Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 4: Sự ham muốn và bám víu

11/03/201215:18(Xem: 6421)
Chương 4: Sự ham muốn và bám víu
BUDDHADASA
QUYỂN SÁCH CHO NHÂN LOẠI

Tóm lược Đạo Pháp của Đức Phật
Hoang Phongchuyển ngữ
Nhà Xuất Bản Phương Đông 2012

Chương IV
SỰ HAM MUỐN VÀ BÁM VÍU


Phải làm thế nào để không bám víu vào các vật thể mà bản chất của chúngchỉ là phù du, bất toại nguyện và không hàm chứa một cái ngã nào cả, hầu giúp chota tìm thấy sự tự do, thoát ra khỏi mọi sự trói buộc của chúng? Câu trả lời làphải khám phá ra nguyên nhânkhiến chota thèm muốn và bám víu vào các vật thể ấy. Khi đã thấy được nguyên nhân thì tacũng sẽ loại trừ hoàn toàn được tác động của nó. Đối với Phật Giáo sự ham muốnvà bám víu gồm có bốn thể loại như sau:

1) Sự bám víu của giác cảm(kâmûpâdâna)

Đấy là các đối tượng nhậnbiết của giác cảm có tính cách lôi cuốn và gây ra sự ham muốn. Một cách thật tựnhiên là mọi chúng ta đều có khuynh hướng muốn bám víu vào các vật thể mà mình ưathích, đấy là các vật thể mang màu sắc, hình dạng, âm thanh, mùi, vị, hoặc cácvật thể sờ mó được, hoặc là các hình ảnh tâm thần, chúng tạo ra một sự lôi cuốnnào đó đối với ta - các vật thể ấy có thể thuộc quá khứ, hiện tại hay tương laivà hiển hiện ra trong tâm thức của ta, đồng thời tương quan với các vật thể thuộcthế giới vật chất bên ngoài, chúng có thể thuộc thân xác hay trí tưởng tượng củamình. Ta biểu lộ một sự thích thú phát sinh từ bản năng đối với chúng, ta cảmthấy vui thích khi tiếp xúc với các đối tượng giác cảm ấy. Chúng tạo ra trong tâmthức ta những niềm vui sướng tuyệt vời khi tâm thức cảm nhận được chúng.

Lúc vừa mới sinh, mộtcá thể đã bắt đầu nhận biết được sự thích thú do sáu thứ giác cảm (ngũ giác và tri thức)mang lại và bám víu vào những sự thích thú ấy, sau đó càng lớn khôn thì sự bámvíu ấy càng trở nên mạnh hơn. Phần đông không mấy ai có thể tránh khỏi được sựbám víu đó, và đấy chính là một nguyên nhân mang lại những khó khăn nghiêm trọng.Quả thật là hết sức hệ trọng là phải nắm vững và thấu triệt được các đối tượnggiác cảm ấy là gì, hầu giúp ta tìm lấy cách ứng xử thích nghi với chúng, nếukhông thì sự bám víu ấy sẽ tạo ra cho ta một tình trạng hoàn toàn mất định hướng.Nếu quan sát cẩn thận tình trạng mất hết định hướng của một người nào đó, thìnhất định ta sẽ khám phá ra là người ấy trước đây đã từng bám víu thật mạnh vàomột đối tượng thích thú của giác cảm (thí dụ như trạng thái thất tình của mộtngười nào đó sẽ cho ta biết là trước đây người ấy đã từng bám víu vào một nhândạng mang hình tướng, màu sắc, âm thanh, mùi, vị và các đặc tính tinh thần... "cóthể mang lại" trên nguyên tắc sự thỏa mãn giác cảm cho người ấy). Thực tế phải nói là tất cả hành động của con người đềuliên hệ mật thiết với giác cảm. Dù đấy là sự yêu thích, giận dữ, ghét bỏ, ghentuông, sát sinh hay tự tử, thì nguồn gốc sâu xa gây ra những thứ ấy đều không lọtra ngoài các nguyên nhân phát sinh từ một đối tượng của giác cảm. Nếu quan sát thậtkỹ để tìm hiểu tại sao con người lúc nào cũng phải lo toan, phải bơ phờ chạyngược chạy xuôi như thế, thì chúng ta sẽ nhận thấy ngay đấy là vì họ bị thúc đẩybởi sự ham muốn, ham muốn muốn được có một cái gì đó, bất kể đấy là thứ gì. Họhăng say tìm mọi cách kiếm thêm tiền, nhiều chừng nào tốt chừng nấy, và sau đóthì quay sang việc tìm kiếm sự thích thú mang lại từ các thứ màu sắc, hình tướng,âm thanh, mùi, vị, hoặc các vật thể sờ mó được. Đấy là những gì thúc giục họ phảitiếp tục tiến tới. Ngay cả trường hợp mà họ cố thực hiện những hành động xứngđáng để ước mong được lên thiên đường thì đấy cũng chỉ là một hình thức phát lộsự ham muốn đối với các hình thức thích thú thuộc giác cảm ("hạnh phúc" của cõi Thiên Đường hay "cực lạc" - tứccó nghĩa là sướng vô cùng - của cõi Tây Phương cũng có thể không khác biệt nhaunhiều, bởi vì đấy là những phóng tưởng rất công thức và quy ước của con ngườiphát sinh từ sự ham muốn và bám víu).Tất cả các khó khăn và xáo trộn phát sinh trong thế giới này đều bắt nguồn từ sựham muốn những thích thú giác cảm (chiến tranh tôn giáo để bảo vệ Thiên Đườnghay cái cõi Cực Lạc của mình chẳng hạn).

