Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hành trình về phương Đông

05/09/201103:05(Xem: 6186)
Hành trình về phương Đông
hanhtrinhvephuongdong-huetran

HÀNH TRÌNH VỀ PHƯƠNG ĐÔNG

Huệ Trân 2008

PHẦN I
ĐOÀN LỮ HÀNH THẦM LẶNG
(Chia Xẻ từng bước quán chiếu tâm hành)
01 Những giọt thầm trong cơn mưa đêm qua
02 Tình cờ nắng phai
03 Vị đạo sư tối thượng
04 Đi tìm quê hương
05 Bên kia sông
06 Hành trình về phương đông
07 Vá áo chép kinh
08 Viết trên cát
09 Sân khấu lịch sử
10 Người đưa thư không trở lại
11 Lòng sông cạn
12 Người giao hàng cần mẫn
13 Cây lá và con người - thảnh thơi và phiền não
14 Đi ngang trời thái không
15 Ngát hương mùa khai hạ
16 Món quà của vua Ma-kiệt-đà hiến tặng đức Phật
17 Mặc
17 Thiên Nhị Bá Ngũ Thập
PHẦN II
MUÔN SÔNG RA BIỂN
(Những Nét Chấm Phá Về Kỷ Niệm Một Mùa An Cư Kiết Đông)
18 Dòng sông và giọt nước
19 Trăng Sao Xóm Mới
20 Hồ sen và ao rau muống
21 Đồi gió thơm
22 Nhất tự vi sư
23 Tâm Nguyệt
24 Con đường thăng hoa tâm linh


Hành trình về phương Đông
tác giả: Huệ Trân - sách không bán

...Tinh thần Hoa Nghiêm từng dạy một câu rất thâm sâu nhưng chỉ cần lắng tâm là có thể nắm bắt được. Đó là: “Khoảnh khắc chứa đựng thiên thu”. Mỗi phút giây là mỗi thách thức của ta qua sự hiện hữu ở cõi Ta Bà này. Ta phải nghĩ thế nào để có chánh niệm, thở thế nào để có tỉnh thức, sống thế nào để có an lạc. Bước được một bước chân vào Tịnh Độ thì cần gì trăm năm?! Khoảnh khắc đó chính là thiên thu đấy. (Đi tìm quê hương).

...“Hãy lên đường! kìa, mặt trời rực rỡ!”
Lữ khách đã leo qua nhiều ngọn đồi, lội qua nhiều dòng suối, đi ngang nhiều phố thị, vượt nhiều khu rừng, ngủ dưới gốc cây, tắm bên sông cạn …Lữ khách không nhớ cuộc hành trình bắt đầu từ đâu, càng không biết sẽ kết thúc ở đâu vì mỗi ban mai, mặt trời rực rỡ phương đông lại mời gọi lên đường. Và, lòng tràn ngập tin yêu, hoan hỷ, lữ khách đeo túi vải lên vai, thanh thản cất bước. (Hành trình về phương đông).

...“Nửa lòng sông cạn, lá rơi đầy,
Ta nghe sông chảy xiết trong cây”
Không có gì huyền bí, khó hiểu nữa. Sông nay đã cạn, với những con mắt vô tình, chỉ thấy lá khô phủ đầy lòng đất. Nhưng con sông vẫn biết nó là sông. Nó chỉ chuyển hóa nên tự thân, nó vẫn nghe được mạch nước thầm lặng chảy trong cây, trong lá, trong cả tia nắng lẫn hạt sương. Như áng mây chiều nay không còn nữa, nhưng ai thấy được bóng mây ấy trong cơn mưa chiều mai? (Lòng sông cạn).

...Bông sen từng nở giữa ao rau muống là Đóa-Sen-Quan-Âm không ngừng lắng nghe và cứu khổ, đem hương thanh khiết chuyển hóa nhiễm ô, như Bồ Tát có mặt những nơi khổ đau để cứu giúp, không xá chi kẻ khổ đau đó là phe nào, nhóm nào! Vì khi đã khổ đau, mọi khác biệt về ý-thức-hệ đều trở thành mẫu số chung, mẫu số đẫm lệ của những tiếng kêu thương giữa biển lửa vô minh sân hận. (Hồ sen và ao rau muống).

