Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

6. Tâm ở đâu?

18/06/201416:08(Xem: 4549)
6. Tâm ở đâu?

Phật lịch 2554

Dương lịch 2010 - Việt lịch 4889

THÍCH PHƯỚC THÁI

100 CÂU HỎI PHẬT PHÁP

 

TẬP 2



6. Tâm ở đâu?

 

Hỏi: Kính bạch thầy, trong lúc chúng con bàn bạc nói về tâm, thì có một bà bạn hỏi con, chị nói tâm mà chị có biết tâm ở đâu không? Con đành ngậm miệng nín thinh không biết phải trả lời ra sao. Vậy kính xin thầy giải đáp cho chúng con được rõ.

 

Đáp: Phật tử nín thinh không trả lời cũng phải. Bởi vì ngay câu hỏi của bà bạn đó đã sai rồi. Nếu Phật tử có trả lời thì Phật tử cũng sai luôn. Thí như có người hỏi Phật tử không khí ở đâu? Hỏi thế, thì Phật tử làm sao trả lời. Biết không khí ở đâu mà trả lời. Tâm của chúng ta cũng giống như không khí. Nói giống là vì không khí, không có hình tướng chỗ nơi. Nó bàng bạc trùm khắp tất cả. Tâm ta cũng thế. Nhưng tâm có khác hơn không khí là ở chỗ không khí thì vô tri, nhưng tâm lại là hữu tri, nghĩa là hằng có cái “Biết” rõ ràng.

 

Chính vì cái biết không hình tướng, nên nó không có chỗ nơi cố định. Nhưng, người hỏi thì muốn biết chỗ trú ngụ của nó, cũng như muốn biết chỗ trú ngụ của không khí. Mà tâm hay không khí làm gì có nơi chốn để trú ngụ. Tuy nhiên, đứng về mặt học thuật trao đổi tìm hiểu, thì chúng tôi cũng xin tạm giải thích đôi điều. Kỳ thật, thì câu hỏi đó đã sai rồi. Nếu đặt câu hỏi: thế nào là tâm vọng? và thế nào là tâm chơn? Hỏi như thế, thì chúng ta còn có thể dễ trao đổi bàn bạc với nhau hơn.

 

 Trong Kinh Lăng Nghiêm, Tôn giả A nan đã hỏi Phật bảy lần về chỗ trú ngụ nơi chốn của tâm, tất cả đều bị Phật bác hết. Vì Ngài A nan cũng muốn biết cái tâm nó ở chỗ nào. Nên bảy lần Ngài nêu ra bảy nơi: “Tâm ở trong thân, ở ngoài thân, tâm ẩn trong con mắt, trở lại cho tâm ở trong thân, tâm tùy chỗ hòa hợp, tâm ở chính giữa, cuối cùng, Ngài cho chỗ không dính mắc đó là tâm. Cứ mỗi lần Ngài nêu ra mỗi nơi, tất cả đều bị Phật bác hết”. Sau đó, Ngài hốt hoảng kinh sợ không lẽ mình không có tâm. Mà nếu không có tâm thì làm sao biết tu hành thành Phật? Đó là chỗ hoang mang thật khó hiểu. Nên nhớ, Ngài A nan chỉ là đại diện cho chúng sanh để thưa hỏi thôi, chớ không phải Ngài dốt nát như chúng ta.

 

Kinh Lăng Nghiêm là một bộ kinh, chuyên thuyết minh giải bày cặn kẽ về chân tâm và vọng tâm. Muốn biết chân tâm, thì chỉ cần hết vọng thì chân hiện. Thí như vẹt hết mây mù thì ánh trăng sáng hiện ra. Như vậy, tu hành ta không cần phải tìm cầu chân tâm, vì có ý niệm tìm cầu là đã sai rồi. Ngài Tú Tài Trương Chuyết nói: “Đoạn trừ phiền não trùng tăng bệnh, thú hướng chân như tổng thị tà”. Nghĩa là, có ý niệm đoạn trừ phiền não, thì đó là càng thêm bệnh. Vì phiền não tự tánh vốn không. Đã không, thì đoạn trừ cái gì? Chính cái ý niệm khởi lên muốn đoạn trừ, đó là bệnh rồi. Còn có khởi ý niệm tìm cầu chân như thì đó cũng là tà ngoại. Vì sao? Vì tánh giác không phải là đối tượng để mong cầu. Vừa khởi ý niệm là đã trái với tánh giác rồi.

