Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

3. Chuẩn bị cho cái chết

17/12/201016:19(Xem: 12551)
3. Chuẩn bị cho cái chết

CHỦ ĐỘNG CÁI CHẾT
ĐỂ TÁI SINH TRONG MỘT KIẾP SỐNG TỐT ĐẸP HƠN

Đức Đạt Lai Lạt Ma
Hoang Phong dịch
Nhà xuất bản PHƯƠNG ĐÔNG TP. Hồ Chí Minh 2010

3
CHUẨN BỊ CHO CÁI CHẾT

« Quên rằng tôi sẽ phảitừ bỏ tất cả và ra đi, tôi đã phạm vào những sai lầm làm hại đến sự tốt lànhcủa bè bạn và cả kẻ thù của tôi » Phật

Tiết 2

Cho chúng tôi xin rúttỉa thật nhiều tinh anh từ thân xác đang chống đỡ sự sống này
Không xao lãng bởi nhữngviệc vô ích trong kiếp sống hiện tại.
Chính cơ sở vững chắcđó, tuy khó đạt được nhưng dễ bị hủy diệt
Sẽ giúp chúng tôi cơ maylựa chọn giữa ích lợi và mất mát, giữa tiện nghi và bần hàn.

Cần có những hoàn cảnhthuận lợi từ bên trong và bên ngoài để đem lại thành công trong việc tu tập.Hiện ta đang ở trong hoàn cảnh thuận lợi đó. Là một con người, ta có sẳn thânxác và đầu óc giúp ta hiểu được những lời giảng huấn. Đấy chính là những điềukiện bên trong, những điều kiện ấy thật thiết yếu. Bên ngoài, ta cần có sựhướng dẫn và một chút tự do để thực hiện. Nếu ta chú tâm một cách nghiêm chỉnh,chắc chắn sẽ có kết quả. Nếu không chịu khó, quả là một sự lãng phí vô ngần.Cần phải ý thức giá trị của những điều kiện vừa kể, thiếu những điều kiện ấy sẽkhó cho ta thực hiện việc tu học. Tốt nhất nên ước tính gia sản sẳn có của tahôm nay.

Ta có sẳn thân xác củamột con người trong một môi trường khá tốt, thêm vào đó quyết tâm tu tập củata, thế là điều kiện đã đủ để làm cho cuộc đời ta thêm giá trị. Quả thật là hệtrọng. Hãy bắt tay vào việc ngay đi ! Nếu hướng hành vi của ta vào những chủđích xứng đáng, ta sẽ thực hiện được nhiều điều xứng đáng. Nếu để cho ba thứnọc độc là ham muốn tình dục, hận thù và sa đọa lôi cuốn, ta sẽ gặt hái đủ loạihậu quả từ những hành động xấu đưa đến.

Thật khó cho tất cả mọichúng sinh biết bước vào con đường ngay thẳng bằng sức mạnh của chính mình, chẳnghạn như hàng thú vật, chúng thiếu hẳn sự thăng bằng của con người[7] . Tuynhiên vẫn có một số trường hợp hiếm hoi thú vật phát động được những hành vitích cực, nhờ vào hoàn cảnh thích hợp xui khiến[8] . Nhưng khi cần phải suynghĩ thì thật là chuyện phức tạp cho chúng. Khi bị tình dục hay hận thù lôicuốn, chúng biểu lộ một cách tạm thời và nông cạn. Chúng không đủ sức tạo ranhững hành vi xấu xa bằng hành động hay bằng lời nói nặng nề và lắc léo. Chínhcon người mới có đủ khả năng tạo ra nhiều cung cách khác nhau. Chẳng qua vì tríthông minh của con người hữu hiệu hơn, họ có thể dấn thân vào những điều tốtlành hoặc xấu xa trên một bình diện lớn hơn.

Khi con người biết hướngvào điều thiện, họ sẽ tạo được một sức mạnh đáng kể. Nếu lúc nào ta cũng biết ýthức và hướng vào những hành vi đạo đức, chẳng những các mục tiêu trong kiếpnày mà cả trong các kiếp sau cũng đều được viên mãn. Nếu ta thiếu ý thức, nhữnghành động xấu sẽ gây ra khổ đau vô biên. Trong số muôn loài sinh vật tiến hóatrên hành tinh từ lúc thành hình, loài sinh vật đem đến nhiều tiến bộ hơn hếtcho hành tinh này chính là con người, nhưng chính những sinh vật tạo ra nhiềulo âu, khổ đau và vô số các vấn đề khác – chẳng hạn như hủy diệt cả địa cầu –cũng chính là con người. Con người có đủ khả năng làm được những gì tốt đẹpnhất và cả những gì tồi tệ nhất. Thân xác có khả năng thụ hưởng tiện nghi hayphải gánh chịu cơ hàn, tạo ra sự dư dả hay phải chịu đựng sự mất mát, vì thếphải thận trọng đừng gây ra thiệt thòi cho bản thân ta.

Nếu biết chắc trong quákhứ ta đã từng theo đuổi con đường tốt trong suốt chuỗi dài nhiều kiếp sống, vàgiả thử nếu trong kiếp sống này ta có lầm lỡ phạm vào những chuyện điên rồ,cũng có thể là không quan trọng lắm. Nhưng có chắc đâu đã là như thế. Bất cứmột hiện tượng biến đổi nào cũng phải có một nguyên nhân; sự biến dạng liên tụccủa thân xác ta cho biết là nó đang gánh chịu một số nguyên nhân nào đó. Nhữngthành phần của cha và mẹ là các nguyên nhân và điều kiện cấu tạo ra thân xácta. Muốn cho trứng của mẹ và tinh trùng của cha đi đến chổ phối hợp với nhau,phải có thật nhiều điều kiện.

