Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

6. Quá trình hình thành Đại Tạng kinh Hán văn

17/11/201017:09(Xem: 9353)
6. Quá trình hình thành Đại Tạng kinh Hán văn

QUÁ TRÌNHHÌNH THÀNH
ÐẠI T
ẠNG KINH HÁN VĂN

Kinh Phật đầutiên được dịch từ Phạn văn sang Hán văn là kinh Tứ ThậpNhị Chương do hai cao tăng Ca-diếp-ma-đằng và Trúc-pháp-lan,người Tây Vực (vùng Trung Á ở phía Tây Trung Hoa) dịch vàonăm 76 Tây lịch. Hay nói cách chính xác hơn là các kinh A-hàmChánh Hạnh, Ðại thừa Phương đẳng, Yếu Tuệ, An ban ThủÝ, Thiền Hành Pháp Tưởng v.v... do cao tăng An Thế Cao dịchvào những năm 147 - 167 Tây lịch. Rồi từ đây trở đi, cácvị cao tăng ở vùng Tây Vực, Kế Tân (Kashmir Bắc Ấn Ðộ)và Thiên Trúc (Ấn Ðộ) lần lượt đến Trung Hoa và các vịcao tăng Trung Hoa tiếp tục du học Ấn Ðộ mang kinh về nướcphiên dịch càng nhiều, làm cho Tam Tạng kinh Hán văn ngày càngphong phú đầy đủ hơn bất cứ Tạng kinh nào được dịchra văn hệ khác trên thế giới.

Các cao tăng đã thực hiện việcphiên dịch này theo hai lối: cá nhân và tập thể, dịch ývà dịch thẳng, dịch thuộc lòng và dịch có nguyên bản trướcmặt.

- Cá nhân dịch là do mộthai người phiên dịch.

- Tập thể dịchlà có tổchức dịch trường gồm bốn người hoặc bảy người. Trườnghợp bốn người thì một người đọc thuộc lòng kinh bổnra, một người chép lại thành Phạn văn, một người dịchnghĩa từ Phạn văn ra Hán văn, một người chép lại thànhHán văn. Trường hợp bảy người thì một người chủ dịch,tuyên dịch từ kinh bổn, một người bút thọ, lo ghi chéplại, một người độ ngữ so sánh từ ngữ, một người chứngPhạn lo đối chiếu với Phạn văn, một người nhuận Hánvăn, một người chứng nghĩa lo kiểm chứng ý nghĩa, và mộtngười tổng khán lo kiểm xét chung lại.

- Dịch ýlà dịch lược văn,chỉ cốt lấy ý. Ngài Cưu-ma-la-thập đặc biệt nhất tronglối dịch này.

- Dịch thẳng là dịch sáttheo nguyên bản, không thêm không bớt câu nào. Ngài HuyềnTrang tiêu biểu cho lối dịch này.

- Dịch thuộc lònglà trườnghợp các cao tăng từ Tây Vực hoặc Ấn Ðộ sang Trung Hoa từthời kỳ đầu nhằm lúc ở Tây Vực và Ấn Ðộ, những kinhviết thành văn chưa được phổ biến, hoặc vì quan niệmrằng kinh được trực tiếp truyền miệng giữa thầy tròquý hơn kinh được truyền gián tiếp qua văn tự, vì kinh đượctruyền miệng thì thân thiết chính xác dễ nhớ và dễ hànhtrì hơn; do đó các người chuyên học thuộc rồi đem đi truyềnbá cho nên khi cần dịch, họ không có sẵn nguyên bản trongtay mà chỉ đọc và dịch theo ký ức của mình.

Những kinh dịch lối này không cónguyên bản để có thể đối chiếu kiểm tra lại, nên phầnnhiều bị tối nghĩa và dịch không được nhiều. Có bộdịch được nửa chừng thì ngưng lại, vì người đọc thuộcđể dịch qua đời, phải đợi thời gian có người khác thuộcmới đọc và dịch tiếp, như bộ luật Thập Tụng, ngài Phấp-nhã-đa-lakhởi đọc thuộc cho ngài La-thập dịch ra Hán văn, được2/3 thì ngài Phấp-nhã-đa-la qua đời, phải đợi năm sau cóngài Ðàm-ma-lưu-chi từ Tây Vực qua mới đọc và dịch tiếptrọn bộ.

