Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tu là bỏ cái giả, nhận ra cái thật

18/01/201506:42(Xem: 5107)
Tu là bỏ cái giả, nhận ra cái thật


Hoc Phat
TU LÀ BỎ CÁI GIẢ – NHẬN RA CÁI THẬT
HT THÍCH THANH TỪ
Nguồn: Báo Giác Ngộ 483
Đánh máy: Viên Lâm – Huỳnh Hoa




Khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo dưới cội bồ đề, thời gian đầu Ngài chần chờ không muốn truyền bá giáo pháp. Đến khi chư Thiên xuống đảnh lễ, cầu xin Ngài nên vì chúng sanh mà lập bày phương tiện giáo hóa. Lúc trước đọc sử tới đoạn này tôi hơi ngạc nhiên. Vì Đức Phật phát thệ nguyện lớn, thị hiện nơi đời để độ chúng sanh, sao bây giờ thành Phật rồi, Ngài không chịu đi truyền bá Chánh pháp, đợi năn nỉ mới chịu thuyết pháp.
Về sau nghiên cứu kỹ tôi mới thấy rõ, quả là chỗ Đức Phật thấy, Đức Phật không thể nói cho người thế gian hiểu. Tại sao? Bởi vì chỗ đó ngược hẳn với cái thấy của người phàm tục, nên làm sao giảng cho họ hiểu được. Vì vậy Phật không muốn nói. Khi chư Thiên nài nỉ Phật dùng phương tiện giáo hóa chúng sanh, từ từ sẽ có người hiểu; Phật xét thấy điều này hợp lý nên kể từ đó mới chuyển bánh xe Đại pháp.
Bài pháp đầu tiên ở vườn Lộc Uyển là bài Tứ đế, nói đủ là Tứ diệu đế. Lâu nay người học Phật xem đây là chân lý đầu tiên, Đức Phật trình bày rất đúng, rất thật. Nhưng đó là phương tiện, chớ không phải chỗ cứu kính chân thật. Nếu quý vị có đọc kinh Kim Cang, kinh Viên Giác sẽ thấy Phật dạy rằng: Pháp của Phật như con thuyền hay chiếc bè đưa người qua sông. Khi lên bờ rồi phải bỏ chiếc bè. Kinh Viên Giác nói, ví như người muốn thấy mặt trăng ở đâu? Người bạn thấy được liền lấy tay chỉ bảo “mặt trăng ở đó”. Nương theo ngón tay người kia nhìn thấy mặt trăng. Khi thấy mặt trăng rồi ngón tay là vô nghĩa. Cũng thế, pháp của Phật dạy là phương tiện, giống như ngón tay để chỉ cho chúng ta đi tới chỗ chân thật. Chỗ chân thật ví như mặt trăng, đạt được chỗ chân thật rồi thì phương tiện phải bỏ.
Chúng ta nên biết pháp Phật là phương thuốc trị lành tâm bệnh cho chúng sanh. Bệnh lành thì thuốc phải bỏ. Giả sử bây giờ chúng ta bị sốt rét phải uống thuốc sốt rét. Khi bệnh đã lành hoàn toàn, nếu thấy thuốc hay quá tiếp tục uống nữa thì sao? Bệnh trở lại. Cho nên bệnh lành rồi phải bỏ thuốc.
Pháp của Phật dạy là tùy bệnh cho thuốc. Chúng sanh có bệnh nào Phật cho thứ thuốc ấy. Ví dụ người tham ái nhiều, Phật dạy phương thuốc quán bất tịnh. Thấy thân nhơ nhớp quá sanh gớm nên hết tham ái. Người hiếu danh nhiều Phật dạy quán vô thương, danh vọng được rồi sẽ mất, chớ không bền, nhờ quán như thế nên bớt hiếu danh. Từng phương thuốc trị từng bệnh cho chúng sanh. Nhưng tất cả đều là phương tiện chớ không phải cứu akính. Ban đầu Phật dùng phương tiện dẫn dắt chúng ta từ từ đi tới kết quả là cứu kính. Thế nên muốn đến chỗ cứu kính, trước phải qua phương tiện, nhưng đạt được cứu kính rồi thì phải bỏ phương tiện.