Nếu cho rằng sự cấuthành ra thân xác gồm thịt và máu chỉ cần có trứng và tinh trùng là đủ, thì lúcthành lập vũ trụ trứng và tinh trùng chưa có, chúng cũng không thể tự phát sinhmà không có một nguyên do nào (nếu không thì phải xem chúng, hoặc là xuất hiệncùng khắp mọi nơi, không giới hạn trong không gian và thời gian, hoặc là khônghề có)[9] . Vậy điều đó cho thấy còn có vô số các yếu tố khác đã chen vào: yếutố chính yếu hơn hết là nghiệp (karma).

Mỗi cấu trúc của vũ trụgồm có nhiều kỷ nguyên: thành lập, tồn tại, hủy hoại, cuối cùng là một thời kỳtrống không. Sau khi chu kỳ gồm bốn giai đoạn như thế chấm dứt, một thế giớimới được thành lập do sự luân chuyển của gió, của năng lượng và tiếp theo là sựxuất hiện của những thành phần khác. Tuy rằng diễn tiến trên đây phù hợp vớinhững khám phá khoa học mới nhất cũng như với triết học Phật giáo, nhưng cũngcó một thời kỳ mà vũ trụ không hiện hữu. Quá trình thành lập một thế giới khởisự bằng cách dựa vào rất nhiều nguyên nhân và điều kiện, chính những nguyênnhân và điều kiện đó tạo ra các hiện tượng. Những hiện tượng ấy, hoặc là tácphẩm của một vị trời sáng tạo, hoặc phát sinh từ nghiệp (tức là những hành độngtừ trước) của những con người sinh ra nơi đó, cảm nhận được hoàn cảnh đó, sinhsống trong môi trường đó. Theo quan điểm Phật giáo, bất cứ gì đã xuất phát từmột nguyên nhân sẳn có, tức đã nằm trong trạng thái vô thường (kể cả một vũtrụ), không cần phải lệ thuộc thêm vào những mệnh lệnh hay vào ý chí mạnh mẽcủa một vị trời không có nguồn gốc gì cả.

Thật ra, quá trình thànhlập môi trường xung quanh phát sinh từ sức mạnh nơi nghiệp của chúng sinh. Taphải luôn luôn chú ý để hiểu rằng không có nguyên nhân nào lại không gây ra hậuquả. Định luật hết sức chặt chẽ đó cho thấy trên bình diện lâu dài, nhữngnguyên nhân tốt tạo ra những hậu quả tốt và những nguyên nhân xấu tạo ra nhữnghậu quả xấu. Điều này cũng có nghĩa là một hậu quả tốt phải có những nguyênnhân tốt tích tụ từ trước. Cũng thế, muốn đạt được một hậu quả khả quan phảicần có từ trước một nguyên nhân thật hùng mạnh. Muốn có được thân xác con ngườilàm nền tảng cho sự sống, nhất định phải có sự tích tụ thật nhiều nguyên nhânvà điều kiện mạnh mẽ từ những kiếp sống trước để tạo ra từng thành phần của cơthể, chẳng hạn như hình dáng, màu da, sự bén nhậy của các giác quan và nhữngđặc điểm khác của cơ thể.

Nếu thực hiện được mộthành vi đạo đức, những gì hàm chứa trong hành vi đó sẽ giữ nguyên cho đến khinào quả của nó phát sinh toàn vẹn trong kiếp sống này hay trong một kiếp sốngkhác về sau, chúng ta không đến đỗi quá mong manh đâu. Nhưng không phải chỉ cóhành vi tốt. Một thể dạng tâm thức tiêu cực dai dẳng, chẳng hạn như giận dữ, sẽlàm mất hết khả năng tích lũy đạo đức và ngăn chận tâm thức không phát triểnđược, giống như một hạt giống bị phơi khô dưới ánh nắng mặt trời. Ngược lại,gia tăng mạnh mẽ hành vi đạo đức sẽ tiêu diệt khả năng phát sinh hậu quả củanhững hành vị thiếu đạo hạnh, làm cho chúng không còn khả năng tiếp tục gây hậuquả được nữa. Vì thế, không những phải kết hợp thật nhiều nguyên nhân thuận lợimà còn phải loại bỏ những sức mạnh đối nghịch để bảo vệ những nguyên nhân tốtđẹp không bị hủy hoại.

Những hành vi tốt tíchlũy những nguyên nhân tốt, tức những tiềm năng tốt, chúng phát sinh từ một tâmthức có kỷ cương, trong khi các hành vi xấu sinh ra từ một tâm thức bất trị.Con người bình thường, chẳng hạn như chúng ta đây, đã quen lệ thuộc vào bảnnăng từ rất lâu đời. Trong vị thế do bản năng chi phối, bấn loạn phát sinh từthú tính thường bùng lên rất mãnh liệt, trong khi những hành vi phát xuất từmột tâm thức kỷ cương lại có sức mạnh kém hơn. Cần hiểu rằng sự sống đang chốngđỡ thân xác ta thật là tuyệt vời; đó là kết quả tổng hợp từ rất nhiều hành vitốt, kết quả của một tâm thức kỷ cương trong quá khứ. Muốn đạt được kết quả nhưthế phải cần đến thật nhiều nhẫn nại, vì thế kết quả ấy rất quý giá, ta phải sửdụng nó thật ý thức, phải thận trọng đừng phung phí thân xác ta. Nếu như nhữngkhả năng mà ta hiện có không phải là chuyện hiếm hoi, dễ tạo ra, thì cũng chẳngphải để ý làm gì. Nhưng thật ra đâu phải thế.

