Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

03. Tứ niệm trụ (catvāri smṛty-upasthānāni)

19/02/201108:10(Xem: 5874)
03. Tứ niệm trụ (catvāri smṛty-upasthānāni)

Phat thuyet phap-1



PHẬT PHÁP CĂN BẢN
Thích Đức Thắng
Ban Tu Thư Phật Học 2006

TỨ NIỆM TRỤ
(catvāri smṛty-upasthānāni)



Tứ niệm trụ là hành phẩm thứ nhất trong bảy hành phẩm của Ba mươi bảy phẩm đạo: Một là Tứ niệm trụ, hai Tứ chánh cần, ba Tứ như ý túc, bốn Ngũ căn, năm Ngũ lực, sáu Thất giác phần, bảy Bát chánh đạo. Ở đây, Tứ Niệm trụ Phạn ngữ gọi là catvāri smṛty-upasthānāni, Pāli gọi là cattāro sati-paṭṭhānāni còn gọi là tứ niệm xứ, tứ ý chỉ, tứ chỉ niệm, tứ niệm, thân thọ tâm pháp, nghĩa là Bốn phạm trù thân, thọ, tâm và pháp là nơi để hành giả tập trung tâm niệm vào một trong bốn điểm này khi tu tập, với mục đích là đề phòng và, đình chỉ những tạp niệm vọng tưởng khởi lên. Đây là bốn loại phương pháp dùng để đạt chân lý trong pháp môn tu hành theo kinh điển Phật giáo Nguyên thỉ mà đức Đạo sư đã chỉ dạy.

Hành giả lúc tu tập chỉ cần dùng tự tướng thân mình cùng những cọng tướng khác mà quán sát thân này là bất tịnh, những nhận lãnh (thọ) là khổ, tâm mình luôn luôn không thường hay thay đổi, và các pháp thì luôn không có ngã nó chỉ là một giả hợp. Vì sao hành giả phải quán sát như vậy? Vì chúng ta luôn bị bốn pháp này chi phối làm lệch lạc tư duy của chúng ta, nên lúc nào chúng ta cũng cho rằng thân này là trong sạch, mọi thứ thủ đắc có được của chúng ta đối với cuộc sống mang lại vui sướng khóai lạc hạnh phúc, tâm của chúng ta thì lúc nào cũng vĩnh viễn thường hằng bất biến và, các pháp giữa cuộc đời này là thật có, là ta là của ta.

Từ những tư duy cố chấp lệch lạc như vậy đưa chúng ta đi đến những hành động tạo nhân nghiệp sai trái đưa đến quả khổ trong sinh tử luân hồi, nên để đối trị lại bốn thứ tà chấp điên đảo cho rằng thân là trong sạch, thọ nhận là khoái lạc, tâm là thường hằng, các pháp (tâm và vật) là hữu ngã, nên đức Đạo sư đã dùng bốn pháp quán thân là bất tịnh, thọ nhận là khổ, tâm là vô thường, pháp là vô ngã để phá trừ bốn thứ tà chấp điên đảo trên. Ở đây, niệm có nghĩa là chúng ta quán sát có trí tuệ (tuệ quán); trụ chỉ bốn nơi thân, thọ, tâm và, pháp phát sinh ra bất tịnh, khổ, vô thườngvô ngã. Khi hành giả dùng trí tuệ để quán sát, tức là tâm niệm chúng ta có thể đình chỉ trụ vào những chỗ này để tu tập.

Tứ niệm trụ tức chỉ cho:

1. Thân niệm trụ (Skrt: kāya smṛty-upasthānāni; Pāli: kaye kāyanuppassi viharati ātāpi sampajāno satimā.) còn gọi là thân niệm xứ, tức là quán sát tự tướng của thân là bất tịnh, nhơ nhớp, và cùng lúc quán sát cộng tướng thân của chúng ta là vô thường là khổ đau, là không thật, là vô ngã để đối trị lại các bệnh chấp điên đảo cho là thanh tịnh.

2. Thọ niệm trụ (Skrt: vedanā-smṛty-upasthāna; Pāli: vedanāsu vedanānupassi viharati ātāpi sampajāno satimā.) còn gọi là thọ niệm xứ, tức quán sát nguyên do đối trong việc hân hoan mong cầu hưởng lạc sẽ sinh ra ra khổ đau ngược lại, và cũng đồng thời quán sát cộng tướng của nó là khổ đau, không thật hữu, để đối trị bệnh chấp điên đảo cho là lạc thú.

