Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 02: Vết Nhơ Trên Bầu Trời

14/11/201215:24(Xem: 8653)
Chương 02: Vết Nhơ Trên Bầu Trời

Susan Moon

THẾ LÀ GIÀ!
Thiền Quán Về Tuổi Già Với Chút Tự Trào Và Tự Hào
This Is Getting Old
Zen Thoughts on Aging with Humor and Dignity
Chuyển Ngữ:
Diệu Liên Lý Thu Linh, Diệu Ngộ Mỹ Thanh, Giác Nghiêm Nguyễn Tấn Nam

Phần I:
Những Vết Rạn Trên Thân Tâm

Chương 2: Vết Nhơ Trên Bầu Trời

Năm cha tôi sáu mươi tuổi, võng mạc của ông bị bong khỏi dây chằn. Ông nói với tôi rằng ông thường mơ về một thế giới đầy màu sắc. Trong bóng đêm, khi ngủ, ông vẫn có thể thấy được màu xanh của nước trong hồ Menemsha và những cánh buồm trắng trên chiếc thuyền của ông. Nhưng buổi sáng khi thức dậy, mở mắt ra, ông không thấy gì. Ông nói rằng khi tỉnh thức những điều này làm ông đau đớn, nhưng cuộc đời sẽ còn tệ hại hơn nữa nếu ông không thể thấy trong những giấc mơ của mình. Ông đã đánh mất thế giới hình ảnh - nên ông không muốn đánh mất luôn ký ức về thế giới đó. 

Đánh mất thị giác là một trong nhiều điều tôi cố gắng không nghĩ tới trong tuổi già. Có yếu tố di truyền trong vấn đề võng mạc bị bong. Nó liên quan đến bệnh cận thị, và tôi cũng bị cận thị, dầu không nặng như cha tôi. Tôi bắt đầu phải mang kiếng từ năm mười hai tuổi, và tôi nhớ mình đã thật sốc khi giống cây du ngoài cửa sổ phòng tôi thực ra là cây Ansel Adams chứ không phải cây Monet. Tôi không bao giờ nghĩ người ta có thể nhìn thấy rõ như thế, nên lúc đầu tôi không thích điều đó lắm. Mọi thứ đều trần trụi. Tôi có thể thấy cả những đốm ố bệnh trên lá cây và một quả bóng nhỏ mắc kẹt trên các cành cây.

Vì sĩ diện, nên tôi chỉ mang kiếng trong lớp học và rạp chiếu phim. Mãi sau này, sau khi đã lập gia đình, tôi mới luôn mang kiếng. Rồi sau khi ly dị, tôi đeo kính sát tròng. Mấy người tình khen mắt tôi xanh trong, nhưng đeo kính sát tròng rất phiền toái. Chúng không êm ái, mà thỉnh thoảng còn vướng víu mí mắt tôi. Mỗi ngày tôi phải chăm sóc chúng giống như chăm sóc thú cưng - như một con hoàng yến hay chuột hamster - mà chúng đâu có mang lại cho tôi chút an ủi nào. Vì thế tôi trở lại với cặp kiếng bình thường. Nhưng kính sát tròng cũng hữu ích khi tôi tập tu gieo duyên ba tháng ở một thiền viện ở bang California. Giống như các vị tu sĩ khác, tôi phải luân phiên tham gia vào bộ phận phục vụ các buổi thọ thực trong bầu không khí im lặng và trang nghiêm. Bữa điểm tâm, trong cái lạnh của buổi sáng sớm, tôi phải đứng trước các vị sư đang an tọa, với một nồi cháo yến mạch khổng lồ, đang bốc hơi nghi ngút, và cẩn thận múc cháo vào bình bát của họ. Người đầu tiên được phục vụ là vị trụ trì, người luôn hành trì chánh niệm nghiêm ngặt, không một phút giây lơ đãng. Buổi sáng đầu tiên khi tôi làm nhiệm vụ, tôi mang kiếng, và chúng lập tức bị hơi nóng làm mờ đến độ tôi không trông thấy gì cả. Thay vì bình bát của sư, tôi lại đổ cháo xuống mâm ăn trước mặt sư. Sau vụ đó, tôi luôn dậy sớm hơn mười phút vào những ngày phải làm nhiệm vụ để mang kính sát tròng. 

Sau khi cha tôi bị mù, các chị em tôi - bốn người con lớn của ông - đều được khuyên nên đi xét nghiệm võng mạc thường xuyên. Tôi đến viếng một bác sĩ nhãn khoa. Ông này chiếu một ngọn đèn sáng quắc vào mắt tôi. Tôi không thể chớp mắt vì mi mắt đã bị kẹp cứng. Không đau lắm theo nghĩa bình thường của cái đau, tuy nhiên nó vẫnđau, khi tôi phải ngồi với cắm tựa lên một thứ giống như cái ly kim loại, và không thể né tránh ánh sáng chói lòa, không thể dừng nghĩ đến người cha vừa bị mù của mình.