- Dịch có nguyên bảnlà cóbản nguyên văn trên tay, cứ theo đó dịch ra.

Các kinh được dịch rồi, nhưngkhông dễ gì trong một thời gian ngắn đã có thể truyềnbá đi khắp nơi, một mặt vì kỹ thuật ấn loát thời ấychưa có, một mặt tình hình đất nước Trung Hoa rất rộng,các tay mưu bá đồ vương tranh giành cát cứ, ngăn trở sựđi lại. Mặt khác, các vị cao tăng đi truyền kinh, họ khôngxuất phát từ một nơi, một lúc, cùng một tổ chức, nênngười này không biết việc người kia, khiến có những kinhcùng một nguyên bản mà có tới năm, bảy người dịch. Ðâylà chưa kể trường hợp người này thấy bản dịch củangười kia chưa trọn hoặc chưa ổn mà dịch lại. Từ HậuHán (58 - 219) đến đời nhà Lương (502 - 556) trong khoảng 500năm đã dịch được 419 bộ (theo Xuất Tam Tạng Ký của LươngTăng Hựu). Ðến đời Tống Thái Tổ (917 Tây lịch) mới khởisự gom tất cả bản kinh đã dịch rải rác đó đây lạikhắc in thành Ðại Tạng kinh. Lần khắc kinh này xảy ra ởThành đô đất Thục (Tứ Xuyên) nên gọi là Thục Bản ÐạiTạng kinh, trải qua 12 năm mới khắc xong, cộng được 5.000quyển. Ðây là Ðại tạng kinh đầu tiên ở Tàu. Tiếp sauđó có các Ðại tạng kinh được khắc in như Ðông ThiềnTự Bản năm 1080, do trú trì chùa Ðông Thiền khắc in trong24 năm, được 6.000 quyển, rồi đến Khai Nguyên Tự Bản khắcin năm 1112, Tư Khê Tự Bản (Triết Giang) khắc in năm 1132,Tích Sa Bản (Giang Tô) năm 1231 do Ni sư Hoằng Ðạo khắc introng vòng 79 năm, Phả Ninh Tự Bản khắc in năm 1269, HoằngPháp Tự Bản (Bắc Kinh) khắc in năm 1277. Bản Cao Ly khắcin theo Thuộc Bản năm 1011 - 1047 và thời Minh Trị Thiên Hoàng(1868 - 1912) tại Nhật có súc loát Ðại Tạng kinh và TụcTạng kinh gồm 8.534 quyển.

Từ khi khởi sự dịch kinh vớicao tăng An Thế Cao những năm 147 Tây lịch đến lúc đạtđược một số lượng kinh 8.534 quyển là đã phải trảiqua bao nhiêu khó khăn trong việc lựa chọn từ ngữ, cân nhắcvăn cú mới đi đến được sự ổn định. Như cùng mộtđề kinh mà năm nhà dịch với năm tên khác nhau.

1. Ðạo Hành Bát-nhã kinh- Hậu Hán Chi-lâu-ca-sấm (147 - 167) dịch.
2. Ðại Minh Ðộ Vô Cực kinh -Ngô Chi Khiêm (224 TL) dịch.
3. Ma-ha Bát-nhã Sao Kinh - Phú Tần,Ðàm-ma-tỳ (351 TL) dịch.
4. Tiểu Phẩm Bát-nhã kinh - DaoTần, Cưu-ma-la-thập (401) dịch.
5. Phần thứ tư trong Ðại Bát-nhãkinh - Ðường Huyền Trang (660) dịch.
Nội dung văn kinh trong năm bản dịchnày cũng rất khác như đoạn dưới đây:

Bản 1: "Xá-lợi-phất vịTu-bồ-đề, vân hà hữu tâm vô tâm. Tu-bồ-đề ngôn: Nhưthị, diệc bất hữu hữu tâm, diệc bất vô vô tâm" (Xá-lợi-phấtgọi Tu-bồ-đề. Thế nào là hữu tâm vô tâm? Tu-bồ-đềđáp: Như vậy cũng chẳng có hữu tâm, cũng chẳng có vô tâm).

