Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mặt hồ tĩnh lặng

31/10/201202:52(Xem: 5962)
Mặt hồ tĩnh lặng

MẶT HỒ TĨNH LẶNG

Thiền sư Ajahn Chah

Tỳ kheo Khánh Hỷ chuyển dịch

mathotinhlang-ajahnchah

Mục Lục

Phần I

Đạo giản dị
Trung đạo
Chấm dứt hoài nghi
Bỏ hết ngôn từ sách vở và tự mình nhận thức
Tâm lý học Phật giáo
Học hỏi và kinh nghiệm
Gà hay trứng?
Những tên trộm trong tâm bạn
Chánh kiến
Bỏ đói phiền não
Hạnh phúc và đau khổ
Tâm phân biệt
Theo Thầy
Cái gì còn mới thì đều tốt đẹp
Hãy để cho cây mọc tự nhiên
Tại sao phải hành thiền?
Thiền trong mọi tác động
Giữ rắn trong tay
Giới hạnh


Phần III

Quên thời gian đi!
Vài gợi ý trong việc hành thiền
Quán chiếu mọi vật
Lá rụng
Đời sống một nhà sư
Thu thúc
Giới là dụng cụ
Sang trái, sang phải
Chữa trị bất an
Ý nghĩa sâu xa của việc tụng kinh
Chân lý nằm trong những công việc hèn mọn
Sống hòa thuận, hài hòa với người khác
Tiết chế lời nói
Đối diện với tham ái
Hoàn cảnh có thể thay đổi nhưng tâm vẫn thế
Bạn trốn đi đâu bây giờ?
Đi tìm đức Phật
Hãy nương tựa vào chính mình
Học hỏi cách dạy học


Phần II

Giới, Định và Tuệ
Đừng bắt chước
Thế nào là tự nhiên?
Điều hòa
Hãy nương tựa vào mình
Biết mình biết người
Để mặc người ta
Tình yêu thật sự
Học hỏi qua cuộc sống
Xả bỏ
Đương đầu với tâm mình
Chánh niệm
Cốt tủy của thiền minh sát
Thiền hành
Ai mắc bệnh đây?
Tập chú tâm
Kham nhẫn và điều hòa
Bảy ngày đắc đạo
Học tụng kinh


Phần IV

Hãy đọc tâm mình
Giữ giáo pháp đơn giản
Thiền cách nào hay nhất?
Bữa ăn tuyệt vời
Cái cốc của Ngài Ajahn Chah
Một buổi lễ thiêng liêng và một ngày nóng bức
Chân phép mầu
Pháp hành của người chủ nhà
Vô ngã
Ngắn và thẳng
Nước ngầm
Niềm vui của đức Phật
Lượm xoài
Tôi nói ngôn ngữ Zen
Chiêng im lặng
Không có gì đặc biệt
Bên trong bạn không có gì cả

Vấn đạo với Ajahn Chah

-ooOoo-

Lời giới thiệu

ajahn_chah_painting_largeGiả sử bạn đến Á Châu vào khoảng thập niên 80 để tìm hiểu những lời dạy sống thực của Đức Phật, để khám phá xem hiện nay còn có những nhà sư, những ni cô sống cuộc đời đơn giản trong rừng sâu, hàng ngày mang bát xin ăn và chuyên tâm hành thiền không? Dĩ nhiên bạn từng xem kinh sách và biết rằng chính Đức Phật và hàng môn đệ đã du hành khắp miền thôn dã và những khu rừng rậm Ấn Độ kêu gọi mọi người hãy cùng Ngài trau giồi trí tuệ, mở rộng tình thương, sống đời giản dị của một khất sĩ, hi sinh tất cả cho sự bình an tỉnh thức.

Bạn có thể tìm thấy những hình ảnh đẹp đẽ ấy sau hơn hai mươi lăm thế kỷ biến đổi chăng? Những lời dạy xa xưa ấy có còn được áp dụng và thích hợp với xã hội mới mẻ và bộ óc tân tiến của chúng ta không?