Cấu trúc của tâm thứcrất khó đạt được, và nếu như nó bền vững, bất biến, không gánh chịu một sự suythoái nào, ta sẽ có thì giờ để tận dụng nó. Nhưng tiếc thay, cấu trúc ấy của sựsống thật mong manh, dễ bị tan rã vì tác động của một số nguyên nhân bên trongcũng như bên ngoài. Tập « Bốn trăm tiết về các hành vi du-già của người Bồ-tát» của Thánh Thiên[10] xác nhận rằng thân xác từ lúc khởi đầu đã lệ thuộcvào tứ đại: đất, nước, lửa và khí, các thành phần này luôn luôn đối nghịchnhau. Hậu quả là sự an lành của thân xác lệ thuộc vào thế thăng bằng thật mongmanh giữa bốn thành phần kể trên, mong manh vì chúng không giữ được sự hoà hợplâu dài. Ví dụ như ta cảm thấy lạnh, hơi nóng sẽ làm ta dễ chịu lúc đầu, nhưngcó thể sẽ trở nên khó chịu về sau. Bệnh tật cũng vậy. Một vị thuốc dùng để trịmột căn bệnh nào đó cũng có thể gây ra những phản ứng phụ có hại. Vậy phải ngănchận những loại phản ứng như thế. Cơ thể của ta có thể trở thành nguồn phátsinh nhiều thác loạn và biến chứng. Khi loại bỏ được những thác loạn và biếnchứng đó, tự nhiên ta sẽ cảm thấy thoải mái trong cuộc sống.

Thân xác cần có thức ănđể nuôi sống, nhưng nếu ta lạm dụng, thì thay vì thức ăn là một nguồn dinhdưỡng đem đến sức khoẻ nó lại mang đến bệnh tật và đau đớn cho ta. Những nơithiếu dinh dưỡng và lâm vào cảnh thiếu ăn và chết đói là những nơi ngập trànđau khổ. Nhiều quốc gia có đủ mọi thứ thức ăn lại chịu hậu quả không hay củaviệc dư thừa thực phẩm, chẳng hạn như ăn không tiêu[11] . Nếu như một sự thăngbằng nào đó có thể tái lập giữa các cực đoạn như vừa kể mà không gây ra biến cốnào, ta gọi như thế là « hạnh phúc », nhưng thật là ngu xuẩn khi ta tưởng tượngnhư thế là đã thoát khỏi, hoặc sẽ thoát khỏi mọi bệnh tật. Loại cơ thể nhưchúng ta đây là một cái ổ chứa đủ thứ vấn đề. Nếu như không gánh chịu bệnh tật,chiến tranh, đói kém, ta sẽ không bao giờ chết. Nhưng bản chất của thân xác talà tan rã. Ngay khi được thành hình, cứu cánh của thân xác là sự ra đi.

Thân xác này là một tặngvật quý giá, hàm chứa rất nhiều khả năng, nhưng lại rất mong manh. Chỉ vỏn vẹnđược sống, đã là một điểm hội tụ quan trọng và vì thế ta phải mang một trọngtrách lớn lao. Ta có khả năng tạo ra điều thiện cho chính ta và cho kẻ khác,nhưng nếu để những chuyện lặt vặt trong suốt cuộc sống làm cho ta xao lãng, thìthật là phí phạm biết bao nhiêu ! Ta nên tự nhủ sẽ sử dụng cuộc sống này vàthân xác này một cách hiệu quả, ta nên nhờ vị thầy của ta, nhờ Tam Bảo cũng nhưkêu gọi những sự hỗ trợ khác giúp ta. Ta tự nổ lực từ bên trong và nhờ sự nângđỡ từ bên ngoài. Không phải chỉ tụng liên miên những chữ trong các tiết mục củabài thơ này là đủ, mà phải suy nghĩ để hiểu hết ý nghĩa, và lúc nào cũng phảiđể tâm vào đấy.

Tóm lại, thân xác chuyênchở sự sống của ta thật là hữu ích, rất khó để có nó, nhưng cũng rất dễ để đánhmất nó, ta phải tận dụng nó để đem đến an vui cho ta và cho kẻ khác. Những gìtích cực đều thoát ra từ một tâm thức kỷ cương. Khi tâm thức đã an bình, trongsáng, hạnh phúc, thì những lạc thú từ bên ngoài như thức ăn thanh tao, quần áosang trọng, hàn huyên với bạn bè, tuy có thể làm cho cuộc sống dễ chịu hơn,nhưng không còn là một điều tối cần thiết cho ta nữa. Nếu tâm thức bất an vàbấn loạn, bất kể những gì xung quanh dù cho có tốt đẹp đến đâu đi nữa, thâm tâmta vẫn luôn luôn mang đầy kinh khiếp, hy vọng và sợ hãi. Với một tâm thứcnghiêm minh, ta có thể chọn lựa một cách hiệu quả giữa giàu sang và bần hàn,giữa sức khoẻ và bệnh tật. Dù cho không có người bạn nào giúp sức, ta vẫn cóthể làm được. Căn nguyên hạnh phúc và an vui của chính ta bắt nguồn từ một tâmlinh trong sáng và nghiêm minh. Đối với môi trường chung quanh, khi ta biết giữtâm thức trong sáng và nghiêm minh, bạn bè, người bạn đường của ta, cha mẹ ta,con cái ta và những người thân thuộc chung quanh, tất cả sẽ cảm thấy dễ chịuhơn trong cuộc sống. Tổ ấm của ta an bình hơn, những người cùng chia xẻ tổ ấmđó với ta cũng cảm thấy hoàn toàn thoải mái. Những người đến thăm ta, khi vừabước chân vào nhà, cũng cảm thấy ngay một chút hạnh phúc nào đó. Ngược lại, nếutâm thức ta bấn loạn và bất trị, không những ta luôn luôn ở trong trạng tháibuồn bực, mà những ai vừa bước vào cửa đều nhận ra ngay không khí cãi vã và khủnghoảng thường xuyên.

