Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

14. Hạ thứ 6 tại Jetavana (năm -584)

02/03/201419:02(Xem: 14707)
14. Hạ thứ 6 tại Jetavana (năm -584)
phatthichca2

Sự Tích Đức Phật Thích Ca
Soạn giả : Minh Thiện Trần Hữu Danh

(Ấn bản 09/2010, có hiệu chính và bổ túc)

Đây là thời kỳ tu chỉnh và hoàn bị Giáo Hội Tăng Già bằng cách thành lập nhiều tinh xá tu học cho tăng ni, đặt ra các điều luật và thành lập Giới Bổn, giảng dạy giáo lý căn bản về Tứ Diệu Đế, 12 Nhân Duyên, bổn phận và trách nhiệm của người cư sĩ tại gia, cách sống hạnh phúc ngay hiện đời này.

1- Hạ thứ 6 tại Jetavana (năm -584)

Theo quyển “The Buddha and his Teachings” của Thượng tọa Narada và quyển “The Historical Buddha” của H.W.Schumann thì Phật nhập hạ thứ 6 tại đồi Mankula, gần thủ đô Kosambi[1]của xứ Vatsa (Vamsa). Trong hạ này đức Phật dùng thần thông Yàmaka Patihariya bay lên không trung, biến ra nhiều thân, mỗi thân đều ngồi trên hoa sen ngàn cánh, có lửa và nước đồng thời từ các lỗ chơn lông phún ra, để khắc phục ngoại đạo. Đây là lần thứ hai. Lần thứ nhứt Phật cũng dùng thần thông này tại Kapilavatthu để trừ tánh ngã mạn của các hoàng thân Sàkya.

Theo quyển “Buddha and the Gospel of Buddhism” của Ànanda K. Coomaraswamy thì Phật nhập hạ thứ 6 tại Jetavana ở thủ đô Sàvatthi.

Phật độ bà Khemà ở Ràjagaha[2]

Đức Phật từ Vesàlì đến Ràjagaha (Vương xá) độ bà Khemà (Thái Hòa), thứ hậu của vua Bimbisàra. Bà Khemà rất đẹp, rất thông minh, nhưng lại rất tự phụ về sắc đẹp của mình. Vì nghe nói Phật dạy mọi người không nên quý trọng sắc đẹp nên bà không bao giờ đến nghe Phật thuyết pháp.

Một hôm, vua Bimbisàra bày mưu đưa bà đến nghe Phật thuyết pháp tại tinh xá Venuvana. Trong khi đang thuyết pháp, đức Phật dùng thần thông cho bà thấy một thiên nữ tuyệt đẹp đang đứng hầu quạt cho Phật. Bà Khemà như bị thôi miên bởi sắc đẹp của thiên nữ, bà không để ý gì đến lời nói của Phật, bà cảm thấy thiên nữ này còn đẹp hơn mình gắp bội. Nhưng được một lúc, bà lại thấy thiên nữ này từ từ biến dạng từ sắc đẹp tươi mát của tuổi trẻ đến vẻ đẹp sắc sảo của tuổi trung niên, rồi lần hồi già nua xấu xí, rồi bổng ngã xuống chết, thịt xương rục rã. Bà Khemà giật mình hoảng sợ liền quỳ xuống hỏi Phật về hiện tượng kỳ lạ này. Đức Phật nói :

Này Khemà, bà không nên nghĩ rằng sắc đẹp của bà là chắc thật, còn mãi. Bà cũng không nên nghĩ rằng điều bà vừa nhìn thấy chỉ là ảo ảnh. Trái lại, sắc đẹp của bà chỉ là ảo ảnh biến dạng từng giờ từng phút, nay còn mai mất; trong khi đó sanh già bệnh chết mới là điều chắc thật, không ai tránh khỏi.

Rồi đức Phật nhân đó giảng cho bà nghe về vô thường, vô ngã và Tứ Diệu Đế. Nghe xong, bà liền đắc quả Tu-đà-hoàn, xin được xuất gia. Ít lâu sau, bà đắc quả A-la-hán và trở thành Tỳ kheo ni xuất sắc nhất trong Giáo hội.