Bạn có thể đáp máy bay xuống một phi trường hiện đại gần Bangkok, Colombo hay Rangoon. Bạn có thể ngồi taxi dạo qua các đường phố Á Châu tấp nập, ngắm những vỉa hè đầy trái cây miền nhiệt đới hay nhìn những chiếc xe buýt đầy ắp người tới lui không ngớt. Qua vài góc phố bạn lại thấy những ngôi chùa nóc vàng đồ sộ, những ngọn tháp cao vút tân kỳ. Đó là nơi những nhà sư, những ni cô lưu trú để học hỏi kinh điển cổ xưa. Họ thường tụng kinh hàng ngày và giảng dạy giáo pháp cho mọi người. Nhưng đó không phải là nơi bạn có thể tìm thấy những gì bạn muốn. Nếu bạn muốn thấy nếp sống giản dị trong rừng, muốn tìm những người hành thiền với chiếc y vàng khiêm nhường và chiếc bát đơn giản như Đức Phật, bạn phải rời phố thị náo nhiệt, bỏ lại sau lưng những ngôi chùa đồ sộ, những ngọn tháp cao vút ấy. Nếu xứ bạn đến là Thái Lan, một xứ có nhiều chùa và nhà sư nhất, bạn phải đáp xe lửa ở gần nhà ga Hualampang đông đúc, đón chuyến xe sớm nhất đi lên miền cực Bắc rừng nuí âm u hay xuống tận miền Nam đất bằng hoang dã.

Chỉ vài giờ sau bạn đã ra khỏi phố thị ồn ào, xa rời những khu thương mại sầm uất và không còn nhìn thấy những căn nhà lụp xụp nằm dài hai bên đường xe lửa. Bạn đi xuyên qua những cánh đồng lúa hình bàn cờ được phân chia một cách đều đặn và nhịp nhàng bằng những bờ ruộng, những con lạch và những đường dẫn nước nhỏ. Ở tận chân trời của biển lúa ấy, cứ vài ba dặm bạn lại thấy những hòn đảo nổi, đó là khóm kè hay khóm chuối rậm rạp. Nếu xe hỏa đến gần hơn một trong những hòn đảo nổi ấy, bạn sẽ thấy ẩn hiện trong khóm cây um tùm một mái chùa màu cam và những ngôi nhà gỗ đơn sơ. Đó là hình ảnh những ngôi làng Đông Nam Á.

Mỗi ngôi làng chừng năm trăm đến hai ngàn dân là đã có ít nhất một ngôi chùa. Chùa là nơi cầu nguyện, lễ bái, hội họp, đồng thời cũng là ngôi trường làng. Đây là nơi phần lớn thanh niên trai tráng đến tuổi hai mươi vào xuất gia trong khoảng thời gian một năm hay ba tháng, học hỏi Đạo Pháp hầu trở nên một thành viên trưởng thành của xã hội. Chùa được điều hành bởi một vài nhà sư lớn tuổi, giản dị và thiện chí. Những nhà sư này học hỏi một số kinh sách cổ, hiểu biết nghi lễ và giáo lý căn bản để đảm nhận vai trò như một giáo sĩ của làng. Chùa là một thành phần cũng là một đơn vị tô điểm thêm cho nét đẹp của làng. Nhưng đấy không phải là nơi mà bạn phải tìm.

Xe hỏa của bạn phải đi thẳng mãi lên miền Bắc, đến kinh đô cũ của xứ Auddhaya, với di tích những ngôi đền lộng lẫy đã bị sụp đổ và những lâu đài cổ kính hoang tàn vì bị cướp phá hàng thế kỷ trước đây trong trận chiến tranh với vương quốc lân cận. Lưu lại trong đám hoang tàn đổ nát ấy là những ngôi tượng Phật khổng lồ, điềm nhiên qua sương gió của thời gian.