Giữ cho tâm thức nghiêmminh chính là cách tạo hạnh phúc, ngược lại ta sẽ rất đau khổ, vậy nên tìm cáchgiảm bớt những xung năng bất trị trong tâm. Hãy bỏ ý định vượt lên trên địchthủ của ta, ưu đãi bạn bè của ta hơn kẻ khác, làm gia tăng tài sản của ta v.v.đồng thời hãy khắc phục tâm thức để hướng vào điều thiện, nhiều chừng nào tốtchừng ấy. Đó chính là cách rút tỉa những gì tinh anh biểu hiện bằng xác thânquý giá và mong manh này.


TÓM LƯỢC NHỮNG LỜIKHUYÊN

1. Hãy ý thức giá trịcủa thân xác, nó đúng thực là của ta vì nó là kết quả của rất nhiều nguyên nhântốt trong quá khứ. Nên hiểu rằng những lời giáo huấn trong bài thơ là dành chota, sẳn sàng để cho ta sử dụng.

2. Kiếp sống làm ngườithật quý giá, ta có thể dùng nó như một sức mạnh tích cực hoặc sử dụng nó đểgây ra tàn phá, ta cũng hiểu là kiếp sống này hết sức mong manh, vì thế ngay từgiây phút này, hãy cố gắng sử dụng nó một cách hữu ích.

3. Sự thoải mái của cơthể liên hệ đến thế thăng bằng tạm thời giữa những thành phần cấu tạo ra nó, sựhòa hợp ấy rất hời hợt. Hãy xem những gì tạm thời là tạm thời.

4. Một tâm thức nghiêmminh giúp ta sáng suốt, thư giản và hạnh phúc, trái lại nếu tâm thức dao động,dù hoàn cảnh xung quanh có tốt đẹp cách mấy chăng nữa, kinh hoàng và âu lo vẫnxâm chiếm ta.

Tiết 3

Xin cho chúng tôi đượchiểu rằng không nên phung phí một giây phút nào,
Cái chết được biết chắcchắn, nhưng giờ chết không sao biết trước được,
Những gì kết hợp sẽ phântán, những gì tom góp sẽ hủy diệt.
Đi xuống bắt đầu từ nơitột đỉnh. Cứu cánh của sự sinh là cái chết.

Từ khởi thủy của thờigian, chúng ta thường xuyên bị ám ảnh bởi ảo giác của sự trường tồn, chúng tacứ tưởng rằng trước mặt có cả một khoảng thời gian không giới hạn. Điều đó đưata vào một vị thế rất nguy hiểm vì ta cứ hẹn tất cả mọi chuyện vào ngày mai. Đểchống lại tư thế đó, ta cần suy tư về vô thường và cái chết có thể xảy đến chota bất cứ lúc nào.

Mặc dù không có gì chắcchắn là ta sẽ chết tối hôm nay, nhưng khi ta ý thức được cái chết là gì, ta sẽhiểu rằng ta cũng có thể chết tối hôm nay. Vậy nếu ta có khả năng hành độnggiúp ta trong kiếp sống này và cả kiếp sống sau, ta nên dành ưu tiên cho cáchcư xử theo chiều hướng đó, hơn là chọn những gì dễ dãi và hời hợt cho sự hiệnhữu của ta trong kiếp sống hiện tại. Hơn thế nữa, vì không thể biết trước đíchxác giờ chết của ta, ta lại càng nên tránh đừng phạm vào những sai lầm làm hạicho ta trong kiếp này và cả kiếp sau. Càng thận trọng có nghĩa là ta càng cốgắng không tạo thêm những run rũi bất lợi làm phát sinh những hành vi mà takhông kiểm soát được. Đồng thời tùy theo khả năng sẳn có, ta nên hăng hái thựcthi những hành vi chận đứng những biểu hiện phát sinh từ một tâm thức thô bạo.Được vậy, dù ta chỉ còn sống một ngày, một tuần, một tháng hay một năm, thờigian đó đều có ý nghĩa. Tâm thức và hành vi của ta, trên bình diện lâu dài, sẽgiúp ta thăng tiến, càng sống lâu ta càng gặt hái nhiều điều tịch cực.

Trong trường hợp ngượclại, nếu ta rơi vào vòng ảnh hưởng do ảo giác của vô thường tạo ra, ta sẽ sốngmột cách hời hợt bên lề của kiếp sống này mà thôi, rốt lại ta sẽ mất mát rấtnhiều.Vì thế, trong tiết này, Ban-thiền Lạt-ma đã kéo sự chú tâm của ta trở vềvới những giá trị quý báu trong từng giây phút của hiện tại.

