Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ðức Bổn Sư - Hình ảnh của lòng kiên định - Tịnh Minh Đặng Ngọc Chức

15/04/201312:45(Xem: 14369)
Ðức Bổn Sư - Hình ảnh của lòng kiên định - Tịnh Minh Đặng Ngọc Chức

phatthichca2


Kinh Pháp Cú

Ðức Bổn Sư - Hình Ảnh Của Lòng Kiên Định

Nói đến hạnh nhẫn nhục thì có lẽ không ai trên cõi đời này - nhất là giới giàu sang phú quý, thanh thế uy quyền- nhẫn nhục bằng đức Phật khi còn tại thế. Ngài nhẫn nhục chỉ vì mục đích tối thượng là tìm ra chánh đạo, giải thoát sanh tử cho mình và cho mọi người, mang lại thanh bình, an lạc cho chúng sanh. Nhẫn nhục ở đây không mang ý nghĩa ráng sức chịu đựng hay cố đấm ăn xôi nhằm đạt đến mục tiêu danh vọng của riêng mình.

Khi còn là Thái tử Tất Ðạt Ða, Ngài đã phải bao phen nhẫn nhục trước thái độ ngang tàng, phách lối của Ðề Bà Ðạt Ða, người em con chú của Ngài.

Hôm đó, Tất Ðạt Ða đang ngồi trên lưng voi diễu qua kinh thành Ca Tỳ La Vệ sau khi thắng cuộc so tài cung kiếm, và được Quốc vương Thiện Giác gả công chúa Da Du Ðà La. Ðề Bà Ðạt Ða nổi máu ganh tức và để ra uy với mọi người, chàng tóm lấy đàu voi, đấm chơi một cú, và thớt voi khổng lồ lăn đùng xuống đất. Thái tử Tất Ðạt Ða té nhào. Chàng thản nhiên đứng dậy, ôn tồn nói: -- Ðề Bà Ðạt Ða, hành động của cậu không đẹp tí nào, chưa phải lúc cho cậu dương oai diễu võ như vậy! Ðề Bà Ðạt Ða ngước mặt kênh kênh rồi bỏ đi.

Qua 6 năm tu hành khổ hạnh trong núi rừng sương tuyết, Ngài đã phải kham nhẫn đến độ tưởng chừng như sức người không chịu nổi, để rồi dưới cội Bồ đề, trước giờ đắc đạo, âm binh quỷ quái và nội chướng ngoại ma trong nhiều đời nhiều kiếp nhất tề nổi dậy công phá mục tiêu giải thoát và hóa độ chúng sanh cao cả của Ngài. Và tất nhiên là chúng đã bị trí tuệ và sức kiên định của Ngài hàng phục.

Sau khi ngộ Ðạo, trên bước đường vân du hoằng hóa, Ngài lại gặp biết bao nghịch cảnh rợn người. Với hạnh từ bi, nhẫn nhục, Ngài đã hóa giải và nhiếp thọ tất cả.

Một hôm, trên đường về Xá vệ, đức Thế Tôn đi ngang qua một cánh đồng nhằm mùa gặt hái. Dân chúng đang nô nức ăn mừng linh đình. Thấy đức Thế Tôn từ xa đi lại, Bharadvaja, một tín đồ Bà La Môn, chạy ra dang hai tay chặn Ngài, nói: -- Ông đạo, mời ông đi ngay cho. Ông làm gương xấu cho mọi người. Ở đây, chúng tôi đang kiểm điểm và ăn mừng thành quả lao động của chúng tôi. Ông chả làm gì cả. Ông lang thang khắp nẻo phố phường. Ông lê la cùng đường cùng xóm. Ông chỉ mệt một chút là gặp ai, ông cũng chìa bình bát ra. Tốt hơn là ông nên lao động, ông nên cày bừa gíeo hạt mà ăn.

-- Này bạn, đức Phật mỉm cười nói, ta cũng cày bừa gieo hạt như bạn, khi công việc làm xong, ta dùng bữa thoải mái.