Võng mạc của tôi bình thường. Vị bác sĩ nhãn khoa dặn dò nếu tôi cảm nhận có bất cứ triệu chứng bất thường nào, giống như là những bóng mờ trong khi nhìn thì tôi phải báo ngay cho ông biết.

Một ngày kia, lúc tôi đang xem bảng thực đơn trong một tiệm ăn, bỗng nhiên tôi không thấy gì cả. Có mấy lỗ hổng màu trắng ở phần Món Đặc Biệt, và những dãy ánh sáng, giống như bắc cực quang, nhảy nhót ở mép bảng thực đơn. Lo lắng, tôi gọi ngay cho bác sĩ, và diễn tả lại các triệu chứng. Ông nói đó có thể là triệu chứng gây ra do chứng đau tiền đình, vì cả hai mắt đều giống như thế. Nếu các triệu chứng vẫn kéo dài trong nửa tiếng nữa, thì gọi lại ông. Các triệu chứng biến mất.

Từ đó, tôi luôn bị chứng đau tiền đình ảnh hưởng đến mắt như thế, nhưng tôi đã quen chịu đựng chúng, vì không bị chứng nhức đầu đi kèm theo. Điều tôi thích là vào buổi chiều tối khi những chùm ánh sáng đủ màu nhảy múa trong tầm nhìn của tôi, tô màu trên khuôn mặt và thân áo đen của vị giảng sư Thiền, đang giảng pháp trong thiền đường với ánh sáng mờ nhạt.

Lúc tôi vào khoảng sáu mươi, trong một khóa tu thiền ở một ngôi làng hẻo lánh thuộc Mễ Tây Cơ, tôi có những triệu chứng mới và đáng sợ về thị lực: Tôi cứ thấy các đàn chim không có thực bay qua biển. Một bóng ma đen đúa chờn vờn giữa mắt phải của tôi, và một tia sáng lóe lên ở đáy mắt khi tôi chuyển hướng nhìn chỗ khác. Vị quản lý của trung tâm thiền hẹn cho tôi gặp bác sĩ mắt ở một thành phố cách trung tâm khoảng hai tiếng lái xe. Bà còn mướn một tài xế trong làng, và nhờ một người vô gia cư đến từ bang California, rành tiếng Mễ, đi theo tôi làm thông dịch. Tôi cảm thấy áy náy vì sự phiền rộn quá mức này, nhưng áy náy còn hơn là trở về nhà ở California với mắt phải bị mù. Vậy là ba người chúng tôi nhắm hướng đến thành phố Tepic.

Vị bác sĩ mắt là người tử tế, ông nói, qua thông dịch, là ông rất thích thiền, và muốn tìm hiểu về thiền. Trong một tòa nhà cổ xưa, văn phòng tối tăm với trần cao, vị bác sĩ hỏi tôi về vấn đề thị lực, rồi đánh máy các câu trả lời của tôi trên một bàn máy đánh chữ bằng tay màu đỏ. Sau đó ông khám mắt phải của tôi, và trấn an tôi rằng võng mạc của tôi không bị rách hay sa - không cần cấp cứu. Ông nói rằng ông có thể thấy một vết đen ở đáy võng mạc mà ông nghĩ có thể là một loại ký sinh từ súc vật lây sang, là chuyện thường xảy ra ở Mễ - nhưng tôi không có nuôi thú trong nhà. Ông khuyên tôi khi trở về nhà phải đi xét lại thị lực. Ông không chịu nhận thù lao - ông làm việc này là do bạn ông, vị quản lý ở trung tâm thiền, nhờ - vì thế sau này tôi gửi biếu ông một quyển sách về Thiền bằng tiếng Tây Ban Nha.

Tất cả các triệu chứng đều tự biến mất trừ cái bóng mờ, mà vị bác sĩ nhãn khoa ở California bảo tôi đó chỉ là một kẻ “thời vụ’ - một nhóm tế bào nhỏ, vô hại trong dịch thủy tinh, giống mảng ghèn trong phủ mờ mắt. Sau đó không lâu, ông bảo rằng, não bộ của tôi sẽ chỉnh sửa vấn đề đó, và tôi sẽ không còn phải thấy nó nữa. Nhưng nó không biến mất - thực ra nó còn trở nên to hơn - nhưng tôi đã tập nhìn xuyên qua nó, hay chung quanh nó. Tôi thường nghĩ là do kiếng mình bị dơ, mà thường là đúng thế, nhưng sau khi lau sạch kiếng, đốm xám mờ đó vẫn còn đó. Tôi thấy cái vết đó khi tôi nhìn vào nơi có màu sắc liên tục, giống như bầu trời chẳng hạn. Dầu vậy, cái vết lấm trên bầu trời đó không chỉ là một tì vết trong thị lực của tôi; nó còn là cái gì đó ở trước mặt tôi, một điều nhắc nhở để tôi hàm ân rằng tôi còn có thể nhìn thấy rõ trong khả năng của mình. 

