Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ðức Bổn Sư - Hình ảnh của lòng kiên định - Tịnh Minh Đặng Ngọc Chức

15/04/201312:45(Xem: 14386)
Ðức Bổn Sư - Hình ảnh của lòng kiên định - Tịnh Minh Đặng Ngọc Chức

phatthichca2


Kinh Pháp Cú

Ðức Bổn Sư - Hình Ảnh Của Lòng Kiên Định

Nói đến hạnh nhẫn nhục thì có lẽ không ai trên cõi đời này - nhất là giới giàu sang phú quý, thanh thế uy quyền- nhẫn nhục bằng đức Phật khi còn tại thế. Ngài nhẫn nhục chỉ vì mục đích tối thượng là tìm ra chánh đạo, giải thoát sanh tử cho mình và cho mọi người, mang lại thanh bình, an lạc cho chúng sanh. Nhẫn nhục ở đây không mang ý nghĩa ráng sức chịu đựng hay cố đấm ăn xôi nhằm đạt đến mục tiêu danh vọng của riêng mình.

Khi còn là Thái tử Tất Ðạt Ða, Ngài đã phải bao phen nhẫn nhục trước thái độ ngang tàng, phách lối của Ðề Bà Ðạt Ða, người em con chú của Ngài.

Hôm đó, Tất Ðạt Ða đang ngồi trên lưng voi diễu qua kinh thành Ca Tỳ La Vệ sau khi thắng cuộc so tài cung kiếm, và được Quốc vương Thiện Giác gả công chúa Da Du Ðà La. Ðề Bà Ðạt Ða nổi máu ganh tức và để ra uy với mọi người, chàng tóm lấy đàu voi, đấm chơi một cú, và thớt voi khổng lồ lăn đùng xuống đất. Thái tử Tất Ðạt Ða té nhào. Chàng thản nhiên đứng dậy, ôn tồn nói: -- Ðề Bà Ðạt Ða, hành động của cậu không đẹp tí nào, chưa phải lúc cho cậu dương oai diễu võ như vậy! Ðề Bà Ðạt Ða ngước mặt kênh kênh rồi bỏ đi.

Qua 6 năm tu hành khổ hạnh trong núi rừng sương tuyết, Ngài đã phải kham nhẫn đến độ tưởng chừng như sức người không chịu nổi, để rồi dưới cội Bồ đề, trước giờ đắc đạo, âm binh quỷ quái và nội chướng ngoại ma trong nhiều đời nhiều kiếp nhất tề nổi dậy công phá mục tiêu giải thoát và hóa độ chúng sanh cao cả của Ngài. Và tất nhiên là chúng đã bị trí tuệ và sức kiên định của Ngài hàng phục.

Sau khi ngộ Ðạo, trên bước đường vân du hoằng hóa, Ngài lại gặp biết bao nghịch cảnh rợn người. Với hạnh từ bi, nhẫn nhục, Ngài đã hóa giải và nhiếp thọ tất cả.

Một hôm, trên đường về Xá vệ, đức Thế Tôn đi ngang qua một cánh đồng nhằm mùa gặt hái. Dân chúng đang nô nức ăn mừng linh đình. Thấy đức Thế Tôn từ xa đi lại, Bharadvaja, một tín đồ Bà La Môn, chạy ra dang hai tay chặn Ngài, nói: -- Ông đạo, mời ông đi ngay cho. Ông làm gương xấu cho mọi người. Ở đây, chúng tôi đang kiểm điểm và ăn mừng thành quả lao động của chúng tôi. Ông chả làm gì cả. Ông lang thang khắp nẻo phố phường. Ông lê la cùng đường cùng xóm. Ông chỉ mệt một chút là gặp ai, ông cũng chìa bình bát ra. Tốt hơn là ông nên lao động, ông nên cày bừa gíeo hạt mà ăn.

-- Này bạn, đức Phật mỉm cười nói, ta cũng cày bừa gieo hạt như bạn, khi công việc làm xong, ta dùng bữa thoải mái.

-- Ông mà cũng cày bừa gieo hạt! Ai tin được điều đó? Trâu bò của ông đâu? Hạt giống của ông đâu?

-- Này bạn, hiểu biết trong sạch là hạt giống mà ta gieo trồng, tu tập thánh thiện là mưa lành tưới trên mặt đất phì nhiêu, hạt giống sẽ đâm chồi nẩy lộc, đơm hoa kết trái và già chín trên đó. Ta cầm cày kiên cố: Lưỡi cày là trí huệ, chuôi cày là giáo pháp, thành tín là con bò khoẻ mạnh kéo cày. Ta cày đến đâu là ái dục tróc gốc như cỏ phơi trên đồng đến đó, và sản phẩm vụ mùa ta thu hoạch chính là hạt bất tử.