Bây giờ xe lửa của bạn rẽ về hướng Đông đến tận biên giới Lào, xuyên qua cao nguyên Korat. Bạn phải mất vài giờ nữa để băng qua bình nguyên với ruộng lúa và làng mạc, nhưng dần dần ruộng đồng và làng mạc trở nên thưa thớt và nghèo nàn hơn. Ở đây bạn không còn thấy những rạch nước và những ngôi vườn cây trái sum sê của miền Trung Thái. Cảnh vật trở nên hoang dã, nhà cửa có vẻ nhỏ nhắn và đơn sơ hơn. Những ngôi chùa làng vẫn còn lấp ló, nhưng cũng nhỏ bé và đơn giản hơn. Ở đây lối sống cổ xưa tự túc được duy trì. Bạn có thể nhìn thấy những phụ nữ khóac mình bằng chiếc khăn dệt tay, nép bên ngưỡng cửa e thẹn nhìn khách lạ, những nông dân đang chăm chỉ làm việc ngoài đồng dưới ánh nắng thiêu đốt và bọn trẻ con chăn trâu trong những con mương nước đục ngầu dọc theo đường xe lửa.

Vùng thôn dã ít phát triển này là nơi còn duy trì được truyền thống của các sơn tăng. Đây là vùng giữ được vẻ thiên nhiên của rừng rậm, nuí đồi và những vùng đất hoang chưa bị bàn tay con người sửa đổi. Nhiều thế kỷ qua chốn quê mùa này đã hỗ trợ tích cực cho các tu viện với những nhà sư sống bình lặng, đơn giản trong rừng. Là một khu hoang sơ ít người biết đến, nhưng nơi đây đã đóng góp lớn lao vào việc duy trì và thể hiện sự giác ngộ, giải thoát của Đức Phật. Phần lớn những nhà sư ở đây không đóng vài trò của một giáo sĩ làng, không dạy học cũng không học hỏi, nghiên cứu, duy trì kinh điển cổ xưa như những nơi khác. Chủ đích của họ là sống trọn vẹn và thực hành việc quán xét và bình lặng tâm hồn bằng chính con tim và khối óc của mình; đó là thực hiện những lời giáo huấn của chư Phật.

Nếu bạn rời xe lửa, dùng xe buýt hay thuê một chiếc xe riêng, rẽ sang một con đường đất để đến một tu viện như thế, bạn sẽ tìm thấy được gì? Những lời dạy của Đức Phật và phương pháp hành thiền có còn thích hợp với thời đại này nữa không? Thiền Minh Sát và tỉnh thức có cần thiết cho những người sống trong một xã hội tân tiến và phức tạp không?

Đến nơi, bạn sẽ lấy làm ngạc nhiên khi biết đã có nhiều người Tây phương tìm đến đây trước bạn. Từ năm 1965 đã có hàng trăm người Âu Mỹ như bạn đến thăm viếng và học hỏi trong những khu rừng hoang dã này. Một số đến học hỏi một thời gian ngắn rồi trở về, đem những gì mình đã học hỏi áp dụng vào đời sống hàng ngày. Một số khác đến ở lâu hơn, hoặc xuất gia tu một vài năm đến năm bẩy năm, rồi trở về. Một số khác nữa, nhận thấy đời sống trong rừng phong phú và cần thiết nên quyết định ở lại luôn cho đến bây giờ.

Mỗi nhóm đều nhận được những lời dạy trực tiếp qua con tim và khối óc của mình và được cung ứng một lối sống ý thức và sáng suốt.

Mới đầu phương pháp có vẻ dễ dàng và giản dị; nhưng sau một thời gian cố gắng thực hành lối sống của Đức Phật, họ sẽ thấy đây không phải là việc giản dị dễ dàng. Mặc dầu ở đây đòi hỏi một sự cố gắng không ngừng nghỉ, nhưng sau một thời gian thực hành, họ sẽ tìm được những gì mà họ muốn tìm. Họ sẽ cảm thấy rằng trên thế gian này không có gì quí báu hơn việc tìm ra được Pháp bảo hay chân lý trong chính cuộc sống của họ.