3. Tâm niệm trụ (Skrt: citta-smṛty-upasthāna; Pāli: citte cittānupassi viharati ātāpi sampajāno satimā.) còn gọi là tâm niệm xứ, tức quán sát tâm thường mong cầu của chúng ta luôn sinh diệt vô thường biến đổi, và quán sát mọi cộng tướng của chúng cũng như vậy, để đối trị bệnh chấp điên đảo cho là thường hằng vĩnh viễn.

4. Pháp niệm trụ (Skrt: dharma-smṛty-upasthāna; Pāli: dhammesu dhammānupassi viharati ātāpi sampajāno satima.) còn gọi là pháp niệm xứ, tức là quán tất cả các pháp đều nương vào nhân duyên mà sinh khởi, nên sự hiện hữu của chúng là không có tự tánh, và tất cả những cộng tướng khác cũng được quán sát như vậy, để đối trị bệnh chấp ngã điên đảo.

Theo Trung A-hàm 24, (Đ. 1, tr. 582) thuộc Hán tạng thì, gọi là kinh Niệm xứ chứ không gọi là Niệm trụ. Bốn niệm xứ là tên gọi khác của niệm trụ. Bốn niệm xứ là quán thân như thân, quán thọ như thọ, quán tâm như tâm và quán pháp như pháp.

Theo đức Đạo sư dạy thì: 

Quán thân như thân là Tỳ-kheo khi nào đi thì biết mình đang đi, khi nào đứng thì biết mình đang đứng, khi nào ngồi thì biết mình đang ngồi, khi nào nằm thì biết mình đang nằm, khi nào ngủ thì biết mình đang ngủ, khi nào thức thì biết mình đang thức, khi nào ngủ say thì biết mình đang ngủ say. 

Biết rõ chính xác khi vào khi ra, khi co khi duỗi, khi cúi khi ngẩng, oai nghi chững chạc, khéo khoác tăng-già-lê và cầm bát; đi, đứng, ngồi, nằm, ngủ, thức, nói năng, im lặng đều biết rõ chính xác

Khi sanh niệm ác bất thiện, liền niệm điều thiện để đối trị, đoạn trừ, tiêu diệt, tĩnh chỉ. Răng ngậm khít lại, lưỡi ấn lên khẩu cái, dùng tâm trị tâm, đối trị, đoạn trừ, tiêu diệt, tĩnh chỉ. 

Niệm hơi thở vào thì biết niệm hơi thở vào, niệm hơi thở ra thì biết niệm hơi thở ra. Thở vào dài thì biết thở vào dài, thở ra dài thì biết thở ra dài. Thở vào ngắn thì biết thở vào ngắn, thở ra ngắn thì biết thở ra ngắn. Học toàn thân thở vào, học toàn thân thở ra. Học thân hành tĩnh chỉ thở vào, học khẩu hành tĩnh chỉ thở ra

Hỷ lạc sinh do ly dụcthấm nhuần thân thểphổ biến đầy khắp; biến trong thân thể không đâu không có. Như người hầu tắm, bỏ bột tắm đầy chậu, nước hòa thành bọt, nước thấm vào thân, phổ biến sung mãn, không đâu không có. Cũng vậy, Tỳ-kheo có hỷ lạc do ly dục nhuần thấm thân thểphổ biến đầy khắp; biến trong thân thểhỷ lạc sanh nhờ ly dục không đâu không có. Tỳ-kheo có hỷ lạc nhờ định sanh, nhuần thấm thân thểphổ biến dầy khắp; biến trong thân thểhỷ lạc nhờ định sanh không đâu không có. Cũng như suối trên núi, trong sạch không nhơ, nước từ bốn phương chảy đến đổ vào tự nhiên, từ đáy suối, nước tự vọt lên, chảy tràn ra ngoài, thấm ướt cả núi, phổ biến đầy khắp, không đâu không có. Cũng vậy, Tỳ-kheo có hỷ lạc nhờ định sanh thấm nhuần thân thểphổ biến đầy khắp; biến trong thân thểhỷ lạc do định không đâu không có.