Trong những năm gần đây, tôi đâm thích chụp ảnh. Bất cứ thứ gì mà mặt trời chiếu tới, là tôi nhấc máy ảnh lên mắt, đóng khung tất cả những gì trao tặng cho tôi. Mới đây nhất, tôi còn chụp ảnh màn hình, mạng che, màn cửa - những thứ dường như cản trở cái nhìn. Nhưng khi tôi nhắm máy ảnh vào mạng che, thì nó trở thành là chủ đề. Cái tưởng là vật che chắn, không che chắn chút nào.

Cha tôi bị mù từng con mắt một. Sau khi võng mạc đầu tiên bị sa, ông vẫn tiếp tục các sinh hoạt bình thường, dầu ông không đeo kính hai tròng. Năm năm sau, võng mạc thứ hai bị tổn thương, và ông phải trải qua một số cuộc giải phẫu - tổng cộng là năm - trong cố gắng để cứu vãn phần nào thị lực của ông. Vị bác sĩ giải phẫu là bác sĩ hàng đầu trong việc khai phá giải phẫu võng mạc. Ông rất quan tâm đến võng mạc của bệnh nhân, nhưng không quan tâm đến người cũng rất yêu quý võng mạc. Sau lần giải phẫu đầu tiên, cha tôi phải ngồi trong giường suốt một tuần, với con mắt băng kín. Ông chỉ được phép tựa cằm vào một miếng ván, và chỉ có thế. Ông chỉ muốn nằm xuống. Từ đó ông phát triển bệnh đau đầu khủng khiếp đến độ ông tưởng rằng mình bị tổn thương não bộ. Sau đủ loại cực hình, khi tháo băng ra, ông cũng vẫn không nhìn thấy.

Vào khoảng thời gian đó tôi có một số giấc mơ qua đó tôi thấy máy ảnh của mình bị bể: tôi làm rớt máy, kiếng bể; màn ảnh bị dính cứng, không mở ra được; cát lọt vào khung hình, và tôi không thể lên phim. 

Cuối cùng cha tôi cũng đầu hàng, nên quyết đối mặt với vấn đề phải bị mù. Ông đi dự khóa huấn luyện tại gia cho người lớn mới bị mù, ở đó ông được dạy cách sử dụng gậy để dò đường và làm sao đọc được chữ Braille.

Sau khi bị mù, cha tôi còn có thêm hai đứa con nữa với người vợ thứ trẻ trung - những đứa con ông không bao giờ có thể thấy. Ông trở thành một hình ảnh quen thuộc trong khu phố, đưa con đi nhà trẻ với chiếc gậy trắng trong một tay, tay kia nắm tay đứa trẻ lớn, còn đứa bé thì cõng trên lưng. Hoặc ông đi bộ với chú chó Alfie ồn ào, loại chó kéo xe tuyết ở Siberi, nhưng thường bị tưởng là chó dẫn đường cho người mù, nhưng thực ra là ngược lại. Alfie sẽ kéo mạnh dây khi cha tôi đứng ở lề đường, dùng tai để xét xem băng qua đường lúc đó có an toàn không.

Năm tôi sáu mươi lăm, tôi lại đụng trận với việc thấy ánh sáng không có thật lóe lên và những đàn chim tưởng tượng, giống như đã xảy ra ở Mễ, nhưng lần này bên mắt trái. Lúc đó tôi đang ở nhà ở California, nên lập tức đi khám bác sĩ nhãn khoa. Vị này bảo là võng mạc của tôi bị mỏng đi, nhưng không vấn đề. Ông bảo rồi các triệu chứng đó sẽ qua đi, nếu không, hoặc nếu có gì khác thì báo cho ông ngay, còn hiện tại thì cứ trở về nhà. Nếu mạch máu có bị vỡ chút ít, ông sẽ có thể đem võng mạc trở lại vị trí cũ bằng tia laser.

Ngày hôm sau, hình ảnh mấy con chim và ánh sáng lóe biến mất, nhưng hôm sau nữa, tôi lại thấy một vết đen ngang qua góc dưới phía mắt trái. Lần này cái vết đó không trôi ngang qua mắt giống như trái nổi. Mà nó giống như cái bóng ở góc của bức ảnh nếu như bạn để ngón tay che khuất cạnh của ống kính. Vì nó chỉ che một phần nhỏ thị lực, nó không ảnh hưởng nhiều đến việc nhìn thấy của tôi.