-- Ông mà cũng cày bừa gieo hạt! Ai tin được điều đó? Trâu bò của ông đâu? Hạt giống của ông đâu?

-- Này bạn, hiểu biết trong sạch là hạt giống mà ta gieo trồng, tu tập thánh thiện là mưa lành tưới trên mặt đất phì nhiêu, hạt giống sẽ đâm chồi nẩy lộc, đơm hoa kết trái và già chín trên đó. Ta cầm cày kiên cố: Lưỡi cày là trí huệ, chuôi cày là giáo pháp, thành tín là con bò khoẻ mạnh kéo cày. Ta cày đến đâu là ái dục tróc gốc như cỏ phơi trên đồng đến đó, và sản phẩm vụ mùa ta thu hoạch chính là hạt bất tử.

Như bị thôi miên, Bharadvaja đứng sững sờ một lát rồi sụp lạy dưới chân Ngài. Ðoạn mời Ngài vào nhà, cúng dường vật thực và thỉnh Ngài thuyết pháp cho gia quyến cùng nghe. Ngài đã thuyết pháp Bát chánh đạo và Tứ vô lượng tâm: Từ, Bi, Hỷ, Xả. Mọi người hoan hỷ lắng nghe và xin quy y Ngài.

Rồi có lần đức Thế tôn và A Nan bị Hoàng hậu Magàndiya xúi giục đám nô lệ mắng nhiếc thậm tệ. Chúng gọi thầy trò Ngài là lũ âm binh ma quái, bọn súc sanh trá hình. A Nan đau buồn, thỉnh Phật đi nơi khác. Ðức Thế tôn nhỏ nhẹ hỏi: -- Nên đi đâu bây giờ, A Nan?

-- Ðến một thành phố khác, bạch Thế tôn.

-- Nếu ở đó bị hủy báng nữa thì sao?

-- Thì đến thành phố khác nữa.

-- Nếu bị hủy báng nữa?

-- Thì đến nơi khác nữa.

-- A Nan, ở đâu có chướng duyên, ở đó ta dừng bước. Ta như một thớt voi lâm trận, chấp nhận mọi cung tên và kham nhẫn mọi hủy báng. Có ai nghe voi than phiền giữa trận mạc bao giờ. Hãy tu tập hạnh nhẫn nhục, A Nan.

Lố bịch nhất là nhóm ẩn sĩ Bà La Môn âm mưu xúi giục Chiến già (Sincâ) lăng nhục Ðức Phật.

Một buổi sáng đẹp trời, Ngài đang thuyết pháp giữa chánh điện. Chiến già, trông giống như một bà đang mang thai sắp đến ngày sinh nở, khệnh khạng vào ngồi trước mặt đức Thế Tôn rồi cất giọng sang sảng nói: -- Ngài thuyết pháp lời lẽ ngọt như đường mật. Còn em, mang thai với Ngài, sắp làm mẹ trong nay mai, thì không có đến một nơi nằm chỗ; củi lửa than dầu cũng không có! Nếu Ngài xấu hổ thì nhờ đệ tử của Ngài như quốc vương Ba Tư Nặc hay trưởng giả Cấp Cô Ðộc lo cho em chứ. Nhưng không ! Ngài chỉ biết vui hưởng ái tình mà cóc cần cưu mang trách nhiệm ! Ả vừa nói vừa huơ huơ hai tay lên trời như một mụ phù thủy.

Ðức Thế Tôn thản nhiên, hỏi: -- Này cô em, cô nói thật hay vu khống đó?

-- Anh biết rõ quá mà, em đâu có nói láo!

