Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

26. Giữa sự và lý Tịnh độ có chống trái nhau không?

18/06/201417:38(Xem: 4031)
26. Giữa sự và lý Tịnh độ có chống trái nhau không?

Phật lịch 2554

Dương lịch 2010 - Việt lịch 4889

THÍCH PHƯỚC THÁI

100 CÂU HỎI PHẬT PHÁP

 

TẬP 2



26. Giữa sự và lý Tịnh độ có chống trái nhau không?

 

Hỏi: Thưa thầy, nếu mình tin Tịnh độ theo Duy tâm Tịnh độ, nhưng đồng thời mình vẫn niệm Phật cầu vãng sanh Tây phương Cực lạc sau khi chết. Xin hỏi như vậy có chống trái nhau không?

 

Đáp: Xin thưa ngay là không có gì chống trái nhau cả. Có chống trái nhau chăng là do mình thiên kiến vọng chấp đó thôi. Chúng ta nên nhớ, trong giáo lý đạo Phật trước sau nhứt quán, không có gì là mâu thuẫn. Đạo Phật chủ trương “Sự Lý” phải viên dung. Tánh tướng không hai. Như nước và sóng không thể ly khai ra được. Trước hết xin nói về Sự Tịnh độ.

 

Sự Tịnh độ là sao? Sự là hình tướng là những hiện tướng bề ngoài mà chúng ta có thể thấy biết được. Dựa theo trong Kinh A Di Đà mà đức Phật Thích Ca đã giới thiệu diễn tả về cảnh giới Tây phương Cực lạc. Chúng ta y cứ vào đó mà hết lòng tin tưởng. Tin có cõi Cực lạc, có đấng giáo chủ Phật A Di Đà và có các hàng Thánh chúng. Cũng như những vị đã được vãng sanh về cõi đó. Chúng ta một bề tin chắc y báo và chánh báo như thế, không một niệm nghi ngờ. Nhờ tin chắc như vậy, nên chúng ta mới cố gắng nương vào danh hiệu sáu chữ Di Đà mà trì niệm. Sáu chữ Di Đà là danh tướng. Đây gọi là chấp trì danh hiệu.

 

Nếu chúng ta chưa hiểu rõ về Lý Tịnh độ mà cứ bền tâm một lòng niệm Phật, thì cũng sẽ được vãng sanh. Nhờ niệm Phật lâu ngày sẽ được thuần thục, dần đến được nhứt tâm bất loạn. Nếu chưa được “Lý nhứt tâm bất loạn”, thì cũng được “Sự nhứt tâm bất loạn”. Điều quan trọng là, trong lúc hành giả niệm Phật thì phải tâm niệm, chớ không nên chỉ có miệng niệm suông không thôi. Nếu chỉ có miệng niệm mà tâm không niệm, thì coi chừng chúng ta sẽ trở thành cái máy niệm Phật.

 

Cho nên, khi niệm Phật, chư Tổ thường khuyên bảo nhắc nhở chúng ta : “Tâm và tiếng phải hiệp khắn nhau và phải niệm mỗi chữ mỗi câu cho rõ ràng rành rẽ”. Phải nhiếp tâm mà niệm. Niệm được như thế, thì chắc chắn khi lâm chung hành giả sẽ được vãng sanh về Cực lạc. Pháp môn Tịnh độ điều quan yếu hơn cả, là phải có lòng tin sâu và nguyện thiết. Đó là hai yếu tố tư lương để quyết định được vãng sanh. Xin Phật tử lưu ý ghi nhớ kỹ điều nầy. Còn sự khác biệt cao thấp của chín phẩm liên hoa ở cõi Cực lạc, đó là do công phu hành trì của chúng ta ở cõi nầy có sâu cạn khác nhau đó thôi. Nói về Sự Tịnh độ đại khái là như thế.