Tỳ-kheo có lạc do ly hỷ nhuần thấm thân thểphổ biến đầy khắp; biến trong thân thể, lạc sanh do ly hỷ không đâu không có. Như các thứ sen xanh, hồng, đỏ, trắng sanh ra từ nước, lớn lên trong nước, ở dưới đáy nước, rễ, hoa, lá, cọng thảy đều thấm nhuầnphổ biến đầy khắp, không đâu không có. Cũng vậy, Tỳ-kheo có lạc do ly hỷ nhuần thấm thân thểphổ biến đầy khắp, biến trong thân thể, lạc do ly hỷ không đâu không có. 

Tỳ-kheo ở trong thân này được biến mãn với tâm thanh tịnhý giảithành tựu an trụ; ở trong thân này tâm thanh tịnh không đâu không biến khắp. Như có một người trùm một cái áo rộng bảy hoặc tám khuỷu tay, từ đầu đến chân, thì khắp cả thân đều được phủ kín. Cũng vậy, Tỳ-kheo ở trong thân này với tâm thanh tịnh, không đâu không có. 

Tỳ-kheo niệm quang minh tưởng, khéo thọ trì, nhớ rõ điều niệm; như phía trước, phía sau cũng vậy; ngày cũng như đêm, đêm cũng như ngày; dưới cũng như trên, trên cũng như dưới. Như vậy tâm không điên đảotâm không bị ràng buộc, tâm tự sáng tỏ, không khi nào còn bị bóng đen che lấp.

Tỳ-kheo khéo giữ tướng trạng tu quán, khéo nhớ điều niệm, như người ngồi quán sát kẻ nằm, rồi nằm quán sát kẻ ngồi. Tỳ-kheo khéo giữ tướng trạng tu quán, khéo nhớ điều niệm, cũng giống như vậy.

Tỳ-kheo tùy theo những chỗ trong thân, tùy theo tính chất tốt xấu từ đầu đến chân quán thấy thảy đều đầy dẫy bất tịnh: ‘Trong thân này của ta có tóc, lông, móng, răng, da dày, da non, thịt, gân, xương, tim, thận, gan, phổi, ruột già, ruột non, lá lách, dạ dày, phân, não và não căn, nước mắt, mồ hôi, nước mũi, nước miếng, mủ, máu, mỡ, tủy, đờm dãi, nước tiểu’. Như một cái bồn chứa đủ hạt giống, ai có mắt sáng thì thấy rõ ràng: ‘Đây là hạt lúa, hạt gạo, kia là hạt cải, cỏ, rau’. Cũng vậy, Tỳ-kheo tùy theo những chỗ trong thân, tùy theo tính chất tốt xấu, từ đầu đến chân, quán thấy thảy đều đầy dẫy bất tịnh: ‘Trong thân này của ta có tóc, lông, móng, răng, da dày, da non, thịt, gân, xương, tim, thận, gan, phổi, ruột già ruột non, lá lách, dạ dày, phân, não và não căn, nước mắt, mồ hôi, nước mũi, nước miếng, mủ, máu, mỡ, tủy, đờm dãi, nước tiểu’. Tỳ-kheo khéo giữ tướng trạng tu quán, khéo nhớ điều niệm, cũng giống như vậy. 

Tỳ-kheo quán sát giới trong thân rằng: ‘Trong thân này của ta có địa giớithủy giớihỏa giớiphong giớikhông giới, thức giới’. Như gã đồ tể mổ bò, lột hết bộ da, trải lên mặt đất, phân thành sáu đoạn. Cũng vậy, Tỳ-kheo quán các giới trong thân rằng: ‘Trong thân này của ta có địa giớithủy giớihỏa giớiphong giớikhông giới, thức giới’. Tỳ-kheo khéo giữ tướng trạng tu quán, khéo nhớ điều niệm, cũng giống như vậy. 

Tỳ-kheo quán xác chết, mới chết từ một hai ngày đến sáu bảy ngày, đang bị quạ diều bươi mổ, sài lang cấu xé, hoặc đã hỏa thiêu, hay đã được chôn lấp, đang bị rửa nát hư hoại. Quán rồi tự so sánh: ‘Thân ta cũng thế, đều có những trường hợp này, không sao tránh khỏi’. Tỳ-kheo khéo giữ tướng trạng tu quán, khéo nhớ điều niệm, cũng giống như vậy. 

