Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

16. Chư thiên thỉnh Phật thuyết pháp.

16/06/201421:02(Xem: 4690)
16. Chư thiên thỉnh Phật thuyết pháp.

Phật lịch 2555

Dương lịch 2011 - Việt lịch 4890

THÍCH PHƯỚC THÁI

100 CÂU HỎI PHẬT PHÁP

 

TẬP 1

 



16. Chư thiên thỉnh Phật thuyết pháp.

 

Hỏi: Ai cũng biết, Đức Phật vì lòng từ bi, nên Ngài mới thị hiện ra đời để hóa độ chúng sanh. Đã thế, thì lẽ ra, sau khi Ngài chứng quả đạt đạo rồi, phải đi thuyết pháp hoằng hóa độ sanh ngay, chớ tại sao lúc đầu Ngài có ý là muốn nhập diệt, rồi phải chờ đợi chư Thiên cung thỉnh Ngài, bấy giờ Ngài mới chiều theo ý chư Thiên mà đi hoằng hóa. Xin hỏi: Như thế, thì có trái với bản nguyện hay bản hoài ban đầu của Ngài khi ra đời không ?

 

Đáp: Xin thưa, không có gì là chống trái cả. Đọc lịch sử đức Phật, chúng ta đều biết, sau khi đắc đạo dưới cội bồ đề, hẳn nhiên, lúc đầu, Ngài có ý định nhập diệt. Lý do tại sao? Bởi vì, cái chân lý mà Ngài mới thâm chứng, nó quá cao siêu. Trong khi đó, căn cơ của chúng sanh thì quá nông cạn, nên khó có thể lãnh hội. Cho nên, lúc đầu, đức Phật có khởi ý muốn nhập Niết bàn.

 

Điều nầy, nếu xét kỹ, chúng ta thấy rất hợp lý. Hợp lý ở chỗ, cái mà đức Phật muốn đem ra chỉ bày cho chúng sanh, thì nó quá siêu việt vượt hơn trí năng thường tình của con người. Nếu nói ra, chắc gì họ hiểu được. Chẳng những không hiểu thôi mà họ còn kích bác chống lại, thì đó là một điều thật tai hại vô cùng.

 

 Thí dụ một người vừa mới tốt nghiệp tiến sĩ, có thể nào ông ta đứng trước giữa một đám người mà trình độ học vấn của họ chưa xong lớp tiểu học, để thuyết giảng cái đề tài luận án tiến sĩ mà ông ta mới vừa đạt được không? Ông ta biết chắc rằng, họ không thể nào nghe mà lãnh hội được. Do đó, ông ta không thể nào đứng ra thuyết giảng. Dẫu ông có thuyết giảng, người nghe không hiểu, họ sẽ sanh tâm chê bai khinh thường và tệ hơn nữa là họ sẽ chống đối kích bác. Như thế, nếu không khéo ông sẽ là người có tội. Vì chính ông gây ra cho người ta có niệm khinh chê. Dù rằng, trong lòng ông ta rất thương xót những người đó.

 

Đức Phật cũng thế. Lúc đầu, Ngài cảm thấy rất khó khăn trong sự du thuyết hóa độ.

 

Điểm thứ hai, một chân lý cao siêu như thế, không thể tự nhiên Phật rao bày thuyết giảng. Bởi chung quanh Ngài toàn là ngoại đạo. Hơn nữa, nếu Ngài nói liền, e rằng, người ta có ý khinh thường. Cái gì người ta khao khát mong muốn, thì điều mình nói mới có giá trị. Thế nên, phải có người cung thỉnh, Phật mới thuyết giảng. Đây là một khía cạnh tâm lý rất độc đáo, mà ta cần phải học. Vào tai ra miệng, không khéo trở thành khua môi múa mép. Vì thế, sự cung thỉnh của các vị Phạm thiên thật đúng thời và hợp lý.

