Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

9. Phật tử đi chùa như thế nào mới đúng?

18/06/201416:12(Xem: 4204)
9. Phật tử đi chùa như thế nào mới đúng?

Phật lịch 2554

Dương lịch 2010 - Việt lịch 4889

THÍCH PHƯỚC THÁI

100 CÂU HỎI PHẬT PHÁP

 

TẬP 2



9. Phật tử đi chùa như thế nào mới đúng?

 

Hỏi: Một Phật tử khi quy y và thường xuyên sinh hoạt với một chùa, nhưng lại đến công quả và dự khóa tu ở một ngôi chùa khác, như thế, thì có lỗi là bỏ chùa của mình hay không?

 

Đáp: Đây là một quan niệm mang nặng thành kiến thật quá ích kỷ hẹp hòi. Thiết nghĩ, Phật tử chúng ta cần nên tránh. Hiện tượng nầy, thường xảy ra trong hàng ngũ Phật tử chúng ta. Đó là một quan niệm không mấy tốt đẹp cho sự tu học. Người Phật tử phải có một tấm lòng bao dung rộng mở. Không nên nghĩ rằng, chỉ có ngôi chùa mình quy y và thường xuyên sinh hoạt mới là chùa mình. Còn những ngôi chùa khác thì không phải chùa mình. Chính cái quan niệm hẹp hòi ích kỷ nầy, mà phát sanh ra có những tệ nạn tranh chấp hơn thua với nhau. Đây là một lỗi lầm rất lớn, mà hầu như đại đa số Phật tử chúng ta đều mắc phải. Người Phật tử không nên bảo thủ cố chấp như thế.

 

Đành rằng, ngôi chùa mà mình đã quy y thọ giới, chính nơi đó đã từng ấp ủ nuôi lớn đời sống tâm linh của mình. Tất nhiên, là mình phải có bổn phận đóng góp công sức xây dựng duy trì và phát triển. Thông thường, người ta gọi đó là ngôi Chùa Tổ hay Tổ Đình. Tuy nhiên, không phải vì thế mà mình không được quyền tới lui tu học hoặc làm công quả đóng góp ở các ngôi chùa khác. Giả như chùa mình (tạm gọi như thế, chớ thật ra trên đời nầy không có cái gì là thật mình hay của mình cả) không có tổ chức tu học, dù có đi chăng nữa, nhưng nó cũng không đáp ứng đúng theo nhu cầu tu học của mình. Trong khi đó, thì những ngôi chùa khác lại có mở ra những khóa tu học đàng hoàng. Sự tổ chức tu học nơi đó rất chu đáo trang nghiêm và có chất lượng cao. Xét thấy, rất phù hợp cho nhu cầu tiến thân tu học của mình, mà lâu nay mình hằng ao ước mong muốn. Nhưng vì mình chưa có đủ cơ duyên để được tu học.

 

Có Phật tử lòng thì cũng muốn đi dự, nhưng vẫn còn áy ngại e dè không biết mình đi như thế có lỗi với thầy và chùa mình không? Vì sợ người ta cho rằng, mình không trung thành với thầy với chùa mình. Do nghĩ thế, nên Phật tử lại ngần ngại không dám đi. Nếu Phật tử có ý nghĩ như thế, thì đó là cả một sự mất mát thiệt thòi lớn lao cho Phật tử. Như thế thì thử hỏi trên bước đường tu hành làm sao Phật tử có thể tiến bộ cho được? Tôi nghĩ, không có vị thầy bổn sư nào mà có tâm lượng hẹp hòi ích kỷ như thế.

 

Phật tử nên nhớ rằng, khi Phật tử quy y Tam bảo, thì vị thầy truyền giới cho Phật tử chỉ là đại diện chung cho thập phương Tăng mà truyền trao giới pháp cho Phật tử. Như thế, thì Phật tử không những chỉ riêng kính trọng và học hỏi với vị thầy mình quy y không thôi, mà còn phải kính trọng và học hỏi đối với tất cả những Tăng, Ni khác. Đó mới đúng nghĩa là người Phật tử.