Chúng ta ngày nay cứ đem kinh đọc cho Phật nghe hoài, cho đó là tu kỹ. Ngày nào cũng đem kinh ra đọc mà không hiểu được ý Phật dạy. Học kinh để hiểu, hiểu để tu chớ không phải đem đọc cho Phật nghe. Phật tử chẳng những đọc cho Phật nghe, mà còn tính bộ với Ngài nữa. Quả thật là một sai lầm đáng thương!
Ngài Huệ Khả trước tên Thần Quang, tu thiền cũng lâu. Khi nghe Tổ Đạt Ma sang Trung Hoa, ở chùa Thiếu Lâm ngồi xây mặt vào vách núi, mấy năm không nói chuyện với ai. Ngài tìm tới không biết làm sao thưa. Lúc ấy nhằm mùa đông tuyết xuống tới đầu gối, Ngài vẫn đứng thản nhiên từ đầu hôm đến sáng để cầu đạo. Biết được, Tổ xoay lại hỏi:
- Ông cầu cái gì mà chịu khổ hạnh vậy?
Ngài thưa:
- Cúi mong Hòa thượng từ bi mở cửa cam lồ, rộng độ chúng con.
Tổ bảo:
- Diệu đạo vô thượng của chư Phật, dù nhiều kiếp tinh tấn, hay làm được việc khó làm, hay nhẫn được việc khó nhẫn, còn không thể đến thay! Huống là dùng chút công lao nhỏ này mà cầu được pháp chân thừa ư?
Nghe thế, Ngài liền đi ra phía sau, mượn cây dao chặt một cánh tay dâng lên Tổ để tỏ lòng thiết tha cầu đạo. Tổ Đạt Ma đồng ý và nhận làm đệ tử, đặt tên là Huệ Khả. Huệ là trí tuệ, Khả là khá. Ý Tổ khen ngài Thần Quang có trí tuệ khá lắm nên mới dám hy sinh như vậy.
Khi được nhận làm đệ tử rồi, một hôm Huệ Khả thưa với Tổ Đạt Ma: “Bạch Hòa thượng, tâm con không an, xin Hòa thượng dạy con pháp an tâm”. Tổ Đạt Ma không trả lời thẳng, mà bảo: “Đem tâm ra ta an cho”. Ngài Huệ Khả xoay lại tìm một hồi, tâm bất an mất tiêu, không thấy nở đâu. Ngài liền thưa: “Bạch Hòa thượng, con tìm tâm không được”. Tổ bảo: “Ta đã an tâm cho ngươi rồi”. Ngay đó ngài Huệ Khả liền biết đường vào.
Phật tử có ai tập ngồi thiền rồi , mới thấy tâm mình lăng xăng lộn xộn thế nào. Cho nên ngài Huệ Khả xin pháp an tâm là điều hợp lý vô cùng. Chúng ta cũng giống hệt vậy thôi. Nhưng câu trả lời của Tổ dường như hơi ngược ngạo, dạy pháp an tâm mà lại bảo “đem tâm ra ta an cho”. Chính chỗ này ngày xưa tôi cứ ngỡ dường như Tổ đùa chơi vậy. Người ta tha thiết học hỏi, mà Tổ lại như đùa, không ngờ ngài Huệ Khả lãnh hội được. Đó là điều chúng ta thấy khó hiểu. Sau này khi nhập thất tu, đọc lại sử, tôi mới giật mình thấy cái ngu trước. Bởi vì chúng ta bị si mê nên mãi chìm trong sanh tử. Si mê cái gì? Si mê chấp thân này là tâm mình thật. Hai cái si mê này khiến chúng ta cứ tạo nghiệp, đi mãi trong sanh tử.