Về phần tôi đây, hôm nayđã sáu mươi bảy tuổi. Tôi là người già nhất trong số mười ba vị Đạt-lai Lạt-matrước tôi, trừ vị Đạt-lai Lạt-ma thứ Nhất là Gendrun Drup, vị này sống đến támmươi tuổi. Vị thứ năm sống đến sáu mươi sáu tuổi, vậy tôi lớn tuổi hơn ông này:tôi đã là một người già ! Ngày nay, nhờ kỹ thuật trị liệu tân tiến về y khoa vàđiều kiện sinh sống cải thiện hơn, tôi có một vài hy vọng nào đó để lưu lạitrong thế giới này đến tám mươi hay chín mươi tuổi. Nhưng chắc chắn là sớm muộngì tôi cũng chết. Người Tây tạng chúng tôi nghĩ rằng có thể hy vọng kéo dài sựsống bằng các nghi lễ, nhưng tôi không chắc chút nào là nhờ vào đó một người tuhành có thể sống lâu hơn.

Trong suốt cuộc sống,nếu muốn cho các nghi thức tu tập bên ngoài có thêm hiệu quả, bên trong ta phảitu tập bằng thiền định để đạt được những nhận biết vững vàng trong tâm thức.Thêm vào đó, phải nhận thức được Tánh không của sự hiện hữu nội tại, điều nàykhông thể thiếu sót được vì chính đó là sự hiển lộ của trí tuệ, trong lúc mà tavẫn tơ tưởng về cái tôi lý tưởng của ta. Đồng thời cũng cần phát lộ lòng từ bihướng về kẻ khác để đạt đến Giác Ngộ. Vì những điều kiện gay go như thế, nênviệc thiền định lâu dài trong suốt một cuộc đời tu tập không phải là chuyện dễthực hiện.

Tin tường mọi sự sẽ vĩnhviễn và kèm thêm vào đó lòng ích kỹ đã ăn sâu vào tim ta, biến nó giống nhưtrung tâm của thế giới, tất cả sẽ làm thiệt thòi cho ta rất nhiều, vậy cách suytư hiệu quả nhất là nhìn vào vô thường, vào Tánh không của mọi sự hiện hữu vàlòng từ bi. Nếu không biết suy tư về những chủ đề ấy và chỉ biết thực hành nghilễ, thì dù cho suốt một cuộc đời kiên trì cũng chẳng đem đến lợi ích gì.

Khi tôi được mười lăm,mười sáu tuổi, lúc ấy tôi đang tu học về các trình độ khác nhau trên đường GiácNgộ, tôi khởi sự học một phương pháp thiền định thăng tiến theo từng cấp bậc.Đồng thời tôi cũng phải đảm trách việc giảng dạy, và muốn giảng dạy tôi phảitiếp tục gia tăng suy tư bằng phương pháp phân giải, vì lý do giáo huấn và suytư phân giải luôn luôn đi đôi với nhau. Chẳng hạn chủ đề liên hệ đến cái chếtgồm ba căn nguyên, chín lý do và ba quyết tâm như sau đây.

Căn nguyên thứ nhất: suytư rằng cái chết là điều chắc chắn

1. Bởi vì cáichết, dù sao đi nữa, không thể nào tránh được,
2. Bởi vì khôngthể kéo dài sự sống mãi mãi và phút cuối cùng ngày càng gần thêm,
3. Bởi vì dù chota đang còn sống, nhưng thời gian còn lại rất ít để giúp ta dịp may tu tập.

Quyết tâm thứ nhất: tôiphải tu tập.

Căn nguyên thứ hai: suytư rằng cái chết bất định

4. Bởi vì hy vọngsống được bao lâu hoàn toàn không ai biết trước,
5. Bởi vì nhữngnguyên nhân đưa đến cái chết quá nhiều và khả năng duy trì sự sống lại hiếmhoi,
6. Bởi vì giờ chếtkhông thể biết trước được, lý do là thân xác ta quá mong manh.

Quyết tâm thứ hai: tôiphải tu tập ngay từ bây giờ.

Căn nguyên thứ ba: hãysuy nghĩ rằng, đến lúc ta chết, không có gì giúp ta được nữa, ngoại trừ sự tutập.

7. Bởi vì, trongphút lâm chung, bạn bè của ta đều bất lực,
8. Bởi vì, trongphút lâm chung, gia sản của ta sẽ không còn ích lợi gì nữa,
9. Bởi vì, trongphút lâm chung, thân xác không còn trợ giúp gì được cho ta.

Quyết tâm thứ ba: Tôiphải tập không bám víu vào tất cả những gì tuyệt vời trong cuộc sống này.

Trong chu kỳ sinh tồn,những gì kết hợp – như cha mẹ, con cái, anh em, chị em, bạn hữu – sẽ phân tánmột cách tự nhiên. Dù ta có bám víu cách mấy: cuối cùng ta cũng phải tách rờihọ. Cả thầy, cả đệ tử, cả cha mẹ, cả con cái, cả anh em chị em, cả chồng cả vợ,cả bạn hữu – bất kể họ là ai – họ phải tách rời nhau một ngày nào đó.

