồn từ hành động quan yếu nầy, mỗi Phật từ đều trì tụng thường xuyên, đó là việc quy y. Trong tiếng Pāli, hành động đó gọi là "sarana-gamana"(quy y). "Gamana"nghĩa là đi đến, quy về, tìm về. "Sarana"nghĩa là nơi nương tựa, giúp đỡ, dưỡng nuôi, hướng dẫn. "Quy y" về một nơi nào có nghĩa là đến đó để xin giúp đỡ, hướng dẫn và dưỡng nuôi. Thông thường, đó là điều ta làm khi gặp phải một khủng hoảng nào đó trong đời sống, khi gặp phải một thực tế khó khăn mà tự chúng ta không thể đương đầu được. Do đó, ta tìm đến một nơi nào đó để xin giúp đỡ.

Điều làm cho một người trở thành một Phật tử không phải chỉ đơn giản là đi tìm nơi nương tựa ở bất cứ điều gì. Thông thường, người ta đi tìm nơi nương tựa ở một cái gì khác, chẳng hạn nương tựa vào gia đình, bạn bè, nghề nghiệp, cơ sở kinh doanh, thú vui dục lạc, rượu chè, ma túy, v.v... Điều làm cho một người trở thành một Phật tử chân chính là người ấy tìm nơi nương tựa ở Đức Phật, Giáo Pháp, và chư Thánh Tăng - gọi là Quy Y Tam Bảo.

Sau đây là một câu chuyện ghi lại lời giảng của Đức Phật trong kinh Ví Dụ Hòn Núi (Tương Ưng 3.II.V) về tầm quan trọng của việc quy y Tam Bảo:

Khi Ðức Phật ngự tại thành Sāvatthi (Xá Vệ). Lúc ấy vua Pasenadi (Ba-tư-nặc) của nước Kosala đến hầu Phật, và sau khi đảnh lễ xong, vua ngồi lại một bên. Ðức Thế Tôn hỏi:

-- Thưa Ðại Vương, Ngài đến đây có việc gì không?

-- Bạch Thế Tôn, bấy lâu nay con hết sức bận rộn với những công việc mà hàng vua chúa thường qua tâm đến như là làm sao để gìn giữ quyền lực, bảo đảm an ninh của xứ sở, bành trướng lãnh thổ và vui hưởng trên các chiến thắng đó.

-- Thưa Ðại vương, Ðại vương nghĩ thế nào? Thí dụ như có người thân tín, đáng tin cậy từ phương Ðông đến gặp Ðại vương và thưa: "Tâu Ðại vương, xin báo đến Ðại vương được biết, rằng hiện có một ngọn núi rất cao, đang di chuyển và đè bẹp tất cả mọi loài chúng sinh. Tâu Ðại vương, xin Ðại vương hãy gấp làm những gì cần phải làm".

Rồi một người khác đến từ phương Tây, rồi một người thứ ba đến từ phương Bắc, rồi một người thứ tư đến từ phương Nam cũng đều đến báo nguy như thế. Như vậy, thưa Ðại vương, từ bốn phía đều có các ngọn núi khổng lồ vồn vập tràn tới. Nghe như vậy thì Ðại Vương vô cùng kinh sợ. Tiêu diệt kiếp sống làm người quả thật khủng khiếp. Tái sinh trở lại vào cảnh người quả thật hy hữu. Bấy giờ Ðại Vương phải làm thế nào?

-- Bạch Thế Tôn, tiêu diệt kiếp sống làm người quả thật vô cùng khủng khiếp, tái sinh trở lại làm người quả thật rất hy hữu. Như thế, con không thể làm cách nào khác hơn là cố gắng sống một cuộc sống chân chánh, công minh chánh trực, và làm những việc thiện, tạo phước.

-- Thưa Ðại Vương, Ta báo cho Đại Vương biết là tuổi già và sự chết đang tiến đến Đại Vương. Khi tuổi già và sự chết tiến dần đến, Ðại Vương phải làm thế nào?

-- Bạch Thế Tôn, những việc như xua voi, ngựa, chiến xa, và quân lính vào chiến tranh, những việc hằng làm bận tâm hàng vua chúa - những việc ấy không thể làm gì để ngăn chống tuổi già và sự chết. Bạch Thế Tôn, trong triều có những vị quân sư tài giỏi, bùa phép cao cường, có thể ngăn ngừa cả đội binh địch. Trong quốc khố, có vàng bạc châu báu được tàng trữ đầy kho, dư đủ để chống đỡ mọi chiến lược tài chánh. Tuy nhiên, bùa phép và tài sản ấy không thể cản ngăn sự chết và tuổi già đang tiến dần đến con. Bây giờ, con không thể làm cách nào khác hơn là cố gắng sống cuộc sống chân chánh, công minh chánh trực, và làm những việc thiện, tạo phước.

-- Đúng vậy, thưa Ðại vương. Quả đúng như thế. Khi tuổi già và sự chết tiến dần đến, Đại Vương không thể làm cách nào khác hơn là cố gắng sống cuộc sống chân chánh, công minh chánh trực, và làm những việc thiện, tạo phước.

Và bậc Ðạo Sư nói lên bài kệ:

Như núi đá rộng lớn,
Dựng đứng lên hư không,
Tiến tới tràn xung quanh,
Áp đè cả bốn phía.
Cũng vậy, già và chết
Di chuyển đến hữu tình,
Giai cấp Sát-đế-lỵ,
Bà-la-môn, Phệ-xá,
Thủ-đà, Chiên-đà-la
Kẻ đổ rác, đổ phân,
Không một ai thoát khỏi,
Tất cả bị chinh phục.