Hiện giờ quý vị đều thầm đồng ý thân này thật nên mới quý, mới lo đủ thứ cho nó. Ví dụ có hai người đối trước món đồ giả, một người nói thật, một người nói giả. Vậy trong hai người đó, ai ngu ai trí? Giả mà tưởng thật là ngu, còn giả biết giả là trí. Vậy tôi đặt câu hỏi lại, thân này là thật hay giả? Giả. Nếu quý vị chỉ thấy cái giả theo câu hỏi của tôi, thì khi ra khỏi giảng đường này sẽ thấy nó thật hết. Đó là chỗ mê lầm của chúng ta.
Như quý vị đang ngồi nói chuyện chơi với người thân, bất thần người ấy đứt gân máu ngã xuống tắt thờ. Khi còn nói chuyện ta gọi đó là thật, đến lúc tắt thờ mới biết nó giả. Nếu thật thì lúc nào cũng thật, trước sau cũng thật. Mọi người khi còn đi đứng, nói năng đều cho là thật, đến chừng ngã ra chết ai cũng bảo giả hết. Như vậy là sao? Chẳng lẽ nửa thật nửa giả. Thật ra trong giả có thật mà chúng ta không biết, nên lầm cho nó hoặc toàn giả hoặc toàn thật.
Chúng ta thử xét lại xem, hiện giờ mình sống đây, lỗ mũi đang thở. Hít vô là mượn không khí bên ngoài vào. Thở ra là trả không khí ra ngoài. Hít vô thả ra đều đều thì sống. Hít vô mà không trả ra được, trả ra mà không hít vô thì chết. Như vậy thật ở chỗ nào? Nếu thật thì khỏi mượn, đã mượn thì không thật. Một lát mượn tách nước, chút xíu lại trả ra. Đem vô trả ra. Đem vô được mà trả ra không được thì đi cấp cứu. Mượn trả đều đặn thì yên, không đều đặn không yên. Lâu hơn nữa thì mượn chén cơm. Mượn rồi cũng phải trả. Rõ ràng thân này sống bằng sự vay mượn liên tục. Đã vay mượn mà nói thật thì biết trí tuệ chúng ta tới cỡ nào? Chẳng lẽ mình ngu hết sao! Thế mà ra đường ai nói ngu đâu có chịu, trong khi thực sự mình ngu quá chừng? Nói thế để thấy chúng ta đang mê lầm. Từ mê lầm đuổi theo thân, lo cho nó, rốt cuộc rồi cũng mất. Như vậy có đáng thương không?
Đức Phật giác ngộ thấy thân này là giả, do đất, nước, gió, lửa hợp lại thành. Chất cứng là đất, chất ướt là nước, động là gió, ấm là lửa. Bốn thứ này đem vô trả ra. Còn mượn mà không trả ra thì chết. Như vậy ta có thân này, chẳng qua là cuộc sống vay mượn. Đó là điều thứ nhất.
Thứ hai, quý vị thường cho những suy nghĩ phân biệt là tâm mình. Vì thế buồn, thương, giận, ghét… đều là tâm ta. Nói “tôi buồn quá” thì buồn là tôi. Tôi vui, tôi giận, tôi ghét… tất cả là tôi hết. Cả trăm thứ, biết cái nào là tôi thật? Nên không có cái tôi thật. Như ta đang có chuyện buồn, bất thần một người bạn tri kỷ từ xa về, gặp lại nhau mình vui liền. Như vậy buồn không thật, nếu thật khi vui đến buồn đi đâu? Như vậy vui buồn không phải thật mình, chỉ là cái tạm bợ qua mất, mà ta lại chấp nó là tâm mình. Từ chấp đó, ta nghĩ việc này phải làm như thế này mới đúng, làm khác là sai. Nếu ai đề nghị khác mình, hoặc phản đối ý kiến nghĩ của mình, ta sẽ nổi nóng liền. Bởi chấp tâm suy nghĩ là mình, nên phiền não phát sinh.