Bản 2: "Hiền tử Thu Lộ tửviết: Vân hà hữu thị ý nhi ý phi ý? Thiện nghiệp viết:Vị kỳ vô vi vô tạp niệm giả" (Hiền tử Thu Lộ tử hỏirằng: Thế nào có ý ấy, mà ý chẳng phải ý? Thiện nghiệpđáp: Nghĩa là cái niệm vô vi vô tạp đó vậy).

Bản 3:"Xá-lợi-phất vịTu-bồ-đề, vân hà hữu tâm, tâm vô tâm? Tu-bồ-đề ngôn:Tùng đối thức hữu tâm, tâm vô tâm, như thị, diệc bấttri giả diệc vô tạo giả, dĩ thị diệc bất hữu hữu tâm,diệc bất hữu vô tâm". (Xá-lợi-phất hỏi Tu-bồ-đề: Thếnào là hữu tâm, tâm mà vô tâm? Tu-bồ-đề đáp: Theo chỗđối với thức mà có tâm, tâm mà không tâm, như vậy tâmcũng chẳng biết, cũng không tạo tác, do đó cũng chẳng cóhữu tâm, cũng chẳng có vô tâm).

Bản 4: "Xá-lợi-phất ngôn:Hà pháp vi tâm phi tâm? Tu-bồ-đề ngôn: Bất hoại bất phânbiệt" (Xá-lợi-phất hỏi: Pháp gì là tâm chẳng phải tâm?Tu-bồ-đề đáp: Không hoại không phân biệt).

Bản 5:"Xá-lợi-phất vấnTu-bồ-đề ngôn: Hà đẳng danh vi tâm phi tâm tánh? Thiện Hiệnđáp ngôn: Nhược vô biến hoại, diệc vô phân biệt, thịtắc danh vi tâm phi tâm tánh" (Xá-lợi-phất hỏi Tu-bồ-đềrằng: Những gì gọi là tâm tánh, chẳng phải tâm? ThiệnHiện đáp: Nếu không biến hoại cũng không phân biệt, đógọi là tâm tánh chẳng phải tâm).

Ý của đoạn kinh này, cái tâm thôngthường thì có phân biệt nhị biên, có biến hoại, còn tâmBát-nhã thì không phân biệt nhị biên, không biến hoại, chonên tuy gọi nó là tâm mà chẳng phải tâm (như tâm thông thường).

Xét đến việc dịch từ ngữ tacũng thấy sự chọn lựa khó khăn và đã có sự dịch saikhác giữa các nhà dịch cũ và các nhà dịch mới. Các nhàdịch cũ vì hoặc hiểu Phạn văn mà không hiểu Hán văn, hoặchiểu Hán văn mà không hiểu Phạn văn nên dịch không đượcchính xác và thường tối nghĩa. Còn các nhà dịch mới vìrành cả Phạn văn và Hán văn nên dịch thường chính xácvà rõ nghĩa. Như một số từ ngữ được dẫn đối chiếudưới đây giữa cũ và mới.

Dịch cũ:
Dịch mới:
Ngũ chúngNgũ ấm, ngũuẩn
Hữu lưu vôlưuHữu lậu vôlậu
Sắc, thốngdương, tư tưởng, sanh tử, thứcSắc, thọ, tưởng,hành, thức
Tự nhiênTự tánh
Chúng hựuThế Tôn
Vô trước quả,Ứng chơn, Ứng nghiA-la-hán
Câu cản đạoTu-đà-hoàn
Nhu thủVăn thù
Trực hànhChánh đạo
Vi trìVi tánh
Ma nạpTrưởng giả
Trừ Cẩn, Trừcẩn nữTỷ-kheo, Tỷ-kheoni
Phân vệKhất tức
Trừ nhậpThắng xứ
Tần lai quảTư-đà-hàm
v.v...

Bộ Ðại ChánhTân Tu Ðại Tạng Kinh.