 

Đến việc đi chùa cũng thế. Ngôi chùa mà mình quy y lãnh thọ giới pháp, tuy đó là chùa gốc của mình, nhưng không vì thế mà mình không được đi tu học hay công quả ở các chùa khác. Vì chùa là của chung cho tất cả, chớ không dành riêng cho bất cứ người nào. Nếu ai còn thấy có sở hữu riêng tư, thì đó chưa phải là người tu theo đạo Phật. Vì còn chấp ngã, chấp pháp quá nặng. Như thế, thì làm sao tương ưng với đạo lý giác ngộ giải thoát? 

 

Nhân câu hỏi của Phật tử, tôi cũng xin thành tâm góp thêm chút ý kiến về việc người Phật tử đi chùa. Thiết nghĩ, người Phật tử đi chùa nên có quan niệm cho thật rõ ràng. Mục đích của Phật tử đi chùa không phải chỉ có làm công quả không thôi, mà còn phải cố gắng nghe giảng pháp tìm hiểu học hỏi giáo lý Phật dạy. Phật tử có chịu khó cố gắng thường xuyên học hỏi, nghe pháp, thì Phật tử mới mở mang trí huệ và mới biết được đường lối tu hành đúng theo lời Phật Tổ chỉ dạy. Từ đó, Phật tử mới đem ứng dụng giáo pháp Phật dạy vào đời sống thực tế hằng ngày. Như vậy, thì mới có lợi ích thiết thực cho bản thân mình, cho gia đình và xã hội. Có học hỏi chánh pháp, thì người Phật tử mới có đủ khả năng quán chiếu phân biệt nhận rõ được lẽ chánh tà chân ngụy. Và như thế, thì Phật tử sẽ không bị lầm lạc rơi vào con đường tà ngoại.

 

Tuy rằng, việc đóng góp công sức cho chùa của Phật tử, đó là việc tốt nên làm. Vì ai cũng muốn cho mình có thêm phước đức. Thế nhưng, đó không phải là việc chánh yếu quan trọng, mà người Phật tử lại phải bỏ hết công sức đầu tư vào đó. Vì nếu Phật tử có thật tâm công quả, thì cũng chỉ hưởng được phước báo hữu lậu mà thôi. Phước báo nầy có giới hạn, chỉ hưởng dụng một lúc nào đó thì hết. Cho nên Phật dạy người Phật tử phải tu cả hai: “ Phước Trí trang nghiêm”. Phải tu phước và tu huệ, phước huệ có lưỡng toàn thì mới có thể thành Phật được.

 

Hơn nữa, Phật tử nên nhớ rằng, chùa là của chung, ai cũng có thể làm giúp được cả. Người đời thường nói: “có mợ thì chợ cũng đông, không mợ thì chợ cũng không bữa nào”. Nếu không có mình, thì cũng vẫn có người khác làm. Đôi khi mình làm một công việc nào đó giúp cho chùa lâu năm, rồi ỷ mình có công lao nhiều lại sanh tâm cống cao ngã mạn khinh khi coi thường người khác. Vì nghĩ rằng, mình là người có công lao giúp cho chùa nhiều nhứt, không có ai hơn mình. Thậm chí, có người còn khinh thường lấn lướt luôn cả chư Tăng, Ni trong chùa. Người ta gọi những kẻ đó là mắc phải cái chứng bệnh “Công thần” rất nặng. Đi chùa với thái độ hành xử như thế, thì chẳng những mình không có phước chi hết, mà lại còn gây thêm tội lỗi nữa. Thử hỏi lỗi đó do đâu? Do vì mình thiếu học hỏi hiểu biết chánh pháp. Chẳng những mình không chịu học hỏi, nghe pháp, mà trái lại còn sanh tâm ngã mạn khinh chê những người khác. Người như thế, thật là đáng tội nghiệp thương xót biết bao!