 Tỳ-kheo như từng thấy trong nghĩa địa, hài cốt xám xanh, rữa nát gần hết, xương vải khắp đất. Quán rồi tự so sánh: ‘Thân ta cũng thế, đều có những trường hợp này, không sao tránh khỏi,’ Tỳ-kheo khéo giữ tướng trạng tu quán, khéo nhớ điều niệm, cũng giống như vậy. 

 Tỳ-kheo như từng thấy trong nghĩa địa, da, thịt, máu, huyết tiêu cả, chỉ còn xương dính gân. Quán rồi tự so sánh: ‘Thân ta cũng thế, đều có trường hợp này, không sao tránh khỏi’. Tỳ-kheo khéo giữ tướng trạng tu quán, khéo nhớ điều niệm, cũng giống như vậy. 

Tỳ-kheo như từng trong nghĩa địa thấy xương rời từng đốt, rải rác khắp nơi, xương chân, xương đùi, xương đầu gối, xương bắp vế, xương sống, xương vai, xương cổ, xương sọ, mỗi thứ một nơi. Quán rồi tự so sánh: ‘Thân ta cũng thế, đều có những trường hợp này, không sao tránh khỏi’. Tỳ-kheo khéo giữ tướng trạng tu quán, khéo nhớ điều niệm, cũng giống như vậy. 

Tỳ-kheo như từng thấy trong nghĩa địa, xương trắng như vỏ ốc, xanh như lông chim bồ câu, đỏ như màu máu, mục nát bể vụn. Quán rồi tự so sánh: ‘Thân ta rồi cũng thế, đều có những trường hợp này, không sao tránh khỏi’. Tỳ-kheo khéo giữ tướng trạng tu quán, khéo nhớ điều niệm, cũng giống như vậy. Tỳ-kheo như vậy, những phương pháp quán trên là quán nội thân như thân; quán ngoại thân như thân; lập niệm tại thân, có tri, có kiến, có minh, có đạt. Như vậy gọi là Tỳ-kheo quán thân như thân.

Quán thọ như thọ là Tỳ-kheo khi thọ nhận cảm giác lạc liền biết đang thọ nhận cảm giác lạc, khi thọ nhận cảm giác khổ liền biết đang thọ nhận cảm giác khổ, khi thọ nhận cảm giác không lạc không khổ liền biết đang thọ nhận cảm giác không lạc không khổ. Khi thân thọ nhận cảm giác lạc, thân thọ nhận cảm giác khổ, thân thọ nhận cảm giác không lạc không khổ; khi tâm thọ nhận cảm giác lạc, tâm thọ nhận cảm giác khổ, tâm thọ nhận cảm giác không lạc không khổ; cảm giác lạc khi ăn, cảm giác khổ khi ăn, cảm giác không lạc không khổ khi ăn; cảm giác lạc khi không ăn, cảm giác khổ khi không ăn, cảm giác không lạc không khổ khi không ăn; cảm giác lạc khi có dục, cảm giác khổ khi có dục, cảm giác không khổ không lạc khi có dục; cảm giác lạc khi không có dục, cảm giác khổ khi không có dục, cảm giác không lạc không khổ khi không có dục. Tỳ-kheo như vậy, quán nội thọ như thọ, quán ngoại thọ như thọ, lập niệm tại thọ, có tri, có kiến, có minh, có đạt. Như vậy gọi là Tỳ-kheo quán thọ như thọ.

Quán tâm như tâm là Tỳ-kheo có tâm tham dục thì biết đúng như thật có tâm tham dục, có tâm không dục thì biết đúng như thật là có tâm không dục. Khi có sân hay không sân, có si hay không si, có ô uế hay không ô uế, có hợp hay có tan, có thấp hay có cao, có nhỏ hay có lớn; tụ hay không tụ, định hay không địnhgiải thoát hay không giải thoát. Cũng như vậy, có tâm giải thoát thì biết đúng như thật có tâm giải thoát; có tâm không giải thoát thì biết đúng như thật là có tâm không giải thoát. Tỳ-kheo như vậy, quán nội tâm như tâm, lập niệm tại tâm, có tri, có kiến, có minh, có đạt. Như vậy là Tỳ-kheo quán tâm như tâm.