Mọi thứ nguy hiểm đều phát sinh từ sức mạnh của sự bámvíu hướng vào giác cảm. Chính vì thế mà Đức Phật xem sự ham muốn các thứ thíchthú giác cảm là một thể dạng bám víu đứng vào hàng đầu. Thật thế đấy là nhữngkhó khănmang tính cách toàn cầu. Những gì xảy ra cho thế giới này trong tươnglai, dù đấy là sự hủy diệt hay là sự cứu rỗi, thì nhất thiết cũng đều phát sinhtừ sự bám víu vào giác cảm. Trọng trách của mỗi người trong chúng ta là phải nhìnlại xem sức bám víu của chính mình mạnh đến đâu, và khả năng để có thể giúpmình loại bỏ được sức mạnh bám víu ấy có cân xứng hay không?

Nhìn dưới con mắt thườngtình thì sự bám víu vào tình dục là một điều rất tốt vì nó giúp mang lại tìnhthương trong gia đình, nghị lực và sự tích cực trong việc tạo ra của cải vàmang lại sự vẻ vang, v.v... (cứ nhìn vào các đám cưới được tổ chức linhđình thì sẽ hiểu được ý nghĩa của câu này). Thế nhưng,trên phương diện tâm linh, thì hiển nhiên đấy là một cửa ngõ kín đáo dẫn đến khổnhọc và đau buồn (khi nghe thấy tiếng la hét ở nhà bên cạnhvà chén đĩa bay ra cửa sổ thì sẽ hiểu được ý nghĩa của câu này. Thật ra đại sưBuddhadasa chỉ nêu lên trường hợp bám víu "lương thiện" vào tình dục,vì còn rất nhiều những hình thức bám víu khác mang tính cách bạo lực, cưỡng bức,lường gạt, mua bán, lợi dụng... mang lại những khổ đau lộ liễu và lớn lao hơnnhiều). Trên lãnh vực tâm linh ta phảiluôn chủ động được sự bám víu vào tình dục, bởi vì nếu muốn cho tất cả khổ đau phảitan biến hết thì phải loại bỏ hoàn toàn được mọi sự bám víu vào giác cảm.

2) Sự bám víu vào các quan điểm(ditthûpâdâna)

Chỉ cần sử dụng tối thiểuphép nội quán thì ta cũng có thể nhận thấy dễ dàng sự bám víu vào các quan điểmvà các ý nghĩ của mình. Từ lúc mới sinh, ta được hưởng ngay một sự giáo dục vàdạy dỗ mang lại cho ta một số ý nghĩ và quan điểm nào đó. Theo tôi thì"quan điểm" là một số ý nghĩ mà ta khư khư giữ lấy và nhất định khôngchịu từ bỏ chúng. Xét cho cùng, bảo vệ quan điểm của mình là một việc khá tự nhiên,và cũng chẳng mấy khi có người lên tiếng để kết án hay chỉ trích thái độ bướngbỉnh ấy cả. Tuy nhiên trên thực tế thì nó lại tượng trưng cho một thứ nguy hiểmthật trầm trọng không thua kém gì sự bám víu vào các đối tượng của giác cảm. Cóphải đúng là những ý nghĩ mà ta bám víu khư khư vẫn thường hay bị đánh đổ bởi cácsự kiện xảy ra trên thực tế hay không? Vì thế cũng nên nhân các cơ hội ấy để ýthức và thay đổi cách nhìn của ta hầu giúp cho nó một dịp để tiến hóa, để dần dầncải thiện nó, nâng nó lên cao hơn, giúp biến một quan điểm sai lầm của mình trướcđây trở thành một quan điểm khác khá hơn, ngày càng đến gần hơn với sự thật, đểrồi đến một lúc nào đó thì các ý nghĩ của mình sẽ đủ sức để tiếp nhận Bốn Sự ThậtCao Quý.