 

Còn lý Tịnh độ là sao ? Lý là bên trong thuộc về tâm thể, chúng ta không thể dùng mắt thấy được. Tâm thể nầy mỗi người đều sẵn có. Đây là một thực thể bất sanh, bất diệt, còn gọi là chơn tâm hay lý tánh v.v… Khi chúng ta nhiếp tâm niệm hồng danh Phật, mà lúc đó tâm ta an trụ vào câu hiệu Phật không khởi nghĩ việc gì khác, nghĩa là không khởi nghĩ hai bên : có không, phải trái v.v… thì khi đó tự tánh Di Đà hay Duy tâm Tịnh độ hiện tiền. Như vậy Sự và Lý đâu có hai. Tuy không hai, nhưng nói một cũng không được. Thí như nước trong không ngoài nước đục mà có. Muốn có nước trong, thì ta phải chịu khó lóng lặng. Khi cặn cáu không còn, thì chất nước trong hiện ra. Trong nhà Phật thường nói : “ Nương sự hiển lý hay tức lý hiển sự là vậy”. Sự và Lý phải viên dung. Nước đục là dụ cho Sự, nước trong là dụ cho Lý. Thế thì, Lý không ngoài Sự và Sự không ngoài Lý mà có.

 

Hiểu thế, thì giữa Sự và Lý làm sao có sự chống trái nhau? Nhưng khi tu, hành giả chưa thể nhập được lý tánh, thì cần phải nương vào sự tướng. Cho nên pháp môn niệm Phật gọi là đi từ hữu tướng hay hữu niệm để thể nhập vô tướng, hay vô niệm.

 