Nhận thấy các bản Ðại Tạngkinh nêu trên đã không bao gồm đủ các kinh đã được dịch,giải, lại còn bị xiêu lạc, hư hỏng theo thời gian, gâykhó khăn cho người có chí muốn nghiên cứu kinh Phật, nêndưới triều Ðại Chánh (1912 - 1926) ở Nhật Bản, hai bácsĩ Nhật là ông Cao Nẫm Thuận Thứ Lang và Ðộ Biên HảiHúc đã phát đại nguyện xuất bản Ðại Tạng kinh bằngcách gom góp, sưu tầm, tra cứu, đối chiếu, tổ chức, cóhệ thống tất cả bản kinh đã có được thành một ÐạiTạng kinh hoàn bị gồm 2.920 bộ cộng thành một Ðại Tạngkinh 11.970 quyển, đóng thành 85 tập dày, đặt tên là ÐạiChánh Tân Tu Ðại Tạng kinh, ấn bản đầu tiên vào năm 1921Tây lịch, dưới triều Ðại Chánh Nhật Bản.

Trong số 85 tập này, từ tập 1đến tập 55 gồm kinh, luật, luận, sớ chú, sử truyện. Từtập thứ 56 đến 85 gồm Tục Kinh Sớ, Tục Luật Sớ, TụcLuận Sớ...

Lại trong số 2.920 bộ 11.970 quyểnnày chia làm hai loại: Loại A, là những kinh dịch từ Phạnvăn ra. Loại này gồm có 1.692 bộ cho 6.256 quyển mà trong đóđọ 2/3 là các kinh luật chính, còn 1/3 là những kinh có kèmlời chú giải và các sáng tác phẩm của các vị cao tăngẤn Ðộ.

Và trong số các kinh dịch từ Phạnvăn này những bộ kinh lớn đều có bản trùng dịch, nghĩalà cùng một nguyên bản mà có nhiều người dịch thành ranhiều bản. Ví dụ trọn một bộ kinh Trường A-hàm có 30kinh trọn 22 quyển, nhưng đã có một người dịch trọn bộ,mà 18 người khác trích dịch từng phần thành ra 18 bộ vớisố quyển không đồng nhau, khiến cho một bộ Trường A-hàm22 quyển đã tăng bội thành 19 bộ 80 quyển. Hoặc như mộtbộ kinh Pháp Hoa 7 quyển, nhưng đã có 4 nhà dịch thành ra4 bộ với số 25 quyển. Trong Ðại Tạng kinh hiện nay có rấtnhiều trường hợp trùng dịch như vậy, nên số bộ và sốquyển mới tăng lên tới 1.692 bộ cho 6.255 quyển như đã nêutrên.

Loại B là những bản kinh có kèmchú giải và những sáng tác phẩm của các nhà Phật họcTrung Hoa và Nhật Bản. Loại này gồm có 1.228 bộ cho 5.714quyển. Sở dĩ có tới con số này, vì có trường hợp mộtbản kinh mà có tới 20 người chú giải trở thành 20 bộ vớisố quyển tăng lên.

Theo lời hai bác sĩ ghi trong lờitự tựa cuốn Mục Lục Ðại Chánh Tân Tu Ðại Tạng Kinhcủa họ thì Bộ Ðại Chánh Tân Tu này có 5 đặc sắc lớn:

1. Nghiêm mật bác thiệp, bởinó thu góp đầy đủ không những các kinh đã lưu hành từtrước mà luôn cả các bản kinh mới phát quật ở các quốcthổ xưa như Vu Ðiển, Ðôn Hoàng, Qui Tư, Cao Xương v.v... vànhững văn kinh xưa dưới thời Lục Triều, những thủ bảndưới thời Ðường, Tống tản mát trong các danh lam cổ sát.

2. Chu đáo thanh tân, bởi nócó sự đối chiếu, cân nhắc chia thành bộ loại như A-hàmbộ, Bát-nhã bộ, Pháp Hoa bộ v.v... những kinh nào nghi làngụy tạo thì in riêng chứ không để xen lộn trong các kinhkhác. Nếu trong kinh văn gặp câu hoặc chữ nào thấy có sựsai khác giữa các bản thì đều có bị chú ở dưới mỗitrang rất rõ ràng, tối tân.