Đại đức Pindola Bhàradvàja biểu diễn thần thông[3]

Trong lúc Phật còn ở tại Ràjagaha, có một thương gia giàu có mướn thợ khéo dùng khúc gỗ chiên đàn đỏ thật quý của mình tiện thành một bình bát rất đẹp. Ông treo bình bát này lên một ngọn tre cao cắm trên nóc nhà, rồi tuyên bố :

Nếu có vị nào ở thế gian này là A-la-hán, xin hãy bay lên lấy cái bát này xuống mà dùng.

Ông làm như thế vì ông không tin có ai thật sự là A-la-hán, và ông cũng mong được gặp một vị A-la-hán thật sự để chiêm bái, tôn làm sư phụ. Các ngoại đạo sư thấy thế bảo :

Không nên làm như thế. Hãy đem cái bát ấy xuống đây cho tôi dùng.

Xin ngài hãy bay lên đó lấy xuống mà dùng.

Đến ngày thứ sáu, ngoại đạo sư Nathaputta bảo các đệ tử :

Các ngươi hãy bảo nhà trưởng giả đó như vầy “Cái bát đó đúng là vật nên trao cho sư phụ chúng tôi dùng. Không nên bảo sư phụ chúng tôi bay lên đó để lấy một vật không xứng đáng như thế. Hãy trao cái bát đó cho chúng tôi”.

Vị nào bay lên đó được thì cái bát thuộc về người ấy.

Nathaputta lại bảo các đệ tử :

Ta sẽ đưa tay chân như sắp bay lên, nhưng các ngươi phải chạy đến ôm ta đè xuống đất, rồi nói như vầy “Sư phụ làm gì thế ? Không nên biểu lộ thần thông của bậc A-la-hán cho nhiều người thấy chỉ vì một cái chén gỗ như thế”.

Rồi Nathaputta đến nói với ông trưởng giả :

Này ông trưởng giả, hãy trao cái bát ấy cho tôi. Đừng bảo tôi phải bay lên để lấy một vật không xứng đáng gì hết.

Xin ngài hãy bay lên đó mà lấy.

Thôi được, này các đệ tử, hãy ra đây xem ta bay lên lấy bát đây !

Nói xong, Nathaputta đưa tay lên trời như định bay lên. Các đệ tử vội chạy đến ôm ông ta đè xuống đất, la lớn :

Sư phụ, sư phụ, làm gì thế ? Không nên biểu lộ thần thông của bậc A-la-hán cho nhiều người thấy chỉ vì một cái chén gỗ như thế.

Ông Nathaputta đứng lên vừa phủi bụi đất vừa nói với ông trưởng giả :

Này ông trưởng giả, các đệ tử của tôi không cho tôi bay lên. Vậy ông hãy lấy cái bát xuống trao cho tôi đi.

Xin ngài hãy bay lên đó mà lấy.

Đến ngày thứ bảy, ông trưởng giả đứng nhìn cái bát, nói với những người xung quanh :

Đến hôm nay tôi biết chắc rằng ở thế gian này không có ai là A-la-hán cả.

Trong lúc đó đại đức Moggallàna và đại đức Pindola Bhàradvàja[4]đang đi khất thực qua đó, nghe được. Đại đức Moggallàna bảo :

Này Pindola, sư huynh hãy bay lên lấy cái bát đó xuống đi, để cho họ thấy rằng trong hàng đệ tử Phật cũng có nhiều vị A-la-hán.

Sư huynh là bậc thần thông đệ nhất trong hàng đệ tử Phật. Vậy sư huynh hãy bay lên lấy cái bát đó đi. Tôi sẽ bay theo yểm trợ.

Không cần. Sư huynh bay lên lấy một mình được rồi. Bay lên đi !

Đại đức Pindola liền định tâm trên thân, nhập vàan trú lạc tưởng và khinh an tưởng trong thân[5], rồi cất mình lên không trung, bay ba vòng xung quanh thành Ràjagaha cho mọi người nhìn thấy, rồi bay đến nóc nhà ông trưởng giả, lấy cái bát bằng gỗ chiên đàn đỏ đang treo trên ngọn tre, đáp xuống sân trước nhà. Ông trưởng giả sụp xuống lạy lia lịa, rồi bảo gia nhân mang thức ăn quý giá ra cúng dường vào bát gỗ ấy của đại đức Pindola và bát của đại đức Moggallàna. Hai đại đức im lặng, từ tốn, đi trở về tinh xá Venuvana (Trúc Lâm). Dân chúng đi theo sau vỗ tay hoan hô nhiệt liệt.