Như bị thôi miên, Bharadvaja đứng sững sờ một lát rồi sụp lạy dưới chân Ngài. Ðoạn mời Ngài vào nhà, cúng dường vật thực và thỉnh Ngài thuyết pháp cho gia quyến cùng nghe. Ngài đã thuyết pháp Bát chánh đạo và Tứ vô lượng tâm: Từ, Bi, Hỷ, Xả. Mọi người hoan hỷ lắng nghe và xin quy y Ngài.

Rồi có lần đức Thế tôn và A Nan bị Hoàng hậu Magàndiya xúi giục đám nô lệ mắng nhiếc thậm tệ. Chúng gọi thầy trò Ngài là lũ âm binh ma quái, bọn súc sanh trá hình. A Nan đau buồn, thỉnh Phật đi nơi khác. Ðức Thế tôn nhỏ nhẹ hỏi: -- Nên đi đâu bây giờ, A Nan?

-- Ðến một thành phố khác, bạch Thế tôn.

-- Nếu ở đó bị hủy báng nữa thì sao?

-- Thì đến thành phố khác nữa.

-- Nếu bị hủy báng nữa?

-- Thì đến nơi khác nữa.

-- A Nan, ở đâu có chướng duyên, ở đó ta dừng bước. Ta như một thớt voi lâm trận, chấp nhận mọi cung tên và kham nhẫn mọi hủy báng. Có ai nghe voi than phiền giữa trận mạc bao giờ. Hãy tu tập hạnh nhẫn nhục, A Nan.

Lố bịch nhất là nhóm ẩn sĩ Bà La Môn âm mưu xúi giục Chiến già (Sincâ) lăng nhục Ðức Phật.

Một buổi sáng đẹp trời, Ngài đang thuyết pháp giữa chánh điện. Chiến già, trông giống như một bà đang mang thai sắp đến ngày sinh nở, khệnh khạng vào ngồi trước mặt đức Thế Tôn rồi cất giọng sang sảng nói: -- Ngài thuyết pháp lời lẽ ngọt như đường mật. Còn em, mang thai với Ngài, sắp làm mẹ trong nay mai, thì không có đến một nơi nằm chỗ; củi lửa than dầu cũng không có! Nếu Ngài xấu hổ thì nhờ đệ tử của Ngài như quốc vương Ba Tư Nặc hay trưởng giả Cấp Cô Ðộc lo cho em chứ. Nhưng không ! Ngài chỉ biết vui hưởng ái tình mà cóc cần cưu mang trách nhiệm ! Ả vừa nói vừa huơ huơ hai tay lên trời như một mụ phù thủy.

Ðức Thế Tôn thản nhiên, hỏi: -- Này cô em, cô nói thật hay vu khống đó?

-- Anh biết rõ quá mà, em đâu có nói láo!

Các Phật tử Ưu bà di định đứng dậy lôi cổ con mẹ khùng khùng ra khỏi chùa, nhưng đức Thế Tôn đưa tay ra hiệu họ ngồi xuống. Thấy thế, Chiến già càng thêm sôi máu, ả đứng phắt dậy, định xông đến làm nhục đức Thế Tôn, nhưng vì ả thở mạnh quá, chiếc dây nịt ở bụng đứt ra, trái banh gỗ rớt xuống sàn nghe cái bạch, đức Thế Tôn cười nói: -- Ðó, con của cô sanh rồi đó! Vừa xấu hổ, vừa sợ hãi, ả té xỉu bất tỉnh, hai sư cô phải dìu ả sang nhà bên xoa dầu, thoa bóp và chăm sóc cho đến khi ả tỉnh lại.

Ngay với cả đệ tử của mình, đức Thế Tôn cũng thường giáo hóa bằng hạnh nhẫn nhục.

Nhóm Tăng trẻ tại Kiều Thưởng Di say mê tranh luận đến bất chấp ngôn hạnh của Bổn sư. Hai ba lần khuyên răn không được, đức Thế Tôn họp chúng lần chót, dạy rằng:

-- "Hạnh phúc thay cho ai có được người bạn sáng suốt. Chướng ngại nào mà hai bạn tài đức không thể vượt qua? Người không có bạn tâm giao khác nào vua không có đất nước, phải lang thang phiêu bạt trong cô đơn hiu hắt như thớt voi già trong cánh rừng hoang."

Ngài lặng lẽ giã từ Tăng chúng, một mình ôm bát núi an cư ba tháng mùa mưa với sự trợ giúp của chú voi già và cậu khỉ vàng thân thiện.