Ở đây không tượng binh,
Không xa binh, bộ binh,
Không trận chiến chú thuật,
Không trận chiến tài sản
Có thể giúp chiến thắng,
Chống với già, với chết.

Do vậy người hiền trí,
Thấy rõ phần tự lợi,
Người trí đặt tin tưởng,
Vào Phật, Pháp và Tăng.

Ai với thân, khẩu, ý,
Hành trì đúng Chánh pháp,
Ðời này được tán thán,
Ðời sau, hưởng phước trời.

---o0o---

Nguồn: www.buddhanet.net/budsas

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/10/2012(Xem: 4963)
Thực hành Kim Cương thừa được bắt đầu thông qua một quán đảnh. Để hiệu quả, quán đảnh đòi hỏi sự chứng ngộ của đạo sư, bậc trao truyền nó, cũng như sự tin tưởng và trí thông minh của đệ tử nhận nó.
21/10/2012(Xem: 4021)
Tánh không là một trong những khái niệm quan trọng và khó thấu triệt nhất trong giáo lý Phật Giáo. Chủ đề này được triển khai và quảng bá suốt dòng lịch sử phát triển của Phật Giáo, và do đó cũng đã trở nên ngày càng tinh tế, sâu sắc và dường như lại càng phức tạp hơn.
20/10/2012(Xem: 3455)
Hai ngày qua tôi nghĩ quý vị đã lắng nghe một cách rất nghiêm túc nên tôi rất hạnh phúc, tốt lắm. Bây giờ là chương trình hỏi đáp, quý vị có câu hỏi gì?
05/10/2012(Xem: 7212)
Dẫu rằng, các lần kiết tập thứ nhất, hai và ba không đề cập đến tên các kinh điển của Phật giáo Đại thừa, chỉ đề cập đến 5 bộ Nikāya và 4 bộ A-hàm nhưng nội dung tư tưởng trong các kinh điển của Phật giáo Đại thừa đều có nguồn gốc từ các kinh trong A hàm và Nikaya.
04/10/2012(Xem: 4324)
Trong Phật giáo, nghiệp nói về những xung động. Căn cứ vào những hành động ta đã làm trong quá khứ, những xung năng khởi lên trong tâm ta...
03/10/2012(Xem: 3775)
Sau bốn mươi chín ngày tham thiền nhập định dưới cội tất-bát-la, đức Thế Tôn chứng đắc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, bừng khai tuệ nhãn, thấy rõ chúng sanh hiện hữu khắp trong tứ sanh lục đạo đều có chung một thể tánh viên minh, thanh tịnh vắng lặng mà bất cứ một ai nếu hồi tâm phản chiếu, thực tâm tu tập đều có thể thành tựu thánh quả an lạc giải thoát. Qua đó chứng tỏ: đạo không ở đâu xa mà đạo ở trong tự thân của mỗi người. Mỗi con người là một vị Phật nhưng vì chơn tâm bị vô minh che lấp nên việc thành Phật, tác Tổ không thể chứng nhập; vì vậy chúng ta có thể biết rằng lục phàm tứ Thánh không ngoài cái tâm. Điều đó đã được chứng minh rất rõ ràng trong tam tạng thánh điển mà cụ thể là trong kinh Pháp Hoa, Phật dạy rằng: “Ta ra đời vì một đại sự nhân duyên là khai thị chúng sanh ngộ nhập tri kiến Phật”. Tri kiến Phật ở đây khi ở chúng sanh chính là Phật tánh còn khi ở loài vô tình gọi là pháp tánh. Rõ ràng hơn nữa, qua một số trích dẫn sau, chúng ta sẽ thấy rõ người xưa hiểu Phật
26/09/2012(Xem: 3518)
Con đường giác ngộ không phân biệt giới tính, giai cấp, màu da, chủng tộc, tu sĩ hay cư sĩ... Thích Nhật Từ
18/09/2012(Xem: 13043)
Qua bài viết này, người viết mong rằng sẽ góp một phần nhỏ kiến thức về ý nghĩa chân thật về Phật giáo đối với Phật tử đi chùa.
17/09/2012(Xem: 2711)
HỎI: Vì triết lý của Đạo Phật là không làm tổn hại, chỉ làm lợi ích cho người khác, trong trường hợp của những quyết định thực tiển trong đời sống hàng ngày, nếu ai ấy muốn giết ta và ta không có cách nào để thoát khỏi, ta phải làm gì? ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Từ một nhận thức rộng hơn, mục tiêu của đời sống hiện tại của chúng ta là gì? Chúng ta cũng nên phán xét khả năng của ta khi quan tâm đến việc ta có thể làm lợi ích và hổ trợ người khác được bao nhiêu? Dĩ nhiên nếu ai đấy tấn công ta, ta nên trốn thoát hay tránh sự tấn công. Nếu không có khả năng khác, thì tôi nghĩ đấy là quyền cá nhân để tự bảo vệ. Vì thế không có sự giết chóc, chúng ta có lẻ có thể làm tổn thương chân hay tay của người tấn công. Như thế, nếu quý vị phải chọn lựa.
08/09/2012(Xem: 5969)
Ngày nay, biểu hiện của xa hoa lợi dưỡng trong nếp sống tu hành của người tu sĩ Phật giáo vượt xa thời Đức Phật tại thế. Ngày xưa lợi dưỡng, xa hoa của người tu sĩ Phật giáo chỉ là sự thọ nhận cúng dường vượt trội so với những người tu sĩ khác, từ đó, có được sự cung kính, danh vọng, nể trọng, tự cao.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]