 

Chúng ta thử nghĩ, nếu mọi người đến chùa chỉ biết có một mặt là làm công quả giúp cho chùa không thôi, không học hỏi giáo pháp tu hành gì cả, như thế, thì không biết tương lai đạo Phật sẽ đi về đâu? Và như thế, thì Phật giáo chỉ còn lại cái xác là những ngôi chùa, còn cái hồn thì không có. Tạo chùa như thế, thì thật là phí công vô ích quá! Tạo cảnh chùa với mục đích là để cho người Phật tử có nơi chiêm bái tu học. Sự tu học mới là phần quan trọng chính yếu. Còn tất cả những phần khác đều là phụ thuộc. Đó là chưa nói, khi làm công quả có người còn sanh tâm giận hờn ganh ghét người nầy, chê bai trách móc người kia. Nghĩa là phước đâu không thấy, mà chỉ thấy toàn là phiền não không thôi. Điều nầy là một sự thật không sao tránh khỏi.

 

Cứ nhìn vào thực tế và những việc làm của họ thì ta sẽ thấy rất rõ điều đó. Từ sự bất hòa ganh ghét đố kỵ nhau, rồi họ lập thành phe nhóm để chống báng công kích lẫn nhau. Phe nhóm nào mạnh, to mồm lắm miệng, thì thắng thế hơn. Thế là, vô tình người Phật tử biến ngôi Già lam tôn nghiêm thanh tịnh, trở thành nơi chỗ tranh cãi đấu đá hơn thua với nhau. Phật ở trên cao nhìn thấy cảnh tượng nầy, Ngài cũng thật vô cùng thương xót! Nhưng không biết phải làm sao khuyên giải đám đệ tử si mê của mình? Ngẫm nghĩ, thật là quá đau lòng!

 

Tóm lại, việc tu học hay làm công quả giúp cho chùa là quyền quyết định của mỗi người. Người Phật tử không phải chỉ có tu học hay làm công quả ở chùa mình quy y không thôi, mà Phật tử cũng có thể đi tu học hay làm công quả ở bất cứ ngôi chùa nào khác nếu mình muốn. Tuy nhiên, theo lời Phật dạy, người Phật tử cần phải có trí huệ sáng suốt để biện biệt suy xét cẩn thận những điều lợi và hại qua hành động của mình. Phải xét rõ những nơi mà mình đến tu học, hay công quả có phù hợp đúng với Chánh pháp Phật dạy hay không? Nếu xét thấy, nơi nào có lợi ích thiết thực cho việc tu học của mình, thì mình có quyền đến đó để tu học. Không ai có quyền ngăn cấm mình cả. Đi tham dự tu học là điều tốt đáng khích lệ tán dương, nhưng tuyệt đối, người Phật tử không nên chê bai nói xấu chùa nầy, chùa nọ. Đó là điều tối kỵ của người Phật tử. Vì như thế, chỉ chuốc thêm tội lỗi cho cái khẩu nghiệp của mình mà thôi.

 