 

Nhờ vào sự cung thỉnh của các vị đó, bấy giờ đức Phật mới nghĩ đến phương cách giáo hóa. Đồng thời, Ngài quán sát căn cơ để rồi Ngài sẽ theo thứ lớp mà hóa độ. Những ai hữu duyên, thì Ngài độ họ trước. Và cuối cùng, Ngài không bỏ sót một ai. Ngài chuyển hóa tất cả, không một giai cấp nào mà Ngài không độ họ. Như thế, lòng từ bi của Ngài thật quá tràn trề. Vì đó là bản hoài của Ngài ra đời. Một bản hoài như trong Kinh Pháp Hoa đã nói: Khai « tri kiến Phật » cho tất cả chúng sanh. Và mục đích tối hậu của đức Phật là mong muốn mọi người đều thể nhập Tri kiến Phật đó.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/10/2013(Xem: 22406)
Nếu không có một giọt nước sẽ không có đại dương. Nếu không có một hạt cát sẽ không thành sa mạc. Trong cuộc sống, nếu không có những điều vụn vặt thì việc thành bại trong thiên hạ có đáng để lưu tâm? Tôi cũng như bạn, thấy đêm dài thì trông cho mau sáng, dù không mong đêm vẫn tiếp theo ngày. Vậy nên, thương ghét, trắng đen, tốt xấu, phải trái… là điều mà xưa nay vẫn thế và ngàn năm sau vẫn thế.
17/10/2013(Xem: 35891)
Tôi đọc kinh sách, nghe giảng và học hỏi, đồng thời rút kinh nghiệm trong những năm qua cùng các pháp hữu nghiên cứu và hoằng truyền chánh pháp, đặc biệt với đạo hữu Nguyên Phước. Thấy cần, rút ra một số nét cơ bản để chia xẻ cùng quý Phật tử thật dễ đọc, dễ hiểu, dễ thực hành trong niềm tin Phật pháp.
18/09/2013(Xem: 12738)
Bản luận này ngoài các bài tựa ra còn có 26 chương. 25 chương đầu trình bày cụ thể triết lý căn bản giáo lý Phật giáo, giải thích hiện tượng vũ trụ nhân sinh quy về bản thể Chân như tuyệt đối. Chương thứ 26 trình bày vai trò của pháp tu Tịnh độ; và có phải đây là mục đích Luận chủ giúp người đọc trước hết nhận thức rõ ràng vấn đề và sau đó tìm về một pháp tu thích hợp? Mong những ai có dịp đọc trọn tác phẩm này có thể tìm được câu trả lời cho chính mình!
15/08/2013(Xem: 16120)
“Chẳng có ai cả ” là một tuyển tập những lời dạy ngắn gọn, cô đọng và thâm sâu nhất của Ajahn Chah, vị thiền sư lỗi lạc nhất thế kỷ của Thái Lan về pháp môn Thiền Minh Sát.
22/06/2013(Xem: 4668)
Có thể nói rằng quan điểm bình đẳng về khả năng giải thoát tâm linh do Đức Phật đưa ra có một ý nghĩa cách mạng xã hội đáng kể...
17/06/2013(Xem: 7127)
Đức Phật nêu lên tánh không như là một thể dạng tối thượng của tâm thức không có gì vượt hơn được và xem đấy như là một phương tiện mang lại sự giải thoát... Hoang Phong dịch
10/06/2013(Xem: 10775)
Mục đích có được thân người quý báu này không phải chỉ để tạo hạnh phúc cho chính mình, mà còn để làm vơi bớt khổ đau, đem lại hạnh phúc cho người. Đó là mục đích đời sống.
08/06/2013(Xem: 13113)
Mục đích có được thân người quý báu này không phải chỉ để tạo hạnh phúc cho chính mình, mà còn để làm vơi bớt khổ đau, đem lại hạnh phúc cho người. Đó là mục đích đời sống. Bạn có cái thân quý báu thoát được tám nạn[1] và có đủ mười tiện nghi để phục vụ kẻ khác. Ai cũng mong hạnh phúc, không ai muốn đau khổ. Hạnh phúc mà ta cần không chỉ là hạnh phúc tạm thời, mà là hạnh phúc tuyệt đối, thứ hạnh phúc tối thượng của giác ngộ. Khi đi phố chẳng hạn, người ta mua những thứ tốt nhất, bền nhất; cũng vậy, ai cũng muốn có hạnh phúc lâu dài nhất, cao quý nhất. Tùy theo sự hiểu biết của mình và mức hạnh phúc có thể đạt đến, người ta cố gắng đạt hạnh phúc tối thượng theo quan điểm mình.
08/06/2013(Xem: 4175)
Theo giáo lý đạo Phật, tâm là nhân tố chính trong mọi sự kiện hay việc xảy ra. Một tâm lừa dối là nguyên nhân của mọi kinh nghiệm mùi vị của samsara...
09/05/2013(Xem: 8209)
Những Điều Phật Đã Dạy - Nguyên tác: Hòa thượng Walpola Rahula - Người dịch: Lê Kim Kha
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567