Xin nhắc lại cho Phật tử nhớ rằng, trong đạo Phật không hề có sự mâu thuẫn chống trái nhau. Có chống trái chăng, là do vì trình độ nhận thức của chúng ta chưa được dung thông đó thôi. Bởi do trình độ nhận thức của chúng ta còn thiển cận nông cạn, nên mới có những cái nhìn sai lệch biên kiến. Do đó, mới thấy có sự khác biệt chống trái nhau. Nếu hiểu như thế, thì trong khi ứng dụng tu, ta cần phải dung thông giữa Sự và Lý, không nên cố chấp một bên. Nếu cố chấp một bên đó là chúng ta mắc vào cái lỗi biên kiến vậy.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/03/2012(Xem: 52946)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (tập 4), mục lục: Sắc đẹp hoa sen Chuyện hai mẹ con cùng lấy một chồng Cảm hóa cô dâu hư Bậc Chiến Thắng Bất Diệt - Bạn của ta, giờ ở đâu? Đặc tính của biển lớn Người đàn tín hộ trì tối thượng Một doanh gia thành đạt Đức hạnh nhẫn nhục của tỳ-khưu Punna (Phú-lâu-na) Một nghệ sĩ kỳ lạ Vị Thánh trong bụng cá Những câu hỏi vớ vẩn Rahula ngủ trong phòng vệ sinh Voi, lừa và đa đa Tấm gương học tập của Rahula Bài học của nai tơ Cô thị nữ lưng gù
18/02/2012(Xem: 18144)
Những cuộc chiến tranh khốc liệt, nhân loại tàn sát lẫn nhau, máu chảy thành sông, xương chất thành núi, phải chăng là do sân hận gây nên? Sân hận là một trong ba nguyên nhân căn bản làm con người khổ đau. Trong kinh, Phật mệnh danh là ba độc: Tham, Sân, Si.
03/02/2012(Xem: 19905)
Theo lời đức Phật Thích Ca, thế giới Ta Bà có nhiều đau khổ, nên Ngài giới thiệu cảnh giới Cực Lạc của đức Phật A Di Đà, là một thế giới hoàn toàn an vui, không còn đau khổ, để chúng sanh tu hành phát nguyện vãng sanh về cõi ấy. Thế giới ấy cũng gọi là cảnh giới Tịnh Độ, Chánh báo (thân người), Y báo (hoàn cảnh sống) trang nghiêm, thanh tịnh.
13/12/2011(Xem: 10280)
Thầy bảo: “Chuyện vi tiếu nếu nghe mà không thấy thì cứ để vậy rồi một ngày kia sẽ thấy, tự khám phá mới hay chứ giải thích thì còn hứng thú gì.
30/09/2011(Xem: 3710)
Thứ nhất: Việc của bản thân. Thứ hai: Việc của người khác. Thứ ba: Việc của Hoàn cảnh thiên nhiên trời đất. 1-Việc của bản thân: Mỗi sáng thức dậy, ta biết mình vẫn còn sống với một ngày mới như hôm nay mình làm gì, ăn uống ra sao, cần quan tâm và giúp đỡ những ai, ta sẽ cảm nhận phải quấy, tốt xấu, nên hư, thành bại, vui buồn, khổ đau hay hạnh phúc… đều do ta quyết định, không một ai có thể ban phước giáng họa.
05/09/2011(Xem: 6180)
Tinh thần Hoa Nghiêm từng dạy một câu rất thâm sâu nhưng chỉ cần lắng tâm là có thể nắm bắt được. Đó là: “Khoảnh khắc chứa đựng thiên thu”. Mỗi phút giây là mỗi thách thức của ta qua sự hiện hữu ở cõi Ta Bà này. Ta phải nghĩ thế nào để có chánh niệm, thở thế nào để có tỉnh thức, sống thế nào để có an lạc. Bước được một bước chân vào Tịnh Độ thì cần gì trăm năm?! Khoảnh khắc đó chính là thiên thu đấy.... Đức Phật là tiêu biểu tuyệt hảo về Từ, Bi, Hỷ Xả. Đó là Tứ Vô Lượng Tâm toàn bích, không một tỳ vết, thể hiện qua suốt cuộc đời thị hiện ta-bà của Ngài.
20/06/2011(Xem: 9339)
Những trận chiến tranh thế giới khốc liệt từ trước đến nay, giữa nước này với nước nọ, khu vực này với khu vực kia – do khác màu da, sắc tộc, tôn giáo, chính kiến, chủ nghĩa v.v… làm cho nhân loại đau thương tang tóc, mà nguồn gốc chính là do tâm thù hận độc ác, thiếu Từ Bi của con người gây nên.
20/06/2011(Xem: 8858)
Ngày xưa, lúc đức Thế Tôn mới Thành Đạo, số lượng đệ tử còn ít, hơn nữa những vị đệ tử này đa số là những vị xuất chúng, nhiều vị đã có căn cơ chứng ngộ. Nhưng về sau càng ngày đệ tử càng đông, cuộc sống Tăng Đoàn có phần phức tạp, gây nhiều sai trái, do đó đức Phật chế ra Giới Luật.
20/06/2011(Xem: 11711)
Cuộc sống của con người có lúc thịnh, lúc suy, lúc thanh nhàn dễ dãi, lúc gian nan thử thách. Nếu khi gặp gian nan thử thách mà con người không có một ý chí vững chắc, một nghị lực phi thường, một tinh thần dũng cảm thì trước sau gì cũng bị thất bại.
24/05/2011(Xem: 14752)
01 Nghi thức quá đường 02 Tại sao không thờ Tổ Tỳ Ni Đa Lưu Chi làm sơ Tổ? 03 Kinh sách nào giúp cho người mới học Phật. 04 Vấn đề sát sanh hại vật 05 Dọn cơm cúng vong như thế nào mới đúng? 06 Phật lên cung trời Đao Lợi thuyết pháp bằng thân nào? 07 Ý nghĩa chắp tay như thế nào? 08 Tại sao khi cúng vong tụng chú biến thực biến thủy? 09 Tại sao đưa linh cữu còn ghé thăm nhà? 10 Vấn đề bản ngã thật giả thế nào? 11 Ý nghĩa Phật bước đi bảy bước
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]