Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

73. Những lỗi lo âu vì sống đơn độc, nhưng khi giao tiếp thì lại bất bình không chịu nỗi sự gian trá.

18/06/201414:19(Xem: 4482)
73. Những lỗi lo âu vì sống đơn độc, nhưng khi giao tiếp thì lại bất bình không chịu nỗi sự gian trá.

Phật lịch 2555

Dương lịch 2011 - Việt lịch 4890

THÍCH PHƯỚC THÁI

100 CÂU HỎI PHẬT PHÁP

 

TẬP 1


73. Những lỗi lo âu vì sống đơn độc, nhưng khi giao tiếp thì lại bất bình không chịu nỗi sự gian trá.

 

Hỏi: Kính bạch thầy, con có 3 điều thắc mắc mà lâu nay nó cứ mãi ray rứt vương vấn trong lòng không sao giải quyết:

 

1. Hiện con đang sống một mình nên con rất lo sợ khi con ngã bệnh, không ai hay biết và tuổi đời của con hiện nay đã trên 50, dẫu có đi học cũng không ai mướn mình làm.

 

2. Tánh con hay nóng nảy, nên con không thích gần những kẻ chỉ biết sống giả dối bề ngoài, dễ gây ra chuyện không hay, dù đó là bà con thân thích.

 

3. Con rất sợ phạm tội sát sanh, lòng muốn ăn chay trường, nhưng con ăn không được.

 

Xin thầy từ bi dẫn dắt cho con hiểu phải làm sao cho ổn thỏa ?

 

Đáp: Phật tử đã nêu ra 3 vấn đề thắc mắc, tôi cũng xin lần lượt theo mỗi vấn đề mà góp thêm chút ý kiến mọn cùng Phật tử. Hy vọng sẽ làm giảm bớt phần nào nỗi lo lắng vướng mắc của Phật tử hiện nay.

 

1. Phật tử hiện đang sống đơn độc, nên Phật tử rất lo lắng là khi ngã bệnh không ai hay biết để chăm sóc. Vấn đề nầy, Phật tử lo lắng thì cũng phải. Song có điều, tôi thiết nghĩ Phật tử cũng không nên lo lắng lắm. Trong Kinh Phật dạy: “Có những điều đáng lo mà không lo, ngược lại, có những điều không đáng lo mà lại lo”.

 

Thế nào là những điều đáng lo?

 

Những điều đáng lo là hiện tại mình có lo tu tạo được nhiều phước đức không? Hằng ngày mình có siêng năng niệm Phật, hành thiện, tu tâm sửa tánh ở nơi chính bản thân mình và mình có hết lòng giúp đỡ người khác không? Nghĩa là mình đã có thật sự chuẩn bị chu đáo cho cái ngày mình từ giả cõi đời nầy chưa? Vì cái ngày mình vĩnh viễn ra đi, chính lúc đó mới thật sự là hành trình đơn độc. Và những tài sản vật chất mà mình đã tạo lập xây dựng cả cuộc đời đó, cuối cùng đến khi nhắm mắt, thử hỏi mình có mang theo được cái gì không? Hay tất cả đều để lại cho đời. Còn lại, mình chỉ mang theo được hai thứ, đó là: nghiệp lành và nghiệp ác mà thôi.

 

Như vậy, mình muốn tương lai của mình được vui sướng, hưởng phước báo tốt đẹp, thì tại sao hiện tại mình không lo tu tạo phước đức? Đó là điều đáng lo mà mình lại quên không quan tâm tới.

 

Thế nào là những điều không đáng lo? 

 

Sanh, già, bệnh, chết, đó là bốn nỗi thống khổ lớn của con người, mà không một ai tránh khỏi. Cái mà mình không tránh khỏi, thì thử hỏi có nên lo hay không? Bởi vì, dù mình có lo lắng đến đâu, thì những thứ đó nó vẫn xảy đến với mình. Bệnh là một điều mà không ai tránh khỏi. Có thân thì phải có bệnh. Nó là một định luật, một quy trình tự nhiên. Đã thế, thì mình có lo cũng chỉ uổng công phí sức mà thôi.

 

Ở xứ Úc nầy, là một nước tương đối có đời sống văn minh cao. Có đầy đủ mọi thứ tiện nghi vật chất. Hơn nữa, trong lãnh vực y tế, chánh phủ cũng rất quan tâm lo lắng cho người dân, nhứt là đối với những vị cao niên sống một mình.

 

Nhà của Phật tử có điện thoại, khi nào Phật tử đau bệnh, thì chỉ cần nhấc ống điện thoại lên gọi là có người sẽ đến giúp ngay. Bệnh nặng, thì có xe cứu thương đến cấp cứu chở vào bệnh viện. Còn vấn đề chăm sóc, thì dù cho thân nhân ruột thịt của mình cũng chưa chắc chăm sóc bằng các vị y tá ở đây. Những người y tá họ phục vụ cho bệnh nhân với tất cả tấm lòng bằng lương tâm nghề nghiệp. Họ là những người đối xử rất tốt với bệnh nhân. Thế thì, Phật tử còn bận tâm lo lắng làm chi cho mệt sức.