Đó là trích đoạn của 4 bài trong tập sách gồm 24 bài với tựa đề "Hành trình về phương Đông"của Huệ Trân. Sách do tác giả tự xuất bản, nhưng lại không bán mà là một món quà tặng nhằm gây quỹ giúp chút ít sách vở, áo quần cho các em bé tận những thôn làng xa xôi, hẻo lánh ở Việt Nam mà tác giả có cơ hội gặp gỡ vào mùa hè năm 2008, trong chuyến tháp tùng sư phụ, về thăm ngôi Tổ Đình.

Để có sách, đồng thời giúp được các em nghèo ở Việt Nam, các bạn có thể liên lạc với người phụ trách ở địa chỉ:

Nguyễn Quốc
17130 San Mateo, #B-12

Fountain Valley, CA 92708

Điện thoại (562) 760-4782

Xin quý vị mạnh thường quân vui lòng ghi rõ trên chi phiếu: "Tặng quỹ Giúp em đến trường" để người phụ trách phân phối đến các em bé kém may mắn.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/01/2011(Xem: 51678)
QUYỂN 5 MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI BỐN (Năm 574 trước TL) 91 CÁC LOẠI CỎ Đầu Xuân, khi trời mát mẻ, đức Phật tính chuyện lên đường trở về Sāvatthi. Thấy hội chúng quá đông, đức Phật bảo chư vị trưởng lão mỗi vị dẫn mỗi nhóm, mỗi chúng phân phối theo nhiều lộ trình, qua nhiều thôn làng để tiện việc khất thực. Hôm kia, trời chiều, cạnh một khu rừng, với đại chúng vây quanh, đức Phật ngắm nhìn một bọn trẻ đang quây quần vui chơi bên một đám bò đang ăn cỏ; và xa xa bên kia, lại có một đám trẻ khác dường như đang lựa tìm để cắt những đám cỏ xanh non hơn; ngài chợt mỉm cười cất tiếng gọi:
02/01/2011(Xem: 12035)
Chúng ta an vị Phật là rước Phật trong lòng chúng ta đem thờ tại chùa, để khi nhìn thấy Phật tại chùa mà nhớ Phật trong lòng của chúng ta...
31/12/2010(Xem: 2560)
Tâm giác ngộ còn được gọi là Bồ đề tâm (Bodhicitta). Trong tiếng Phạn, “citta” là tâm và “Bodhi” là giác ngộ. Bodhicitta có thể được dịch là tâm hiểu biết hoặc tâm chứa đầy hiểu biết.
30/12/2010(Xem: 2853)
Một điều tối quan trọng là mọi người cần biết học cách trân trọng và tri ân; nếu không họ sẽ vẫn mãi khổ đau và tự gây áp lực và căng thẳng cho chính bản thân mình.
23/12/2010(Xem: 3033)
Cách tốt nhất để đem đến ý nghĩa cho cuộc đời bạn là khiến nó có lợi cho những người khác, bằng lòng bi mẫn của bạn với họ. Đó cũng là cách tốt nhất để tìm thấy bình an, hạnh phúc...
17/12/2010(Xem: 23177)
Ý thức được cái chết là điều hệ trọng: phải hiểu rằng ta không ở lâu trên địa cầu này. Không ý thức được cái chết, ta sẽ không thể tận dụng toàn vẹn cuộc sống của ta.
16/12/2010(Xem: 3241)
Nền tảng những lời dạy của Đức Phật là phật tính. Và cũng do phật tính mà Đức Phật đã ban cho những lời giảng. Mọi chúng sinh đều có khả năng để hoàn thiện và đạt được giác ngộ.
15/12/2010(Xem: 8619)
Trong tâm của chúng ta, nước là do ái mà hiện tướng. Nước là thứ đi xuống, chảy xuống, chứ không bao giờ chảy lên. Hễ có sân, ghét, bực bội thì có lửa, phực lửa bật ra...
14/12/2010(Xem: 19083)
Để hiểu Đạo Phật là gì? Ta hãy gạt mọi thiên kiến chỉ cần tìm sâu vào nguồn giáo lý cao đẹp ấy, một nền giáo lý xây dựng trên sự thật để tìm hiểu sự thật, do đức giáo chủ Thích Ca Mâu Ni sáng lập.
14/12/2010(Xem: 11582)
Vào ngày trăng tròn tháng năm năm 623 trước Tây lịch, một hoàng tử thuộc bộ tộc Thích Ca (1) của Ấn Ðô, tên là Tất Ðạt Ða (Siddhattha) họ Cồ Ðàm (Gotama) đã ra đời...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]