Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phẩm Tỳ kheo - The Bhikkhu - Tịnh Minh Đặng Ngọc Chức

12/04/201316:38(Xem: 14743)
Phẩm Tỳ kheo - The Bhikkhu - Tịnh Minh Đặng Ngọc Chức

Kinh Pháp Cú

Phẩm Tỳ Kheo - The Bhikkhu

Tịnh Minh Đặng Ngọc Chức

Nguồn: Thầy Tịnh Minh Đặng Ngọc Chức

Cakkhunaa sa.mvaro saadhu saadhu sotena sa.mvaro
Ghaa.nena sa.mvaro saadhu saadhu jivhaaya sa.mvaro. -- 360


Good is restraint in the eye;
good is restraint in the ear;
good is restraint in the nose;
good is restraint in the tongue. -- 360


360. Lành thay điều phục mắt!
Lành thay điều phục tai!
Lành thay điều phục mũi!
Lành thay điều phục lưỡi!


Kaayena sa.mvaro saadhu saadhu vaacaaya sa.mvaro
Manasaa sa.mvaro saadhu saadhu sabbattha sa.mvaro
Sabbattha sa.mvuto bhikkhu sabbadukkhaa pamuccati. -- 361


Good is restraint in deed;
good is restraint in speech;
good is restraint in mind;
good is restraint in everything.
The bhikkhu, restrained at all points,
is freed from sorrow. -- 361


361. Lành thay hàng phục thân!
Lành thay hàng phục ý!
Lành thay lời chế chỉ!
Lành thay phòng mọi điều!
Hàng phục được bấy nhiêu,
Tỳ kheo ấy thoát khổ.


Hatthasa~n~nato paadasa~n~nato
Vaacaaya sa~n~nato sa~n~nat-uttamo
Ajjhattarato samaahito
Eko santusito tamaahu bhikkhu.m. -- 362


He who is controlled in hand, in foot, in speech,
and in the highest (i.e., the head);
he who delights in meditation, and is composed;
he who is alone, and is contented,
- him they call a bhikkhu. -- 362


362. Ðiều phục cả chân tay,
Ðiều phục ngay đầu óc,
Ðiều phục lời ngang dọc,
Ðơn độc vui thành thiền,
Tri túc sống an nhiên,
Tỳ kheo là vậy đó!


Yo mukhasa~n~nato bhikkhu mantabhaa.nii anuddhato
Attha.m dhamma.m ca diipeti madhura.m tassa bhaasita.m. -- 363


The bhikkhu who is controlled in tongue,
who speaks wisely, who is not puffed up,
who explains the meaning and the text,
- sweet, indeed. is his speech. -- 363


363. Tỳ kheo điều phục lưỡi,
Khiêm ái không tự cao,
Diễn giải nghĩa kinh điển,
Lời êm dịu ngọt ngào.


Dhammaaraamo dhammarato dhamma.m anuvicintaya.m
Dhamma.m anussara.m bhikkhu saddhammaa na parihaayati. -- 364


That bhikkhu who dwells in the Dhamma,
who delights in the Dhamma,
who meditates on the Dhamma,
who well remembers the Dhamma,
does not fall away from the sublime Dhamma. -- 364


364. Tỳ kheo trụ chánh pháp,
Quí pháp, thường hành thiền,
Niệm pháp, tâm tinh chuyên,
Ắt không rời Chánh pháp.


Salaabha.m naatima~n~neyya naa~n~nesa.m pihaya.m care
A~n~nesa.m pihaya.m bhikkhu samaadhi.m naadhigacchati. -- 365


Let him not despise what he has received,
nor should he live envying (the gains of) others.
The bhikkhu who envies (the gains of) others
does not attain concentration. -- 365


365. Chớ chê điều mình đạt,
Chớ ganh ghét của người;
Tỳ kheo vọng tâm tư,
Không sao vào chánh định.


Appalaabho-pi ce bhikkhu salaabha.m naatima~n~nati
Ta.m ve devaa pasa.msanti suddhaajiivi.m atandita.m. -- 366