Có rất nhiều nguyênnhân tạo ra sự bám víu bướng bỉnh vào các quan điểm của mình. Thật thế, đấy làcách hành xử nhất thiết liên quan đến tập quán, truyền thống, nghi lễ và các giáođiều tôn giáo. Sự cả tin bướng bỉnh mang tính cách cá nhân thường không gây ratác hại quá lớn lao và cũng không lan tràn rộng lớn như là sự cả tin bướng bỉnhvào các truyền thống lâu đời và các thứ lễ lạc dân gian. Bám vào quan điểm nàyhay quan điểm nọ chỉ là một hình thức vô minh. Chỉ vì kém hiểu biết nên ta mới tạora cho mình một cách nhìn hoàn toàn mang tính cách cá nhân về mọi sự vật, chiphối bởi sự vô minh của chính mình. Thí dụ ta nhất quyết tin rằng các vật thể đềuđáng cho ta thèm muốn và bám víu, và nghĩ rằng ta sẽ giữ được chúng lâu dài, quảquyết là chúng hàm chứa một giá trị nào đó và hiện hữu một cách tự tại, thếnhưng trên thực tế thì đấy chỉ là ảo giác, lừa phỉnh và biến động, không hàm chứamột giá trị gì và cũng không có một sự hiện hữu nội tại nào cả. Khi đã hìnhdung ra trong trí một ý nghĩ nhất định nào đó về một vật để rồi sau đấy nếu phảichấp nhận cái ý nghĩ ấy là sai thì quả thật đấy sẽ là một chuyện không thíchthú gì cho lắm đối với mình, dù cho đôi khi ta cũng không tránh khỏi phải chấpnhận là mình đã từng phạm vào những sai lầm đại loại như thế. Chính sự bướng bỉnhđó đã tạo ra một chướng ngại thật lớn ngăn chận mọi sự tiến bộ và khiến cho takhông còn có thể tự biến cải lấy mình được nữa, tức không còn thay đổi gì được nữađối với các thứ đức tin sai lầm về tôn giáo và những thứ tín ngưỡng lâu đời củamình. Điều này có thể tạo ra nhiều khó khăn cho những người bám chặt vào các thứgiáo điều quá ư ngây thơ, bởi vì ngay cả trường hợp một ngày nào đó dù cho ngườiấy có nhận thấy mình quá đỗi ngây thơ đi nữa thế nhưng họ vẫn cứ tiếp tục khôngchịu thay đổi đức tin của mình, viện cớ là cha mẹ mình, ông bà mình, tổ tiênmình tin tưởng vào các giáo điều ấy. Hoặc đấy cũng biết đâu có thể là vì họkhông thật sự muốn sửa đổi và cải thiện, cố tình nhắm mắt làm ngơ trước nhữngluận cứ đi ngược lại với những ý nghĩ lâu đời của mình, và hơn nữa họ còn phảnkháng lại rằng đấy là những gì mà họ đã đặt hết lòng tin vào đó. Vì những lý donhư vừa kể, nên sự bám víu vào các quan điểm phải được xem như là một thứ nọc độcgiết người, một mối nguy hiểm lớn lao mà ta phải vận dụng tất cả sức mạnh củamình để loại trừ, nếu thật sự ta muốn biến cải lấy chính mình.

