Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

85. Tại sao gọi là Kết kỳ niệm Phật mà không gọi là Phật thất?

19/06/201420:12(Xem: 3969)
85. Tại sao gọi là Kết kỳ niệm Phật mà không gọi là Phật thất?

Phật lịch 2554

Dương lịch 2010 - Việt lịch 4889

THÍCH PHƯỚC THÁI

100 CÂU HỎI PHẬT PHÁP

TẬP 2



85. Tại sao gọi là Kết kỳ niệm Phật mà không gọi là Phật thất?

 

Hỏi: Kính thưa thầy, tại sao ở những nơi khác khi khóa tu mở ra bảy ngày, thì người ta gọi là Phật thất? Còn ở đạo tràng Quang Minh của chúng ta, thì lại gọi là Kết kỳ niệm Phật? Như vậy giữa hai tên gọi nầy giống nhau hay khác nhau? Kính xin thầy hoan hỷ giải đáp cho chúng con hiểu.

 

Đáp: Danh từ Phật thất có lẽ người ta mới dùng sau nầy. Trước kia, chúng tôi ít khi nào nghe nói đến. Hơn nữa, đọc trong kinh sách, thì chúng tôi chỉ thấy các bậc Cổ Đức thường dùng những danh từ như là: đã thất, kiết thất, nhập thất hay kết kỳ niệm Phật. Tuyệt nhiên, chúng tôi không thấy có chỗ nào nói là Phật thất cả. Tên gọi Phật thất có lẽ xuất xứ từ Trung Quốc, do các bậc Tổ sư ở Trung Quốc bày ra. Nhưng thú thật, chúng tôi không biết rõ tổ chức Phật thất có từ thời điểm nào. Vì chúng tôi chưa tìm ra tài liệu nào chính xác nói rõ về việc nầy. Tuy nhiên, theo tôi nghĩ, sở dĩ có danh từ nầy là do các ngài dựa vào kinh A Di Đà mà lập nên. Với mục đích là nhằm tổ chức quy tụ nhiều người về một đạo tràng để cùng nhau hết lòng niệm Phật.

 

Điều mà chúng ta cũng nên lưu ý là Phật thất khác với kiết thất, hay nhập thất. Khác nhau như thế nào? Bởi vì kiết thất hay nhập thất (chữ thất nầy là nhà) là ở trong ngôi nhà nhỏ hay một gian phòng, dứt hết ngoại duyên chỉ chuyên tâm niệm Phật trong khoảng bảy ngày hay nhiều hơn, tùy theo sự phát nguyện của hành giả. Còn nói Phật thất là chỉ niệm Phật hạn định trong vòng thời gian bảy ngày thôi. Chúng tôi thấy có nhiều người lầm nhận cho rằng Phật thất cũng giống như kiết thất hay nhập thất. Sự nhầm lẫn nầy cũng có lý do, bởi vì họ không biện biệt được chữ thất trong chữ Hán. Họ nghĩ rằng chữ thất là nhà.

 

Chữ thất trong chữ Hán nó có nhiều chữ: thất là nhà; thất là mất (thất bại) thất là bảy (tính theo số mục từ 1 – 7) v.v… Trong khi đó, khi viết thành chữ Việt, thì chỉ có một chữ thất. Nói Phật thất là danh từ ghép của hai chữ Hán Việt (chữ Hán đọc âm theo chữ Việt). Nếu chiết tự cắt nghĩa, thì chữ “Phật” nguyên tiếng Phạn là Buddha, Trung Hoa phiên âm là Phật Đà dịch nghĩa là giác giả. Tiếng Việt gọi là người giác ngộ hay người tỉnh thức. 

 

Còn chữ “thất” là con số bảy. Chớ không phải thất là nhà. Nói Phật thất có thể hiểu nôm na là ước định thời gian bảy ngày niệm Phật. Muốn cho rõ nghĩa dễ hiểu hơn thì phải thêm chữ “niệm” vào trước chữ Phật và chữ “ngày” sau số bảy, thì mới có thể hiểu được. Nghĩa là niệm Phật bảy ngày, hoặc nói ngược lại bảy ngày niệm Phật. Còn nếu dịch chữ đâu nghĩa đó, thì chẳng lẽ nói bảy giác? (Phật là giác; thất là bảy) Phật thất là bảy giác. Nếu dịch như thế thì không có ý nghĩa và cũng không ai hiểu gì cả.

