Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

61. Tự mình cầu siêu cho mình như thế nào?

19/06/201410:18(Xem: 4113)
61. Tự mình cầu siêu cho mình như thế nào?

Phật lịch 2554

Dương lịch 2010 - Việt lịch 4889

THÍCH PHƯỚC THÁI

100 CÂU HỎI PHẬT PHÁP

TẬP 2



61. Tự mình cầu siêu cho mình như thế nào?

 

Hỏi: Kính bạch thầy, khi con còn đang mạnh khỏe, con nghe quý thầy dạy là hằng ngày mình phải tự cầu siêu cho chính mình, đó là cách chắc ăn nhất. Thú thật, con không biết phải tự cầu siêu cho mình như thế nào? Và lời dạy đó có ý nghĩa gì? Thường con chỉ thấy người ta cầu siêu cho người chết, đâu có ai cầu siêu cho người còn sống. Thế mà quý thầy dạy phải cầu siêu cho mình lúc còn sống là sao? Kính mong thầy giải đáp cho con hiểu. Con kính cám ơn thầy.

 

Đáp: Từ ngữ cầu siêu nguyên là chữ Hán. Cầu có nghĩa là xin giúp hay mong muốn một điều gì đó; còn siêu có nghĩa là vượt qua. Hai chữ cầu siêu có nghĩa là mong muốn cho (vong linh) chóng vượt qua khốn khổ thác sanh về cảnh giới an lành.

 

Thông thường, khi nói đến cầu siêu, người ta liền nghĩ ngay đến việc cầu siêu cho vong linh của người mới chết. Mục đích là nhờ sự tụng kinh niệm Phật mà hương linh chóng được siêu sanh thoát hóa. Nếu là Phật tử tu theo pháp môn Tịnh Độ, thì khi tụng kinh cầu siêu, người ta cầu nguyện cho hương linh của người chết sớm được vãng sanh về cõi Cực lạc của đức Phật A Di Đà. Vì vậy, nên không ai nói đến cầu siêu cho người còn sống bao giờ.

 

Tuy nhiên, ở đây Phật tử lại nghi ngờ. Vì Phật tử đã nghe một vị thầy nào đó nói, là chúng ta nên cầu siêu cho mình lúc còn sống hơn là đợi đến sau khi chết. Lời nói nầy mới nghe qua, chúng ta thấy dường như là hoàn toàn nghịch lý. Nhưng nếu bình tâm xét kỹ, thì chúng ta thấy cũng không hẳn là không có lý lẽ của nó. Lời nói nầy, theo tôi, người nói nhằm mục đích là để khuyến tấn thức nhắc người Phật tử chúng ta ráng lo tu niệm trong khi mình còn khỏe mạnh.

 

Phải thành thật mà nói, có đôi khi vì bon chen tranh đua hơn thua trong việc mưu sinh, mà người Phật tử chúng ta lại quên đi sự tu hành. Cứ dần dà ngày qua tháng lại, hẹn lần hẹn lữa, đến khi ngã bịnh hay quỷ vô thường sắp cướp mất mạng sống, chừng đó mới giật mình nghĩ đến hối tiếc ăn năn. Một việc hối tiếc ăn năn thật đã quá muộn màng lắm rồi!

 

Thế là, sau khi chết, bấy giờ trong thân quyến mới thỉnh chư Tăng, Ni và Phật tử đến tụng kinh hộ niệm. Việc làm nầy, không phải là không đúng. Nhưng xét kỹ ra, thì đà quá trễ. Lúc sống, thì mãi lo tranh danh đoạt lợi, tất tả ngược xuôi nổi trôi theo dòng đời lôi cuốn không lo tu niệm. Thậm chí, có người còn không có thời gian rảnh rỗi để đi chùa nghe pháp hay tụng niệm một thời kinh ở nhà. Có người thì lại sống buông thả tha hóa trụy lạc, hút xách bạc bài, say sưa chè rượu, đàng điếm giao du. Có người thì lại đi sâu vào con đường tội lỗi, hành hung cướp của giết người. Có người thì mãi miết ham cạnh tranh làm giàu, không giây phút hồi tâm thức tỉnh v.v… Nói rõ ra, cũng là Phật tử, nhưng mỗi người theo mỗi nghiệp duyên mà hành động tạo nghiệp khác nhau. Nhưng dù sinh hoạt tạo nghiệp ở dạng thức nào, đến khi chết, thì người thân cũng phải nghĩ đến lo việc cầu siêu vong độ.