Chiều hôm đó đức Phật gọi đại đức Pindola đến quở :

Này Bhàradvàja, sự phô trương thần thông của thầy không làm cho người ngoại đạo hiểu Chánh Pháp, cũng không lợi ích gì cho người đang tu học Giải Thoát. Từ nay, ngoài thần thông thuyết pháp, các thầy không được biểu diễn thần thông trước công chúng một cách vô ích như thế nữavà cũng không được dùng bát bằng gỗ.

Nói xong Phật bảo đập vỡ cái bát gỗ chiên đàn đỏ ra dùng làm gỗ trầm hương.

Các ngoại đạo nghe được tin này, tuyên truyền với dân chúng :

Đệ tử của Gotama bay lên lấy bát là làm tầm bậy nên bị thầy quở là phải. Đó là lý do vì sao chúng tôi đã từ chối không làm việc ấy. Chúng tôi chỉ biểu diễn thần thông trong trường hợp sa môn Gotama dám đứng ra so tài với chúng tôi thôi. Nhưng chắc ông ta không dám đâu.

Vua Bimbisàra nghe được chuyện này, đến hỏi Phật :

Bạch Thế Tôn, có phải ngài cấm các đệ tử biểu diễn thần thông không?

Thưa Đại vương, đúng vậy.

Vậy Thế Tôn nghĩ sao khi các ngoại đạo thách Thế Tôn so tài thần thông với họ ?

Nếu họ muốn so tài thần thông, tôi sẽ không từ chối.

Như vậy Thế Tôn không tôn trọng giới điều mà Thế Tôn đã lập ra cho các đệ tử sao ?

Thưa Đại vương, tôi xin hỏi Đại vương như vầy: Đại vương có một vườn xoài. Đại vương ra lệnh cấm không cho dân chúng vào đó hái xoài ăn. Vậy Đại vương có vào đó hái xoài ăn không ?

Tôi được quyền ăn xoài trong vườn của tôi, nhưng người khác không được quyền ăn.

Cũng thế, thưa Đại vương, tôi được quyền biểu diễn thần thông nhưng các đệ tử tôi không được làm việc này.

Vậy Thế Tôn định chừng nào sẽ biểu diễn thần thông và tại đâu ?

Thưa Đại vương tôi sẽ biểu diễn thần thông vào ngày trăng tròn tháng Àsàlhà, tức còn bốn tháng nữa, gần Sàvatthi, nơi cây xoài Ganda.

Đức Phật biểu diễn đại thần thông tại Sàvatthi[6]

Sau đó đức Phật đến Sàvatthi nhập hạ thứ 6 tại Jetavana.

Nhắc lại khi lục sư ngoại đạo tại Ràjagaha mất lần đồ chúng và sự ủng hộ của vua Bimbisàra. Họ kéo nhau đến thủ đô Sàvatthi, mong tìm được sự ủng hộ nhiệt thành của vua Pasenadi và dân chúng xứ Kosala. Nhưng năm nay Phật cũng đến Sàvatthi nhập hạ tại tinh xá Jetavana. Lục sư ngoại đạo vào triều kiến vua Pasenadi, bài bác Giáo Pháp của Phật và thách thức Phật thi đua thần thông. Họ nghĩ rằng Phật đã cấm đệ tử biểu diễn thần thông trước công chúng thì chắc ngài sẽ không nhận thi đua. Mặt khác, họ cho người đi nhổ hết những cây xoài vô chủ lớn nhỏ ở xung quanh thủ đô Sàvatthi ném vào rừng. Họ nghĩ rằng đức Phật đã nói sẽ biểu diễn thần thông dưới gốc cây xoài Ganda thì ngài không thể biểu diễn thần thông nơi nào không có cây xoài.

Đến ngày trăng tròn tháng Àsàlhà, ông Ganda, người giữ vườn xoài của vua Pasenadi lượm được một trái xoài to lớn chín muồi rất thơm ngon. Ông định đem trái xoài đó dâng cho vua. Nhưng ông nghĩ: Nếu dâng trái xoài này cho vua thì chỉ có thể được vua thưởng từ 8 đến 16 quan tiền chỉ đủ sống một tháng là cùng, chi bằng mang đến cúng dường Phật thì có thể được phước báo vô lượng trong đời này và cả đời sau nữa. Ông Ganda bèn cầm trái xoài đi về hướng tinh xá Jetavana. Nhưng nửa đường thì gặp Phật. Ông bèn bước đến đảnh lễ rổi dâng trái xoài cho Phật. Đức Phật đưa bát ra nhận rồi trao lại cho đại đức Ànanda. Đại đức Ànanda lột vỏ rồi vắt nước xoài vào bát cho Phật dùng. Đức Phật bảo ông Ganda :

Này Ganda, ông hãy đào đất và trồng cái hột xoài này ngay tại đây.