Ngay từ lúc bước chân đến chốn thiền lâm như chùa Wat Pah Pong này, bạn sẽ thấy tinh hoa của pháp hành nằm ở đây. Ngoài tiếng reo của lá rừng, bạn không còn nghe được một âm thanh nào khác nữa. Những nhà sư làm việc hay kinh hành trong yên lặng và tỉnh thức. Thiền Viện Wat Pah Pong chiếm một diện tích hơn trăm mẫu tây, chia làm hai khu tăng ni riêng biệt. Những mái lều thô sơ đạm bạc dựng lên một cách khiêm nhường trong rừng cây xanh tươi và lối mòn yên tĩnh. Trung tâm của tu viện là một thiền đường lớn, trai đường và chánh điện. Toàn thể cơ sở trong rừng tạo nên một khung cảnh giản đơn, thoát tục khiến người đến viếng có cảm tưởng như mình đã đến nơi giải thoát.

Những nhà sư tụ tập ở những tu viện như thế này thường nép mình trong khuôn khổ kỷ luật và tri túc gọi là "hạnh đầu đà." Thực hành hạnh đầu đà là truyền thống của những nhà sư sống trong rừng. Họ tự nguyện sống khắc khổ như thời kỳ Đức Phật, thọ trì mười ba pháp đầu đà: tiết chế trong việc thọ nhận thức ăn, y phục, thuốc men và chỗ ở. Điều chính yếu của pháp hành này là hạn chế tư hữu, chú tâm vào việc hành thiền, mỗi ngày đi khất thực một lần. Lối tu hành thanh cao này còn được giữ gìn trong những khu rừng sâu Miến Điện, Thái Lan và Lào. Đây là những khu đất hoang có nhiều hang động, là chốn lý tưởng cho những người tích cực hành thiền. Những nhà sư tu hạnh đầu đà có truyền thống là những vị du tăng, sống đơn độc hay từng nhóm nhỏ, thường di chuyển đây đó, không ở hẳn một chỗ nào. Nơi tạm trú của họ là những chiếc "lều dù" đơn sơ.

Trong cuốn sách này chúng tôi sưu tập và phiên dịch những lời dạy về Pháp Hành của Ngài Ajahn Chah, Tăng trưởng Thiền viện Wat Pah Pong, một trong những thiền viện trong rừng.

Ajahn Chah và thầy của Ngài là Thiền sư Ajahn Tong Rath và Ajahn Mun đã bỏ ra nhiều năm kinh hành và ngồi thiền trong rừng sâu. Những lối dạy trực tiếp và đầy hiệu năng đã được các ngài và những vị sơn tăng khác giảng dạy không phải nhằm vào những người muốn tìm hiểu, học hỏi Phật giáo để thỏa mãn tri thức hay thực hành Phật giáo bằng nghi thức thờ cúng, mà nhằm cho những ai muốn thanh lọc tâm ý và quan kiến sai lầm của mình bằng cách thực sự áp dụng những lời dạy của Đức Phật vào đời sống.

Những vị thiền sư nổi tiếng sống trong rừng thường được thiện tín tìm kiếm và mời ra dạy dỗ. Để đáp lại lòng nhiệt thành của những người ham học hỏi đạo giải thoát, những vị thiền sư phải ngưng du hành, trú lại một khu rừng nào đó và sau đấy những thiền viện hành hạnh đầu đà được xây dựng. Với đà gia tăng dân số trong vòng một thế kỷ trở lại đây, thật khó mà tìm thấy những khu rừng dành cho các du sĩ; do đó, những thiền viện trong rừng dành cho các thiền sư trước cũng như hiện nay trở thành nơi trú ngụ của các du sĩ hay của những nhà sư thích hành thiền.

Sau một thời gian du hành đây đó để hành thiền, Ngài Ajahn Chah trở về định cư trong một khu rừng rậm gần nơi sinh quán của mình và thiền viện Wat Pah Pong được xây dựng nên. Đây là một khu rừng hoang vắng, được xem là nơi đầy rắn độc, cọp beo và ma quỷ, nhưng là một nơi rất lý tưởng cho những sơn tăng. Từ ngày Ngài Ajahn Chah đến trú ngụ ở khu rừng này, nhiều thiền viện đã mọc lên quanh đó.