Quán pháp như pháp là Khi con mắt duyên sắc, sinh nội kết, nếu Tỳ-kheo bên trong thật có kết thì biết đúng như thật là bên trong có kết; bên trong thật không có kết thì biết đúng như thật là bên trong không có kết. Nội kết chưa sinh, bây giờ sinh, biết đúng như thật. Nội kết đã sinh và được đoạn trừ, không sinh lại nữa, biết đúng như thật. Với tai, mũi, lưỡi, thân và ý cũng giống như vậy. Khi ý duyên pháp, sinh nội kết, nếu Tỳ-kheo bên trong thật có kết thì biết đúng như thật là bên trong có kết, bên trong không có kết thì biết đúng như thật là bên trong không có kết, nội kết chưa sinh bây giờ sinh; biết đúng như thật nội kết đã sinh và đã được đoạn trừ, không sinh lại nữa, biết đúng như thật

Bên trong thật có ái dục thì biết đúng như thật là đang có ái dục, bên trong thật không có ái dục thì biết đúng như thật là không có ái dụcÁi dục chưa sinh nay sinh, biết đúng như thậtÁi dục đã sinh và đã được đoạn trừ, không sinh lại nữa, biết đúng như thật. Với sân nhuế, thùy miên, điệu hối và nghi cũng giống như vậy. Bên trong thật có nghi, biết đúng như thật là đang có nghi; bên trong thật không có nghi, biết đúng như thật là không có nghi. Nghi chưa sinh, nay đã sinh, biết đúng như thật. Nghi đã sinh và đã được đoạn trừ, không sinh lại nữa, biết đúng như thật

Bên trong thật có niệm giác chi thì biết đúng như thật là có niệm giác chi; bên trong thật không có niệm giác chi thì biết đúng như thật là không có niệm giác chiNiệm giác chi chưa sinh nay sinh, biết đúng như thậtNiệm giác chi đã sinh thì ghi nhớ không quên, không suy thoái, tu tập càng lúc càng tăng trưởng, biết đúng như thật. Với trạch pháptinh tấn, hỷ, khinh an, định và xả cũng giống như vậy. Bên trong thật có xả giác chi thì biết đúng như thật là đang có xả giác chi, bên trong thật không có xả giác chi thì biết đúng như thật là không có xả giác chiXả giác chi chưa sinh nay sinh, biết đúng như thậtxả giác chi đã sinh thì ghi nhớ không quên, không suy thoái, tu tập càng lúc càng tăng trưởng, biết đúng như thật. Tỳ-kheo như vậy quán nội pháp đúng như pháp, quán ngoại pháp đúng như pháp, lập niệm tại pháp, có tri, có kiến, có minh, có đạt. Như vậy gọi là Tỳ-kheo quán pháp như pháp, nghĩa là quán Bảy giác chi

Nếu Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni nào trụ Bốn niệm xứ thì lâu nhất trong vòng bảy năm, nhất định sẽ chứng được một trong hai quả: hoặc chứng Cứu cánh trí ngay trong hiện tại, hoặc chứng A-na-hàm nếu còn hữu dư. Nếu Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni nào luôn luôn trong từng khoảnh khắc lập tâm chánh trú nơi Bốn niệm xứ thì nếu buổi sáng thực hành như vậy, nhất định buổi tối liền được thăng tiến. Nếu buổi tối thực hành như vậy, nhất định sáng hôm sau sẽ được thăng tiến. 

Trên là phương pháp tu tập Bốn niệm trụ (xứ) quán được chúng tôi tóm lược đầy đủ từ trong kinh Niệm xứ văn hệ Hán tạng thuộc Thinh văn thừa trong Trung A-hàm mà đức Đạo sư đã dạy cho các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni khi Ngài còn tại thế. Ở đây tuy đức Đạo sư chỉ dạy cho hàng xuất gia, nhưng hàng tại gia chúng ta cũng có thể tu tập phương pháp này, nếu mọi người nổ lực thực hành trong miên mật thì, sự thành công đối với chúng ta cũng không phải là chuyện khó. Vì đây, cũng chỉ là một phương pháp thiền định của hiện quán tự thân mỗi chúng ta đối với cuộc sống mà thôi. 