Ðề Bà Ðạt Ða, đệ tử Phật, quyết tâm hại Phật để thống lãnh Tăng đoàn, Ngài vẫn không hề than trách. Ngài cố tình tránh mặt và nghĩ rằng chỉ có lòng từ bi và hạnh nhẫn nhục mới đủ sức cảm hóa con người một dạ hai lòng và nhiều tham vọng đó. Và đúng như vậy, trong thời gian lâm bệnh, Ðề Bà Ðạt Ða đã ngày đêm ăn năn sám hối và niệm danh hiệu Ngài cho đến khi giã từ dương thế trong đau thương khốn khổ. Ngài từng dạy:

"Nhẫn nhục hạnh tối cao
Niết bàn quả tối thượng
Xuất gia nhiễu hại người
Ðâu còn là Sa Môn." (Pháp Cú 184)

Nhẫn nhục quả là đức hạnh cao cả của bậc Ðại hùng, Ðại lực, Ðại trí, Ðại bi. Thiếu kiên định và nhẫn nhục thì Phật sự và đạo nghiệp khó thành. Thảo nào trước khi nhập diệt, đức Thế Tôn đã di chúc lại cho môn đệ của Ngài trong kinh Di giáo: -- "Ai kham thọ nhẫn nhục một cách hoan hỷ như uống nước cam lồ, người ấy xứng danh là bậc vào đạo có trí".

