Tác giả: Dr. K. Sri Dhammananda
Dịch giả: Pháp Thông
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
PHẦN I:
Những vấn đề, bản chất và nguyên nhân của vấn đề
- NguyênNhân Những Vấn Đề Của Chúng Ta là Gì?
- Một Số Những Vấn Đề Của Chúng Ta Là Tự Nhiên
- con người có lòng tham muốn nhiều hơn (các chúng sanh khác)
- ảo tưởng của chúng ta cũng tạo ra những vấn đề
- chúng ta phải biết mức độ những vấn đề của mình
- chúng ta tạo ra thiên đường và địa ngục cho chính chúng ta
- cuộc đời không bao giờ hết khổ
- thế gian là một bãi chiến trường
- con người phải có trách nhiệm
- những nhược điểm của con người
- chúng ta đang trả giá như thế nào?
- cuộc chiến thất bại
- những lợi ích của sự tri túc
- bản chất của tâm
- hãy sống một cách bình thường và vui vẻ
- dục lạc và hạnh phúc
- những điều phi lý
- những vấn đề trong thời hiện đại
- những vấn đề ở mức cá nhân
- căng thẳng (stress) là một chứng bệnh của nền văn minh
- đương đầu với căng thẳng
PHẦN II:
Vai trò của tôn giáo
- tôn giáo có thể giải quyết những vấn đề của chúng ta?
- đạo phật đòi hỏi những gì nơi con người?
- có sự khởi đầu của thế gian không?
- xung đột tôn giáo
- kiếp sống của con người rất có giá trị
- bản chất của hiện hữu
- quá trình bí ẩn của sự sống
- những bấp bênh trong cuộc sống
- được và mất
- danh thơm và tiếng xấu
- khen và chê
- hạnh phúc và khổ đau
- giá trị của con người
- bản chất của sự sống
- sự đam mê khoái lạc và môi trường
- những giá trị tinh thần
- bất toại nguyện
- sự bất tử sau khi chết
- tại sao lại sợ giã từ cuộc đời này?
- những nguyên tắc tôn giáo là quan trọng
PHẦN III
bản ngã và gia đình
- tại sao không có quan hệ tốt với những người trong gia đình?
- những vấn đề ở mức gia đình
- ly dị
- phá thai
- ngược đãi trẻ em
- những vấn đề ở mức xã hội
- sự kích thích quần chúng
- nhẫn nại và khoan dung
- hãy cố gắng sống tốt một cách trí tuệ
- sự nguy hiểm của người trí không tu tập
- sợ hãi và lo lắng
- kiểm soát tâm
- sống theo tự nhiên
- hạnh phúc và khuynh hướng vật chất
- tự điều chỉnh mình
- lấy ân báo oán
- không thành kiến
- đời sống hôn nhân
- thời gian sẽ chữa lành những vết thương
- một bầu không khí lành mạnh
- kiến thức và trí tuệ
- giáo dục hiện đại
- làm thế nào Để đương đầu với những vấn đề của chúng ta
PHẦN IV
Con người và xã hội
- vị trí vô song của con người
- sống hòa hợp với mọi người
- hãy để những người khác được quyền có những quan niệm khác
- hãy lo việc của mình
- chúng ta đều là con người
- không phải tất cả đều tốt như nhau
- sự phân loại con người
- phong tục tập quán
- sự phân biệt đối xử đối với nữ giới
- không trách người
- tính ưu việt của con người
- Bản chất của con người
- trách nhiệm của cha mẹ
- con người và mật ngọt cuộc đời
PHẦN V
Thái độ đúng đắn
- mối đe dọa của việc lạm dụng ma túy và nghiện rượu
- say
- không so sánh với người khác
- đối xử với những người hay sinh sự như thế nào?
- tiến bộ và sự ô nhiễm
- tự tử
- chúng ta có thể làm được gì đề ngăn sự tự tử của một người?
- sự hiểu biết lẫn nhau
- trách nhiệm của bạn
- không hy vọng sẽ không bao giờ thất vọng
- tha thứ và quên
- làm thế nào để giảm bớt những khổ não của bạn?