Khi ông Ganda trồng hột xoài vừa xong, đức Phật dùng nước rửa tay ngay trên chỗ trồng hột xoài. Tức thì một cây xoài mọc lên, thân cây chẳng mấy chốc to bằng bắp chân, chia làm 5 nhánh, một nhánh thẳng đứng ở giữa và bốn nhánh ở bốn phía, rồi trổ hoa trái đầy cành, trái chín vô cùng thơm ngon. Vua Pasenadi được báo tin liền cho quân lính đến canh giữ cây xoài đó, và đặt tên cho cây xoài đó là cây xoài Ganda. Đức Phật bảo cho mọi người biết chiều hôm sau ngài sẽ thị hiện thần thông nơi đây.

Được tin này, tối hôm đó các ngoại đạo sư từng tuyên bố sẽ thi đua thần thông với Phật đều tìm cách rút lui êm, rời khỏi Sàvatthi. Chẳng may đạo sư Pùrana Kassapa gặp một tín đồ trung thành của mình hỏi :

Thưa đạo sư, thầy đi đâu đó, con mong ngày mai được xem thầy so tài thần thông với sa môn Gotama tại cây xoài Ganda.

Ta có việc phải đi gấp. Rất tiếc ta không thể dự cuộc thi tài đó được.

Ủa ! Thầy đã từng tuyên bố sẽ thi đua thần thông với sa môn Gotama mà, bây giờ thầy lại định trốn tránh sao ?

Ta có việc cần phải đi gấp. Ngươi muốn xem biểu diễn thần thông thì cứ đến đó mà xem.

Nói xong ngoại đạo sư Pùrana Kassapa xấu hổ bỏ đi, rồi cột một bầu nước lớn vào cổ nhảy xuống sông tự tử.

Chiều ngày hôm sau, đức Phật tạo một đường kinh hành bằng ngọc (cầu vòng năm màu) trên không trung, từ đông sang tây. Dân chúng thấy lạ đổ xô ra đường đứng xem đông vô số. Khi đức Phật vừa bước ra thì có một tín nữ tên Gharani, một thiện nam tên Culla Anàthapindika, một sa di ni vừa mới bảy tuổi tên Cira, sa di Cunda, sư cô Uppalavannà và đại đức Moggallàna lần lượt bước đến xin biểu diễn thần thông thay Phật, nhưng Phật đều từ chối. Đức Phật nói :

Này Moggallàna, này quý vị, đây không phải là việc của quý vị. Đây là trách nhiệm nặng nề của Như Lai, Như Lai phải làm cho trọn vẹn. Không ai có thể lảnh trách nhiệm nặng nề này thay thế Như Lai được.

Nói xong, đức Phật bước lên cầu vòng, đi tới đi lui thuyết pháp, khắp thân mình và thất khiếu vừa phun ra lửa (tia sáng màu đỏ) vừa phun ra nước (tia sáng màu xanh), làm tỏa ra ánh sáng sáu màu chiếu đến cõi trời Phạm Thiên. Đồng thời một hóa thân Phật cũng xuất hiện trên cầu vòng, hoặc đi, hoặc đứng, hoặc nằm, hoặc ngồi, khi thì hỏi, khi thì đáp, cùng với Phật vừa thể hiện thần thông vừa thuyết giảng Chánh Pháp cho công chúng nghe. Nghe xong một số đông người đắc quả Tu-đà-hoàn (Dự lưu).

Dân chúng Sàvatthi được chứng kiến một cảnh tượng không thể nghĩ bàn. Hiện nay có tháp Gandhabba Rukkamula, gần Jetavana, kỷ niệm nơi này.

Sau khi thực hiện thần thông song hành Yàmaka Patihariya tại Sàvatthi, đức Phật đi một mình đến làng Sankassa, thuộc vùng thượng lưu sông Gangà, ẩn cư nhập hạ.



[1]Kosambì (Kausambi), thủ đô của xứ Vatsa (Vamsa), ngày nay là một làng nhỏ tên Kausam hay Kosam nằm cạnh bờ sông Yamunà, cách thành phố Allahabad 51 km về hướng tây-nam.