3) Sự bám víu vào nghi thức và lễ lạc(sîlabbatûpâdâna)

Đây là sự bám víu vàocác nghi thức truyền thống không hàm chứa một ý nghĩa gì cả và được lưu truyềnkhông vì một lý do chính đáng nào cả, đấy chỉ là những nghi thức mà nhiều ngườixem như là mang tính cách thiêng liêng và họ bám víu vào chúng với bất cứ giánào. Tại Thái Lan cũng như ở bất cứ nơi đâu: người ta tin vào bùa chú, các vậtmang tính cách mầu nhiệm và đủ mọi thứ nghi lễ bí truyền. Thí dụ người ta tin rằngkhi vừa thức giấc thì phải đến bên cạnh một chậu nước đọc nhẩm một câu thần chúvà sau đó thì mới lấy nước ấy mà rửa mặt; trước khi đại hay tiểu tiện thì phảiquay mặt về một hướng nhất định nào đó; hoặc trước khi ăn hay trước khi lên giườngđể ngủ thì phải thực thi một số nghi thức nào đó. Người ta tin vào ma quỷ, cácvị thiên nhân trên trời, các gốc cây thiêng liêng, và đủ mọi thứ thần bí khác.Tất cả những thứ ấy thật phi lý. Người ta không suy nghĩ bằng lý trí, mà chỉ nhắmmắt bám vào những sơ đồ đã có sẵn. Vì khăng khăng hành xử như thế nên họ khôngthể nào còn thay đổi được nữa. Nhiều người tự nhận mình là người Phật Giáo thếnhưng đồng thời vẫn cứ tiếp tục tin vào các chuyện đại loại như vừa kể, đấy là cáitrò đi hàng hai! Trong số họ có cả vài người còn tự nhận mình là một vị tỳ kheonữa, tức là một đệ tử đích thật của Đức Phật!

Tu tập Đạo Pháp và nếu hiểuđược mục tiêu của Đạo Pháp là gì và ý thức được bổn phận của mình trước sự tồnvong của Đạo Pháp thì phải loại bỏ ngay các thứ tin tưởng dị đoan đó, nếu khôngthì việc tu tập của mình cũng sẽ chẳng khác gì một thái độ hành xử ngây thơ xemĐạo Pháp như là một thứ nghi lễ mầu nhiệm. Vì thế cũng không lạ gì khi nhìn thấynhiều người xin quy y hay ra sức tu tập Đạo Pháp nhằm mục đích duy nhất là để hòanhập với một phong trào xã hội đang thịnh hành, hoặc thực thi các nghi lễ theo truyềnthống và nhắm mắt bước theo những người đi trước. Họ cũng chẳng cần biết những thứmình đang làm có ý nghĩa gì hay không, mà chỉ biết nhắm mắt thực thi mọi chuyệntheo đúng với các thói quen sẵn có. Những hành vi như thế thật khó để có thể sửađổi được. Đấy là những gì mà chúng tôi gọi là "sự bám víu vô ý thức vàocác nghi lễ truyền thống". Phép thiền định sâu xa và phép thiền định tĩnhlặng như người ta thường thực thi hiện nay, nếu không được áp dụng đúng cách, hợplý và dựa vào một sự hiểu biết tường tận thì cũng có thể lâm vào tình trạng biếnthành một hình thức ham muốn hay bám víu nào đó. Nếu các phép thiền định đó khôngđược hướng dẫn một cách đúng đắn thì chúng cũng sẽ trở thành một hình thức vôminh mà thôi. Đối với việc quy y cũng thế, nếu tuân thủ năm, tám hoặc mười giớiluật, hay hơn nữa với mục đích nuôi hy vọng trở thành một thánh nhân hàm chứa mộtsức mạnh mầu nhiệm, siêu nhiên, thần bí hay bất cứ thứ gì, thì việc quy y ấycũng sẽ trở thành một thứ nghi thức sai lầm, thúc đẩy bởi sự bám víu đơn thuần,một cách đánh mất thì giờ vô ích.

Vì thế mà chúng ta phảithật hết sức cảnh giác. Muốn tu tập Đạo Pháp thì phải tạo được cho mình một sựquyết tâm vững chắc, đấy là sự hiểu biết và lòng ước mong tẩy uế mọi thứ ô nhiễmlàm cho tâm thức bị u mê. Nếu không thì sự tu tập của mình cũng chỉ là một hànhđộng lầm lẫn và phi lý, một cách phí phạm thì giờ thật đáng tiếc.