Khi nào người thầy lâuđời nhất của tôi là Ling Rinpoché vẫn còn khoẻ mạnh, tôi không đủ can đảm nghĩđến cái chết của thầy tôi, hình như đó là một thứ xúc cảm không chịu đựng nổicho tôi. Đối với tôi, ông là một khối đá cứng nhất để tôi nương tựa. Đến đỗitôi tự hỏi không biết làm sao tôi có thể sống nếu không có sự hiện diện củathầy tôi. Nhưng khi ông ngã bịnh lần đầu, rồi thêm một lần thứ hai nghiêm trọnghơn, tôi bắt đầu tự nhủ trong một góc tâm linh: « Có lẽ hay hơn hết là thầy rađi trong lúc này ». Có lúc tôi đã nghĩ đến trường hợp thầy tôi đã suy nghĩ kỹvà đã quyết định đến lúc phải ra đi vĩnh viễn, phần tôi thì nên chuẩn bị bắttay vào trọng trách dành cho tôi: tức là đi tìm vị hóa thân của thầy tôi.

Không những bạn bè ta,tài sản của ta, và những gì ta tom góp được – dù cho giá trị cách mấy – đều trởnên vô ích. Bất kể cấp bậc gì hay chức vụ nào của ta, dù cao sang cách mấy,cũng không tránh khỏi sự sụp đổ. Mỗi khi tôi bước lên bục và trước khi ngồixuống để thuyết giảng, tôi đọc nhẩm một câu kinh Kim Cương về vô thường để tựnhắc nhở lấy tôi:

Hãy quán xét mọi vật,chúng đều được sinh ra từ sự kết hợp của nhiều nguyên nhân,
Chẳng hạn như những vìsao lấp lánh, những tưởng tượng phát sinh từ một cái nhìn bịnh hoạn,
Cho đến ánh sáng lập lòecủa một ngọn đèn dầu, những ảo giác của ma thuật,
Một giọt sương mai,những bọt bong bóng, những giấc mơ, những tia chớp và mây bay trên trời.

Tôi suy nghĩ về cái mongmanh của mọi hiện tượng, chúng đều có một nguyên nhân, tôi liền bật hai ngóntay: tiếng động khô khan và ngắn ngủi vang lên tượng trưng cho vô thường. Vàthế đó tôi tự nhắc với tôi rằng tôi sắp bước trở xuống chiếc ngai này[12] .

Tất cả mọi sinh vật – dùcó đời sống dài hay ngắn – chắc chắn cũng sẽ phải chết. Không có một lối thoátnào cả. Khi đã rơi vào chu kỳ của sinh tồn, ta không thể nào thoát ra khỏi bảnchất của ta. Bất kể những điều kỳ diệu nào bao quanh ta, và dù cho ta biết lợidụng chúng để tận hưởng đi nữa thì từ nơi bản chất, cả chúng và cả ta cũng sẽcùng nhau đi đến chỗ suy thoái cuối cùng[13] .

Dù sao thì ta cũng chết,nhưng ta không biết được ngày giờ của phút lâm chung mà thôi. Nếu đoán trướcđược thì biết đâu ta cũng có thể chuẩn bị. Kể cả trường hợp có vẻ ta còn sống lâu,nhưng ta cũng không thể quả quyết một trăm phần trăm rằng hôm nay không phải làngày ta chết. Vậy không nên hẹn tất cả vào ngày mai. Trái lại, ta phải chuẩn bịnhư thế nào để nếu như tối hôm nay ta chết, ta sẽ không còn gì để hối tiếc. Nếuta suy nghĩ sâu xa về tính cách vô định và đương nhiên về cái chết của ta, tasẽ cảm thấy càng ngày càng phải cương quyết sử dụng thời gian còn lại một cáchsáng suốt hơn. Như nhà du-già Tây tạng Tông-khách-ba[14] đã nói:

Khi ta ý thức được nhữngkhó khẳn để duy trì thân xác này, ta sẽ không thể nào thụ động được.
Khi nắm được ý nghĩa sâuxa của điều ấy, ta sẽ hiểu rằng phung phí thời giờ một cách vô ý thức là nguyênnhân của lo buồn.
Khi suy tư về cái chết,tức ta chuẩn bị để sống trong kiếp sau.
Khi ta biết suy nghiệmvề hành động và hậu quả sinh ra từ những hành động đó, thì cội nguồn của vô ýthức sẽ khô cạn.
Trên đường tu học, khinắm vững được bốn căn nguyên ấy,
Những điều thực hiệnkhác về đạo đức sẽ nẩy nở một cách dễ dàng.

Không những suy nghĩ vềcái chết sẽ giúp ta chuẩn bị cho phút hấp hối và gợi lên những hành vi đem đếnlợi ích cho kiếp sống về sau, mà ngay trong lúc này biết tập luyện như thế cònảnh hưởng một cách cực mạnh trên những cảm nhận của tâm thức ta nữa. Ví dụ đốivới một người không ý thức được cái chết là một điều hiển nhiên, bạn bè và cảgia đình họ sẽ có cảm giác bất lực vì không thể nào nói chuyện với họ một cáchthực tế được, dù cho họ đã già nua và sắp ra đi. Họ vẫn cần những người xungquanh khen họ có vẻ tươi tỉnh. Tất cả đều biết đấy chỉ là những điều nói dối.Quả thật là khôi hài.