Tôi để ý đến nó nơi thân hơn là tâm. Tôi lái xe đến một quán ăn Nhật để dùng bữa trưa với một người quen, và trong suốt bữa ăn, tôi quan sát cái bóng trong mắt bay lên, chuyển động giống như một bức màn cửa trước cơn gió nhẹ. Tôi không nói gì với người bạn, nhưng khi đang ăn sushi, tôi thấy rõ ràng hiện tượng này là khác, và tôi biết việc kế tiếp tôi phải làm là trở lại gặp bác sĩ. Tôi có cảm tưởng như đang nhìn qua kính viễn vọng nhưng ở đầu ngược lại, mọi vật đều nhỏ và thật xa, và tôi đang ăn một khúc sushi khổng lồ. Tôi vừa bình tĩnh vừa sợ hãi.

Sau buổi trưa, cháu tôi thời may cũng có mặt ở đó, đã đưa tôi đến phòng mạch bác sĩ, rồi đi đậu xe.

“Bà bị bong võng mạc”, bác sĩ nói.

“Thưa bác sĩ có vá nó lại được như bác sĩ đã nói không?”

“Vết bong quá lớn”, ông nói “tôi không làm được trong trường hợp này. Bà phải phẫu thuật ngay. May mà Bác sĩ Jones rất giỏi, vẫn còn ở đây. Bà ấy có thể khám cho bà ngay”.

Tôi gọi di động cháu tôi để báo tin, nhưng không thấy hắn trả lời, tôi đành để lại lời nhắn, “Cô bịbong võng mạc, phải phẫu thuật gấp”. Hẳn là tôi đang bị sốc, vì tôi còn nhắn thêm như không có gì quan trọng, “Cháu không cần đợi. Về đi, cô sẽ gọi lại khi cần cháu đến đón về”.

Bác sĩ phẫu thuật là một phụ nữ đẹp, tóc bạch kim, mặc áo blouse, jupe rất thời trang và đi giày cao gót. Phòng làm việc của bà ở cuối hành lang. Lúc đó đã cuối ngày, và bà bác sĩ đang chuẩn bị ra về, nên đã cởi bỏ chiếc áo trắng. Bà trông rất thời trang, không giống một bác sĩ phẫu thuật mắt. Không còn ai trong phòng khám nhãn khoa, ngoại trừ hai chúng tôi. Khi tôi vừa ngồi xuống ghế thì có tiếng đập cửa, và tiếng cháu tôi gọi, “Sue, cô có trong đó không?” Bà bác sĩ mở cửa cho cháu tôi vào. Hắn nói, “Cháu không đi về! Nếu cô bị bong võng mạc, cháu phải ở đây với cô chứ”. Nói rồi cháu lại ngồi trên một chiếc ghế đẩu, im lặng đợi chờ. Bà bác sĩ giải thích rằng dầu tôi thấy cái bóng ở góc dưới mắt trái, nhưng nó thực sự ở phía trên, bên phải, khoảng vị trí của kim đồng hồ ở số mười, vì não bộ lật ngược tất cả những gì ta nhìn thấy. (Thực sự ra chúng ta đang đứng chổng ngược đầu trên mặt đất. Cũng may mà lực hút của trái đất khá mạnh để giữ chúng ta không bị rơi vào bầu trời!). Bà bác sĩ giải thích rằng giống như có mảnh giấy dán tường bị bong, rớt khỏi tường, rồi bị nước thấm vào. Bà sẽ chích bong bóng gas vào mắt tôi để nó nổi lên phía trên, đẩy võng mạc bị rách trở lại phía sau tròng mắt như cũ. Ngày hôm sau tôi mới phải trở lại để giải phẫu bằng tia laser. 

Khi bà bác sĩ đâm kim vào mi mắt dưới để làm tê tròng mắt, tôi rất mừng là Max có mặt ở đó. Không phải cái đau nơi thân khi bị chích gây khó dễ cho tôi, mà chính là cái ý nghĩ có một cây kim dài đâm vào mắt, làm tôi khiếp sợ. Tôi bấu chặt vào thành ghế cho đến khi bà bác sĩ rút kim ra khỏi mắt. Vài phút sau, thuốc tê ngấm, nên tôi không cảm thấy gì khi bà bác sĩ chích bong bóng gas vào mắt, nhưng tôi thấy ngay - không phải một cái to, mà vài cái bong bóng cỡ trung màu bạc và rất nhiều cái nhỏ, đung đẩy vào nhau giống như những trái banh thủy ngân. Rồi bà bác sĩ băng mắt tôi lại, dặn tôi hôm sau phải trở lại để làm phẫu thuật bằng tia laser.