4) Sự bám víu vào ý nghĩ về một cái tôi(attavâdûpâdâna)

Sự tin tưởng vào mộtcái ngã cá nhân là một điều sai lầm thật vô cùng hệ trọng và đồng thời cũng hếtsức tinh tế. Tất cả mọi sinh vật hàm chứa sự sống đều không tránh khỏi một thứ cảmtính sai lầm về "cái tôi" và "cái của tôi"; đấy là một thứbản năng nguyên thủy hàm chứa trong bất cứ một sự sống nào, và đấy cũng là cáigốc làm phát sinh ra các thứ bản năng khác. Bản năng tìm kiếm thức ăn, hấp thụthức ăn, lẫn tránh hiểm nguy, sinh con đẻ cái và các thứ bản năng khác nữa..., tấtcả đều phát sinh từ sự cảm nhận bằng trực giác của tất mọi sinh vật cho rằng mìnhđang hiện hữu và mang một thực thể riêng biệt, tức là một "cái ngã".Khi đã tin chắc vào đấy thì một sinh vật sẽ đương nhiên muốn tránh khỏi cái chết,tìm được thực phẩm để nuôi thân xác, tránh được hiểm nguy và tìm được cơ may đểtruyền giống. Chúng ta có khuynh hướng tin rằng sự cảm nhận về cái tôi ấy hiệnhữu nơi tất cả chúng sinh và mang một giá trị toàn cầu, chúng ta thường có xuhướng nghĩ rằng nếu như tình trạng đó trở nên khác đi thì chúng sinh sẽ khôngthể nào còn có thể tồn tại được. Thế nhưng sự tin tưởng ấy (về một cái ngã)đồng thời cũnglà nguyên nhân của khổ đau phát sinh từ các bản năng chẳng hạn như tìm kiếm thựcphẩm, tìm một chỗ dung thân, tìm được cơ may truyền giống và thực hiện tất cả cácthứ sinh hoạt khác nữa. Đấy chính là một trong nhiều lý do khiến Đức Phật phảigiảng dạy cho chúng ta thấy rằng sự bám víu vào ý nghĩ về một "cáingã" là căn nguyên của tất cả mọi khổ đau. Đức Phật tóm lược điều ấy bằng vàichữ thật ngắn gọn như sau: "Nếu bám víuvào các vật thể thì chúng sẽ trở thành khổ đau, hoặc sẽ trở thành nguyên nhân củakhổ đau". Sự bám víu ấy là nguồn gốc và nền tảng của sự sống, đồng thờinó cũng là nguồn gốc và nền móng của khổ đau dưới tất cả mọi hình thức. Chính đấylà những gì mà Đức Phật muốn nhắc đến khi Ngài bảo rằng "sự sống là khổ đau và khổ đau là sự sống". Điều đó cónghĩa là thân xác và tâm thức (năm thứ cấu hợp - ngũ uẩn)mà chúng ta đang bám víu vào đấy chỉ là khổ đau. Thấuhiểu được nguồn gốc và nền tảng của sự sống là gì thì cũng có thể xem như đã đạtđược một sự hiểu biết sâu xa nhất và sắc bén nhất giúp ta loại bỏ được khổ đautừ căn nguyên.

Phương pháp hữu hiệu nhấtđể loại bỏ sự bám víu là phải nhận diện được nó ngay khi nó vừa mới lộ diện. Phươngpháp này tỏ ra khá hiệu quả để loại bỏ sự bám víu vào ý nghĩ về một cái ngã làmnền tảng cho sự sống. Sự bám víu vào cái ngã hiện ra một cách bất thần và chiếmhữu sự suy nghĩ của ta mà không cần phải có ai nhét nó vào đầu ta cả. Cái bảnnăng ấy hiện hữu nơi trẻ con cũng như nơi các súc vật khác khi chúng mới vừa sinhra đời. Thí dụ như trường hợp các con mèo con mới sinh chẳng hạn, khi ta bước đếngần chúng thì chúng sẽ có những phản ứng tự vệ ngay! Mỗi khi có "cái gìđó" hiện ra trong tâm thức, thì đấy chính là "cái tôi", và tứcthời một sự bám víu sẽ theo đó mà phát lộ ra, không sao tránh khỏi được. Nhữnggì mà ta có thể làm là phải khống chế nó ngay trong khi chờ đợi phát động chomình một cấp bậc tâm linh cao hơn; nói cách khác là phải sử dụng các kỹ thuật trongĐạo Pháp để giúp chế ngự nó và chờ đến lúc ta có đủ khả năng để chủ động đượcnó và sau cùng thì loại bỏ được nó (nên hiểu là "cái tôi" lúc nàocũng hiển hiện ra với ta, khi cấp bậc tu tập của ta còn thấp thì phải luôn cố gắngý thức được sự hiện diện của nó, theo dõi và canh chừng nó, không cho nó xuikhiến ta phạm vào những hành động sai lầm tức là sự thèm muốn, sau này khi đã đạtđược các cấp bậc tu tập cao hơn thì ta sẽ có thể dần dần loại bỏ được nó). Nếu không thực hiện được như thế, thì một người bìnhthường trong thế giới này sẽ khó lòng mà ra thoát khỏi được sự kiềm tỏa của nó.Chỉ có các vị cao thâm nhất trong số các vị thánh nhân (aryan) và các vị A-la-hán (Arahan)mới có thể loại trừ nó được mà thôi (tức là hoàn toàn loại bỏ được sự thèm muốndo cái ngã tạo ra). Chúng ta khôngnên quên là trở ngại đó (tức cái ngã)làmột thứ trở ngại cam go nhất mà tất cả chúng sinh phải đối đầu. Tránh khỏi đượctrở ngại sai lầm ấy thì chúng ta mới tận hưởng được toàn vẹn căn bản giáo huấncủa Đức Phật (tức có nghĩa là thực hiện được những gìcao thâm hơn giúp mình cảm nhận được cảnh giới của Niết-bàn). Nếu chủ động được cái ngã thì khổ đau do nó mang lạicũng sẽ giảm dần tương xứng với nỗ lực của minh.