Song chúng ta thử hỏi lại, những suy nghĩ của mình có đúng trăm phần trăm không? Nếu ai cũng nghĩ đúng trăm phần trăm thì bây giờ nhà toàn cả chục tầng, chớ không phải một hai tầng. Vì khi nghĩ đúng khi nghĩ trật, nên làm ăn mới thất bại. Cuộc đời này thất bại nhiều, thành công ít, chứng tỏ con người nghĩ sai nhiều, nghĩ đúng ít. Vậy mà ai cũng cố chấp cái nghĩ của mình là đúng, rồi sanh buồn giận, thương ghét đủ thứ hết.
Lại nữa, những khi ta khởi nghĩ thì thấy có nói, nhưng khi không nghĩ nó ở đâu? Tìm không ra. Không có chỗ, không có hình tướng nên biết nó không thật. Lúc ngồi thiều, ý cứ nghĩ lăng xăng hoài, ta bực mình nói tâm bữa nay xao động quá. Như thế cho cái nghĩ lăng xăng xao động ấy là tâm mình. Phật bảo đây là kẻ mê.
Chúng ta hiện giờ đang cố chấp, đang mê trong sự sai lầm, vì vậy tu rất khó. Chấp thân thật nên gặp điều trái ý nổi giận đùng đùng. Do đó khổ cả ngày. Chừng nào thấy được thân không thật, tâm không thật chúng ta sẽ sống thảnh thơi. Mỗi người đều có quyền thấy khác mình, nên ai làm trái ý ta không giận. Hiểu như vậy là giải thoát nhiều rồi.
Phật thường dạy nếu chúng ta có nghĩ điều gì nên nói: “đây là cái nghĩ của tôi”. Đừng nói cái nghĩ của tôi đúng, thêm chữ “đúng” thì có chuyện. Bởi vì hai cái đúng ngược nhau chúng ta vẫn thấy dễ chịu, có khi còn trao đổi ý kiến để rút kinh nghiệm thêm. Sống trên tinh thần ấy thì hay quá. Nên người sáng suốt muốn tìm chân lý phải thấy rõ như vậy. Tâm không thật biết nói không thật, là người trí, người giác rồi. Thế nên biết ngồi yên tĩnh tu không làm gì hết, không phải vô ích, thật ra việc ấy có lợi ích lớn lao vô cùng.
Vì vậy chúng tôi dạy tu thiền, chỉ dẫn quý vị ngồi yên tịnh nhìn lại xem niệm khởi từ đâu. Nó vừa dấy lên, ta biết vọng tưởng hư dối không theo, cứ thế công phu. Mới nghe thấy đơn giản, không có giá trị gì, nhưng thật ra chúng ta đang làm một việc lớn, đó là phá sai lầm muôn đời của mình. Thấy rõ các tư tưởng sanh diệt liên tục, tạm bợ hư dối, không theo nó thì nó phải chịu thua mình. Đó là pháp an tâm của nhà thiền. Nói pháp nhưng thật ra không có pháp gì cả. Thiền tông chủ trương không có một pháp dạy người, chỉ dùng trí mình soi lại để thấy cái thật cái hư nơi mình. Đó là điều thiết yếu.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/10/2023(Xem: 804)
Rồi tôi đi sâu vào vườn trầm, đi mãi vào ...rừng trầm để mong tìm những cây trầm đại thụ, và tôi đã gặp bao cao Tăng tu hành tại đây, không chỉ các sư tại Âu Châu mà còn từ Hoa Kỳ, Úc, Canada ...nữa cơ. Các vị đã trao cho tôi bao trầm hương qua lời giảng của quí Sư dựa theo lời dạy của Đức Phật. Những thỏi trầm quí mang tên: Lăng Nghiêm, Pháp Hoa, Bát Nhã, Phổ Môn, Chú Đại Bi, Thập Chú, Thần Chú..v.v..và.v.v.Ôi, nhiều lắm, rồi với thời gian, nếu thành tâm trân quí và nắm giữ những thỏi trầm, thì hương trầm của nó cũng ít nhiều tỏa hương thơm ngát đánh bạt những sú uế mà bụi đời đã phủ lên người chúng ta.