Though receiving but little,
if a bhikkhu does not despise his own gains,
even the gods praise such a one
who is pure in livelihood and is not slothful. -- 366


366. Tỳ kheo dù nhận ít,
Nhưng tâm không khinh thường,
Sống thanh tịnh, tinh tấn,
Chư thiên cũng tán dương.


Sabbaso naamaruupasmi.m yassa natthi mamaayita.m
Asataa ca na socati sa ve bhikkhuu-ti vuccati. -- 367


He who has no thought of "I" and "mine"
whatever towards mind and body,
he who grieves not for that which he has not,
he is, indeed, called a bhikkhu. -- 367


367. Ðối với cả thân tâm,
Không chấp ta, của ta,
Không buồn điều không có,
Ðó gọi là tỳ kheo.


Mettaavihaarii yo bhikkhuu pasanno buddhasaasane
Adhigacche pada.m santa.m sa'nkhaaruupasama.m sukha.m. -- 368


The bhikkhu who abides in loving-kindness,
who is pleased with the Buddha's Teaching,
attains to that state of peace and happiness,
the stilling of conditioned things. -- 368


368. Tỳ kheo vui pháp Phật,
An trụ tâm từ bi,
Chứng đạt cảnh an tịnh,
Giải thoát pháp hữu vi.


Si~nca bhikkhu ima.m naava.m sittaa te lahumessati
Chetvaa raaga.m ca dosa.m ca tato nibbaa.namehisi. -- 369


Empty this boat, O bhikkhu!
Emptied by you it will move swiftly.
Cutting off lust and hatred,
to Nibbaana you will thereby go. -- 369


369. Tỳ kheo tát sạch nước,
Thuyền này nhẹ lướt nhanh,
Trừ tham dục, sân hận,
Niết bàn tất viên thành.


Pa~nca chinde pa~nca jahe pa~nca c-uttari bhaavaye
Pa~ncasa'ngaatigo bhikkhu oghati.n.no-ti vuccati. -- 370


Five cut off, five give up, five further cultivate.
The bhikkhu who has gone beyond the five bonds
is called a "Flood-Crosser". -- 370


370. Tỳ kheo đoạn diệt năm, (1)
Bỏ năm (2), tu tập năm (3)
Vượt qua năm vòng xích (4),
Xứng gọi bậc vượt dòng.
(1) Tham, sân, thân kiến, giới cấm thủ, nghi.
(2) Sắc ái, vô sắc ái, trạo cử, kiêu mạn, vô minh.
(3) Tín, tấn, niệm, định, huệ.
(4) Tham, sân, si, mạn, tà kiến.


Jhaaya bhikkhu maa ca paamado
Maa te kaamagu.ne bhamassu citta.m
Maa lohagu.la.m gilii pamatto
Maa kandi dukkhamidan-ti .dayhamaano. -- 371


Meditate, O bhikkhu! Be not heedless.
Do not let your mind whirl on sensual pleasures.
Do not be careless and swallow a ball of lead.
As you burn cry not "This is sorrow". -- 371


371. Chớ buông lung, dục lạc,
Tỳ kheo, hãy tu thiền.
Phóng dật, nuốt sắt nóng,
Bị đốt chớ than phiền!


Natthi jhaana.m apa~n~nassa pa~n~naa natthi ajhaayato
Yamhi jhaana.m ca pa~n~naa ca sa ve nibbaa.nasantike. -- 372


There is no concentration in one who lacks wisdom,
nor is there wisdom in him who lacks concentration.
In whom are both concentration and wisdom,
he, indeed, is in the presence of Nibbaana. -- 372


372. Không trí tuệ,không định,
Không định, không trí tuệ;
Người có tuệ, có định,
Ðạt Niết bàn viên tịnh.


Su~n~naagaara.m pavi.t.thassa santacittassa bhikkhuno
Amaanusii rati hoti sammaa dhamma.m vipassato. -- 373


The bhikkhu who has retired to a lonely abode,
who has calmed his mind,
who perceives the doctrine clearly,
experiences a joy transcending that of men. -- 373