3. Phạn Hán đối khán, bởinó có sự đối chiếu giữa văn kinh chữ Phạn và chữ Hán,từ đó nếu gặp tên kinh, tên xứ, tên người v.v... cầnthiết, thì đều có ghi thêm chữ Phạn hoặc Pali ở dướimỗi trang.

4. Nội dung sách dẫn, bởinó có bản đối chiếu sách dẫn các tên kinh và các từ ngữtrong các kinh.

5. Tiện lợi. Rất tiện lợicho việc tra cứu và mang theo. Nó được xem là Ðại Tạngkinh đầy đủ có tổ chức nhất hiện nay, giúp cho các nhàPhật học khắp thế giới bằng vào để nghiên cứu hoặctrích dẫn.

Ảnh hưởngcủa văn khí đối với nền văn học Trung Hoa.

Theo nhận xét của nhà đại họcgiả Trung Hoa là ông Lương Khải Siêu đăng trong cuốn PhậtHọc Nghiên Cứu Thập Bát Thiên của ông xuất bản tháng 4năm 1930 thì văn kinh dịch từ Phạn ra Hán có một ảnh hườngrất lớn đối với nền văn học Trung Hoa:

1. Ảnh hưởng trên từ ngữ.Theo ông Lương Khải Siêu 35.000 từ trong bộ Phật Giáo ÐạiTừ Ðiển của người Nhật là 35.000 từ do các vị cao tăngsáng tạo để dịch kinh, nó đã nghiễm nhiên trở thành mộtbộ phận trong văn học Trung Hoa. Thêm vào 35.000 từ tức làthêm vào 35.000 quan niệm. Trong đó có những từ Trung Hoa nhưnglại được mang vào một ý nghĩa mới, như "Chân như", "Vôminh", "Pháp giới", "Thiền định", "Chúng sanh", "Nhân duyên","Quả báo" v.v... và những từ đọc theo âm chữ Phạn lâungày thành quen như "Niết-bàn", "Bát-nhã", "Du-già", "Sát-na","Do tuần", "Hằng-hà" v.v... Ðây là những từ theo ngài HuyềnTrang nó nằm ở trong năm trường hợp không dịch nghĩa (ngũchủng bất phiên):

1. Vì bí mật như chữ Ðà-la-ni,Ta-bà-ha;
2. Vì hàm nhiều nghĩa như chữBạt-già-phạm, A-la-hán;
3. Vì ở Trung Hoa không có thứđó như chữ Diêm-phù-đề (cây);
4. Vì giữ theo người dịch xưanhư chữ A-nậu-bồ-đề;
5. Vì để sanh tâm trọng thị nhưchữ Bát-nhã v.v...
2. Ảnh hưởng trên ngữ pháp vàvăn thể.Ðiều rất dễ nhận thấy trong văn kinh Phậtgiáo không dùng chi, hồ, giả, dã, hỷ, yên, tai, như trong vănchương Trung Hoa; không dùng lối biền ngẫu hoa mỹ; không rậptheo cách điệu cổ văn; cú pháp có nhiều đảo trạng; trongmột câu hoặc một đoạn có bao hàm lời giải thích; vănngữ nhiều lặp lại; có khi từ 10 đến 20 chữ làm thànhmột danh từ bao hàm hình dung cách; tảng văn và thi kệ xennhau trong một đoạn; thi kệ không có vận. Ðó là một lốicấu tạo hình thức văn học rất mới đối với Trung Hoa,mà khi đọc đến tất cảm thấy một hòa điệu êm đẹpvà người có công lớn trong việc này là ngài La-thập vàmôn đệ của ngài.

3. Ảnh hưởng đến tình hìnhphát triển văn học.