 

2. Đến vấn đề thứ hai, Phật tử nên biết, mỗi người sanh ra đời đều có nghiệp riêng, không ai giống ai. Dù đó là anh chị em ruột thịt cùng một dòng huyết thống, cũng không giống nhau. Thể xác và tinh thần đều không giống.

 

Khi lớn lên mỗi người lại hấp thụ mỗi môi trường sinh hoạt khác nhau. Khác nhau từ sự giáo dục, gia đình và xã hội. Thế thì, bảo người nầy giống hệt người kia sao được.

 

Sống trong một xã hội, tất cả đều có sự tương quan mật thiết với nhau. Dù mình có muốn tách mình ra khỏi xã hội cũng không thể nào được. Hiện tại, mình sống được là nhờ đâu? Có phải là nhờ tất cả không? Trong nhà Phật gọi là tương duyên tương quan mà hình thành. Nói cách khác là do nhân duyên nhân quả tương tức tương nhập với nhau mà sinh thành. Như quần áo, cơm ăn, thuốc men v.v… tất cả Phật tử có làm ra không? Mình không tạo ra, do người khác tạo ra cho mình có phương tiện để sống, như vậy là mình đã nợ những người tạo ra đó.

 

Thế thì, có phải những người đó là ân nhân của mình hết hay không? Đã là ân nhân với nhau, thì mình nên thương kính hay là thù ghét? Có ai thù ghét những người thi ân cho mình không? Nếu có, thì quả thật mình đã đánh mất đi nhân tính của mình rồi. Như thế, thì mình không còn xứng đáng làm người nữa. Do tư duy như thế, ai mình cũng thấy thật đáng thương và đáng cho mình kính trọng cả.

 

Như trên đã nói, do biệt nghiệp, nên cá tánh mỗi người mỗi khác. Mà cá tánh đó có ra là do sự huân tập ở những môi trường sống khác nhau. Như Phật tử xác nhận, Phật tử vì có tánh nóng nảy, nên không muốn gần gũi giao tiếp với những người mà họ chỉ biết sống bãi buôi giả dối bề ngoài. Vì thế, mà Phật tử muốn xa lánh họ.

 

Xét người phải nghĩ lại mình. Người có tật xấu, còn mình có phải tốt hết không? Hay mình cũng có những tật xấu khó ưa mà mình không thấy. Thế nên trong sự giao tiếp, mình có quyền chọn lựa bạn để giao du kết thân. Nhưng tuyệt đối mình không nên phê bình chỉ trích cá tánh người khác. Sống trên đời nầy, không có ai hoàn hảo một trăm phần trăm hết đâu. Chỉ ngoại trừ có một người, đó là Đức Phật. Phật nói, hàng Bồ tát vẫn còn chút ít vi tế vô minh.

 

Sở dĩ chúng tôi nói dài dòng như thế, mục đích là để cho Phật tử thấy rõ nghiệp dĩ sai khác của mỗi người. Từ đó, Phật tử sẽ có cái nhìn cởi mở và rộng rãi hơn. Còn sự giao du hay không, đó là quyền của Phật tử chọn lựa. Nếu mình thấy sự gần gũi qua lại có nhiều sự phiền phức mà mình không thích, thì tốt hơn là mình nên tránh bớt. Nhưng Phật tử nên nhớ, cuộc sống mình không thể đơn độc được. Dù mình không có giao du với bạn hay người thân của mình nhiều, nhưng ít ra mình cũng phải có một vài người bạn thân để khi hoạn nạn hữu sự sớm tối tương trợ lẫn nhau.

 

Người ta nói: bà con xa không bằng láng giềng gần là như thế. Như trên Phật tử lo sợ sống một mình không có ai, mà giao tiếp bạn thân thì Phật tử lại không muốn. Như thế, thì Phật tử rơi vào trạng huống mâu thuẫn. Phật tử nên nhớ, hễ mình cư xử tốt với người, dù người đó không giúp mình, thì cũng có người khác giúp mình. Đó là luật nhân quả không sai. Cứ xử sự tốt với mọi người, thì mình sẽ có kết quả tốt là không ai bỏ mình. Phật tử nên tin chắc vào luật nhân quả mà hành xử để tạo cho mình có một cuộc sống vui tươi và có thêm nhiều ý nghĩa thú vị hơn.

 

3. Vấn đề thứ ba, rõ ràng nghiệp thích ăn thịt cá của Phật tử còn nặng. Mặc dù lòng thì muốn ăn chay, nhưng cái miệng và cái lưỡi thì nó không cho phép. Cho nên cuối cùng Phật tử phải chiều theo cái miệng lưỡi để cho chúng nó được thỏa mãn.