[2]Xem Buddha and the Gospel of Buddhism, trang 47; Buddhist Legends, quyển III, trang 225-226; Tiểu Bộ, Trưởng Lão Ni Kệ, kinh 52: Khemà.

[3]Xem Buddhist Legends, quyển III, trang 35-40; Buddha and the Gospel of Buddhism, trang 48; Tiểu Bộ, Jàtaka 483: Sarabha-Miga; Tạng Luật, Tiểu Phẩm, tập 2: 29-33.

[4]Ông Bhàradvàja, cha của đại đức Pindola, là quốc sư của vua Udena tại Kosambì.

[5]Phỏng theo Tương Ưng Bộ, chương 51, kinh 22: Hòn Sắt.

[6]Xem Buddhist Legends, quyển III, trang 41-47; The Life of The Buddha của A.Foucher, trang 208-211; Buddha and the Gospel of Buddhism, trang 48-49; Trường Bộ 11; Tiểu Bộ, Jàtaka 483.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/02/2019(Xem: 7080)
Thuở xưa có một ông vua hiền đức, cai trị công bằng, dân chúng trong nước sống thanh bình. Một hôm, dưới sự đề nghị của cận thần tả hữu, vua triệu tập tất cả trưởng lão tôn túc của các tôn giáo trong nước. Khi tất cả có mặt đầy đủ, vua nói:
14/08/2018(Xem: 6835)
Kinh Vị Tằng Hữu của Bắc tông và Tăng Chi Bộ Kinhcủa Nam Tông đều có ghi rằng trong cuộc đời của một vị Phật CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC có 4 lần sự kiện vi diệu này xảy ra. Mỗi lần như thế, có một hào quang vô lượng, thần diệu, thắng xa oai lực của chư Thiên hiện ra cùng khắp thế giới, gồm thế giới của chư Thiên, thế giới Ma vương và Phạm thiên, quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người. Cho đến những thế giới ở chặng giữa bất hạnh không có nền tảng, tối tăm u ám, mà tại đấy, mặt trăng, mặt trời với đại thần lực, đại oai đức như vậy cũng không thể chiếu thấu ánh sáng. Trong những cảnh giới ấy, một hào quang vô lượng, thâm diệu thắng xa uy lực chư Thiên hiện ra. Và các chúng sanh, sanh tại đấy, nhờ hào quang ấy mới thấy nhau và nói: "Cũng có những chúng sanh khác sống ở đây".
03/02/2018(Xem: 14392)
Tương quan là có quan hệ qua lại với nhau, tương cận là mối tương quan gần gủi nhất. Vấn đề này, mang tính tương tác mà trong Phật giáo gọi là: “cái này có thì cái kia có, cái này sinh thi cái kia sinh, cái này diệt thì cái kia diệt…”
06/01/2018(Xem: 13648)
Vài suy nghĩ về việc học chữ Phạn trong các Học Viện Phật Giáo Việt Nam_ Lê Tự Hỷ
22/05/2017(Xem: 49768)
Trong bước đầu học Phật, chúng tôi thường gặp nhiều trở ngại lớn về vấn đề danh từ. Vì trong kinh sách tiếng Việt thường dùng lẫn lộn các chữ Việt, chữ Hán Việt, chữ Pali, chữ Sanscrit, khi thì phiên âm, khi thì dịch nghĩa. Các nhân danh và địa danh không được đồng nhứt. Về thời gian, nơi chốn và nhiều câu chuyện trong sự tích đức Phật cũng có nhiều thuyết khác nhau làm cho người học Phật khó ghi nhận được diễn tiến cuộc đời đức Phật. Do đó chúng tôi có phát nguyện sẽ cố gắng đóng góp phần nào để giúp người học Phật có được một tài liệu đầy đủ, chính xác, đáng tin cậy, dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ tra cứu khi cần.
19/03/2017(Xem: 6732)