 

 Như vậy, chơn tâm là một thực thể thanh tịnh sáng suốt hằng hữu. Vì nó vốn không có hình tướng, giống như hư không, nên nó bất sanh bất diệt… Một thực thể trùm khắp pháp giới như vậy, thì làm gì có chỗ nơi mà tìm cầu? Tuy nhiên, tâm vọng khi dấy khởi thì nó có bóng dáng hình tướng. Đó là do vì, nó duyên với sáu trần mà có ra hình bóng, rồi chúng ta lại lầm chấp những cái bóng dáng đó cho là tâm thật của chính mình. Còn cái thể chơn tâm vắng lặng rỗng suốt thanh tịnh hằng hữu thì chúng ta lại quên mất. Do đó, nên Phật thường quở trách chúng ta là những kẻ si mê tăm tối. Chúng ta vọng nhận cái tâm giả dối dấy lên từng chập, từng hồi, thì lại cho đó là tâm mình. Vì vọng chấp như thế, nên chúng ta mới theo nó mà tạo nghiệp luân hồi thọ khổ.

 

Nói rõ hơn, cùng là cái thấy biết, nhưng nó có hai phương diện, giống như đồng tiền cắc có hai mặt (tạm dụ như thế): cái biết do theo cảnh phân biệt thương ghét, phải trái, tốt xấu, hay dở v.v… thì đó là cái biết vọng. Còn cái biết mà không theo vọng duyên phân biệt, nhưng vẫn thường hằng chiếu liễu, thì gọi đó là cái biết chơn, tức vô phân biệt. Kinh Lăng Nghiêm có đoạn Phật dạy Tôn giả A nan: “Nhược ly tiền trần hữu phân biệt tánh, tức chơn nhữ tâm”. Nghĩa là, nếu rời cảnh vật hiện tiền, mà cái “suy nghĩ phân biệt” nầy vẫn còn, thì mới thật là chơn tâm của ông. Trong kinh thường gọi là chơn tâm hay chơn như. Tuy biết mà không có bóng dáng hình tướng, tự thể làu làu trong sáng vắng lặng vậy.

 

Cái biết nầy khác hơn cái biết vọng là ở chỗ phân biệt và vô phân biệt. Tuy nhiên, ta nên lưu ý, nó không phải là hai thực thể riêng biệt. Nói một là sai mà nói hai thì không đúng. Như sóng và nước không thể tách rời ra. Nhưng khi sóng nổi lên, thì ta không thể nói sóng là nước. Nhưng khi sóng lặng thì toàn thể tánh nước hiện bày. Cũng thế, khi cái biết dấy khởi lên phân biệt cảnh duyên, thì nó là hiện tượng giả dối, tạm gọi nó là vọng tâm. Cái biết nầy giống như hiện tượng của sóng. Khi cái biết nầy lặng xuống, thì cái biết “không phân biệt” nói gọn là “Tánh không”, toàn thể hiện bày. Như sóng tan thì nước hiện, mây tan thì trăng hiện. Vì thế, trong kinh thường nói: “Phiền não tức Bồ đề, hay sanh tử tức Niết bàn” chính là ý nầy. Một thực thể không hình, không tướng, không sanh, không diệt, không nhơ, không sạch v.v… nghĩa là vượt ra ngoài đối đãi nhị nguyên như thế, thì làm gì có nơi chốn mà hỏi tâm ở đâu.