Trong khi chờ bong bóng gas tiêu tan, độ khoảng một tuần, tôi phải nghễnh đầu sang một bên, để cái kim đồng hồ mười giờ ở phía trên, và tôi không được nằm xuống. Đêm đó tôi ngủ, hay cố gắng ngủ trong một chiếc ghế bành, đầu kê trên mấy cái gối. Hôm sau Max chở tôi trở lại bệnh viện để làm phẫu thuật laser. “Bà có muốn cháu vào phòng với bà không?”, bà bác sĩ hỏi.

“Dạ, có ạ”, tôi đáp.

Lần này thì không có thuốc tê, vì người ta không thể làm tê ánh sáng. Mỗi mũi kim từ cây súng laser bắn vào khiến ánh sáng bùng nổ, và một cái đau nhói trong mắt. Ánh sáng laser đốt tế bào của võng mạc bằng sức nóng, và chính vết sẹo sẽ kết võng mạc dính trở lại thành mắt. Thật lạ là mắt, bộ phận của ánh sáng, lại được chữa bằng tia sáng. 

Bà bác sĩ rất nhân hậu, bà luôn miệng khen tôi chịu đựng giỏi. Có lúc tôi xin bà được nghỉ chốc lát, và bà đã dừng lại giữa những mũi kim. Cả quá trình chỉ mất khoảng mười phút, nhưng mười phút với ánh sáng đủ cho cả một thập niên. Tôi không cần đeo vải che mắt nữa. Tôi có thể thấy chút ít bằng mắt trái, quanh các bong bóng gas, và nhìn rõ với mắt phải, nhưng tôi vẫn bấu vào cánh tay Max khi đi ra xe. May mắn mà tôi được cháu giúp đỡ. Nếu cháu không có ở đây, chắc tôi đã phải nhờ đến bạn bè, mà nếu không được thì đành phải tự đi taxi thôi. Nhưng ngày càng lớn tuổi, bạn càng phải đi bác sĩ thường hơn, và bạn càng muốn có người thân đi với mình hơn.

Đêm đó, tôi ngồi dựng trong ghế bành, nghiêng đầu qua một bên. Sáng ra, tôi đi khắp nơi với cái đầu nghễnh qua một bên, hoặc ngồi ở bàn làm việc đầu tựa vào cánh tay. Tôi quán sát mấy cái bong bóng gas nhập thành một cái lớn với rất nhiều mấy cái nhỏ li ti bọc quanh nó, giống như mấy viên đá quý trên một chiếc nhẫn. Khi tôi quay đầu, chúng lăn lóc ở đáy thị lực của tôi, giống như mấy viên đá cuội trong một cái tô, nhưng dĩ nhiên thực sự ra chúng đang lăn tròn ở phía trên. Mỗi ngày, tôi mừng khi thấy chúng dần nhỏ lại; khi tất cả tan biến đi, tôi đã có thể thẳng đầu trở lại, và ban đêm có thể nằm xuống ngủ.

Tôi không ngừng nghĩ đến cha tôi. Có nhiều ngày tôi bị cứng cổ, và cũng không thể ngủ yên trong ghế bành, nhưng những điều đó không thể so sánh với những gì mà cha tôi phải trải qua - mà cuối cùng rồi ông cũng phải bị mù. Tôi cảm thấy như ông đã cổ vũ tôi, thúc giục tôi nghễnh đầu qua một bên, mặc cho cổ tôi tê cứng, dỗ dành tôi ban đêm khi ngủ không được nằm xuống, dù tôi có mệt mỏi đến mấy, thúc giục tôi làm tất cả để giữ được thị lực của mình. Tôi biết cha không muốn tôi bị mù. Đôi khi, nghĩ đến ông, tôi thử làm như mù, mò mẫm đi quanh nhà với đôi mắt nhắm. Nhưng hầu hết những hoạt động bình thường cũng vượt quá sức của tôi, như khi pha một tách trà, hay mang đôi vớ tiệp màu, hay bỏ kem đánh răng lên bàn chải răng - tất cả những thứ ông phải học làm lại từ đầu khi ông bị mù ở tuổi sáu mươi. Sự can đảm chấp nhận tình trạng mù lòa của ông bộc lộ một cách mới mẻ đối với tôi.

Mỗi ngày những bong bóng gas nhỏ lại, và tôi có thể nhìn rõ hơn những gì còn lại trên thế giới quanh chúng, rồi đến ngày thứ sáu, chúng biến mất hết. Tôi tự lái xe đến gặp bác sĩ, bà nói giờ tôi có thể sửa thẳng cổ lại. Tất cả đều tốt đẹp, võng mạc của tôi đã được chữa lành. Từ đó tôi có thể nhìn bình thường, dĩ nhiên, ngoại trừ trong bóng đêm.