Từ những chòi tranh đơn sơ trong rừng, Wat Pah Pong đã phát triển nhanh chóng và trở thành một trong những trung tâm thiền hoàn chỉnh ở Thái Lan. Nhờ tài năng và tiếng tăm của Ngài Ajahn Chah, du khách và những người mộ đạo đến với thiền viện ngày một đông. Để đáp ứng nhu cầu tu học của mọi người, hơn năm mươi chi nhánh đã được mở ra khắp xứ Thái Lan do những thiền sư tu học từ thiền viện Wat Pah Pong đảm nhiệm việc giảng dạy, kể cả một chi nhánh gần Wat Pah Pong dành riêng cho những thiền sinh Tây phương muốn đến học thiền với Ngài Ajahn Chah. Trong những năm gần đây một số chi nhánh đã được mở ra ở các nước Tây phương. Một trong những chi nhánh nổi tiếng là một thiền lâm lớn lao, qui mô, đó là Thiền viện Chithurst ở Anh quốc do Thiền sư Ajahn Sumedho, một trong những học trò đầu đàn người Tây phương của Ngày Ajahn Chah, điều hành.

Những lời giảng dạy của Ngài Ajahn Chah bao gồm những gì gọi là "Cốt tủy của Thiền Phật Giáo", phương pháp thực hành đơn giản và trực tiếp để an tâm và mở mang trí tuệ, đạt đến sự sáng suốt thực sự. Phương pháp hành thiền tỉnh thức hay minh sát này là một lối thực tập thiền quán của Phật Giáo được bành trướng nhanh chóng ở Tây phương. Những lời chỉ dẫn của các vị sư hay các cư sĩ đã từng tu học trong những thiền viện trong rừng hay tại những trung tâm thiền tích cực, cung ứng cho chúng ta một phương pháp phổ thông và trực tiếp để huấn luyện thân tâm. Thiền Phật Giáo dạy cho chúng ta làm thế nào để đối trị với tham lam, sợ hãi, lo âu, đồng thời cũng dạy chúng ta làm thế nào để học được kiên nhẫn, trí tuệ và vị tha. Cuốn sách này nhằm mục đích cung ứng những lời hướng dẫn và ý kiến cho những ai muốn thực tập thiền.

Ngài Ajahn Chah bắt đầu hành thiền từ lúc còn thơ ấu. Ngài đã đi nhiều nơi và ẩn cư nhiều năm trong rừng để hành thiền dưới sự hướng dẫn của những vị sơn tăng đắc đạo. Ngài vui cười mà kể lại rằng, lúc còn nhỏ khi chơi trò chơi với chúng bạn, Ngài thích làm sư trong khi các trẻ khác thích chơi nhà cửa. Ngài đóng trò ôm bình bát đi khất thực và bảo lũ trẻ bỏ bánh kẹo cho mình. Ngài đã hành thiền rất tích cực và kỷ luật, nhờ thế Ngài đã thành công. Do đó Ngài đòi hỏi học trò của Ngài phải có đức tính kiên nhẫn và chịu đựng. Lúc còn là một vị sư trẻ, một ấn tượng sâu xa đã ảnh hưởng và hỗ trợ rất nhiều cho việc tu học của Ngài. Đó là lúc cha Ngài sắp mất, Ngài có dịp ngồi bên giường bệnh của cha nhiều ngày trực tiếp đối diện với sự suy tàn và sự chết. Ngài Ajahn Chah thường nói: "Khi chúng ta không hiểu rõ sự chết thì đời sống thật nhiều rối rắm và lầm lẫn."