Việc dịch kinh Phật đã kích thíchcuộc cách mạng trong văn học Trung Hoa. Tập thơ dài đầutiên trong các bài thơ cổ của Trung Hoa, tập "Khổng TướcÐông Nam Phi" và những áng văn học thuần của Trung Hoa cậnđại như tiểu thuyết, ca khúc đều có chịu ảnh hưởngmật thiết từ lối văn dịch kinh Phật, nhất là từ bộ"Phật Bổn Hạnh Tán" của Bồ-tát Mã Minh. Bộ này là mộtbản trường ca trên 30.000 tiếng, như là một bộ tiểu thuyết,đã lấy nguyên liệu từ bốn bộ A-hàm. Chính văn kinh Phậtđã giúp cho giới văn nghệ Trung Hoa giàu khả năng tưởngtượng, cách tân bút pháp, như loại văn bạch thoại, cácbộ tiểu thuyết Tây Du Ký, Sưu Thần Ký, Thủy Hử, HồngLâu Mộng là những tác phẩm đã chịu ảnh hưởng không íttừ các bộ Ðại Trang Nghiêm kinh luận, kinh Hoa Nghiêm, kinhÐại bát Niết-bàn, cho đến các bản tập dịch, truyền kỳ,đan từ các trường thiên ca khúc từ đời Tống, Nguyên, Minhvề sau, cũng đã gián tiếp chịu ảnh hưởng các bộ PhậtBổn Hạnh Tán v.v... (xem thêm bài "Phật Giáo cống hiến gìcho nước Trung Quốc" trong cuốn "Phật Giáo Chính Tín" củaThánh Nghiêm).

Hồ Thích, một học giả lớn hiệnđại của Trung Hoa cũng có nhận định tương tự khi ông viếttrong Hồ Thích Văn Tồn (và được dẫn bởi sách Phật GiáoChính Tín của Thánh Nghiêm) như sau: "Trong các kinh do Cưu-ma-la-thậpdịch có các bộ kinh Kim Cang, Pháp Hoa và Duy-ma-cật đượclưu hành rất rộng rãi và lâu dài, đã có ảnh hưởng khôngnhỏ trong giới văn học và mỹ thuật của Trung Hoa. Bộ kinhPháp Hoa tuy không phải là tiểu thuyết, nhưng là cuốn sáchcó nhiều ý vị văn học, trong đó có một số truyện ngụngôn đẹp nhất trong văn học thế giới".

Ảnh hưởngcủa kinh Phật đến học thuyết đạo Khổng.

Trong cuốn Nhân sanh quan và thơ vănTrung Hoa (Nguyễn Hiến Lê dịch in năm 1970) ông Lâm Ngữ Ðường,một đại văn hào Trung Hoa cận đại viết: "Ảnh hưởng củađạo Phật lớn tới nỗi cãi tạo được học thuyết củađạo Khổng. Từ đời Chu trở đi, các học giả theo Khổnggiáo đại để chỉ làm cái việc hiệu đính, chú thích kinhthư của Thánh Hiền. Từ khi đạo Phật du nhập Trung Quốccó lẽ vào thế kỷ thứ nhất, mới phát sinh phong trào nghiêncứu đạo Phật. Phong trào đó tiến đều trong các triềuđại Bắc Ngụy và Ðông Tấn. Các học giả theo Khổng giáochịu ảnh hưởng đó, thay đổi học phong, bớt công việchiệu đính, chú thích mà nghiên cứu dịch lý.

Ðời Tống do ảnh hưởng của đạoPhật mà Khổng giáo có thêm được mấy học phái mới, gọilà phái Lý học. Những học phái đó vẫn theo truyền thốngluận về đạo đức, nhưng những danh từ Tinh, Lý, Mệnh,Tâm, Vật, Tri đã có một giá trị đặc biệt, được đemra bàn đi bàn lại (địa vị mấy tiếng đó cũng quan trọngnhư mấy tiếng nhân, nghĩa, lễ, trí, tín thời Khổng Mạnh).Phong trào nghiên cứu kinh Dịch (một bộ bàn về những biếnhóa của nhân sự) đột nhiên phát triển mạnh.

Tất cả các nhà Nho đời Tống,nhất là anh em họ Trình (Trình Minh Ðạo, Trình Y Xuyên) đềunghiên cứu kỹ Phật giáo và thêm được nhiều kiến giảimới khi quay trở về đạo Khổng. Chẳng hạn Lục Cửu Uyêndùng một danh từ của đạo Phật, tiếng "giác", "giác ngộ"để trỏ sự nhận thức được chân lý. Ðạo Phật đã làmthay đổi được tính cách của học thuyết Khổng Mạnh. Ảnhhưởng của nó tới các nhà thơ như Tô Ðông Pha cũng mạnhnhư vậy. Bọn văn nhân có phản kháng học thuyết của cácnhà lý học mà dùng một bút pháp nhẹ nhàng, một tinh thầntài tử, du hý để khen đạo Phật!