Kính chúc Phật tử có đầy đủ trí huệ sáng suốt để nhận định đúng đắn trong việc tu học của mình. Có thế, thì người Phật tử mới mong đạt được kết quả tốt đẹp.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/03/2012(Xem: 52947)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (tập 4), mục lục: Sắc đẹp hoa sen Chuyện hai mẹ con cùng lấy một chồng Cảm hóa cô dâu hư Bậc Chiến Thắng Bất Diệt - Bạn của ta, giờ ở đâu? Đặc tính của biển lớn Người đàn tín hộ trì tối thượng Một doanh gia thành đạt Đức hạnh nhẫn nhục của tỳ-khưu Punna (Phú-lâu-na) Một nghệ sĩ kỳ lạ Vị Thánh trong bụng cá Những câu hỏi vớ vẩn Rahula ngủ trong phòng vệ sinh Voi, lừa và đa đa Tấm gương học tập của Rahula Bài học của nai tơ Cô thị nữ lưng gù
18/02/2012(Xem: 18144)
Những cuộc chiến tranh khốc liệt, nhân loại tàn sát lẫn nhau, máu chảy thành sông, xương chất thành núi, phải chăng là do sân hận gây nên? Sân hận là một trong ba nguyên nhân căn bản làm con người khổ đau. Trong kinh, Phật mệnh danh là ba độc: Tham, Sân, Si.
03/02/2012(Xem: 19905)
Theo lời đức Phật Thích Ca, thế giới Ta Bà có nhiều đau khổ, nên Ngài giới thiệu cảnh giới Cực Lạc của đức Phật A Di Đà, là một thế giới hoàn toàn an vui, không còn đau khổ, để chúng sanh tu hành phát nguyện vãng sanh về cõi ấy. Thế giới ấy cũng gọi là cảnh giới Tịnh Độ, Chánh báo (thân người), Y báo (hoàn cảnh sống) trang nghiêm, thanh tịnh.
13/12/2011(Xem: 10280)
Thầy bảo: “Chuyện vi tiếu nếu nghe mà không thấy thì cứ để vậy rồi một ngày kia sẽ thấy, tự khám phá mới hay chứ giải thích thì còn hứng thú gì.
30/09/2011(Xem: 3710)
Thứ nhất: Việc của bản thân. Thứ hai: Việc của người khác. Thứ ba: Việc của Hoàn cảnh thiên nhiên trời đất. 1-Việc của bản thân: Mỗi sáng thức dậy, ta biết mình vẫn còn sống với một ngày mới như hôm nay mình làm gì, ăn uống ra sao, cần quan tâm và giúp đỡ những ai, ta sẽ cảm nhận phải quấy, tốt xấu, nên hư, thành bại, vui buồn, khổ đau hay hạnh phúc… đều do ta quyết định, không một ai có thể ban phước giáng họa.
05/09/2011(Xem: 6181)
Tinh thần Hoa Nghiêm từng dạy một câu rất thâm sâu nhưng chỉ cần lắng tâm là có thể nắm bắt được. Đó là: “Khoảnh khắc chứa đựng thiên thu”. Mỗi phút giây là mỗi thách thức của ta qua sự hiện hữu ở cõi Ta Bà này. Ta phải nghĩ thế nào để có chánh niệm, thở thế nào để có tỉnh thức, sống thế nào để có an lạc. Bước được một bước chân vào Tịnh Độ thì cần gì trăm năm?! Khoảnh khắc đó chính là thiên thu đấy.... Đức Phật là tiêu biểu tuyệt hảo về Từ, Bi, Hỷ Xả. Đó là Tứ Vô Lượng Tâm toàn bích, không một tỳ vết, thể hiện qua suốt cuộc đời thị hiện ta-bà của Ngài.
20/06/2011(Xem: 9339)
Những trận chiến tranh thế giới khốc liệt từ trước đến nay, giữa nước này với nước nọ, khu vực này với khu vực kia – do khác màu da, sắc tộc, tôn giáo, chính kiến, chủ nghĩa v.v… làm cho nhân loại đau thương tang tóc, mà nguồn gốc chính là do tâm thù hận độc ác, thiếu Từ Bi của con người gây nên.
20/06/2011(Xem: 8858)
Ngày xưa, lúc đức Thế Tôn mới Thành Đạo, số lượng đệ tử còn ít, hơn nữa những vị đệ tử này đa số là những vị xuất chúng, nhiều vị đã có căn cơ chứng ngộ. Nhưng về sau càng ngày đệ tử càng đông, cuộc sống Tăng Đoàn có phần phức tạp, gây nhiều sai trái, do đó đức Phật chế ra Giới Luật.
20/06/2011(Xem: 11711)
Cuộc sống của con người có lúc thịnh, lúc suy, lúc thanh nhàn dễ dãi, lúc gian nan thử thách. Nếu khi gặp gian nan thử thách mà con người không có một ý chí vững chắc, một nghị lực phi thường, một tinh thần dũng cảm thì trước sau gì cũng bị thất bại.
24/05/2011(Xem: 14752)
01 Nghi thức quá đường 02 Tại sao không thờ Tổ Tỳ Ni Đa Lưu Chi làm sơ Tổ? 03 Kinh sách nào giúp cho người mới học Phật. 04 Vấn đề sát sanh hại vật 05 Dọn cơm cúng vong như thế nào mới đúng? 06 Phật lên cung trời Đao Lợi thuyết pháp bằng thân nào? 07 Ý nghĩa chắp tay như thế nào? 08 Tại sao khi cúng vong tụng chú biến thực biến thủy? 09 Tại sao đưa linh cữu còn ghé thăm nhà? 10 Vấn đề bản ngã thật giả thế nào? 11 Ý nghĩa Phật bước đi bảy bước
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]