Kinh nghiệm này là một động cơ mạnh mẽ giúp Ngài nỗ lực hành thiền để tìm cho ra nguyên nhân sự đau khổ của mọi người và nguồn cội của sự an lạc giải thoát mà Đức Phật đã chỉ dạy. Thế là Ngài rũ bỏ tất cả cho sự tìm kiếm chân lý. Ngài đã gặp rất nhiều khó khăn và đau khổ, kể cả việc Ngài đâm ra hoài nghi mọi chuyện và cơ thể bệnh hoạn. Nhưng Ngài vẫn kiên nhẫn ngồi, ngồi và theo dõi, mặc dầu có nhiều ngày Ngài chỉ có khóc mà chẳng làm được gì cả. Ngài gọi đó là sự thách thức hay liều lĩnh với việc hành thiền của Ngài. Cuối cùng sự đương đầu đó đã đem lại trí tuệ, khóai hoạt tinh thần và khả năng kỳ diệu để giúp đỡ người khác.

Ngài Ajahn Chah giảng dạy bằng hai ngôn ngữ Thái và Lào. Những lời dạy trong cuốn sách này phản ảnh một tinh thần vui vẻ trong việc hành thiền. Đây là những lời dạy nhằm vào những người đã từ bỏ đời sống thế tục theo tu trong rừng với Ngài Ajahn Chah. Tuy thế, tinh thần giáo pháp diễn đạt ở đây có tính cách trực tiếp và phổ thông, thích hợp cho mọi chúng ta. Ngài nhấn mạnh đến những vấn đề căn bản của con người: tham lam, sợ hãi, sân hận, và si mê. Ngài nhắc đi nhắc lại là chúng ta phải luôn luôn tỉnh thức trước những trạng thái phiền não này, luôn luôn tỉnh thức trước những đau khổ mà chúng ta đã gây ra trong đời sống và trong thế giới chúng ta. Những lời dạy này là Tứ Diệu Đế, bài pháp đầu tiên Đức Phật giảng dạy về: Khổ, nguyên nhân khổ và con đường đi đến diệt khổ. "Phải nhìn thấy tại sao ái dục gây ra đau khổ," đó cũng là câu mà Ngài Ajahn Chah thường xuyên nhắc nhở. "Hãy học hỏi nơi kinh nghiệm của chính bạn. Hãy nhìn thấy sự thay đổi bản chất liên tục của hình sắc, âm thanh, mùi vị, cảm giác và tư tưởng. Hãy ý thức bản chất vô thường, bất toại nguyện và vô ngã của đời sống. Chỉ khi nào chúng ta thấy và thừa nhận ba đặc tính ấy, chúng ta mới có thể sống trong an bình." Truyền thống tu thiền trong rừng thích hợp và tác động trực tiếp trên sự hiểu biết và sự đối kháng của chúng ta về ba chân lý trên; truyền thống này cũng có hiệu năng trực tiếp trên nỗi sợ hãi, sân hận và ham muốn của chúng ta. Ngài dạy chúng ta phải đối diện với những phiền não của chúng ta và dùng pháp từ bỏ, kiên nhẫn, tỉnh thức để chế ngự chúng. Ngài khẩn nài chúng ta cố gắng thực hành để đừng rơi vào chỗ buồn rầu, lo lắng; hãy tự huấn luyện để thấy rõ ràng và trực tiếp bản chất thật sự của tâm và của vạn hữu. Chúng ta sẽ cảm thấy sảng khóai, thích thú trước sự trong sáng, vui vẻ về phương pháp thực hành trực tiếp tại sơn lâm của Ngài Ajahn Chah. Bao quanh Ngài là sự tỉnh thức trong tinh thần tìm hiểu, vui vẻ, ngạc nhiên, hiểu biết và bình an nội tại sâu xa. Mong rằng những lời giới thiệu và những câu chuyện trong rừng thiền ghi lại nơi đây phản ảnh được phần nào tinh thần ấy và khiến bạn có cảm hứng trong việc hành thiền.