Mấy tháng sau khi bị bong võng mạc, tôi gia nhập một nhóm các văn nghệ sĩ dự khóa thiền một tháng dài ở Adirondacks, thuộc miền Bắc bang New York. Vào một đêm trong tháng mười một, một trận bão tuyết thình lình tấn công chúng tôi, đi kèm theo với sấm sét, và cuồng phong. “Còn mấy con gà thì sao?”, một nhà văn lên tiếng. “Chúng chết cóng mất!” Vài người tóm lấy đèn pin, chạy ra ngoài bão, và tôi cũng chạy theo. Chúng tôi đi khoảng vài trăm thước dọc theo lối vào vườn rau, để bắt gà và bỏ chúng vào chuồng tối nay, nếu không chúng sẽ bị tuyết bất ngờ chôn sống thôi. Người thì rọi đèn pin vào đàn gà, kẻ thì trườn trên bụng dưới tầng nhà vườn để bắt mấy chú gà đang sợ điếng. Còn tôi không có đèn pin, mà đầu gối cũng không cho phép tôi cúi mình trên tuyết, cảm thấy mình không ích lợi gì, nên tôi quay trở lại nhà. 

Chân tôi có thể cảm nhận được sự trơn láng của mặt đường, và tôi có thể nhìn thấy ánh đèn trong nhà qua những rặng cây. Thỉnh thoảng có sấm và sét. Nhưng sau khi đi một hồi, tôi cảm thấy ánh đèn trong nhà không trở nên gần hơn, và tôi nhận ra rằng chân tôi đã dò ra được con đường, nhưng là con đường khác, dẫn ra sân chơi tennis. Tôi biết hướng đi đúng cách đây không xa, ở phía bên kia của một cái dốc nhỏ, nên tôi đi về phía rặng cây, nhắm hướng ánh đèn trong nhà. Không thể xa hơn một trăm thước. Tuyết dầy đặc, giày và quần của tôi ngay lập tức thấm ướt. Rồi bỗng nhiên ánh đèn trong nhà vụt tắt. Điện cúp do bão táp. Không còn gì để nhắm tới, mà cũng không còn lối đi dưới chân tôi. Gió thổi mạnh, tuyết rơi dầy. Tôi hét lớn hết sức. “Có ai nghe thấy không? Cứu! Cứu tôi với!” nhưng giọng tôi lạc đi trong gió. Tôi đi chậm rãi về phía mà tôi nghĩ là hướng về nhà, đưa hai tay về phía trước để tránh đụng phải cây cối. Có khác gì người mù đâu.

Rồi bỗng nhiên mặt đất sụp xuống phía trước, tôi trượt xuống dưới hố tuyết, đầu gối va vào đá. Tôi ngồi yên, xem xét tình thế. Tôi không bị gì. Tôi có thể đứng dậy đi tiếp, nhưng về hướng nào? Tôi thật là ngốc khi muốn chạy theo xem bắt gà, giờ thì lạnh làm sao. Không nón, không bao tay, và tồi tệ nhất là không đèn pin. Tôi tưởng tượng mình sẽ đi vòng vòng trong bóng đêm, mất phương hướng vì gió bão, rồi té ngã. Sẽ không có ai biết tôi ở đâu mà đi tìm, vì mọi người tưởng tôi đã về phòng, đang ngủ trong giường. Giờ hẳn là mấy con gà đã có thể được vào chuồng an toàn. Còn tôi thì chết cóng trong đêm, như một hòn đá bị liệng ra khỏi nhà.

Tôi cố gắng đứng dậy, vừa lúc có tiếng sấm. Một tia sét theo sau đã giúp tôi thấy, chỉ trong tích tắc, ngôi nhà, cách đây khoảng năm mươi thước. Cũng may là lúc đó mặt tôi quay đúng hướng mới thấy được nhà. Rồi mọi thứ lại biến mất trong bóng đêm. Tôi đi theo hướng đó, lội trong tuyết dầy, dò từng bước trước khi đặt chân xuống, và khi tiến gần đến nhà hơn, tôi thấy ánh đèn cầy lung lay qua cửa sổ. Đúng là nhờ võng mạc đã được chữa mà tôi về được lại nhà. Tôi nghĩ đến cha tôi, và tôi cảm thấy hàm ân về những tiến bộ trong ngành nhãn khoa đã có mặt quá trễ đối với cha tôi, nhưng đúng lúc cho tôi.

Tôi nhớ lần đầu gặp lại lúc cha đã bị mù. Ông đứng ở băng chuyền lấy hành lý tại phi trường Logan của Boston. Tôi đã bay từ California đến thăm ông. Ông đứng quay lưng về phía tôi. Ông đang đứng bên vợ, một cánh tay móc vào cánh tay bà, tay kia cầm gậy trắng. Điều làm tôi xúc động là cách ông nghễnh đầu, nghe ngóng. Dáng dấp của người mù, và tôi đã khóc khi tiến đến phía sau ông. Tôi chưa bao giờ nhìn thấy người cha đầy mạnh mẽ, lịch lãm đứng như thế trước đây, ngóng đợi, trong ngóng đợi.