 

Trở lại câu hỏi của Phật tử, sở dĩ trong đạo tràng Quang Minh không dùng những chữ đã thất, kiết thất, hay Phật thất mà chỉ dùng cụm từ “Kết kỳ niệm Phật”, điều nầy cũng không có gì là khó hiểu. Vì chúng tôi muốn cho quý liên hữu trong đạo tràng nhận định chữ nghĩa một cách chính xác rõ ràng. Tránh sự ngộ nhận lầm lẫn khó cắt nghĩa. Đồng thời, chúng tôi cũng noi theo các bậc Cổ Đức đã thường dùng như thế. Cụm từ nầy đã có lâu đời chớ không phải do chúng tôi mới bày ra. Cho nên cũng không có gì là lập dị khác lạ.

 

Như có lần chúng tôi cũng đã có giải thích sơ qua về ý nghĩa của cụm từ nầy. Ở đây, chúng tôi chỉ xin được nhắc sơ lại để cho Phật tử nhớ thôi. Nói kết kỳ, chữ kết hay kiết, theo trong quyển Hán Việt Tự Điển của cụ Thiều Chửu ở trang 483, cụ giải thích: kết có nghĩa là “thắt nút dây”. Đó là nói nghĩa đen còn nghĩa bóng là kết hợp lại tạo thành một mối. Nghĩa là cái gì có tánh cách ràng buộc lại với nhau thành một khối đều gọi là kết. Còn chữ kỳ là chỉ cho thời gian. Trong Qui Sơn Cảnh Sách có câu: “Vô thường lão bịnh bất dữ nhơn kỳ”. Nghĩa là vô thường già bịnh, không hẹn (kỳ) cùng người. Hoặc như có người nói: “Tôi kỳ hạn cho anh 3 ngày nữa phải trả cho hết món nợ mà anh đã thiếu tôi”.

 

Như vậy, kết kỳ niệm Phật (nếu nói rộng) có nghĩa là kết hợp những người bạn đồng tu lại với nhau và giới hạn ở trong một đạo tràng, quy định thời gian là bảy ngày (có thể hơn tùy phát nguyện) để cùng nhau hết lòng niệm Phật cho được nhứt tâm bất loạn. Đó là nói sự kết hợp quy tụ nhiều người đồng tu. Còn nếu áp dụng cho mỗi cá nhân cũng thế. Thế nhưng, tại sao phải dùng con số bảy? Mà không dùng những con số khác? Trong Kinh Di Đà Phật có dạy: “Nếu có thiện nam tử thiện nữ nhơn nào, nghe nói đến Phật A Di Đà, giữ niệm danh hiệu, hoặc một ngày, hoặc hai ngày, hoặc ba ngày, hoặc bốn ngày, hoặc năm ngày, hoặc sáu ngày, hoặc bảy ngày, một lòng không loạn”.

 

Căn cứ theo lời dạy đó, nên thường người ta chỉ kết kỳ niệm Phật bảy ngày. Tuy nhiên, từ đó chúng ta cũng có thể tiến lên 21 ngày hoặc 49 ngày. Nhưng phải lấy con số bảy làm đơn vị chính rồi từ đó mà nhân lên. Như nhân ba lần bảy là hai mươi mốt, hoặc bảy lần bảy là bốn mươi chín. Điều nầy, theo Mật Tông giải thích, con số bảy là con số cùng cực của sự sanh hóa, nên thân trung ấm cũng bảy ngày chết đi sống lại một lần và tụng chú cũng phải tụng bảy lần mới có hiệu nghiệm. Nhưng bảo giải thích lý do tại sao? Thì không ai có thể giải thích lý lẽ một cách tường tận minh bạch được. Đây là con số dựa theo nguyên lý sinh thành biến dịch cấu tạo của vũ trụ. Trong nhà Phật có câu: “Pháp nhĩ như thị”. Nó là thế ấy. Xin đừng hỏi tại sao lửa lại nóng hay nước lại lạnh? Bởi vì đã nói “Pháp nhĩ như thị” kia mà!

 