373. Tỳ kheo sống đơn độc,
An định được nội tâm,
Trực quán theo chánh pháp,
Vui nguồn vui siêu nhân.


Yato yato sammasati khandhaana.m udayabbaya.m
Labhati piitipaamojja.m amata.m ta.m vijaanata.m. -- 374


Whenever he reflects on the rise and fall
of the Aggregates,
he experiences joy and happiness.
To "those who know"
that (reflection) is Deathless. -- 374


374. Người nhiếp tâm thường niệm,
Các uẩn thường diệt sanh,
Thọ hưởng niềm an lành,
Ðạt cảnh giới bất tử.


Tatraayamaadi bhavati idha pa~n~nassa bhikkhuno
Indriyagutti santu.t.thii paatimokkhe ca sa.mvaro. -- 375


And this becomes the beginning here
for a wise bhikkhu:
sense-control, contentment, restraint
with regard to the Fundamental Code
(Paatimokkha),
association with beneficent and energetic friends
whose livelihood is pure. -- 375


375. Tỳ kheo có trí tuệ,
Thường phòng hộ các căn,
Tri túc, giữ giới bổn,
Thân cận các bạn lành,
Sống nổ lực tinh tấn,
Hợp chánh mạng cao thành.


Mitte bhajassu kalyaa.ne suddhaajiive atandite
Pa.tisanthaaravuttyassa aacaarakusalo siyaa
Tato paamojjabahulo dukkhass-anta.m karissasi. -- 376


Let him be cordial in his ways and refined in conduct;
filled thereby with joy,
he will make an end of ill. -- 376


376. Người hành xử chân thành,
Tác phong thật đoan chánh,
Hưởng nguồn vui phạm hạnh,
Dứt sạch mọi khổ đau.


Vassikaa viya pupphaani maddavaani pamu~ncati
Eva.m raaga.m ca dosa.m ca vippamu~ncetha bhikkhavo. -- 377


As the jasmine creeper sheds its withered flowers,
even so, O bhikkhus,
should you totally cast off lust and hatred. -- 377


377. Tỳ kheo hãy vất bỏ,
Mọi ý niệm tham sân,
Như hoa lài tàn úa,
Rơi rụng khỏi cành thân.


Santakaayo santavaaco santavaa susamaahito
Vantalokaamiso bhikkhu upasanto-ti vuccati. -- 378


The bhikkhu who is calm in body,
calm in speech, calm in mind,
who is well-composed,
who has spewed out worldly things,
is truly called a "peaceful one". -- 378


378. Tỳ kheo thường điềm tĩnh,
Thân - khẩu - ý tịch tịnh,
Từ bỏ mọi việc đời,
Xứng danh bậc an tịnh.


Attanaa codayattaana.m pa.timaase-ttamattanaa
So attagutto satimaa sukha.m bhikkhu vihaahisi. -- 379


By self do you censure yourself.
By self do you examine yourself.
Self-guarded and mindful,
O bhikkhu, you will live happily. -- 379


379. Tự mình kiểm điểm mình,
Tự mình xem xét mình,
Tự phòng hộ, chánh niệm,
Tỳ kheo sống khương ninh.


Attaa hi attano naatho attaa hi attano gati
Tasmaa sa~n~namay-attaana.m assa.m bhadra.m-va vaa.nijo. -- 380


Self, indeed, is the protector of self.
Self, indeed, is one's refuge.
Control, therefore, your own self
as a merchant controls a noble steed. -- 380


380. Chính ta bảo vệ ta,
Chính ta nương tựa ta,
Chính ta tự điều phục,
Như ngựa theo thương gia.


Paamojjabahulo bhikkhu pasanno buddhasaasane
Adhigacche pada.m santa.m sa'nkhaaruupasama.m sukha.m. -- 381


Full of joy, full of confidence in the Buddha's Teaching,
the bhikkhu will attain the Peaceful State,
the stilling of conditioned things,
the bliss (supreme). -- 381