15/03/2023(Xem: 4014)
Từ khi con người bắt đầu quy tụ sống thành nhóm, thành đoàn, và sau này phát triển đông đảo thành cộng đồng, xã hội, quốc gia, người ta đã biết tổ chức phân quyền, đưa ra những nguyên tắc luật lệ chung để mọi người dân sống trong cộng đồng quốc gia phải tuân theo. Những ai phạm tội phá rối trị an sẽ bị đem ra xét xử và trừng phạt theo nội quy luật lệ của quốc gia nơi họ cư ngụ. Có như thế thì mọi sinh hoạt trong cộng đồng xã hội mới giữ được trật tự, đời sống cá nhân mới được bảo đảm an toàn.
23/09/2022(Xem: 2239)
Giáo lý Bốn thánh đế là giáo pháp quan trọng nhất của những người học và tu tập theo lời dạy của Đức Phật. Cho dù chúng ta thuộc truyền thống Nguyên Thuỷ hay truyền thống Đại Thừa cũng đều tu học từ nền tảng giáo pháp này. Trong Bốn thánh đế thì đạo thánh đế gồm 37 pháp và thường được gọi là 37 phẩm trợ đạo. Trong đó thì Bát chánh đạo là căn bản nhất vì “Bát chánh đạo gồm có hữu lậu và vô lậu” (Trong Tạp A-hàm, Kinh Quảng Thuyết Bát Thánh Đạo, số 785 và Trong kinh Trung Bộ III, Đại Kinh bốn mươi, do Hòa thượng Minh Châu dịch).
17/11/2021(Xem: 20255)
Nghiệp, phổ thông được hiểu là quy luật nhân quả. Nhân quả cũng chỉ là mối quan hệ về tồn tại và tác dụng của các hiện tượng tâm và vật trong phạm vi thường nghiệm. Lý tính của tất cả mọi tồn tại được Phật chỉ điểm là lý tính duyên khởi.266F[1] Lý tính duyên khởi được nhận thức trên hai trình độ khác nhau. Trong trình độ thông tục của nhận thức thường nghiệm, quan hệ duyên khởi là quan hệ nhân quả. Chân lý của thực tại trong trình độ này được gọi là tục đế, nó có tính quy ước, lệ thuộc mô hình cấu trúc của các căn hay quan năng nhận thức. Nhận thức về sự vật và môi trường chung quanh chắc chắn loài người không giống loài vật. Trong loài người, bối cảnh thiên nhiên và xã hội tạo thành những truyền thống tư duy khác nhau, rồi những dị biệt này dẫn đến chiến tranh tôn giáo.
13/11/2021(Xem: 10611)
“Bát Thánh Đạo” là phương pháp tu hành chơn chánh cao thượng đúng theo qui tắc Phật giáo mà đức Thế Tôn đã có lời ngợi khen là quí trọng hơn tất cả con đường tu hành, là con đường không thẳng cũng không dùn, không tham vui cũng không khắc khổ, vừa thành tựu các điều lợi ích đầy đủ đến hành giả, hiệp theo trình độ của mọi người. Cho nên cũng gọi là “TRUNG ĐẠO” (Majjhimapaṭipadā) là con đường giữa. Ví như đàn mà người lên dây vừa thẳng, khải nghe tiếng thanh tao, làm cho thính giả nghe đều thỏa thích. Vì thế, khi hành giả đã thực hành đầy đủ theo “pháp trung đạo” thì sẽ đạt đến bậc tối thượng hoặc chứng đạo quả trong Phật pháp không sai. Nếu duyên phần chưa đến kỳ, cũng được điều lợi ích là sự yên vui xác thật trong thân tâm, từ kiếp hiện tại và kết được duyên lành trong các kiếp vị lai. Tôi soạn, dịch pháp “Bát Thánh Đạo” này để giúp ích cho hàng Phật tử nương nhờ trau dồi trí nhớ và sự biết mình. Những hành giả đã có lòng chán nản trong sự luân hồi, muốn dứt trừ phiền não, để
03/09/2021(Xem: 5773)
Có những người làm gì cũng hay, viết gì cũng hay. Tôi luôn luôn kinh ngạc về những người như vậy. Họ như dường lúc nào cũng chỉ ra một thế giới rất mới, mà người đời thường như tôi có ngó hoài cũng không dễ thấy ra. Đỗ Hồng Ngọc là một người như thế.