Ðúng vậy ! Chỉ có Nhẫn Nhục mới tránh được mọi xung đột, oan khiên và bất hạnh trên đời.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/10/2019(Xem: 10859)
Kết thúc thời công phu sáng mặt trời cũng vừa ló dạng,những tia nắng ấm áp lan tỏa khắp nơikhiến cho mọi người thấy dễ chịu.Sự hội tụ của muôn ngàn tia nắng đang nhảy múa,chuyển động những tia sáng rực rỡ, trong thoáng giây,toàn thể không gian hoàn toàn biến đổi,và tất cả trở thành những dải ánh sáng đang rung động xoay vần trong một vũ điệu của thiên nhiên. Qua cửa sổ nhìn mây trôi bồng bềnh giữa trời xanh,tận hưởng cảm giác êm ả,hít thở những làn gió mát rượi vào buổi sớm mai, giữa không gian yên tĩnh,trong tôi bao niềm cảm xúc, thầm cảm ơn những gì có được của hiện tại:
25/10/2019(Xem: 7589)
Kinh Thắng Man, nói đủ theo bản dịch của Cầu-na-bạt-đà-la là Thắng Man Sư Tử Hống Nhất Thừa Đại Phương Tiện Đại Quảng Kinh. Nhưng, chương cuối của kinh này, đức Thế Tôn nói với Thiên Đế Thích có đến mười lăm tên gọi khác nhau. Tên gọi thứ nhất của kinh. là: “Thán Như lai chân thật đệ nhất nghĩa công đức”.
25/10/2019(Xem: 9559)
Đọc chuyện Tấm Cám, ta thấy ai cũng thương Tấm. Tấm mẹ chết sớm, cha lấy thêm vợ, sinh ra Cám, em cùng cha khác mẹ với Tấm. Không bao lâu cha Tấm cũng chết. Tấm ở với dì ghẻ và sống với người em gái cùng cha khác mẹ.
24/10/2019(Xem: 7073)
Xưa và nay, ai sinh ra trong cuộc đời nầy cũng phải trải qua con đường giáo dục mà thành tựu những giai đoạn của sự học vấn, kể từ lớp mẫu giáo cho đến Đại Học hay hậu Đại Học. Cũng có nhiều người không qua sự giáo dục, nghĩa là không qua trường lớp đào tạo, nhưng cũng thành công ở xã hội và học đường, số người nầy cũng không phải là ít. Tuy nhiên những người nầy thuộc dạng cá biệt và đặc thù, nên không đề cập trong bài nầy về những người ưu tú như vậy, mà chỉ nhấn mạnh đến việc giáo dục chung chung để trở thành con người có văn hóa thực sự.
20/10/2019(Xem: 8333)
Bài kinh "Viết Trên Đá, Trên Đất, Trên Nước" là bài kinh ngắn, trích trong Kinh Tăng Chi Bộ, chương Ba, phẩm Kusinàra.Kinh Tăng Chi Bộ là bộ kinh thứ Tư trong số năm bộ kinh Nikàya.Đó là: Trường Bộ Kinh, Trung Bộ Kinh, Tương Ưng Bộ Kinh, Tăng Chi BộKinh và Tiểu Bộ Kinh. Kinh điển Phật giáo hiện nay còn lại 2 bộ kinh xưa nhất. Một bộ được ghi lại bằng tiếng Pàli gọi là Kinh Nikàya, còn một bộ xử dụng tiếng Sanskrit gọi là Kinh Àgama (A-hàm) gồm bốn Bộ là: Kinh Trường A-hàm, Trung A-hàm, Tạp A-hàm, Tăng Nhất A-hàm.
17/10/2019(Xem: 6417)
Chúng ta đang sống trong thời cách mạng thông tin. Nơi đó, lợi và hại cùng đi bên nhau, thiện và ác cùng sinh khởi dễ dàng từ một bàn phím. Chiến trường có khi hiện ngay trên màn hình vi tính, đao kiếm là những ngón tay quẹt trên điện thoại. Những lời bình ngắn và ác ý trên mạng xã hội cũng có sức mạnh đẩy một số ca sĩ nổi tiếng vào trầm cảm, có khi tới mức tự sát. Những hình ảnh sửa đổi, giả mạo, gán ghép khi phóng lên mạng đã trở thành vũ khí bôi nhọ mới. Những lời quy chụp vô căn cứ đưa lên YouTube lại được nhiều người tin tưởng và hùa theo chửi mắng. Không chỉ là quân đội nước này với nước kia, chính người đời thường với kỹ năng công nghệ cũng có thể gài bẫy nhau, hại nhau cả trăm đường. Chỉ một vài bản tin nhỏ, có khi được viết một chiều và không nói hết sự thực, ngay hôm sau đã trở thành những cú xì căng đan chấn động xã hội. Nạn nhân có thể là cả một dân tộc, như khi bản đồ Biển Đông bị vẽ lại và phổ biến khắp thế giới mạng. Nạn nhân cũng có khi là nữ ca sĩ Nhật Bản hay Đà
16/10/2019(Xem: 4496)
Còn nhớ trong kinh thường dạy " Ở nơi nào mà giáo lý Đức Phật chưa được truyền đến thì người ta cứ tranh chấp nhau và không thể mở rộng tâm mình". Dù cho anh em, cha mẹ có sống chung với nhau nhưng mỗi người đều sống tách biệt trong thâm tâm của mình . Họ luôn sống trong cô độc vì họ không có ai để nương tựa ( niềm tin ) và luôn nghi kỵ lẫn nhau nhưng .....một khi Phật pháp truyền đến hết thảy họ đều có thể trở thành bè bạn hay một người thân đích thực và một người vốn cô đơn nay bổng trở nên hạnh phúc vì chung quanh có nhiều bạn tốt, người thương tin yêu .
13/10/2019(Xem: 6304)
Trong cuộc đời này, nói rộng ra ở cõi Ta Bà này, từ Đông sang Tây, con người thường bị mê mờ hay mê luyến vào hình tướng bề ngoài và quên mất hay đồng hóa nó với thực tướng/bản chất/nội tâm ở bên trong. Nguyên do chỉ vì chúng sinh vọng chấp vào Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp mà sanh tâm mình (Kinh Viên Giác). Thí dụ: -Một cậu thanh niên thấy một cô người mẫu, hoa khôi, á hậu…đẹp như tiên nga giáng thế… tưởng đó là “người trong mộng” hay “người yêu lý tưởng”. Khi lấy về thì bao nhiêu tính xấu mới lộ ra, bao xung đột vì khác tính tình. Mối tình trong mộng nay biến thành “oan gia trái chủ” khiến cười đau khóc hận. -Một cô gái thấy một anh chàng hào hoa, đẹp trai, cử chỉ lịch sự…tưởng đó là “hoàng tử của lòng em”, lấy về mới tá hỏa ra đó là anh chàng Sở Khanh, tốt mã giẻ cùi…thôi thì vỡ mộng.
07/10/2019(Xem: 7174)
Tật bệnh. Có bệnh phải uống thuốc đó là chuyện đương nhiên. Uống thuốc để chữa bệnh, để mau hết bệnh. Nhưng thuốc tốt, uống đúng thuốc, đúng liều lượng thì mới có khả năng lành bệnh. Đây, không còn là chuyện đương nhiên, mà là sự mong muốn, lòng khát khao. Ai cũng ước mong không có bệnh. Khi có bệnh mong được gặp thầy giỏi, uống đúng thuốc và sớm khỏi bệnh.
05/10/2019(Xem: 7898)
Trong đời sống hằng ngày, chúng ta thường nghe những lời bàn tán có tính cách phê phán như: "Nhân cách của ông A thật là hoàn hảo" hay "Tư cách người đó không ra gì...." hoặc "Sống sa đoạ quá làm mất cả nhân cách" v.v... và v.v... Vậy nhân cách là cái gì? Thông thường, người ta giải nghĩa Nhân là người, Cách là tư cách, là phẩm chất, là giá trị, là tư cách làm người... Như vậy Nhân cách là một thứ giá trị, phẩm chất đạo đức của mỗi con người được xây dựng và hình thành trong suốt thời gian con người đó tồn tại trong xã hội.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]