- hãy thay đổi chính mình
- hãy tận dụng cuộc sống
- khi bạn bảo vệ mình, bạn bảo vệ người khác
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA CON NGƯỜI
Kính dâng:
Hòa Thượng Hộ Tông
Hòa Thượng Hộ NhẫnTri ân:
Thầy Viên Minh
Thượng Tọa Hộ Pháp
Thượng Tọa Giác ChánhLời Giới Thiệu
"Những vấn đề của con người" ngàn đời vẫn thế. Bề ngoài có khoác thêm những chiếc áo thời thượng, đa dạng hơn, tinh vi hơn, nhưng bên trong chẳng có gì thay đổi, vẫn phiền não, vẫn khổ đau, vẫn vô minh, vẫn ái dục,... Nói như Sigmund Freud thì muôn đời những vấn đề của con người vẫn phát xuất từ bản chất libido - tính dục.
Muốn cải thiện hay chuyển hóa tận gốc những vấn đề đó không đơn giản chỉ lo thay đổi, vá víu bên ngoài, mà phải thấu triệt được bản chất tồn tại ẩn kín bên trong. Thực ra, bên cạnh những mặt xấu, con người vẫn có những ưu việt diệu kỳ. Điều bất hạnh của con người là không tự thấy ra chính mình. Đã không thấy mà vẫn muốn giải quyết cho êm xuôi, muốn đắc kỳ sở nguyện thì quả là chuyện dã tràng xe cát.
Người nọ được tặng cho một cung điện nguy nga tráng lệ nhưng lại bị bịt kín đôi mắt. Anh ta loay hoay, quờ quạng trong bóng tối, chẳng thấy được gì, nên chỉ cần đi một vài bước là va chạm hay vấp ngã. Để tránh tiếp tục bị u đầu, sứt trán, anh ta quyết định ngồi yên một chỗ. Quả thật được an toàn vô sự. Tưởng đã yên, nhưng chẳng bao lâu những nhu cầu bên trong như đói, khát, vệ sinh, v.v... buộc anh phải đứng lên, đi lại, mà đã đi lại thì không khỏi va chạm, vấp ngã. Lần này anh nghĩ ra được một giải pháp, dẹp bỏ bất cứ vật gì cản trở bước chân. Thế là mọi thứ trong cung điện đều bị dẹp qua một bên nên lưu thông không còn vướng víu nữa. Mục đích của anh là đi tìm cơm ăn, nước uống, chỗ tắm, chỗ nằm,... nhưng tệ hại thay, anh đã dẹp bỏ hết rồi bây giờ chẳng còn gì nữa! Anh nghĩ rằng chung quy chỉ tại ở trong tòa cung điện này mà khổ, vậy tốt hơn phải thoát ra ngoài. Lần mò mãi, anh cũng ra khỏi ngôi nhà. Mới vừa thở phào giải thoát, anh lại đụng phải một gốc cây đau điếng. Vội tránh qua bên phải, anh vấp vào một tảng đá suýt nữa gãy chân. Bò qua bên trái, anh lại rơi vào ao nước, may mà không sâu lắm nên khỏi bị chìm. Thì ra cuộc đời này đâu đâu cũng chỉ là khổ đau bất hạnh! Thôi, chết đi là hết! Vừa thở dài, anh vừa suy nghĩ. Vớ được một cục đá, anh toan đập đầu tự tử! May có người đi qua trông thấy, ngăn lại và hỏi han cớ sự. Anh thuật lại đầu đuôi nỗi khổ của mình.. Khách ngạc nhiên hỏi: "Ủa, sao anh không chịu mở tấm khăn bịt mắt ra?!"
Thực vậy, cuộc đời chẳng có vấn đề gì cả, chỉ tại không thấy biết trung thực mà con người tự gây nên những vấn đề cho mình và cuộc đời. Đừng nói cuộc đời là biển khổ, mà chính chúng ta đã tạo ra biển khổ cuộc đời.
Xin giới thiệu cuốn sách "Những Vấn Đề Của Con Người"do đại đức Pháp Thôngdịch để xem Ngài tác giả Dhammanandamuốn nhắn nhủ chúng ta điều gì về cuộc sống đầy khổ đau mà cũng đầy ý nghĩa này.
Bửu Long, ngày 08/05/2008
Hòa thượng Viên Minh