Đôi khi, ngay những bệnhnhân đã đến giai đoạn chót, chẳng hạn như ung thư, nhưng vẫn nhất định tránhkhông chịu dùng những tiếng như « chết » hay « cái chết ». Tôi thấy không thểnào đề cập đến cái chết đang tiềm tàng nơi họ, họ nhất định không chịu nghe.Đối với những ai không đủ can đảm đối đầu với chữ « chết », dù đó là một thựctế đi nữa, lúc cái chết đến gần sẽ làm cho họ sợ hãi và kinh hoàng. Hãy lấy mộtthí dụ khác, khi tôi thấy một vị bác sĩ gần kề giây phút cuối cùng, tôi có thểnói mà không ngần ngại chút nào: « Dù cho anh sắp ra đi hoặc anh sẽ khỏi bệnh,anh cũng cần phải chuẩn bị cho cả hai giả thuyết đó »[15] . Cùng nhau suy tư vềcái chết gần kề là một việc hoàn toàn có thể thực hiện được. Đối với một ngườisẵn sàng đương đầu với cái chết không hối tiếc, ta chẳng cần ta phải giấu diếmgì cả? Nếu một vị bác sĩ, từ trước đã nghĩ đến vô thường, sẽ can đảm hơn, sungsướng hơn trong giờ phút lâm chung. Suy tư về tánh cách vô định của cái chết làcách nuôi dưỡng tâm linh bằng sự an bình, kỷ cương và đạo đức, vì điều đó sẽđem đến cho tâm linh nhiều lợi ích hơn những gì thuộc vật chất phù phiếm trongcuộc sống ngắn ngủi này.