381. Tỳ kheo thường hoan hỷ,
Thành tín pháp Phật-đà,
Chứng đạt cảnh an tịnh,
Các hành an lạc ra.


Yo have daharo bhikkhu yu~njati buddhasaasane
So ima.m loka.m pabhaaseti abbhaa mutto-va candimaa. -- 382


The bhikkhu who, while still young,
devotes himself to the Buddha's Teaching,
illumines this world like the moon
freed from a cloud. -- 382


382. Tỳ kheo tuy trẻ tuổi,
Chuyên tu pháp Phật-đà,
Như trăng thoát mây chắn,
Soi sáng trần gian ta.

TỪ VỰNG VÀ THÀNH NGỮ ANH-VIỆT

(a): adjective; (adv): adverb; (conj): conjunction;
(n): noun; (prep): preposition; (v): verb


Verse - Kệ 362
Composed (a) : Ðiềm tĩnh, an nhiên.
Solitary (a) : Ðơn độc.
Contented (a) : Tri túc, thõa mãn.


Verse - Kệ 363
Moderate (a) : Ðiều độ, ôn hòa.
Puff up (v) : Tự cao, tự đắc.


Verse - Kệ 365
Despise (v) : Xem thường, khinh miệt.
Envy (v) : Thèm muốn, đố kỵ.


Verse - Kệ 366
Recipient (n) : Người nhận.
Slothful (a) : Lười biếng.


Verse - Kệ 368
Stilling (n) : Sự vắng lặng.


Verse - Kệ 370
Toils (n) : Lưới, xiềng xích, phiền não.
Flood-crosser : Bậc vượt dòng nước lũ.


Verse - Kệ 371
Whirl (v) : Quay cuồng.
Swallow (v) : Nuốt (thức ăn).
Lead-ball : Cục chì.


Verse - Kệ 374
Assuredly (adv) : Chắc chắn, tất nhiên.
Experience (v) : Thọ hưởng.


Verse - Kệ 375
Sense-control : Nhiếp hộ các căn.
Contentment (n) : Sự mãn nguyện, sự biết đủ.
Fundamental (a) : Cơ bản, chủ yếu.
Precept (a) : Giới luật.
Energetic (a) : Nghị lực, năng động.


Verse - Kệ 376
Cordial (a) : Thân ái, chân thành.
Refined (a) : Lịch sự, đoan chánh.
Make an end of : Ðoạn tuyệt, dứt sạch.


Verse - Kệ 377
Jasmine (n) : (Cây hoa nhài (lài)
Creeper (n) : Loại cây leo.
Shed (v) : Rơi, rụng.
Withered (a) : Úa tàn.


Verse - Kệ 378
Well-composed (a) : Rất điềm tĩnh, tịch tịnh.
Spew (v) : Nôn ra, mửa ra, từ bỏ.


Verse - Kệ 379
Censure (v) : Phê bình, phê phán.
Self-guarded (a) : Tự phòng hộ.


Verse - Kệ 380
Saviour (n) : Vị cứu tinh.
Steed (n) : Ngựa.