 

Có những người giàu có, tiền rừng bạc bể, khi chết thì họ lại dùng tiền bạc để làm ma chay rình rang, trống kèn inh ỏi, dậy xóm dậy làng… Mục đích là để cho người đời trông thấy mà nể nang khen tặng. Đó chỉ là những việc phô trương hình thức bề ngoài, không ăn nhằm gì đến việc siêu độ vong linh. Thậm chí, có người còn mướn các nhà làm vàng mã, nhà kho v.v… Đối với người Phật tử, Phật dạy nên tránh vấn đề nầy. Nói thế, chúng tôi không có ý kích bác hay chống đối việc làm nầy. Vì chúng tôi rất tôn trọng quyền tín ngưỡng tin tưởng của mọi người. Ở đây, chúng tôi chỉ xin được trao đổi góp ý trong phạm vi của người Phật tử mà thôi. Và nhất là qua câu hỏi thắc mắc của người đã hỏi nêu trên.

 

Trở lại vấn đề trên, theo tôi, thì lời nói của vị thầy nào đó, xét kỹ lời khuyến nhắc đó rất là thực tế. Thực tế ở chỗ, rằng, mình nên ý thức lo cầu siêu cho mình trước. Vì cầu siêu theo ý nghĩa trên, có nghĩa là mong muốn vượt qua nỗi khốn khổ để sanh ra cảnh giới an lành. Đây là cầu siêu theo ý nghĩa hiện thực qua lời nói, và việc làm lành hằng ngày của chúng ta.

 

Một lời nói hay việc làm tốt lành, tất nhiên nó sẽ đưa đến cho chúng ta một quả báo tốt lành. Ngược lại, thì quả báo rất tồi tệ xấu xa. Sâu hơn, thì ta nên cầu siêu cho mình trong từng tâm niệm. Một tâm niệm ác vừa sanh khởi, ta nên diệt trừ ngay. Một tâm niệm lành vừa dấy lên, ta nên nuôi dưỡng và phát triển nó. Nói rõ hơn, giây phút trước niệm ác dấy lên làm cho ta đau khổ bất an, liền đó lập tức ta phải sử dụng chánh niệm nhận diện và chuyển hóa tâm niệm ác đó. Phút trước, ta đau khổ (địa ngục) ; phút sau, ta vượt qua và sanh ra cảnh giới an lành (Niết bàn).

 

Đây là ý nghĩa cầu siêu chiếu soi thật kỹ qua từng tâm niệm. Nếu áp dụng ý nghĩa cầu siêu liên tục như thế, thì chắc chắn đời sống của chúng ta, không lúc nào mà không ở trong cảnh giới an lành. Do đó, ta không còn ỷ lại, chờ mai sau khi ta chết đi, mới thỉnh Tăng Ni hay bạn đạo đến tụng niệm cầu siêu cho ta. Vì hằng ngày, ta đã tự cầu siêu cho chính ta rồi. Sau khi ta chết, có cầu siêu hay không, cũng không thành vấn đề đối với ta nữa. Có cũng tốt mà không có cũng không sao. Ngược lại, cầu siêu theo kiểu trông chờ ỷ lại ở bên ngoài, chờ ngày mai sau khi ta chết, xét kỹ cũng không lấy gì làm bảo đảm chắc chắn lắm! Điều nầy, rất là thực tế. Đạo Phật rất chú trọng đến sự sống thực tế. Đạo Phật không muốn chúng ta có ước vọng xa xôi viễn vông. Theo luật nhân quả, nhân như thế nào thì quả sẽ như thế ấy.

 