Các Phật tử Ưu bà di định đứng dậy lôi cổ con mẹ khùng khùng ra khỏi chùa, nhưng đức Thế Tôn đưa tay ra hiệu họ ngồi xuống. Thấy thế, Chiến già càng thêm sôi máu, ả đứng phắt dậy, định xông đến làm nhục đức Thế Tôn, nhưng vì ả thở mạnh quá, chiếc dây nịt ở bụng đứt ra, trái banh gỗ rớt xuống sàn nghe cái bạch, đức Thế Tôn cười nói: -- Ðó, con của cô sanh rồi đó! Vừa xấu hổ, vừa sợ hãi, ả té xỉu bất tỉnh, hai sư cô phải dìu ả sang nhà bên xoa dầu, thoa bóp và chăm sóc cho đến khi ả tỉnh lại.

Ngay với cả đệ tử của mình, đức Thế Tôn cũng thường giáo hóa bằng hạnh nhẫn nhục.

Nhóm Tăng trẻ tại Kiều Thưởng Di say mê tranh luận đến bất chấp ngôn hạnh của Bổn sư. Hai ba lần khuyên răn không được, đức Thế Tôn họp chúng lần chót, dạy rằng:

-- "Hạnh phúc thay cho ai có được người bạn sáng suốt. Chướng ngại nào mà hai bạn tài đức không thể vượt qua? Người không có bạn tâm giao khác nào vua không có đất nước, phải lang thang phiêu bạt trong cô đơn hiu hắt như thớt voi già trong cánh rừng hoang."

Ngài lặng lẽ giã từ Tăng chúng, một mình ôm bát núi an cư ba tháng mùa mưa với sự trợ giúp của chú voi già và cậu khỉ vàng thân thiện.

Ðề Bà Ðạt Ða, đệ tử Phật, quyết tâm hại Phật để thống lãnh Tăng đoàn, Ngài vẫn không hề than trách. Ngài cố tình tránh mặt và nghĩ rằng chỉ có lòng từ bi và hạnh nhẫn nhục mới đủ sức cảm hóa con người một dạ hai lòng và nhiều tham vọng đó. Và đúng như vậy, trong thời gian lâm bệnh, Ðề Bà Ðạt Ða đã ngày đêm ăn năn sám hối và niệm danh hiệu Ngài cho đến khi giã từ dương thế trong đau thương khốn khổ. Ngài từng dạy:

"Nhẫn nhục hạnh tối cao
Niết bàn quả tối thượng
Xuất gia nhiễu hại người
Ðâu còn là Sa Môn." (Pháp Cú 184)

Nhẫn nhục quả là đức hạnh cao cả của bậc Ðại hùng, Ðại lực, Ðại trí, Ðại bi. Thiếu kiên định và nhẫn nhục thì Phật sự và đạo nghiệp khó thành. Thảo nào trước khi nhập diệt, đức Thế Tôn đã di chúc lại cho môn đệ của Ngài trong kinh Di giáo: -- "Ai kham thọ nhẫn nhục một cách hoan hỷ như uống nước cam lồ, người ấy xứng danh là bậc vào đạo có trí".