Nếu quán nhận được sựthật về những gì đang chi phối cuộc sống của mình thì đấy sẽ là một sự lợi ích lớnlao, chứng tỏ một thiên tư khác thường của mình. Hãy luôn nghĩ đến bốn thứ bámvíu ấy (tìm kiếm thực phẩm, hấp thụ thực phẩm, sợ chết vàtruyền giống), đồng thờicũng đừng quên là không có gì, tuyệt đối không có một thứ gì, đáng để cho tabám víu, và ngoài cái bản chất của mọi vật thể ra (tức là tính cách vô thường, bất toại nguyệnvà vô ngã của mọi sự vật mà ta phải quán thấy)thì cũng tuyệt nhiên không có thứ gì khác đáng để ta "cónó" hoặc để "trở thành như thế". Sở dĩ các vật thể hoàn toàn khốngchế được ta ấy là do nơi bốn thứ bám víu trên đây mà ra cả. Quả thật hết sứcquan trọng phải nắm vững được bản chất cực kỳ nguy hiểm của các vật thể để ứngxử với chúng. Vấn đề mấu chốt là cái bản chất đó không hiển hiện ra trước mắtta một cách lộ liễu, chẳng hạn như một trận hỏa hoạn, một phát súng nào đó hay mộtchén thuốc độc, mà trái lại mọi thứ trong cuộc sống này có vẻ như hiện ra thật êmđềm, đầy hương vị, hấp dẫn, xinh đẹp, êm tai, và cũng chính vì thế nên rất khónhận biết được chúng hầu giúp ta ứng xử một cách thích nghi hơn với chúng. Để đốiphó với hiện trạng đó ta phải cần đến sự hiểu biết mà Đức Phật đã truyền lạiqua những lời giáo huấn của Ngài: tức phải kiểm soát được sự bám víu mang tínhcách bản năng của mình và thay vào đó bằng sức mạnh của sự quán thấy sâu xa. Đấylà cách giúp ta tổ chức lại cuộc sống của mình như thế nào để có thể giúp mìnhtránh được mọi thứ khổ đau, kể cả các vướng mắc thật nhỏ nhoi của khổ đau. Nhờđó ta có thể hành động và sinh sống một cách an bình giữa thế giới này, tránhđược mọi thứ ô nhiễm cho tâm thức, giúp cho ta trở nên sáng suốt và minh mẫnhơn.