Hãy thận trọng lắng nghe Ngài Ajahn Chah và ghi khắc vào tâm những lời dạy của Ngài, bởi vì Ngài dạy thực hành chứ không lý thuyết, và những điều Ngài dạy liên hệ đến hạnh phúc và tự do của con người. Trong những năm đầu tiên khi Wat Pah Pong bắt đầu hấp dẫn nhiều du khách đến viếng, một loạt khẩu hiệu được gắn dọc lối đi: "Bạn đang ở đây, đến để thăm viếng" và "Xin giữ yên lặng, chúng tôi đang hành thiền." Một câu khác ghi, "Thực hành Pháp và thấy rõ chân lý là điều giá trị nhất trong đời sống. Không phải đã đến lúc chúng ta bắt đầu sao?" Tinh thần của câu này Ngài Ajahn Chah nói trực tiếp với chúng ta, mời gọi chúng ta hãy giữ tâm an tịnh để khám phá chân lý trong đời sống. Không phải đã đến lúc chúng ta bắt đầu sao?

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/12/2013(Xem: 20458)
Nhóm Vi Trần vừa hoàn tất xong bộ Danh mục Đại Tạng Phật giáo Tây Tạng: Kangyur-Tengyur khoảng trên 5000 tên các tác phẩm Kinh Luận thuộc về truyền thừa Nalanda Danh mục bao gồm 4 ngôn ngữ Tạng - Phạn (dạng Latin hóa) - Hoa - Việt Đính kèm là 3 tập tin đã đươc trình bày theo các dạng: 1. Tang-Phạn-Hoa-Việt 2. Phạn-Tạng-Hoa-Việt 3. Hoa-Tạng-Phạn-Viêt
11/12/2013(Xem: 35295)
Thiền sư Vĩnh Gia Huyền Giác là con nhà họ Đới ở Châu Ôn . Thuở nhỏ học tập kinh, luận và chuyên ròng về phép Chỉ quán của phái Thiên Thai. Kế, do xem kinh Duy Ma mà tâm địa phát sáng. Tình cờ có học trò của sư Huệ Năng là thầy Huyền Sách hỏi thăm tìm đến. Hai người trò chuyện hăng say.
10/12/2013(Xem: 24525)
Hầu hết chúng ta đều quen thuộc với câu chuyện đời của Đức Phật. Chúng ta biết rằng thái tử Siddhattha đã rời bỏ cung điện lộng lẫy của vua cha, để bắt đầu cuộc sống không nhà của người lữ hành lang thang đi tìm con đường tâm linh, và sau nhiều năm tu hành tinh tấn, Ngài đã đạt được giác ngộ khi đang nhập định dưới gốc cây bồ đề. Sau khi xả thiền, Đức Phật đã đi đến thành phố Benares, giờ được gọi là Varanasi. Ở đó, trong Vườn Nai, lần đầu tiên Ngài thuyết pháp về những gì Ngài đã khám phá về con đường đi đến hạnh phúc toàn vẹn. Lời dạy của Đức Phật rất đơn giản nhưng sâu sắc.
07/12/2013(Xem: 22291)
Phật Ngọc, ước nguyện hòa bình thế giới
03/12/2013(Xem: 58645)
Người ta thường nói :"Ăn cơm có canh, tu hành có bạn". Đối với tôi, câu nói này thật là quá đúng. Ngày nhỏ chưa biết gì nhưng từ khi làm Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử tôi đã thấy ích lợi của một Tăng thân. Chúng tôi thường tập trung thành từng nhóm 5,7 người để cùng nhau tu học. Giai đoạn khó khăn nhất là sau 75 ở quê nhà. Vào khoảng 1985, 86 các anh lớn của chúng tôi muốn đưa ra một chương trình tu học cho các Huynh Trưởng trong Ban Hướng Dẫn Tỉnh và những Htr có cấp nên đã tạo ra một lớp học Phật pháp cho các Htr ở Sàigòn và các tỉnh miền Nam. Nói là "lớp học" nhưng các Chúng tự học với nhau, có gì không hiểu thì hỏi quý Thầy, các Anh và kinh sách cũng tự đi tìm lấy mà học. Theo qui định của các Anh, Sàigòn có 1 Chúng và mỗi tỉnh có 1 Chúng. Chúng tu học của chúng tôi (Sàigòn) có tên là Chúng Cổ Pháp và phải thanh toán xong các bộ kinh sau đây trong thời gian tối đa là 3 năm:
16/11/2013(Xem: 27733)
Tên tục của tôi là Trai. Dòng họ xuất thân từ Lan Lăng là hậu duệ của vua Lương Võ Đế. Gia tộc cư ngụ tại tỉnh Hồ Nam, huyện Tương Lương. Cha tên Ngọc Đường, mẹ tên Nhan Thị. Năm đầu đời nhà Thanh, cha làm quan tại tỉnh Phú Kiến. Năm mậu tuất và kỷ hợi làm quan tại châu Vĩnh Xuân. Cha mẹ đã ngoài bốn mươi mà chưa có mụn con. Mẹ ra ngoài thành nơi chùa Quán Âm mà cầu tự. Bà thấy nóc chùa bị tàn phá hư hoại, lại thấy cầu Đông Quan nơi thành không ai sửa chữa nên phát nguyện trùng hưng kiến lập lại. Đêm nọ, cả cha lẫn mẹ đều nằm mơ thấy một vị mặc áo xanh, tóc dài, trên đỉnh đầu có tượng Bồ Tát Quán Thế Ấm, cưỡi hổ mà đến, nhảy lên trên giường. Mẹ kinh sợ, giật mình thức dậy, liền thọ thai. Cuối năm đó cha đi nhậm chức tại phủ Nguyên Châu.
26/10/2013(Xem: 63766)
Cuộc đời đức Phật là nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều sử gia, triết gia, học giả, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cổ, nhạc sĩ, họa sĩ, những nhà điêu khắc, nhà viết kịch, phim ảnh, sân khấu… Và hàng ngàn năm nay đã có vô số tác phẩm về cuộc đời đức Phật, hoặc mang tính lịch sử, khoa học hoặc phát xuất từ cảm hứng nghệ thuật, hoặc từ sự tôn kính thuần tín ngưỡng tôn giáo, đủ thể loại, nhiều tầm cỡ, đã có ảnh hưởng sâu xa trong tâm khảm biết bao độc giả, khán giả, khách hành hương chiêm bái và những người yêu thích thưởng ngoạn nghệ thuật.
17/10/2013(Xem: 6938)
Đức Phật chỉ ra rằng: mọi vật có hình tượng, có thể chất đều sinh diệt, thay đổi không ngừng. Sự thay đổi của vạn vật là định luật. Định luật này chi phối mọi lãnh vực cuộc sống, không ràng buộc bởi thời gian, không gian.
17/10/2013(Xem: 40316)
50 năm qua, cuộc tranh đấu của Phật giáo năm 1963 chống chính quyền Đệ nhất Cọng hòa do Tổng thống Ngô Đình Diệm lãnh đạo đã đàn áp Phật giáo. Sự việc đã lui về quá khứ nhưng vết thương trong lòng dân tộc, trong tim của Phật tử Việt Nam thì vẫn còn đó và có lẽ mãi còn trong lịch sử đau thương mà cũng lắm hào hùng.
17/10/2013(Xem: 30549)
Là nhân chứng sống động của lịch sử, của dòng đời, ai cũng thế. Sinh ra giữa cõi trần, có tai phải nghe, có mắt phải thấy, dù muốn nghe, muốn thấy hay không. Sống, có óc phải suy tư, có miệng phải nói, có chân phải đi, có tay phải làm. Nhưng phải biết nên nghĩ gì, nói gì, đi đâu, làm gì ! Sống, có bạn để tâm sự, có con để trao truyền. Tâm sự chuyện gì, trao truyền cái gì? Tôi tự hỏi và trải lòng ra cho ai muốn thấy tim tôi đang nhảy, phổi tôi đang thở và mỗi tế bào sinh diệt trong bất diệt của chân như. Chỉ xin đừng làm bác sĩ giải phẫu chân dung của tôi, nhưng nếu muốn thì cứ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]