 

Phật tử thấy không, nội cái vấn đề ăn mặn và ăn chay, cũng đã là một sự cương quyết khó khăn rồi, đừng nói chi đến những chuyện cao xa khác. Tuy nhiên, hiện Phật tử là người tu tại gia, tức tu theo nhơn thừa, Phật tử phát nguyện ăn chay kỳ được mấy ngày, thì tốt mấy ngày. Phật không bắt buộc ai cả. Phật tử còn thích ăn mặn thì cứ ăn không sao. Nhưng điều quan trọng là Phật tử không nên sát hại sanh vật để làm thỏa mãn theo nhu cầu của cái lưỡi thì không nên. Vì đó là phạm tội sát sanh. Phật tử nên nhớ :

 

Ngỡ rằng ngon miệng béo thân

Nào ngờ oan nghiệt xoay vần trả vay.

 

Ngoài ra, Phật tử mua thịt cá ngoài chợ người ta bán đem về nấu ăn thì không sao cả. Không ăn chay trường được thì giữ ăn chay kỳ cũng tốt. Đến khi nào Phật tử cảm thấy ngán thịt cá thì chừng đó sẽ ăn chay trường. Chúc Phật tử vui sống và luôn luôn tinh tấn tu hành.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/10/2013(Xem: 25557)
Nếu không có một giọt nước sẽ không có đại dương. Nếu không có một hạt cát sẽ không thành sa mạc. Trong cuộc sống, nếu không có những điều vụn vặt thì việc thành bại trong thiên hạ có đáng để lưu tâm? Tôi cũng như bạn, thấy đêm dài thì trông cho mau sáng, dù không mong đêm vẫn tiếp theo ngày. Vậy nên, thương ghét, trắng đen, tốt xấu, phải trái… là điều mà xưa nay vẫn thế và ngàn năm sau vẫn thế.
17/10/2013(Xem: 40919)
Tôi đọc kinh sách, nghe giảng và học hỏi, đồng thời rút kinh nghiệm trong những năm qua cùng các pháp hữu nghiên cứu và hoằng truyền chánh pháp, đặc biệt với đạo hữu Nguyên Phước. Thấy cần, rút ra một số nét cơ bản để chia xẻ cùng quý Phật tử thật dễ đọc, dễ hiểu, dễ thực hành trong niềm tin Phật pháp.
18/09/2013(Xem: 14026)
Bản luận này ngoài các bài tựa ra còn có 26 chương. 25 chương đầu trình bày cụ thể triết lý căn bản giáo lý Phật giáo, giải thích hiện tượng vũ trụ nhân sinh quy về bản thể Chân như tuyệt đối. Chương thứ 26 trình bày vai trò của pháp tu Tịnh độ; và có phải đây là mục đích Luận chủ giúp người đọc trước hết nhận thức rõ ràng vấn đề và sau đó tìm về một pháp tu thích hợp? Mong những ai có dịp đọc trọn tác phẩm này có thể tìm được câu trả lời cho chính mình!
15/08/2013(Xem: 17690)
“Chẳng có ai cả ” là một tuyển tập những lời dạy ngắn gọn, cô đọng và thâm sâu nhất của Ajahn Chah, vị thiền sư lỗi lạc nhất thế kỷ của Thái Lan về pháp môn Thiền Minh Sát.
22/06/2013(Xem: 4998)
Có thể nói rằng quan điểm bình đẳng về khả năng giải thoát tâm linh do Đức Phật đưa ra có một ý nghĩa cách mạng xã hội đáng kể...
17/06/2013(Xem: 7924)
Đức Phật nêu lên tánh không như là một thể dạng tối thượng của tâm thức không có gì vượt hơn được và xem đấy như là một phương tiện mang lại sự giải thoát... Hoang Phong dịch
10/06/2013(Xem: 12078)
Mục đích có được thân người quý báu này không phải chỉ để tạo hạnh phúc cho chính mình, mà còn để làm vơi bớt khổ đau, đem lại hạnh phúc cho người. Đó là mục đích đời sống.
08/06/2013(Xem: 15038)
Mục đích có được thân người quý báu này không phải chỉ để tạo hạnh phúc cho chính mình, mà còn để làm vơi bớt khổ đau, đem lại hạnh phúc cho người. Đó là mục đích đời sống. Bạn có cái thân quý báu thoát được tám nạn[1] và có đủ mười tiện nghi để phục vụ kẻ khác. Ai cũng mong hạnh phúc, không ai muốn đau khổ. Hạnh phúc mà ta cần không chỉ là hạnh phúc tạm thời, mà là hạnh phúc tuyệt đối, thứ hạnh phúc tối thượng của giác ngộ. Khi đi phố chẳng hạn, người ta mua những thứ tốt nhất, bền nhất; cũng vậy, ai cũng muốn có hạnh phúc lâu dài nhất, cao quý nhất. Tùy theo sự hiểu biết của mình và mức hạnh phúc có thể đạt đến, người ta cố gắng đạt hạnh phúc tối thượng theo quan điểm mình.
08/06/2013(Xem: 4474)
Theo giáo lý đạo Phật, tâm là nhân tố chính trong mọi sự kiện hay việc xảy ra. Một tâm lừa dối là nguyên nhân của mọi kinh nghiệm mùi vị của samsara...
09/05/2013(Xem: 8896)
Những Điều Phật Đã Dạy - Nguyên tác: Hòa thượng Walpola Rahula - Người dịch: Lê Kim Kha
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]