Khái quát trên đủ thấy Ðại Tạngkinh Hán văn là một bảo vật vô giá của Phật giáo và chungcho cả nền văn hóa thế giới. Chính từ Ðại Tạng kinh Hánvăn mới có Ðại Tạng kinh Nhật văn, Triều Tiên văn. Vănhóa Trung Hoa ảnh hưởng khắp vùng Ðông Á và thế giới.Ðại Tạng kinh Hán văn cũng ảnh hưởng khắp vùng Ðông Ávà thế giới. Nếu không nhờ các vị cao tăng, cư sĩ phátđại nguyện đại hạnh và chí nguyện truyền bá Chánh pháp,vượt bỏ gian nan, một mình một bóng mòn gót trên bướcđường hiểm trở lần tới Trung Hoa kiên trì dịch thuậtlâu dài, thì đã không thể có được một kho tàng kinh điểnHán tự đồ sộ như ngày nay cho chúng ta học đạo và nghiêncứu.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/12/2013(Xem: 20475)
Nhóm Vi Trần vừa hoàn tất xong bộ Danh mục Đại Tạng Phật giáo Tây Tạng: Kangyur-Tengyur khoảng trên 5000 tên các tác phẩm Kinh Luận thuộc về truyền thừa Nalanda Danh mục bao gồm 4 ngôn ngữ Tạng - Phạn (dạng Latin hóa) - Hoa - Việt Đính kèm là 3 tập tin đã đươc trình bày theo các dạng: 1. Tang-Phạn-Hoa-Việt 2. Phạn-Tạng-Hoa-Việt 3. Hoa-Tạng-Phạn-Viêt
11/12/2013(Xem: 35320)
Thiền sư Vĩnh Gia Huyền Giác là con nhà họ Đới ở Châu Ôn . Thuở nhỏ học tập kinh, luận và chuyên ròng về phép Chỉ quán của phái Thiên Thai. Kế, do xem kinh Duy Ma mà tâm địa phát sáng. Tình cờ có học trò của sư Huệ Năng là thầy Huyền Sách hỏi thăm tìm đến. Hai người trò chuyện hăng say.
10/12/2013(Xem: 24554)
Hầu hết chúng ta đều quen thuộc với câu chuyện đời của Đức Phật. Chúng ta biết rằng thái tử Siddhattha đã rời bỏ cung điện lộng lẫy của vua cha, để bắt đầu cuộc sống không nhà của người lữ hành lang thang đi tìm con đường tâm linh, và sau nhiều năm tu hành tinh tấn, Ngài đã đạt được giác ngộ khi đang nhập định dưới gốc cây bồ đề. Sau khi xả thiền, Đức Phật đã đi đến thành phố Benares, giờ được gọi là Varanasi. Ở đó, trong Vườn Nai, lần đầu tiên Ngài thuyết pháp về những gì Ngài đã khám phá về con đường đi đến hạnh phúc toàn vẹn. Lời dạy của Đức Phật rất đơn giản nhưng sâu sắc.
07/12/2013(Xem: 22304)
Phật Ngọc, ước nguyện hòa bình thế giới
03/12/2013(Xem: 58712)
Người ta thường nói :"Ăn cơm có canh, tu hành có bạn". Đối với tôi, câu nói này thật là quá đúng. Ngày nhỏ chưa biết gì nhưng từ khi làm Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử tôi đã thấy ích lợi của một Tăng thân. Chúng tôi thường tập trung thành từng nhóm 5,7 người để cùng nhau tu học. Giai đoạn khó khăn nhất là sau 75 ở quê nhà. Vào khoảng 1985, 86 các anh lớn của chúng tôi muốn đưa ra một chương trình tu học cho các Huynh Trưởng trong Ban Hướng Dẫn Tỉnh và những Htr có cấp nên đã tạo ra một lớp học Phật pháp cho các Htr ở Sàigòn và các tỉnh miền Nam. Nói là "lớp học" nhưng các Chúng tự học với nhau, có gì không hiểu thì hỏi quý Thầy, các Anh và kinh sách cũng tự đi tìm lấy mà học. Theo qui định của các Anh, Sàigòn có 1 Chúng và mỗi tỉnh có 1 Chúng. Chúng tu học của chúng tôi (Sàigòn) có tên là Chúng Cổ Pháp và phải thanh toán xong các bộ kinh sau đây trong thời gian tối đa là 3 năm:
16/11/2013(Xem: 27738)
Tên tục của tôi là Trai. Dòng họ xuất thân từ Lan Lăng là hậu duệ của vua Lương Võ Đế. Gia tộc cư ngụ tại tỉnh Hồ Nam, huyện Tương Lương. Cha tên Ngọc Đường, mẹ tên Nhan Thị. Năm đầu đời nhà Thanh, cha làm quan tại tỉnh Phú Kiến. Năm mậu tuất và kỷ hợi làm quan tại châu Vĩnh Xuân. Cha mẹ đã ngoài bốn mươi mà chưa có mụn con. Mẹ ra ngoài thành nơi chùa Quán Âm mà cầu tự. Bà thấy nóc chùa bị tàn phá hư hoại, lại thấy cầu Đông Quan nơi thành không ai sửa chữa nên phát nguyện trùng hưng kiến lập lại. Đêm nọ, cả cha lẫn mẹ đều nằm mơ thấy một vị mặc áo xanh, tóc dài, trên đỉnh đầu có tượng Bồ Tát Quán Thế Ấm, cưỡi hổ mà đến, nhảy lên trên giường. Mẹ kinh sợ, giật mình thức dậy, liền thọ thai. Cuối năm đó cha đi nhậm chức tại phủ Nguyên Châu.
26/10/2013(Xem: 63792)
Cuộc đời đức Phật là nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều sử gia, triết gia, học giả, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cổ, nhạc sĩ, họa sĩ, những nhà điêu khắc, nhà viết kịch, phim ảnh, sân khấu… Và hàng ngàn năm nay đã có vô số tác phẩm về cuộc đời đức Phật, hoặc mang tính lịch sử, khoa học hoặc phát xuất từ cảm hứng nghệ thuật, hoặc từ sự tôn kính thuần tín ngưỡng tôn giáo, đủ thể loại, nhiều tầm cỡ, đã có ảnh hưởng sâu xa trong tâm khảm biết bao độc giả, khán giả, khách hành hương chiêm bái và những người yêu thích thưởng ngoạn nghệ thuật.
17/10/2013(Xem: 6938)
Đức Phật chỉ ra rằng: mọi vật có hình tượng, có thể chất đều sinh diệt, thay đổi không ngừng. Sự thay đổi của vạn vật là định luật. Định luật này chi phối mọi lãnh vực cuộc sống, không ràng buộc bởi thời gian, không gian.
17/10/2013(Xem: 40333)
50 năm qua, cuộc tranh đấu của Phật giáo năm 1963 chống chính quyền Đệ nhất Cọng hòa do Tổng thống Ngô Đình Diệm lãnh đạo đã đàn áp Phật giáo. Sự việc đã lui về quá khứ nhưng vết thương trong lòng dân tộc, trong tim của Phật tử Việt Nam thì vẫn còn đó và có lẽ mãi còn trong lịch sử đau thương mà cũng lắm hào hùng.
17/10/2013(Xem: 30564)
Là nhân chứng sống động của lịch sử, của dòng đời, ai cũng thế. Sinh ra giữa cõi trần, có tai phải nghe, có mắt phải thấy, dù muốn nghe, muốn thấy hay không. Sống, có óc phải suy tư, có miệng phải nói, có chân phải đi, có tay phải làm. Nhưng phải biết nên nghĩ gì, nói gì, đi đâu, làm gì ! Sống, có bạn để tâm sự, có con để trao truyền. Tâm sự chuyện gì, trao truyền cái gì? Tôi tự hỏi và trải lòng ra cho ai muốn thấy tim tôi đang nhảy, phổi tôi đang thở và mỗi tế bào sinh diệt trong bất diệt của chân như. Chỉ xin đừng làm bác sĩ giải phẫu chân dung của tôi, nhưng nếu muốn thì cứ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]