Việc cầu siêu, chẳng qua đó chỉ là trợ duyên tốt giúp thêm cho chúng ta mà thôi. Nhưng điều quan trọng thực tế, vẫn chính là ở nơi ta. Theo đó, thì tốt hơn hết là mỗi người chúng ta nên tự nỗ lực cầu siêu cho chính mình trước đi. Cầu siêu bằng cách là nên nỗ lực huân tu làm lành lánh dữ. Đồng thời, chúng ta luôn giữ tâm ý mình cho được trong sạch. Được thế, thì lo gì mình không được siêu thoát. Vì chúng ta đã thực sự siêu thoát ngay trong cõi đời uế trược nầy rồi. Đó là ý nghĩa cầu siêu cho mình một cách rất thực tiễn. Hiểu thế, thì Phật tử sẽ không còn gì phải nghi ngờ nữa cả. Kính mong Phật tử hãy tự cầu siêu cho chính mình ngay trong đời sống hiện thực nầy.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/02/2013(Xem: 4333)
Từ bi không chỉ là đồng cảm. Trên thực tế, nó là tâm hiểu được sự bình đẳng, bình đẳng giữa bản thân và người khác, giữa tốt và xấu, bình đẳng trong mọi hiện tượng nhị nguyên.
04/12/2012(Xem: 6814)
Để cho người bệnh có được một cái vốn căn bản, thì đầu tiên chúng ta nên cố gắng hướng dẫn cho người hộ niệm cái vốn căn bản vững vàng trước.
02/12/2012(Xem: 6253)
LỜI NHẮN NHỦ CỦA LÃO HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG Khi tai kiếp đến người đáng ở sẽ được ở, người đáng đi thì phải đi. Sống chết đều có số, phú quý mạng đã định, tránh không được, thoát không khỏi. Người số không bị nạn, dù đại tai kiếp đến vẫn được sống sót bình an. Điều duy nhất ở hiện tại có thể tự cứu và độ tha chính là nghe đại Kinh giải, y giáo phụng hành, lão thật niệm Phật, buông xả vạn duyên, cầu sanh Tịnh-độ. Công đức niệm Phật bất khả tư nghì. Chỉ có niệm Phật, sửa lỗi mới giảm bớt tai nạn. Những phương pháp khác không còn kịp nữa! Diệt trừ vọng niệm. Tất cả đều tùy duyên là tốt.
18/11/2012(Xem: 11958)
Quyển THIỀN TÔNG QUYẾT NGHI TẬP này do thiền sư Đoạn Vân Trí Triệt soạn vào đời Nguyên, được ấn hành vào niên hiệu Khang Hi thứ 6 (1667) đời Thanh, sau đó được xếp vào Đại Chính Tạng tập 48, trang 1009.
14/11/2012(Xem: 12335)
Ai cũng phải chết nên chết là điều đáng sợ. Tuy nhiên không phải ai cũng được trải qua tuổi già, nên dầu tuổi già còn đáng sợ hơn cái chết, người ta vẫn chúc tụng nhau sống lâu trăm tuổi, đầu bạc răng long. Vì không phải ai cũng thấy được những cái khổ của tuổi già.
08/11/2012(Xem: 17416)
Giáo phái Thanh Hải cũng có những hình thức có vẻ tương tự, mà mới nghe nói qua, ai cũng tưởng giống đạo Phật hay một đạo nào khác...
31/10/2012(Xem: 5939)
Đức Phật dạy chúng ta hãy vất bỏ mọi thái cực. Đó là con đường thực hành chân chính, dẫn đến nơi thoát khỏi sanh tử. Không có khoái lạc và đau khổ trên đường này...
13/10/2012(Xem: 9935)
Kinh Tứ Niệm Xứ là cốt lõi của Thiền Phật Giáo, có thể nói nếu không thông suốt tinh yếu của kinh này thì việc hành thiền sẽ như người lạc trong rừng sâu chỉ đi loanh quanh, khó tìm lối thoát.
12/10/2012(Xem: 3844)
Luật nhân quả khiến chúng ta phải trải qua những kết quả của việc ta đã làm. Những nơi mà chúng ta trải qua sự chín muồi của nghiệp được gọi là sáu cõi luân hồi.
10/10/2012(Xem: 10217)
Kamma hay nghiệp chỉ là hành động, một “việc làm”. Những hoạt động của chúng ta được thực hiện theo ba cách: bằng thân, bằng tâm, và bằng lời nói. Mỗi hành động quan trọng được thực hiện vì muốn có một kết quả, tức phải có một mục đích, một mục tiêu. Nghĩa là ta muốn có một điều gì đó đặc biệt xảy ra như kết quả của nó. Ước muốn này, cho dù có nhẹ nhàng thế nào chăng nữa, cũng là một hình thức của tham ái. Nó bộc lộ khát ái đối với sự hiện hữu và đối với hành động. Hiện hữu là để hành động ở mức này hay mức khác mà thôi. Sự sống hữu cơ bao gồm những hoạt động hoá học; sự sống tinh thần bao gồm những hoạt động tâm lý. Vì vậy, sự sống và hành động (nghiệp) không thể tách rời nhau.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]