Verse - Kệ 382
Devote oneself to (v) : Dâng hiến đời mình cho.
Illuminate (v) : Soi sáng, chiếu sáng.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/09/2015(Xem: 11733)
Tâm dục được xếp hạng trên tất các sắc tướng, gọi là Sắc Dục, mà mê đắm sắc đẹp đưa đến dâm dục là điều cốt yếu của mọi vấn đề trên cõi Ta Bà. Tham dâm dục thôi thúc trong lòng khiến con người phải hành động để được thoả mãn ham muốn. Khi cái luồng chân khí ái dục này dâng lên thì si ái tình, khi đi xuống thì tham nhục dục. Mà ái có nghĩa là yêu thương thuộc tình cảm với cảm giác cao thượng. Dục là sự si mê, thèm khát thể xác. Khi dâng lên khi hạ xuống bất thường thì bị tẫu hỏa nhập ma, thất tình lục dục, đưa đến hành động phi luân, phạm pháp, vô đạo tai hại khôn lường cho mình cho người. Dục gồm có lục dục hay ngũ dục. Lục dục là sự ham muốn của sáu căn đối với sáu trần; mắt thích nhìn những sắc đẹp, tai thích nghe âm thanh êm dịu, mũi thích ngửi mùi thơm, lưỡi thích nếm những vị ngon, thân thích đụng chạm êm ái, ý thích nghĩ tới tham si. Ngũ dục là năm thứ ham muốn của người đời không dễ gì loại bỏ. Kinh Phật nói về Ác Dục, Niệm Dục: Chư hiền, nếu ai có ác dục, niệm dục th
20/09/2015(Xem: 8321)
Hôm nay là ngày rằm, từ sáng sớm bà chủ đã ngỏ lời: “Hây, tối nay kính mời khách thưởng trà ngắm trăng với chúng tôi trong vườn nhà”. Khi ráng chiều vừa tắt, bà chủ đưa cho khách bộ Yukata (Kymono mặc mùa hè), một đôi tất trắng, một đôi guốc xỏ ngón và một cái hoa vải màu hồng nâu. Thấy khách lúng túng, hiểu ý, bà chủ ân cần hướng dẫn khách sử dụng từng loại. Bà chủ chia sẻ: “Mặc Yukata khó nhất và đẹp nhất là cái đai quanh thắt lưng”. Miệng nói, tay làm, bà giúp khách hoàn thiện cái đai này. Bà lại hồn hậu: “Búi tóc kiểu Nhật cũng không là việc dễ”, rồi đôi tay bà chủ thoăn thoắt, chỉ mươi phút mái tóc của khách đã được búi cao lại còn giắt thêm cái hoa vải màu hồng nâu sau gáy. Khách nghĩ, mình đã tươm tất lắm rồi, thì nghe bà chủ nhắc khéo: “Mặc Yukata đôi chân phụ nữ phải được bọc trong đôi vớ trắng và bước đi với đôi guốc xỏ ngón”. Nghe lời, khách mang vớ, mang guốc rồi thử bước đi; xong, khách thầm nhủ “mang đôi guốc này mà không té là điều kỳ diệuJ”.
19/09/2015(Xem: 9280)
Đối với người Phật tử, dù ở bất cứ phương trời nào, không phải chỉ mùa Vu Lan mới là thời điểm để người con Phật thể hiện lòng báo đức tri ân. Ân Chư Phật, ân Thầy Tổ, ân cha mẹ giáo dường, ân đàn na thí thí, ân xã hội, ân chúng sanh …. mà ân kia, đức đó phải luôn phát nguyện bằng thiện tâm: “Hiếu là độ được song thân, Nhân là cứu vớt trầm luân muôn loài” Theo tinh thần trùng trùng duyên khởi trong kinh Hoa Nghiêm thì muôn người, muôn loài đều thầm lặng vì nhau mà sinh diệt. Cái này vì cái kia mà hiện hữu, cái này ra đi để cái kia tồn tại. Như lá rụng mà thực chẳng diệt, vì lá lại thành đất nuôi cây. Như mây tụ lại mà thực chẳng tan, vì mây chỉ chuyển hóa thành mưa tươi mát, tắm đẫm cỏ nội hoa ngàn ….
18/09/2015(Xem: 8870)
Được sự đồng ý của tác giả, Cư sĩ Diệu Nhung, Cư sĩ Tâm Thành và các Cư sĩ khác hùn phước ấn tống và gửi tặng sách GIA TÀI CỦA NGƯỜI TỈNH THỨC (Thực tập Kham nhẫn) phiên bản tiếng Việt cho các đối tượng sau đây: 1. Đọc giả người Việt đang sinh sống và làm việc trong khu vực VIỆT NAM và CHÂU Á. 2. Các tu sĩ Phật giáo người Việt không phân biệt tông phái. 3. Các cư sĩ người Việt đang nghiên cứu và thực tập Phật giá