TÓM LƯỢC NHỮNG LỜIKHUYÊN

1. Nếu ta quán nhận đượctính cách bất định về cái chết, ta sẽ sử dụng thời gian còn lại một cách hiệuquả hơn.

2. Muốn tránh việc hẹnsự tu tập sang ngày hôm sau, ta đừng để cho ảo giác của trường tồn xâm chiếmlấy ta.

3. Phải ý thức rằng mộtđịa vị dù cho tuyệt vời cách mấy rồi cũng phải chấm dứt.

4. Không nên tin tưởngsau này ta sẽ còn thừa ngày giờ.

5. Hãy thành thật trướccái chết của ta. Hãy khuyên những người khác nên minh bạch trước cái chết củachính họ. Đừng tìm cách lừa dối lẫn nhau, bằng cách tiếp tục khen nhau, khi giờchết đã gần kề. Sự lương thiện đem đến can đảm và an vui.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/10/2023(Xem: 1277)
Rồi tôi đi sâu vào vườn trầm, đi mãi vào ...rừng trầm để mong tìm những cây trầm đại thụ, và tôi đã gặp bao cao Tăng tu hành tại đây, không chỉ các sư tại Âu Châu mà còn từ Hoa Kỳ, Úc, Canada ...nữa cơ. Các vị đã trao cho tôi bao trầm hương qua lời giảng của quí Sư dựa theo lời dạy của Đức Phật. Những thỏi trầm quí mang tên: Lăng Nghiêm, Pháp Hoa, Bát Nhã, Phổ Môn, Chú Đại Bi, Thập Chú, Thần Chú..v.v..và.v.v.Ôi, nhiều lắm, rồi với thời gian, nếu thành tâm trân quí và nắm giữ những thỏi trầm, thì hương trầm của nó cũng ít nhiều tỏa hương thơm ngát đánh bạt những sú uế mà bụi đời đã phủ lên người chúng ta.
15/03/2023(Xem: 5241)
Từ khi con người bắt đầu quy tụ sống thành nhóm, thành đoàn, và sau này phát triển đông đảo thành cộng đồng, xã hội, quốc gia, người ta đã biết tổ chức phân quyền, đưa ra những nguyên tắc luật lệ chung để mọi người dân sống trong cộng đồng quốc gia phải tuân theo. Những ai phạm tội phá rối trị an sẽ bị đem ra xét xử và trừng phạt theo nội quy luật lệ của quốc gia nơi họ cư ngụ. Có như thế thì mọi sinh hoạt trong cộng đồng xã hội mới giữ được trật tự, đời sống cá nhân mới được bảo đảm an toàn.
23/09/2022(Xem: 2786)
Giáo lý Bốn thánh đế là giáo pháp quan trọng nhất của những người học và tu tập theo lời dạy của Đức Phật. Cho dù chúng ta thuộc truyền thống Nguyên Thuỷ hay truyền thống Đại Thừa cũng đều tu học từ nền tảng giáo pháp này. Trong Bốn thánh đế thì đạo thánh đế gồm 37 pháp và thường được gọi là 37 phẩm trợ đạo. Trong đó thì Bát chánh đạo là căn bản nhất vì “Bát chánh đạo gồm có hữu lậu và vô lậu” (Trong Tạp A-hàm, Kinh Quảng Thuyết Bát Thánh Đạo, số 785 và Trong kinh Trung Bộ III, Đại Kinh bốn mươi, do Hòa thượng Minh Châu dịch).
17/11/2021(Xem: 25419)
Nghiệp, phổ thông được hiểu là quy luật nhân quả. Nhân quả cũng chỉ là mối quan hệ về tồn tại và tác dụng của các hiện tượng tâm và vật trong phạm vi thường nghiệm. Lý tính của tất cả mọi tồn tại được Phật chỉ điểm là lý tính duyên khởi.266F[1] Lý tính duyên khởi được nhận thức trên hai trình độ khác nhau. Trong trình độ thông tục của nhận thức thường nghiệm, quan hệ duyên khởi là quan hệ nhân quả. Chân lý của thực tại trong trình độ này được gọi là tục đế, nó có tính quy ước, lệ thuộc mô hình cấu trúc của các căn hay quan năng nhận thức. Nhận thức về sự vật và môi trường chung quanh chắc chắn loài người không giống loài vật. Trong loài người, bối cảnh thiên nhiên và xã hội tạo thành những truyền thống tư duy khác nhau, rồi những dị biệt này dẫn đến chiến tranh tôn giáo.
13/11/2021(Xem: 13466)
“Bát Thánh Đạo” là phương pháp tu hành chơn chánh cao thượng đúng theo qui tắc Phật giáo mà đức Thế Tôn đã có lời ngợi khen là quí trọng hơn tất cả con đường tu hành, là con đường không thẳng cũng không dùn, không tham vui cũng không khắc khổ, vừa thành tựu các điều lợi ích đầy đủ đến hành giả, hiệp theo trình độ của mọi người. Cho nên cũng gọi là “TRUNG ĐẠO” (Majjhimapaṭipadā) là con đường giữa. Ví như đàn mà người lên dây vừa thẳng, khải nghe tiếng thanh tao, làm cho thính giả nghe đều thỏa thích. Vì thế, khi hành giả đã thực hành đầy đủ theo “pháp trung đạo” thì sẽ đạt đến bậc tối thượng hoặc chứng đạo quả trong Phật pháp không sai. Nếu duyên phần chưa đến kỳ, cũng được điều lợi ích là sự yên vui xác thật trong thân tâm, từ kiếp hiện tại và kết được duyên lành trong các kiếp vị lai. Tôi soạn, dịch pháp “Bát Thánh Đạo” này để giúp ích cho hàng Phật tử nương nhờ trau dồi trí nhớ và sự biết mình. Những hành giả đã có lòng chán nản trong sự luân hồi, muốn dứt trừ phiền não, để
03/09/2021(Xem: 7307)
Có những người làm gì cũng hay, viết gì cũng hay. Tôi luôn luôn kinh ngạc về những người như vậy. Họ như dường lúc nào cũng chỉ ra một thế giới rất mới, mà người đời thường như tôi có ngó hoài cũng không dễ thấy ra. Đỗ Hồng Ngọc là một người như thế.
08/10/2020(Xem: 9037)
1- Hãy khoan hồng tha thứ, biết thiện thì làm, tới đâu thì tới. 2- Sống trong cuộc đời, muốn được thong thả rảnh rang thì đừng dính đến quyền lợi. 3- Làm việc hễ thuận duyên thì làm, không thuận thì phải khéo léo nhẫn nhịn để vượt qua. 4- Ăn chay, thương người, thương vật, tụng kinh. 5- Việc ác chớ để phạm, điều lành phải nên làm. 6- Thương người cùng thương vật, niệm Phật và tham thiền. 7- Chánh niệm đứng đầu là 3 niệm : Niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng. 8- "Hằng ngày ăn thịt chúng sanh mà mong giải thoát, điều đó không bao giờ có điều đó được". 9- Mót thời gian để tu, đừng bỏ qua, gặp việc thì làm; rảnh việc thì nhiếp tâm: Niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng. 10- Thông minh hiểu biết nhiều, coi chừng không bằng ông già bà lão ăn chay niệm Phật.
01/03/2020(Xem: 13722)
Kinh Viên Giác là kinh đại thừa đốn giáo được Phật cho đó là “Con mắt của 12 bộ kinh”. “Con mắt” ở đây theo thiển ý có nghĩa là Viên Giác soi sáng nghĩa lý, là điểm tựa, là ngọn hải đăng cho các bộ kinh để đi đúng “chánh pháp nhãn tạng”, không lạc vào đường tà và tu thành Phật. Khi nghe kinh này, đại chúng kể cả chư Phật và chư Bồ Tát đều phải vào chánh định/tam muội, không bình thường như những pháp hội khác.
28/11/2019(Xem: 8151)
Ấn độ là một trong những quốc gia nổi tiếng trên thế giới vì đất rộng, người đông, có dãi Hy mã lạp sơn cao nhất thế giới, có một nền văn minh khá cao và lâu đời, con số 0, số Pi (3,1416...) do người Ấn sử dụng đầu tiên trong toán học, Kinh Vệ Đà đã được người Ấn sáng tạo từ 1800 đến 500 năm trước công nguyên, Ấn Độ là quê hương của đức Phật, hay nói khác hơn đó là nơi đạo Phật phát sinh, ngày nay đã lan tràn khắp thế giới vì sự hành trì và triết thuyết của đạo Phật thích ứng với thời đại. Do đó việcTime New Roman tìm hiểu về Ấn Độ là một điều cần thiết.
17/04/2019(Xem: 5820)
Những pháp thoại của Lama Yeshe là độc nhất vô nhị. Không ai thuyết giảng được như đức Lama. Tự nhiên lưu xuất trong tâm, trực tiếp ngay bây giờ; mỗi lời nói của ngài là một cẩm nang hướng dẫn để thực tập. Tiếng anh của đức Lama rất tốt. Khó có người sử dụng nhuần nhuyễn như ngài. Với tính sáng tạo cao, đức Lama đã biểu hiện chính mình không chỉ qua lời nói, mà còn thể hiện tự thân và trên khuôn mặt. Làm sao để chuyển tải hết sự truyền trao huyền diệu này trên trang giấy? Như đã đề cập ở chỗ khác, chúng tôi trình bày với yêu cầu này cách tốt nhất có thể.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]