08/10/2020(Xem: 7965)
1- Hãy khoan hồng tha thứ, biết thiện thì làm, tới đâu thì tới. 2- Sống trong cuộc đời, muốn được thong thả rảnh rang thì đừng dính đến quyền lợi. 3- Làm việc hễ thuận duyên thì làm, không thuận thì phải khéo léo nhẫn nhịn để vượt qua. 4- Ăn chay, thương người, thương vật, tụng kinh. 5- Việc ác chớ để phạm, điều lành phải nên làm. 6- Thương người cùng thương vật, niệm Phật và tham thiền. 7- Chánh niệm đứng đầu là 3 niệm : Niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng. 8- "Hằng ngày ăn thịt chúng sanh mà mong giải thoát, điều đó không bao giờ có điều đó được". 9- Mót thời gian để tu, đừng bỏ qua, gặp việc thì làm; rảnh việc thì nhiếp tâm: Niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng. 10- Thông minh hiểu biết nhiều, coi chừng không bằng ông già bà lão ăn chay niệm Phật.
01/03/2020(Xem: 11903)
Kinh Viên Giác là kinh đại thừa đốn giáo được Phật cho đó là “Con mắt của 12 bộ kinh”. “Con mắt” ở đây theo thiển ý có nghĩa là Viên Giác soi sáng nghĩa lý, là điểm tựa, là ngọn hải đăng cho các bộ kinh để đi đúng “chánh pháp nhãn tạng”, không lạc vào đường tà và tu thành Phật. Khi nghe kinh này, đại chúng kể cả chư Phật và chư Bồ Tát đều phải vào chánh định/tam muội, không bình thường như những pháp hội khác.
28/11/2019(Xem: 7280)
Ấn độ là một trong những quốc gia nổi tiếng trên thế giới vì đất rộng, người đông, có dãi Hy mã lạp sơn cao nhất thế giới, có một nền văn minh khá cao và lâu đời, con số 0, số Pi (3,1416...) do người Ấn sử dụng đầu tiên trong toán học, Kinh Vệ Đà đã được người Ấn sáng tạo từ 1800 đến 500 năm trước công nguyên, Ấn Độ là quê hương của đức Phật, hay nói khác hơn đó là nơi đạo Phật phát sinh, ngày nay đã lan tràn khắp thế giới vì sự hành trì và triết thuyết của đạo Phật thích ứng với thời đại. Do đó việcTime New Roman tìm hiểu về Ấn Độ là một điều cần thiết.
17/04/2019(Xem: 5083)
Những pháp thoại của Lama Yeshe là độc nhất vô nhị. Không ai thuyết giảng được như đức Lama. Tự nhiên lưu xuất trong tâm, trực tiếp ngay bây giờ; mỗi lời nói của ngài là một cẩm nang hướng dẫn để thực tập. Tiếng anh của đức Lama rất tốt. Khó có người sử dụng nhuần nhuyễn như ngài. Với tính sáng tạo cao, đức Lama đã biểu hiện chính mình không chỉ qua lời nói, mà còn thể hiện tự thân và trên khuôn mặt. Làm sao để chuyển tải hết sự truyền trao huyền diệu này trên trang giấy? Như đã đề cập ở chỗ khác, chúng tôi trình bày với yêu cầu này cách tốt nhất có thể.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567