Ngoài ra, nếu chúng ta muốn tìm hiểu rộng sâu hơn nữa thì chúng ta cũng có thể tìm hiểu và y cứ vào Câu-xá luận quyển 23 thì, pháp tu tập tứ niệm trụ lệ thuộc vào tự tướng (tướng riêng) và cọng tướng (tướng chung) y vào thứ tự bốn nơi thân, thọ, tâm và pháp mà quán chiếu; nhưng trong lãnh vực này mỗi phạm trù có tự tánh riêng của chúng. Như tự tánh của thân là bốn đại chủng sắc đã tạo ra nó, còn cọng tướng là chỉ cho tánh cộng thông của các pháp, tức là tánh của tất cả các pháp đều vô thường, khổ, không, vô ngã.

Về thể của tứ niệm trụ thì mỗi phạm trù nó có ba loại, gọi là ba niệm trụ:

a/ Tự tánh niệm trụ, còn gọi là tự tánh niệm xứ: Là dùng ba tuệ văn, tư, tu làm thể thường quán sát thân, thọ, tâm và pháp.

b/ Tương tạp niệm trụ, còn gọi là cộng niệm xứ: Dùng tâm, tâm sở cùng với tuệ đồng lúc tồn tại làm thể, ở đây chỉ cho mọi tác dụng của tinh thần.

c/ Sở duyên niệm trụ, còn gọi là duyên niệm xứ: Lấy tuệ làm đối tượng của sở duyên, tức chúng ta lấy bốn phạm trù thân, thọ, tâm và pháp làm thể.

Quán pháp của tứ niệm trụchúng ta có thể phân ra làm hai loại biệt tướng và tổng tướng

1/ Biệt tướng niệm trụ: là chỉ cho mỗi quán pháp riêng của tứ niệm trụ.

2/ Tổng tướng niệm trụ: là chỉ cho quán pháp chung cho tứ niệm trụ.

Hơn nữa trong tứ niệm trụ thì, ba phạm trù trước thuộc về tạp duyên, còn pháp niệm trụ thứ tư thì, chung cho tạp duyên cùng không tạp duyên. Nên chỉ có quán pháp niệm trụ mới gọi là bất tạp duyên; đối với thân, thọ, tâm và pháp thì, hoặc là hợp duyên quán hai phạm trù, hay ba phạm trù, hoặc hợp duyên quán chung cả bốn phạm trù thì, gọi là tạp duyên. Ở đây hành giả nếu tu tập tạp duyên pháp niệm trụ thì, có thể vào được vị của tứ thiện căn, tức là hành giả đã hòan thành phàm vị của mình để bắt đầu chuẩn bị đi vào Thánh vị của kiến đạo.

Và cũng theo đại thừa A-tỳ-đạt-ma tạp tập luận quyển 10 thì, Tứ niệm trụ này chúng ta có thể theo thứ tự phối hợp với Tứ thánh đế: Tức là thân niệm trụ kết hợp với khổ thánh đế, thọ niệm trụ có thể kết hợp với tập thánh đếtâm niệm trụ có thể kết hợp với diệt thánh đế và, pháp niệm trụ có thể kết hợp với đạo thánh đế để quán sát trong việc thanh tu ba nghiệp thân khẩu ý trừ khổ đạt vui trong hiện quán.