Là người mới bắt đầu học Phật hoặc đã học Phật nhưng chưa thấm nhuần Phật pháp chân chính, chúng tôi biên soạn quyển sách nhỏ này, nhằm hướng dẫn cho người cư sĩ tại gia tập sống cuộc đời thánh thiện, theo lời Phật dạy. Chúng tôi cố gắng trình bày các nguyên tắc này theo sự hiểu biết có giới hạn của mình, sau một thời gian ứng dụng tu học cảm thấy có chút an lạc. Để giúp cho người cư sĩ tại gia thực hiện đúng vai trò và trách nhiệm của mình đối với gia đình người thân và cộng đồng xã hội. Trước tiên, chúng ta cần phải có một niềm tin vững chắc sau khi học hỏi, có tư duy sâu sắc, có quán chiếu chiêm nghiệm như lời Phật dạy sau đây: Này các thiện nam, tín nữ, khi nghe một điều gì, các vị phải quan sát, suy tư và thể nghiệm. Chỉ khi nào, sau khi thể nghiệm, quý vị thực sự thấy lời dạy này là tốt, lành mạnh, đạo đức, có khả năng hướng thiện, chói sáng và được người trí tán thán; nếu sống và thực hiện theo lời dạy này sẽ đem đến hạnh phúc, an lạc thực sự ngay hiện tại và về lâu về dài,
19/03/2017(Xem: 6351)
Nói đến đạo Phật là nói đến tinh thần nhân quả, nói đến sự giác ngộ của một con người. Con người sinh ra đủ phước báo hay bất hạnh là do tích lũy nghiệp từ nhiều đời mà hiện tại cho ra kết quả khác nhau. Mọi việc đều có thể thay đổi và cải thiện tốt hơn nếu chúng ta có ý chí và quyết tâm cao độ. Tất cả mọi hiện tượng, sự vật trên thế gian này là một dòng chuyển biến liên tục từng phút giây, không có gì là cố định cả. Một gia đình nọ, hai cha con cùng dạo chơi trong khu vườn nhà của họ. Bổng nhiên đứa con hỏi bố: “Bố ơi bố, nhà chúng ta có giàu không ạ?” Ông bố nghe xong liền mỉm cười, xoa đầu cậu con trai, rồi nói: “Bố có tiền, nhưng con không có. Tiền của bố là do bố tự mình siêng năng tích cực làm ra bằng đôi bàn tay và khối óc, được tích lũy trong nhiều năm tháng. Sau này con muốn giàu có như bố, trước tiên con phải học và chọn cho mình một nghề nghiệp chân chính, con cũng có thể thông qua nghề nghiệp của mình mà kiếm được tiền.”
17/03/2017(Xem: 6149)
1-Người Phật tử, phải thắng sự lười biếng bởi thái độ ỷ lại hay dựa dẫm vào người khác mà cầu khẩn van xin để đánh mất chính mình. 2-Bất mãn là thái độ thiếu khôn ngoan và sáng suốt, người trí càng nổ lực tu học và dấn thân đóng góp nhiều hơn nữa khi mọi việc chưa được tốt đẹp để không bị rơi vào trạng thái tiêu cực. 3-Người Phật tử chân chính, cương quyết phải thắng sự thiếu quyết tâm khi muốn làm việc thiện vì đó là trách nhiệm và bổn phận của người có lòng từ bi hỷ xả.
16/03/2017(Xem: 6254)
1-Người Phật tử hãy nên nhớ, sở dĩ con người ta đau khổ chính vì mãi đeo đuổi những thứ sai lầm do không tin sâu nhân quả và tin chính mình là chủ nhân của bao điều họa phúc. 2-Nếu chúng ta không muốn rước phiền não vào mình, thì người khác cũng không thể làm cho ta phiền muộn khổ đau, vì ta đã có cây kiếm trí tuệ nhờ nghe và biết chiêm nghiệm để rồi tu sửa. 3-Người Phật tử dù thắng trăm vạn quân cũng không bằng chiến thắng những thói hư tật xấu của mình, đó là chiến công oanh liệt nhất mà người đời ít ai làm được. 4-Chúng ta hãy luôn cám ơn nghịch cảnh vì chính khó khăn đó đã giúp cho ta có cơ hội quay lại chính mình, nhờ vậy tâm ta an tĩnh, sáng suốt mà tìm ra phương hướng để khắc phục.
14/03/2017(Xem: 5398)
Ngài là Thái tử, tên Sĩ Đạt Ta Có mẹ có cha, giống như mọi người. Mẹ là hoàng hậu, Thánh mẫu Ma Da Đức vua Tịnh Phạn, là cha của Ngài. Ngày rằm tháng tư, Thái tử ra đời Sinh xong bảy ngày, hoàng hậu sanh thiên.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567