Tómlại, bốn thứ bám víu đó tượng trưng cho những khó khăn duy nhất mà người Phật tửhay bất cứ một người nào hằng quan tâm đến Phật Giáo phải tìm hiểu. Mục đích củacuộc sống xuất gia (brahmacariya) là tạođiều kiện giúp cho tâm thức cởi bỏ được mọi sự thèm muốn bản năng. Quý vị sẽtìm thấy những lời giảng ấy trong tất cả các kinh sách giải thích về các giai đoạntu tập hướng vào thể dạng A-la-hán; thành ngữ được sử dụng để chỉ định sự tu tậpấy là "giải thoát khỏi mọi sự bám víu": và thật ra thì đấy cũng làgiai đoạn cuối cùng. Khi tâm thức đã được giải thoát khỏi mọi bám víu, thì cũngsẽ không còn có bất cứ thứ gì có thể kìm giữ hay khống chế nó trong thế gian này.Không còn có gì có thể bắt buộc nó phải quay mãi với cái vòng tròn sinh tử nữa.Loại bỏ được sự bám víu bản năng chính là chìa khóa của sự tu tập Phật Giáo.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/10/2023(Xem: 1261)
Rồi tôi đi sâu vào vườn trầm, đi mãi vào ...rừng trầm để mong tìm những cây trầm đại thụ, và tôi đã gặp bao cao Tăng tu hành tại đây, không chỉ các sư tại Âu Châu mà còn từ Hoa Kỳ, Úc, Canada ...nữa cơ. Các vị đã trao cho tôi bao trầm hương qua lời giảng của quí Sư dựa theo lời dạy của Đức Phật. Những thỏi trầm quí mang tên: Lăng Nghiêm, Pháp Hoa, Bát Nhã, Phổ Môn, Chú Đại Bi, Thập Chú, Thần Chú..v.v..và.v.v.Ôi, nhiều lắm, rồi với thời gian, nếu thành tâm trân quí và nắm giữ những thỏi trầm, thì hương trầm của nó cũng ít nhiều tỏa hương thơm ngát đánh bạt những sú uế mà bụi đời đã phủ lên người chúng ta.
15/03/2023(Xem: 5189)
Từ khi con người bắt đầu quy tụ sống thành nhóm, thành đoàn, và sau này phát triển đông đảo thành cộng đồng, xã hội, quốc gia, người ta đã biết tổ chức phân quyền, đưa ra những nguyên tắc luật lệ chung để mọi người dân sống trong cộng đồng quốc gia phải tuân theo. Những ai phạm tội phá rối trị an sẽ bị đem ra xét xử và trừng phạt theo nội quy luật lệ của quốc gia nơi họ cư ngụ. Có như thế thì mọi sinh hoạt trong cộng đồng xã hội mới giữ được trật tự, đời sống cá nhân mới được bảo đảm an toàn.
23/09/2022(Xem: 2764)
Giáo lý Bốn thánh đế là giáo pháp quan trọng nhất của những người học và tu tập theo lời dạy của Đức Phật. Cho dù chúng ta thuộc truyền thống Nguyên Thuỷ hay truyền thống Đại Thừa cũng đều tu học từ nền tảng giáo pháp này. Trong Bốn thánh đế thì đạo thánh đế gồm 37 pháp và thường được gọi là 37 phẩm trợ đạo. Trong đó thì Bát chánh đạo là căn bản nhất vì “Bát chánh đạo gồm có hữu lậu và vô lậu” (Trong Tạp A-hàm, Kinh Quảng Thuyết Bát Thánh Đạo, số 785 và Trong kinh Trung Bộ III, Đại Kinh bốn mươi, do Hòa thượng Minh Châu dịch).
17/11/2021(Xem: 25300)
Nghiệp, phổ thông được hiểu là quy luật nhân quả. Nhân quả cũng chỉ là mối quan hệ về tồn tại và tác dụng của các hiện tượng tâm và vật trong phạm vi thường nghiệm. Lý tính của tất cả mọi tồn tại được Phật chỉ điểm là lý tính duyên khởi.266F[1] Lý tính duyên khởi được nhận thức trên hai trình độ khác nhau. Trong trình độ thông tục của nhận thức thường nghiệm, quan hệ duyên khởi là quan hệ nhân quả. Chân lý của thực tại trong trình độ này được gọi là tục đế, nó có tính quy ước, lệ thuộc mô hình cấu trúc của các căn hay quan năng nhận thức. Nhận thức về sự vật và môi trường chung quanh chắc chắn loài người không giống loài vật. Trong loài người, bối cảnh thiên nhiên và xã hội tạo thành những truyền thống tư duy khác nhau, rồi những dị biệt này dẫn đến chiến tranh tôn giáo.
13/11/2021(Xem: 13374)