Tóm lại, pháp quán Tứ niệm trụ, dù là Tiều thừa hay Đại thừa trên phương pháptức chỉ cho sự tướng tuy có cạn sâu, có nhanh có chậm, nhưng trên bình diện thể cứu cánh thì cũng như nhau. Hành giả sẽ đạt được cứu cánh nếu những những nổ lực thực hành tu tập của chúng ta luôn đặt trên chiều miên mật trong hiện quán thì chính như đức Đạo sư đã dạy: “Luôn luôn trong từng khoảnh khắc lập tâm chánh trú nơi Bốn niệm xứ thì nếu buổi sáng thực hành như vậy, nhất định buổi tối liền được thăng tiến. Nếu buổi tối thực hành như vậy, nhất định sáng hôm sau sẽ được thăng tiến.” Ở đây đức Đạo sư muốn nói đến sự thăng tiến đạt đến kết quả của cứu cánh Niết-bàn an vui giải thoát trong hiện quán.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/10/2013(Xem: 25582)
Nếu không có một giọt nước sẽ không có đại dương. Nếu không có một hạt cát sẽ không thành sa mạc. Trong cuộc sống, nếu không có những điều vụn vặt thì việc thành bại trong thiên hạ có đáng để lưu tâm? Tôi cũng như bạn, thấy đêm dài thì trông cho mau sáng, dù không mong đêm vẫn tiếp theo ngày. Vậy nên, thương ghét, trắng đen, tốt xấu, phải trái… là điều mà xưa nay vẫn thế và ngàn năm sau vẫn thế.
17/10/2013(Xem: 40953)
Tôi đọc kinh sách, nghe giảng và học hỏi, đồng thời rút kinh nghiệm trong những năm qua cùng các pháp hữu nghiên cứu và hoằng truyền chánh pháp, đặc biệt với đạo hữu Nguyên Phước. Thấy cần, rút ra một số nét cơ bản để chia xẻ cùng quý Phật tử thật dễ đọc, dễ hiểu, dễ thực hành trong niềm tin Phật pháp.
18/09/2013(Xem: 14029)
Bản luận này ngoài các bài tựa ra còn có 26 chương. 25 chương đầu trình bày cụ thể triết lý căn bản giáo lý Phật giáo, giải thích hiện tượng vũ trụ nhân sinh quy về bản thể Chân như tuyệt đối. Chương thứ 26 trình bày vai trò của pháp tu Tịnh độ; và có phải đây là mục đích Luận chủ giúp người đọc trước hết nhận thức rõ ràng vấn đề và sau đó tìm về một pháp tu thích hợp? Mong những ai có dịp đọc trọn tác phẩm này có thể tìm được câu trả lời cho chính mình!
15/08/2013(Xem: 17705)
“Chẳng có ai cả ” là một tuyển tập những lời dạy ngắn gọn, cô đọng và thâm sâu nhất của Ajahn Chah, vị thiền sư lỗi lạc nhất thế kỷ của Thái Lan về pháp môn Thiền Minh Sát.
22/06/2013(Xem: 4998)
Có thể nói rằng quan điểm bình đẳng về khả năng giải thoát tâm linh do Đức Phật đưa ra có một ý nghĩa cách mạng xã hội đáng kể...
17/06/2013(Xem: 7925)
Đức Phật nêu lên tánh không như là một thể dạng tối thượng của tâm thức không có gì vượt hơn được và xem đấy như là một phương tiện mang lại sự giải thoát... Hoang Phong dịch
10/06/2013(Xem: 12078)
Mục đích có được thân người quý báu này không phải chỉ để tạo hạnh phúc cho chính mình, mà còn để làm vơi bớt khổ đau, đem lại hạnh phúc cho người. Đó là mục đích đời sống.
08/06/2013(Xem: 15059)
Mục đích có được thân người quý báu này không phải chỉ để tạo hạnh phúc cho chính mình, mà còn để làm vơi bớt khổ đau, đem lại hạnh phúc cho người. Đó là mục đích đời sống. Bạn có cái thân quý báu thoát được tám nạn[1] và có đủ mười tiện nghi để phục vụ kẻ khác. Ai cũng mong hạnh phúc, không ai muốn đau khổ. Hạnh phúc mà ta cần không chỉ là hạnh phúc tạm thời, mà là hạnh phúc tuyệt đối, thứ hạnh phúc tối thượng của giác ngộ. Khi đi phố chẳng hạn, người ta mua những thứ tốt nhất, bền nhất; cũng vậy, ai cũng muốn có hạnh phúc lâu dài nhất, cao quý nhất. Tùy theo sự hiểu biết của mình và mức hạnh phúc có thể đạt đến, người ta cố gắng đạt hạnh phúc tối thượng theo quan điểm mình.
08/06/2013(Xem: 4474)
Theo giáo lý đạo Phật, tâm là nhân tố chính trong mọi sự kiện hay việc xảy ra. Một tâm lừa dối là nguyên nhân của mọi kinh nghiệm mùi vị của samsara...
09/05/2013(Xem: 8906)
Những Điều Phật Đã Dạy - Nguyên tác: Hòa thượng Walpola Rahula - Người dịch: Lê Kim Kha
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]