13/09/2015(Xem: 7780)
Giáo dục là gì? Hiện nay khó mà định nghĩa dứt khoát; có rất nhiều định nghĩa khác nhau, ví dụ: Như trong cuốn "The Educator’s encyclopedia" của ba học giả Mỹ E.W. Smith, S.W. Krouse và M.M. Atkinson, 1969, USA, cho rằng khái niệm giáo dục chuyển tiếp từ Phương Đông đến thái độ Phương Tây và trong Larouse Universelle của Pháp định nghĩa: "Giáo dục là toàn thể những cố gắng có ý thức để giúp tạo hóa trong việc phát triển các năng lực thể chất, tinh thần và đạo đức của con người, hướng về sự toàn thiện, hạnh phúc và sứ mạng xã hội của con người". (Trích dẫn từ Sư Phạm Lý Thuyết, nhiều tác giả, nhà xuất bản trẻ năm 1971).
12/09/2015(Xem: 7272)
Những ngôi Chùa nổi tiếng ở VN
12/09/2015(Xem: 16801)
Nếu có người nào đó bảo rằng: “Tại sao Thầy viết nhiều và không chịu nghỉ ngơi, hãy để dồn viết một tác phẩm có giá trị vẫn hay hơn là những bài tạp ghi như vậy“ thì tôi sẽ trả lời rằng: “Nếu viết được thì cứ viết, chứ chờ viết hay mới viết thì biết bao giờ mới viết được một bài. Có nhiều người chờ cả đời không viết, đến khi muốn viết thì không còn sức khỏe nữa“. Quả cuộc đời nầy nó có nhiều cái khó như thế, mà chúng ta thì không tự làm chủ thời gian cũng như sức khỏe của mình được. Do vậy tôi chủ trương rằng: “Cái gì làm được trong ngày hôm nay thì hãy nên làm, chứ chờ đến ngày mai thì nhiều khi ngày mai ấy không còn ở lại với mình nữa. Dầu ta có già, có sống lâu bao nhiêu năm trên thế gian nầy đi nữa, rồi một ngày nào đó chúng ta cũng phải ra đi, mà thời gian thì chẳng thương tiếc gì ta, dầu ta có cố níu kéo nó lại. Ngay cả những người thân trong gia đình, mình cứ ngỡ rằng họ luôn ở gần mình và họ thuộc về một phần của cuộc sống mình, nhưng điều ấy ta đã lầm. Cuối cùng rồi chẳng có
12/09/2015(Xem: 9229)
Phật Giáo Việt Nam và vấn đề bảo vệ mội trường
10/09/2015(Xem: 10441)
Mẹ tôi năm nay 83 tuổi, mẹ đã bị bệnh mất trí nhớ (dementia) trong vòng năm năm nay. Bốn năm trước đây, khi tôi gặp mẹ, cánh cửa của căn chung cư mẹ tôi ở đã mở toang, và mẹ tôi đã đi lang thang ra ngoài đường. Bệnh mất trí nhớ của mẹ tôi phát ra rất nhanh, nhanh đến nỗi mẹ đã không còn nhớ đến ai cả.
06/09/2015(Xem: 9336)
Các nhà sư thuyết giảng cho người thế tục là chuyện bình thường, thế nhưng nếu một nhà sư đứng ra thuyết giảng cho các nhà sư khác thì quả là một chuyện hiếm hoi khi gặp. Dưới đây là một bài nói chuyện của nhà sư Thanissaro Bhikkhu với các bạn đồng tu trong một ngôi chùa mà nhà sư này có ý gọi chung các ngôi chùa là "bệnh viện của Đức Phật". Bài nói chuyện được trích dẫn từ một tập sách mang tựa "Thiền định 1: Bốn mươi bài thuyết giảng Đạo Pháp" (Meditation 1: Forty Dhamma Talks, Access to Insight, 2003), gom góp các bài thuyết giảng của ông. Thanissaro Bhikkhu là một nhà sư người Mỹ tu tập theo truyền thống "Tu Trong Rừng" của Phật Giáo Theravada, một nhà sư thật đáng kính, uyên bác và tích cực, vô cùng xứng đáng để hàn huyên với các nhà sư và thuyết giảng cho tất cả chúng ta nghe.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]