Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

11. Lòng sông cạn

05/09/201103:08(Xem: 3769)
11. Lòng sông cạn

HÀNH TRÌNH VỀ PHƯƠNG ĐÔNG
Huệ Trân 2008

Lòng sông cạn

Tình cờ, lật một trang sách, bắt gặp hai câu thơ của thi sỹ Seamus Heaney, người đoạt giải Nobel văn chương năm 1995:

“The riverbed, dried up, half full of leaves,
Us, listening to a river in the trees”

Không biết hai câu này trích từ một bài thơ nào của ông, hay đây là bài thơ ngắn đã thừa sức trải dài tới mốc điểm giá trị văn học cao quý, được thế giới công nhận?

“Nửa lòng sông cạn, lá rơi đầy,
Ta nghe sông chảy xiết trong cây”

Ngay khi đọc hai câu thơ nguyên bản bằng Anh-ngữ thì lạ thay, không suy nghĩ gì mà trong tôi bỗng bật ra hai câu phỏng dịch Việt-ngữ, tưởng như những giòng chữ này đã nằm sẵn trong tàng thức tự bao giờ!

Và cũng lạ thay, tôi chợt nhìn thấy tôi là lòng sông cạn, là đám lá khô; đồng thời, cũng là con sông thầm lặng chảy trong cây cao, trong lá chết.

Nên tôi xúc động vô cùng trong buổi sáng ngày đại lễ của xứ sở tôi đang dung thân. Ngày Lễ Độc Lập của Hoa Kỳ.

Tôi cứ tưởng hôm nay sẽ náo nhiệt, ồn ào lắm nên đã thu xếp để chỉ ngồi yên trong Cốc Thảnh Thơi.

Nhưng bên ngoài có vẻ im lắng. Tôi mở rộng cửa sổ. Nắng vàng ùa vào, tràn ngập căn phòng nhỏ. Trên kệ thờ, chân dung Đức Phật A Di Đà sáng rực hào quang. Từ ánh quang minh đó, tôi lại mơ hồ “Ta nghe sông chảy xiết trong cây”.

Có ai cùng đi với tôi tới Lòng Sông Cạn của thi sỹ Seamus Heaney không?

Chúng ta không cần nói gì cả. Chỉ im lặng đi bên nhau thôi, vì còn được đi bên nhau đã là quá hạnh phúc, trong khi ngoài đời-thường kia, người ta ruồng bỏ nhau, né tránh nhau, hành hạ nhau.

Chúng ta im lặng đi bên nhau để tới nơi mà chúng ta cùng muốn tới. Trong ý niệm đó, chúng ta đang nói với nhau ngàn lời.

Nói gì ư?

Nói bằng tiếng chim đang ríu rít trên những vòm lá xanh. Âm thanh mang thông điệp của sự hiện hữu cộng đồng mà ta thường nghe bằng tâm hời hợt, nay, bạn có cảm nhận gì khác không?

À, bạn nhận ra những rung động mới mẻ, kỳ diệu là tiếng chim không Ở NGOÀI bạn, mà đang Ở TRONG bạn vì bạn đang nghe âm thanh đó bằng TÁNH NGHE chứ không bằng nhĩ căn. Nghe bằng tánh nghe, nhìn bằng tánh thấy sẽ thực chứng cho ta những phép lạ nhiệm mầu mà khi tâm ta tất bật, ta từng chẳng nhận ra.

Phép lạ đó là: “Trong giây phút hiện tại này đây tôi đang thở nhẹ nhàng. Tôi biết tôi đang hít vào, thở ra. Bàn chân tôi đang chạm mặt đất. Tôi đang nghe tiếng chim hót. Tôi đang thấy bầu trời xanh. Tôi đang có tôi. Tôi đang sống. Hôm nay tôi trẻ hay ngày mai tôi già, mỗi phút giây hãy nhận biết sự hiện hữu của tôi, chính là nhận diện sự bất sinh bất diệt, sự chuyển hóa hài hòa trong vạn hữu. Cái này ra đi để cái kia tiếp nối thì Đi hay Ở đồng một nghĩa mà thôi”

Bước đi bằng phép-lạ-bình-thường, thì con đường tưởng là thiên lý sẽ lập tức đến ngay điểm muốn tới.

Lòng Sông Cạn của thi sỹ Seamus Heaney đây rồi.

“Nửa lòng sông cạn, lá rơi đầy
Ta nghe sông chảy xiết trong cây”

Không có gì huyền bí, khó hiểu nữa. Sông nay đã cạn, với những con mắt vô tình, chỉ thấy lá khô phủ đầy lòng đất. Nhưng con sông vẫn biết nó là sông. Nó chỉ chuyển hóa nên tự thân, nó vẫn nghe được mạch nước thầm lặng chảy trong cây, trong lá, trong cả tia nắng lẫn hạt sương. Như áng mây chiều nay không còn nữa, nhưng ai thấy được bóng mây ấy trong cơn mưa chiều mai?

Ai tin và nhận lời Phật dạy, rằng chúng sanh chính là tổ tiên, ông bà, cha mẹ chúng ta nhiều đời nhiều kiếp?

Thì phút giây Seamus Heaney đứng trước lòng sông cạn, phủ ngập lá khô rơi mà nghe được con sông vẫn tuôn chảy trong cây, hẳn là phút giây ấy, Seamus Heaney đã thấy giòng tiếp nối của tổ tiên, ông bà, cha mẹ.

Thấy được như thế là thấy chính mình.