Ðúng vậy ! Chỉ có Nhẫn Nhục mới tránh được mọi xung đột, oan khiên và bất hạnh trên đời.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/09/2015(Xem: 11733)
Tâm dục được xếp hạng trên tất các sắc tướng, gọi là Sắc Dục, mà mê đắm sắc đẹp đưa đến dâm dục là điều cốt yếu của mọi vấn đề trên cõi Ta Bà. Tham dâm dục thôi thúc trong lòng khiến con người phải hành động để được thoả mãn ham muốn. Khi cái luồng chân khí ái dục này dâng lên thì si ái tình, khi đi xuống thì tham nhục dục. Mà ái có nghĩa là yêu thương thuộc tình cảm với cảm giác cao thượng. Dục là sự si mê, thèm khát thể xác. Khi dâng lên khi hạ xuống bất thường thì bị tẫu hỏa nhập ma, thất tình lục dục, đưa đến hành động phi luân, phạm pháp, vô đạo tai hại khôn lường cho mình cho người. Dục gồm có lục dục hay ngũ dục. Lục dục là sự ham muốn của sáu căn đối với sáu trần; mắt thích nhìn những sắc đẹp, tai thích nghe âm thanh êm dịu, mũi thích ngửi mùi thơm, lưỡi thích nếm những vị ngon, thân thích đụng chạm êm ái, ý thích nghĩ tới tham si. Ngũ dục là năm thứ ham muốn của người đời không dễ gì loại bỏ. Kinh Phật nói về Ác Dục, Niệm Dục: Chư hiền, nếu ai có ác dục, niệm dục th
20/09/2015(Xem: 8321)
Hôm nay là ngày rằm, từ sáng sớm bà chủ đã ngỏ lời: “Hây, tối nay kính mời khách thưởng trà ngắm trăng với chúng tôi trong vườn nhà”. Khi ráng chiều vừa tắt, bà chủ đưa cho khách bộ Yukata (Kymono mặc mùa hè), một đôi tất trắng, một đôi guốc xỏ ngón và một cái hoa vải màu hồng nâu. Thấy khách lúng túng, hiểu ý, bà chủ ân cần hướng dẫn khách sử dụng từng loại. Bà chủ chia sẻ: “Mặc Yukata khó nhất và đẹp nhất là cái đai quanh thắt lưng”. Miệng nói, tay làm, bà giúp khách hoàn thiện cái đai này. Bà lại hồn hậu: “Búi tóc kiểu Nhật cũng không là việc dễ”, rồi đôi tay bà chủ thoăn thoắt, chỉ mươi phút mái tóc của khách đã được búi cao lại còn giắt thêm cái hoa vải màu hồng nâu sau gáy. Khách nghĩ, mình đã tươm tất lắm rồi, thì nghe bà chủ nhắc khéo: “Mặc Yukata đôi chân phụ nữ phải được bọc trong đôi vớ trắng và bước đi với đôi guốc xỏ ngón”. Nghe lời, khách mang vớ, mang guốc rồi thử bước đi; xong, khách thầm nhủ “mang đôi guốc này mà không té là điều kỳ diệuJ”.
19/09/2015(Xem: 9279)
Đối với người Phật tử, dù ở bất cứ phương trời nào, không phải chỉ mùa Vu Lan mới là thời điểm để người con Phật thể hiện lòng báo đức tri ân. Ân Chư Phật, ân Thầy Tổ, ân cha mẹ giáo dường, ân đàn na thí thí, ân xã hội, ân chúng sanh …. mà ân kia, đức đó phải luôn phát nguyện bằng thiện tâm: “Hiếu là độ được song thân, Nhân là cứu vớt trầm luân muôn loài” Theo tinh thần trùng trùng duyên khởi trong kinh Hoa Nghiêm thì muôn người, muôn loài đều thầm lặng vì nhau mà sinh diệt. Cái này vì cái kia mà hiện hữu, cái này ra đi để cái kia tồn tại. Như lá rụng mà thực chẳng diệt, vì lá lại thành đất nuôi cây. Như mây tụ lại mà thực chẳng tan, vì mây chỉ chuyển hóa thành mưa tươi mát, tắm đẫm cỏ nội hoa ngàn ….
18/09/2015(Xem: 8867)
Được sự đồng ý của tác giả, Cư sĩ Diệu Nhung, Cư sĩ Tâm Thành và các Cư sĩ khác hùn phước ấn tống và gửi tặng sách GIA TÀI CỦA NGƯỜI TỈNH THỨC (Thực tập Kham nhẫn) phiên bản tiếng Việt cho các đối tượng sau đây: 1. Đọc giả người Việt đang sinh sống và làm việc trong khu vực VIỆT NAM và CHÂU Á. 2. Các tu sĩ Phật giáo người Việt không phân biệt tông phái. 3. Các cư sĩ người Việt đang nghiên cứu và thực tập Phật giá