Trong thời gian tôi thăm viếng, ông thường khắc khoải hỏi về giờ giấc như thể để định hướng cho bản thân vì giờ đối với ông ngày qua đi mà không có sự thay đổi trong bóng thời gian. Tôi đến Hội Người Mù ở Boston để mua cho ông một đồng hồ bỏ túi khắc số Braille - ông vẫn thường sử dụng một đồng hồ bỏ túi, thắt gút vào dây lưng quần. Ông đã khóc khi tôi trao nó cho ông, và đã giữ nó bên mình suốt quãng đời còn lại của mình. Sau khi ông mất, người vợ đã gửi nó về lại cho tôi. Lớp men trắng trên mặt đồng hồ đã bị bong tróc vì ngón tay ông rờ rẫm.

* * *

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/10/2023(Xem: 1261)
Rồi tôi đi sâu vào vườn trầm, đi mãi vào ...rừng trầm để mong tìm những cây trầm đại thụ, và tôi đã gặp bao cao Tăng tu hành tại đây, không chỉ các sư tại Âu Châu mà còn từ Hoa Kỳ, Úc, Canada ...nữa cơ. Các vị đã trao cho tôi bao trầm hương qua lời giảng của quí Sư dựa theo lời dạy của Đức Phật. Những thỏi trầm quí mang tên: Lăng Nghiêm, Pháp Hoa, Bát Nhã, Phổ Môn, Chú Đại Bi, Thập Chú, Thần Chú..v.v..và.v.v.Ôi, nhiều lắm, rồi với thời gian, nếu thành tâm trân quí và nắm giữ những thỏi trầm, thì hương trầm của nó cũng ít nhiều tỏa hương thơm ngát đánh bạt những sú uế mà bụi đời đã phủ lên người chúng ta.
15/03/2023(Xem: 5190)
Từ khi con người bắt đầu quy tụ sống thành nhóm, thành đoàn, và sau này phát triển đông đảo thành cộng đồng, xã hội, quốc gia, người ta đã biết tổ chức phân quyền, đưa ra những nguyên tắc luật lệ chung để mọi người dân sống trong cộng đồng quốc gia phải tuân theo. Những ai phạm tội phá rối trị an sẽ bị đem ra xét xử và trừng phạt theo nội quy luật lệ của quốc gia nơi họ cư ngụ. Có như thế thì mọi sinh hoạt trong cộng đồng xã hội mới giữ được trật tự, đời sống cá nhân mới được bảo đảm an toàn.
23/09/2022(Xem: 2764)
Giáo lý Bốn thánh đế là giáo pháp quan trọng nhất của những người học và tu tập theo lời dạy của Đức Phật. Cho dù chúng ta thuộc truyền thống Nguyên Thuỷ hay truyền thống Đại Thừa cũng đều tu học từ nền tảng giáo pháp này. Trong Bốn thánh đế thì đạo thánh đế gồm 37 pháp và thường được gọi là 37 phẩm trợ đạo. Trong đó thì Bát chánh đạo là căn bản nhất vì “Bát chánh đạo gồm có hữu lậu và vô lậu” (Trong Tạp A-hàm, Kinh Quảng Thuyết Bát Thánh Đạo, số 785 và Trong kinh Trung Bộ III, Đại Kinh bốn mươi, do Hòa thượng Minh Châu dịch).
17/11/2021(Xem: 25313)
Nghiệp, phổ thông được hiểu là quy luật nhân quả. Nhân quả cũng chỉ là mối quan hệ về tồn tại và tác dụng của các hiện tượng tâm và vật trong phạm vi thường nghiệm. Lý tính của tất cả mọi tồn tại được Phật chỉ điểm là lý tính duyên khởi.266F[1] Lý tính duyên khởi được nhận thức trên hai trình độ khác nhau. Trong trình độ thông tục của nhận thức thường nghiệm, quan hệ duyên khởi là quan hệ nhân quả. Chân lý của thực tại trong trình độ này được gọi là tục đế, nó có tính quy ước, lệ thuộc mô hình cấu trúc của các căn hay quan năng nhận thức. Nhận thức về sự vật và môi trường chung quanh chắc chắn loài người không giống loài vật. Trong loài người, bối cảnh thiên nhiên và xã hội tạo thành những truyền thống tư duy khác nhau, rồi những dị biệt này dẫn đến chiến tranh tôn giáo.
13/11/2021(Xem: 13375)