Ý kiến bạn đọc
20/10/201704:19
Khách
Kính thưa bạch sư thầy, con có điều thắc mắc về chuỗi dây đeo tay, theo con thấy thì các chuỗi đeo của Phật giáo sẽ là 108 , 54, 42, 27, 21,14 nhưng dây con đang đeo là 19 hạt và mẹ con là 20 hạt. Lúc trước khi con đi chùa sư thầy ở chùa có nói với con là mua 1 dây chuỗi về thầy đọc kinh cho đeo, nhưng giờ con mua về thì thấy dây là 19 hạt và mẹ 20 hạt con sợ rằng không đúng theo quan niệm bên nhà Phật ta, bên cạnh đó sư thầy cho con hỏi là con gái thì đeo dây tay bên nào và con trai đeo tay nào ạ?
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/05/2011(Xem: 11566)
100 Câu Hỏi Phật Pháp Tập II Tỳ Kheo Thích Phước Thái 01 Tượng Phật bị sứt mẻ có thờ được không? 02 Thọ bát quan trai có lạy bàn vong được không? 03 Tu ở nhà một mình có tiến bộ không? 04 Khuyên người khác quy y có lỗi không? 05 Tụng kinh niệm Phật mà tâm còn tán loạn có được lợi ích gì không? 06 Tâm ở đâu?
28/02/2011(Xem: 9052)
Ban Sưu tập tu viện Quảng Hương Già Lam đã dày công sưu tập các công trình về kinh, luật, luận, thi kệ và tản văn của Đại lão Hòa thượng tập thành bộ "Toàn tập Tâm Như - Trí Thủ" nhân ngày húy nhật lần thứ 18 của Ngài. Công trình này vừa được tái bản đúng vào dịp kính tưởng niệm lần thứ 27 ngày Ngài viên tịch (2 /3 / Giáp Tý -2/3/Tân Mão) với sự bổ sung và chỉnh lý công phu, hình thức rất trang nhã, in thành 5 tập (thay vì 3 tập trong lần in trước). Giác Ngộ trích phần Lời nói đầu, trân trọng giới thiệu cùng độc giả.
19/02/2011(Xem: 7895)
Những giáo pháp được đức Đạo sư nói ra không ngòai mục đích ban vui cứu khổ đưa đến an vui Niết-bàn giải thóat, cho dù là thiên kinh vạn quyển được triển khai từ những lời dạy cơ bản của Ngài...
11/02/2011(Xem: 33974)
Danh từ Ðạo Phật (Buddhism) xuất phát từ chữ "Budhi" nghĩa là "tỉnh thức" và như vậy Ðạo Phật là triết học của sự tỉnh thức. Nền triết học này khởi nguyên từ một kinh nghiệm thực chứng...
01/02/2011(Xem: 3409)
Tập sách này là kết tập những bài báo viết trên Bản Tin Hải Ấn và Phật Giáo Việt Nam trong cùng một chủ đề. Đó là Con Đường Phát Triển Tâm Linh.
28/01/2011(Xem: 15245)
Chúng tôi viết quyển sách này cho những người mới bắt đầu học Phật. Bước đầu tuy tầm thường song không kém phần quan trọng, nếu bước đầu đi sai, những bước sau khó mà đúng được.
22/01/2011(Xem: 5896)
Người cư sĩ tại gia, ngoài trách nhiệm và bổn phận đối với gia đình, xã hội còn có nhiệm vụ hộ trì Tam Bảo. Cho nên trọng trách của người Phật Tử tại gia rất là quan trọng...
13/01/2011(Xem: 21614)
Trong Đường Xưa Mây Trắng chúng ta khám phá ra Bụt là một con người chứ không phải là một vị thần linh. Đó là chủ tâm của tác giả...
10/01/2011(Xem: 13086)
Quyển sách này đã đem lại cho độc giả một cái nhìn mới của Tây phương đối với Phật giáo trước đây vốn hoàn toàn xa lạ và hiện nay đang rất thịnh hành ở châu Âu và châu Mỹ.
05/01/2011(Xem: 14091)
Triết thuyết Căn Bản của PG Đại Thừa
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]