Nói tóm lại, giữa Phật thất và kết kỳ niệm Phật, nếu giải thích về ý nghĩa của từ ngữ thì có rộng hẹp khác nhau. Nói Phật thất thì có ước định thời gian rõ rệt chỉ trong vòng bảy ngày thôi. Còn nói kết kỳ niệm Phật, vừa dễ hiểu lại vừa không hạn cuộc thời gian cố định. Tùy sự phát nguyện của hành giả mà thời gian dài ngắn khác nhau. Tuy nhiên, nếu xét về mục đích nhắm tới thì cả hai đều không khác. Nghĩa là cả hai đều nhắm tới một mục đích chung là kết hợp những bạn đồng tu theo pháp môn Tịnh độ mà cùng nhau niệm Phật theo một thời gian đã quy định cho được nhứt tâm bất loạn để được vãng sanh “Cực lạc” ngay trong hiện đời cũng như sau khi lâm chung vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/10/2012(Xem: 11716)
“Tỉnh thức trong công việc” của tác giả Michael Carroll là tuyển tập nhiều bài viết ngắn cùng chủ đề, được chia làm bốn phần, mỗi phần đề cập đến các phương diện chánh niệm trong kinh doanh.
21/09/2012(Xem: 12243)
Truyện Cổ Sự Tích Cứu Vật Phóng Sinh - Pháp sư Tịnh Không - Thích Phước Sơn dịch
19/09/2012(Xem: 7985)
Những Truyện Cổ Việt Nam Mang Màu Sắc Phật Giáo - Lệ Như Thích Trung Hậu, Sưu tầm & giới thiệu
25/08/2012(Xem: 8659)
Tập sách nhỏ này là tài liệu hướng dẫn tu tập minh sát, đối tượng tứ oai nghi của thiền sư Achaan Naeb, được thiền viện Boonkanjanaram biên soạn...
21/08/2012(Xem: 3361)
Trong sự tái sinh luân hồi, nhân quả tốt xấu, đúng sai, ân oán trong hiện tại sẽ tiếp tục đến đời sau, nên khi gặp duyên phù hợp nó liền tác động mạnh mẽ, khiến ta phải chấp nhận mà không biết nguyên nhân! Nhiều người không hiểu nên tin có đấng thần linh thượng đế, đủ quyền năng ban phước giáng họa?
14/08/2012(Xem: 4917)
Một người đàn ông trên 60 tuổi khi thấy một chiếc xe tang chạy qua, ông ta lặng lẽ bước xuống xe, lấy chiếc mũ bảo hiểm đang đội trên đầu cầm tay rồi đứng thẳng người, đầu hơi cúi một chút. Ông cứ đứng vậy, yên lặng chờ xe tang đi qua mới ngước mặt lên.Người phụ nữ đứng bên cạnh thấy thế mới tỏ vẻ ngạc nhiên hỏi: “Ủa, ông quen với người chết hay sao mà đứng cúi đầu chào tiễn biệt họ vậy?”. Ông trả lời: “Tôi không hề quen biết hay bà con với người đã mất, nhưng cha mẹ tôi dạy rằn
14/08/2012(Xem: 3232)
Một ngày đã qua ta biết mình vẫn còn đang sống, một tháng đã qua ta biết mình vẫn còn đó, một năm đã qua ta biết mình vẫn còn đây, cũng với hình hài đó nhưng tất cả đều đổi mới một cách kỳ diệu, đôi khi ta vẫn không nhận ra mình đã... mới rất nhiều từ ý nghĩ, lời nói cho đến hành động. Dáng vấp hình hài này cũng mới hoàn toàn. Có thể đó là một nụ cười tươi với những nếp nhăn ẩn giấu trong sâu kín hoặc là mái tóc đã điểm bạc để mình và người trở nên già dặn hơn…nhưng vẫn còn đó với những bâng khâng và trăn trở, vết hằn nơi khóe mắt, biểu hiện của sự lo lắng bất an trong tâm khảm mọi người.
10/08/2012(Xem: 3581)
HỎI:Thưa ĐứcThánh Thiện, tại lễ hội Kumbha Mela, ngài có đắm mình trong sông Hằng không? ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA:Không, tôi không làm thế, nhưng tôi để mộtvài giọt nước ở đây. Như thế cũng đủ rồi.
02/08/2012(Xem: 16503)
Phước thiện thuộc về danh pháp (nāmadhamma) hay thuộc về thiện tâm, không phải vật chất, nên khó thấy, khó biết, chỉ có bậc có trí tuệ, có thần thông mới có thể biết người nào có phước thiện.
31/07/2012(Xem: 7188)
Chúng tôi viết quyển sách này cho nhữngngười mới bắt đầu học Phật. Bước đầu tuy tầm thường song không kém phần quantrọng, nếu bước đầu đi sai, những bước sau khó mà đúng được. Người học Phật khimới vào đạo không hiểu đúng tinh thần Phật giáo, về sau sẽ hỏng cả một đời tu.Người có trách nhiệm hướng dẫn không thể xem thường kẻ mới học, cần phải xâydựng có một căn bản vững chắc, đi đúng đường hướng của Phật dạy. Hiểu Phật giáomột cách đúng đắn, mới mong thành một Phật tử chân chánh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]