“Bát Thánh Đạo” là phương pháp tu hành chơn chánh cao thượng đúng theo qui tắc Phật giáo mà đức Thế Tôn đã có lời ngợi khen là quí trọng hơn tất cả con đường tu hành, là con đường không thẳng cũng không dùn, không tham vui cũng không khắc khổ, vừa thành tựu các điều lợi ích đầy đủ đến hành giả, hiệp theo trình độ của mọi người. Cho nên cũng gọi là “TRUNG ĐẠO” (Majjhimapaṭipadā) là con đường giữa. Ví như đàn mà người lên dây vừa thẳng, khải nghe tiếng thanh tao, làm cho thính giả nghe đều thỏa thích. Vì thế, khi hành giả đã thực hành đầy đủ theo “pháp trung đạo” thì sẽ đạt đến bậc tối thượng hoặc chứng đạo quả trong Phật pháp không sai. Nếu duyên phần chưa đến kỳ, cũng được điều lợi ích là sự yên vui xác thật trong thân tâm, từ kiếp hiện tại và kết được duyên lành trong các kiếp vị lai. Tôi soạn, dịch pháp “Bát Thánh Đạo” này để giúp ích cho hàng Phật tử nương nhờ trau dồi trí nhớ và sự biết mình. Những hành giả đã có lòng chán nản trong sự luân hồi, muốn dứt trừ phiền não, để
03/09/2021(Xem: 7242)
Có những người làm gì cũng hay, viết gì cũng hay. Tôi luôn luôn kinh ngạc về những người như vậy. Họ như dường lúc nào cũng chỉ ra một thế giới rất mới, mà người đời thường như tôi có ngó hoài cũng không dễ thấy ra. Đỗ Hồng Ngọc là một người như thế.
08/10/2020(Xem: 8999)
1- Hãy khoan hồng tha thứ, biết thiện thì làm, tới đâu thì tới. 2- Sống trong cuộc đời, muốn được thong thả rảnh rang thì đừng dính đến quyền lợi. 3- Làm việc hễ thuận duyên thì làm, không thuận thì phải khéo léo nhẫn nhịn để vượt qua. 4- Ăn chay, thương người, thương vật, tụng kinh. 5- Việc ác chớ để phạm, điều lành phải nên làm. 6- Thương người cùng thương vật, niệm Phật và tham thiền. 7- Chánh niệm đứng đầu là 3 niệm : Niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng. 8- "Hằng ngày ăn thịt chúng sanh mà mong giải thoát, điều đó không bao giờ có điều đó được". 9- Mót thời gian để tu, đừng bỏ qua, gặp việc thì làm; rảnh việc thì nhiếp tâm: Niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng. 10- Thông minh hiểu biết nhiều, coi chừng không bằng ông già bà lão ăn chay niệm Phật.
01/03/2020(Xem: 13649)
Kinh Viên Giác là kinh đại thừa đốn giáo được Phật cho đó là “Con mắt của 12 bộ kinh”. “Con mắt” ở đây theo thiển ý có nghĩa là Viên Giác soi sáng nghĩa lý, là điểm tựa, là ngọn hải đăng cho các bộ kinh để đi đúng “chánh pháp nhãn tạng”, không lạc vào đường tà và tu thành Phật. Khi nghe kinh này, đại chúng kể cả chư Phật và chư Bồ Tát đều phải vào chánh định/tam muội, không bình thường như những pháp hội khác.
28/11/2019(Xem: 8128)
Ấn độ là một trong những quốc gia nổi tiếng trên thế giới vì đất rộng, người đông, có dãi Hy mã lạp sơn cao nhất thế giới, có một nền văn minh khá cao và lâu đời, con số 0, số Pi (3,1416...) do người Ấn sử dụng đầu tiên trong toán học, Kinh Vệ Đà đã được người Ấn sáng tạo từ 1800 đến 500 năm trước công nguyên, Ấn Độ là quê hương của đức Phật, hay nói khác hơn đó là nơi đạo Phật phát sinh, ngày nay đã lan tràn khắp thế giới vì sự hành trì và triết thuyết của đạo Phật thích ứng với thời đại. Do đó việcTime New Roman tìm hiểu về Ấn Độ là một điều cần thiết.
17/04/2019(Xem: 5811)
Những pháp thoại của Lama Yeshe là độc nhất vô nhị. Không ai thuyết giảng được như đức Lama. Tự nhiên lưu xuất trong tâm, trực tiếp ngay bây giờ; mỗi lời nói của ngài là một cẩm nang hướng dẫn để thực tập. Tiếng anh của đức Lama rất tốt. Khó có người sử dụng nhuần nhuyễn như ngài. Với tính sáng tạo cao, đức Lama đã biểu hiện chính mình không chỉ qua lời nói, mà còn thể hiện tự thân và trên khuôn mặt. Làm sao để chuyển tải hết sự truyền trao huyền diệu này trên trang giấy? Như đã đề cập ở chỗ khác, chúng tôi trình bày với yêu cầu này cách tốt nhất có thể.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]