Nhưng phút giây này hiện hữu bao lâu?

Ta thấy ta được bao lâu, để rồi lại đánh mất ta vào giòng đời vô thường?

Thôi thì, bạn ơi, dẫu chỉ phút giây chạm tới vĩnh hằng cũng đủ ân sủng nghe được tiếng sáo của Đức Thế Tôn khi Ngài dùng nghệ thuật âm thanh để cảm hóa những công tử giòng dõi quyền thế đang tham đắm trong hạnh phúc giả tạo.

Cũng tiếng sáo này, ngày xưa, thái tử Tất Đạt Đa chỉ dành tặng công nương Da Du Đà La mỗi khi nàng ân cần đốt một lư trầm hương nhỏ, mang ra vườn ngự uyển.

Nay, tiếng sáo ấy cất lên cho chúng sanh, vì chúng sanh, dù ở không gian nào, thời gian nào, tiếng sáo vẫn phảng phất hương trầm tri kỷ vì tự thân người nâng sáo trúc đã gặp được bản tâm.

Nhìn dấu vết cây ngọc-lan trên nền sân rêu cũ.
Vẫn ngào ngạt hương của trăm hoa.
Dù cây ngọc-lan không còn đó.
Cây ngọc-lan đã đi xa!

Nên tôi không còn thổn thức khi thấy mình chỉ là lòng sông đã cạn.

Và hoan hỷ nhận những lá chết phủ lên tôi.

(Cốc Thảnh Thơi - July 4th/2008)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/01/2011(Xem: 37225)
Từ ngày 6 đến ngày 16 tháng 6 năm 2007 này, Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ viếng thăm Úc Châu, đây là chuyến thăm Úc lần thứ năm của Ngài để giảng dạy Phật Pháp. Mọi người đang trông đợi sự xuất hiện của ngài. Bốn lần viếng thăm Úc trước đây đã diễn ra vào các năm 1982, 1992, 1996, 2002, đặc biệt trong lần viếng thăm và hoằng pháp lần thứ tư năm 2002, đã có trên 110. 000 người trên khắp các thủ phủ như Melbourne, Geelong, Sydney, và Canberra đến lắng nghe ngài thuyết giảng để thay đổi và thăng hoa đời sống tâm linh của mình.
04/01/2011(Xem: 52903)
QUYỂN 5 MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI BỐN (Năm 574 trước TL) 91 CÁC LOẠI CỎ Đầu Xuân, khi trời mát mẻ, đức Phật tính chuyện lên đường trở về Sāvatthi. Thấy hội chúng quá đông, đức Phật bảo chư vị trưởng lão mỗi vị dẫn mỗi nhóm, mỗi chúng phân phối theo nhiều lộ trình, qua nhiều thôn làng để tiện việc khất thực. Hôm kia, trời chiều, cạnh một khu rừng, với đại chúng vây quanh, đức Phật ngắm nhìn một bọn trẻ đang quây quần vui chơi bên một đám bò đang ăn cỏ; và xa xa bên kia, lại có một đám trẻ khác dường như đang lựa tìm để cắt những đám cỏ xanh non hơn; ngài chợt mỉm cười cất tiếng gọi:
02/01/2011(Xem: 12317)
Chúng ta an vị Phật là rước Phật trong lòng chúng ta đem thờ tại chùa, để khi nhìn thấy Phật tại chùa mà nhớ Phật trong lòng của chúng ta...
31/12/2010(Xem: 2575)
Tâm giác ngộ còn được gọi là Bồ đề tâm (Bodhicitta). Trong tiếng Phạn, “citta” là tâm và “Bodhi” là giác ngộ. Bodhicitta có thể được dịch là tâm hiểu biết hoặc tâm chứa đầy hiểu biết.
30/12/2010(Xem: 2875)
Một điều tối quan trọng là mọi người cần biết học cách trân trọng và tri ân; nếu không họ sẽ vẫn mãi khổ đau và tự gây áp lực và căng thẳng cho chính bản thân mình.
23/12/2010(Xem: 3056)
Cách tốt nhất để đem đến ý nghĩa cho cuộc đời bạn là khiến nó có lợi cho những người khác, bằng lòng bi mẫn của bạn với họ. Đó cũng là cách tốt nhất để tìm thấy bình an, hạnh phúc...
17/12/2010(Xem: 23365)
Ý thức được cái chết là điều hệ trọng: phải hiểu rằng ta không ở lâu trên địa cầu này. Không ý thức được cái chết, ta sẽ không thể tận dụng toàn vẹn cuộc sống của ta.
16/12/2010(Xem: 3250)
Nền tảng những lời dạy của Đức Phật là phật tính. Và cũng do phật tính mà Đức Phật đã ban cho những lời giảng. Mọi chúng sinh đều có khả năng để hoàn thiện và đạt được giác ngộ.
15/12/2010(Xem: 8743)
Trong tâm của chúng ta, nước là do ái mà hiện tướng. Nước là thứ đi xuống, chảy xuống, chứ không bao giờ chảy lên. Hễ có sân, ghét, bực bội thì có lửa, phực lửa bật ra...
14/12/2010(Xem: 19357)
Để hiểu Đạo Phật là gì? Ta hãy gạt mọi thiên kiến chỉ cần tìm sâu vào nguồn giáo lý cao đẹp ấy, một nền giáo lý xây dựng trên sự thật để tìm hiểu sự thật, do đức giáo chủ Thích Ca Mâu Ni sáng lập.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]