“Bát Thánh Đạo” là phương pháp tu hành chơn chánh cao thượng đúng theo qui tắc Phật giáo mà đức Thế Tôn đã có lời ngợi khen là quí trọng hơn tất cả con đường tu hành, là con đường không thẳng cũng không dùn, không tham vui cũng không khắc khổ, vừa thành tựu các điều lợi ích đầy đủ đến hành giả, hiệp theo trình độ của mọi người. Cho nên cũng gọi là “TRUNG ĐẠO” (Majjhimapaṭipadā) là con đường giữa. Ví như đàn mà người lên dây vừa thẳng, khải nghe tiếng thanh tao, làm cho thính giả nghe đều thỏa thích. Vì thế, khi hành giả đã thực hành đầy đủ theo “pháp trung đạo” thì sẽ đạt đến bậc tối thượng hoặc chứng đạo quả trong Phật pháp không sai. Nếu duyên phần chưa đến kỳ, cũng được điều lợi ích là sự yên vui xác thật trong thân tâm, từ kiếp hiện tại và kết được duyên lành trong các kiếp vị lai. Tôi soạn, dịch pháp “Bát Thánh Đạo” này để giúp ích cho hàng Phật tử nương nhờ trau dồi trí nhớ và sự biết mình. Những hành giả đã có lòng chán nản trong sự luân hồi, muốn dứt trừ phiền não, để
03/09/2021(Xem: 7240)
Có những người làm gì cũng hay, viết gì cũng hay. Tôi luôn luôn kinh ngạc về những người như vậy. Họ như dường lúc nào cũng chỉ ra một thế giới rất mới, mà người đời thường như tôi có ngó hoài cũng không dễ thấy ra. Đỗ Hồng Ngọc là một người như thế.
08/10/2020(Xem: 8999)
1- Hãy khoan hồng tha thứ, biết thiện thì làm, tới đâu thì tới. 2- Sống trong cuộc đời, muốn được thong thả rảnh rang thì đừng dính đến quyền lợi. 3- Làm việc hễ thuận duyên thì làm, không thuận thì phải khéo léo nhẫn nhịn để vượt qua. 4- Ăn chay, thương người, thương vật, tụng kinh. 5- Việc ác chớ để phạm, điều lành phải nên làm. 6- Thương người cùng thương vật, niệm Phật và tham thiền. 7- Chánh niệm đứng đầu là 3 niệm : Niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng. 8- "Hằng ngày ăn thịt chúng sanh mà mong giải thoát, điều đó không bao giờ có điều đó được". 9- Mót thời gian để tu, đừng bỏ qua, gặp việc thì làm; rảnh việc thì nhiếp tâm: Niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng. 10- Thông minh hiểu biết nhiều, coi chừng không bằng ông già bà lão ăn chay niệm Phật.
01/03/2020(Xem: 13640)
Kinh Viên Giác là kinh đại thừa đốn giáo được Phật cho đó là “Con mắt của 12 bộ kinh”. “Con mắt” ở đây theo thiển ý có nghĩa là Viên Giác soi sáng nghĩa lý, là điểm tựa, là ngọn hải đăng cho các bộ kinh để đi đúng “chánh pháp nhãn tạng”, không lạc vào đường tà và tu thành Phật. Khi nghe kinh này, đại chúng kể cả chư Phật và chư Bồ Tát đều phải vào chánh định/tam muội, không bình thường như những pháp hội khác.
28/11/2019(Xem: 8128)
Ấn độ là một trong những quốc gia nổi tiếng trên thế giới vì đất rộng, người đông, có dãi Hy mã lạp sơn cao nhất thế giới, có một nền văn minh khá cao và lâu đời, con số 0, số Pi (3,1416...) do người Ấn sử dụng đầu tiên trong toán học, Kinh Vệ Đà đã được người Ấn sáng tạo từ 1800 đến 500 năm trước công nguyên, Ấn Độ là quê hương của đức Phật, hay nói khác hơn đó là nơi đạo Phật phát sinh, ngày nay đã lan tràn khắp thế giới vì sự hành trì và triết thuyết của đạo Phật thích ứng với thời đại. Do đó việcTime New Roman tìm hiểu về Ấn Độ là một điều cần thiết.
17/04/2019(Xem: 5811)
Những pháp thoại của Lama Yeshe là độc nhất vô nhị. Không ai thuyết giảng được như đức Lama. Tự nhiên lưu xuất trong tâm, trực tiếp ngay bây giờ; mỗi lời nói của ngài là một cẩm nang hướng dẫn để thực tập. Tiếng anh của đức Lama rất tốt. Khó có người sử dụng nhuần nhuyễn như ngài. Với tính sáng tạo cao, đức Lama đã biểu hiện chính mình không chỉ qua lời nói, mà còn thể hiện tự thân và trên khuôn mặt. Làm sao để chuyển tải hết sự truyền trao huyền diệu này trên trang giấy? Như đã đề cập ở chỗ khác, chúng tôi trình bày với yêu cầu này cách tốt nhất có thể.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]