13/09/2015(Xem: 7779)
Giáo dục là gì? Hiện nay khó mà định nghĩa dứt khoát; có rất nhiều định nghĩa khác nhau, ví dụ: Như trong cuốn "The Educator’s encyclopedia" của ba học giả Mỹ E.W. Smith, S.W. Krouse và M.M. Atkinson, 1969, USA, cho rằng khái niệm giáo dục chuyển tiếp từ Phương Đông đến thái độ Phương Tây và trong Larouse Universelle của Pháp định nghĩa: "Giáo dục là toàn thể những cố gắng có ý thức để giúp tạo hóa trong việc phát triển các năng lực thể chất, tinh thần và đạo đức của con người, hướng về sự toàn thiện, hạnh phúc và sứ mạng xã hội của con người". (Trích dẫn từ Sư Phạm Lý Thuyết, nhiều tác giả, nhà xuất bản trẻ năm 1971).
12/09/2015(Xem: 7271)
Những ngôi Chùa nổi tiếng ở VN
12/09/2015(Xem: 16799)
Nếu có người nào đó bảo rằng: “Tại sao Thầy viết nhiều và không chịu nghỉ ngơi, hãy để dồn viết một tác phẩm có giá trị vẫn hay hơn là những bài tạp ghi như vậy“ thì tôi sẽ trả lời rằng: “Nếu viết được thì cứ viết, chứ chờ viết hay mới viết thì biết bao giờ mới viết được một bài. Có nhiều người chờ cả đời không viết, đến khi muốn viết thì không còn sức khỏe nữa“. Quả cuộc đời nầy nó có nhiều cái khó như thế, mà chúng ta thì không tự làm chủ thời gian cũng như sức khỏe của mình được. Do vậy tôi chủ trương rằng: “Cái gì làm được trong ngày hôm nay thì hãy nên làm, chứ chờ đến ngày mai thì nhiều khi ngày mai ấy không còn ở lại với mình nữa. Dầu ta có già, có sống lâu bao nhiêu năm trên thế gian nầy đi nữa, rồi một ngày nào đó chúng ta cũng phải ra đi, mà thời gian thì chẳng thương tiếc gì ta, dầu ta có cố níu kéo nó lại. Ngay cả những người thân trong gia đình, mình cứ ngỡ rằng họ luôn ở gần mình và họ thuộc về một phần của cuộc sống mình, nhưng điều ấy ta đã lầm. Cuối cùng rồi chẳng có
12/09/2015(Xem: 9228)
Phật Giáo Việt Nam và vấn đề bảo vệ mội trường
10/09/2015(Xem: 10437)
Mẹ tôi năm nay 83 tuổi, mẹ đã bị bệnh mất trí nhớ (dementia) trong vòng năm năm nay. Bốn năm trước đây, khi tôi gặp mẹ, cánh cửa của căn chung cư mẹ tôi ở đã mở toang, và mẹ tôi đã đi lang thang ra ngoài đường. Bệnh mất trí nhớ của mẹ tôi phát ra rất nhanh, nhanh đến nỗi mẹ đã không còn nhớ đến ai cả.
06/09/2015(Xem: 9335)
Các nhà sư thuyết giảng cho người thế tục là chuyện bình thường, thế nhưng nếu một nhà sư đứng ra thuyết giảng cho các nhà sư khác thì quả là một chuyện hiếm hoi khi gặp. Dưới đây là một bài nói chuyện của nhà sư Thanissaro Bhikkhu với các bạn đồng tu trong một ngôi chùa mà nhà sư này có ý gọi chung các ngôi chùa là "bệnh viện của Đức Phật". Bài nói chuyện được trích dẫn từ một tập sách mang tựa "Thiền định 1: Bốn mươi bài thuyết giảng Đạo Pháp" (Meditation 1: Forty Dhamma Talks, Access to Insight, 2003), gom góp các bài thuyết giảng của ông. Thanissaro Bhikkhu là một nhà sư người Mỹ tu tập theo truyền thống "Tu Trong Rừng" của Phật Giáo Theravada, một nhà sư thật đáng kính, uyên bác và tích cực, vô cùng xứng đáng để hàn huyên với các nhà sư và thuyết giảng cho tất cả chúng ta nghe.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]