Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

An lạc - Khát vọng của mọi hành trình. - Tịnh Minh Đặng Ngọc Chức

15/04/201312:45(Xem: 15108)
An lạc - Khát vọng của mọi hành trình. - Tịnh Minh Đặng Ngọc Chức

Kinh Pháp Cú

An lạc - Khát vọng của mọi hành trình.

"Niết bàn là sự dập tắt mọi quan niệm đối đãi, mọi chướng ngại vi tế hay thô lậu trong nội tâm con người, là cõi lòng thênh thang rộng mở, là ánh mắt từ ái bao dung, là vòng tay thân thương ôm trọn cả sơn hà đại địa."

Kinh Pháp Cú (Dhammapada) có 26 phẩm, trong đó Ðức Phật dành hẳn một phẩm nói về thái độ và quan niệm dấn thân trên mọi cuộc hành trình của tín đồ Phật giáo, cuộc hành trình nào cũng nhắm đến mục đích hạnh phúc an vui và thong dong tự tại. Ðó là phẩm An Lạc (Sukha Vagga).

An lạc, theo kinh văn Phật giáo, có hai phần: thân an lạc và tâm an lạc. Trên cuộc hành trình từ mê đến ngộ, từ phàm đến thánh, từ trầm luân đến giải thoát, mỗi hành giả phải biết trân trọng và tu dưỡng theo các yếu tố như sau:

1. Giữ gìn sức khỏe:

Tục ngữ Việt Nam có câu: "Sức khỏe quý hơn vàng". Tục ngữ Anh cũng có câu: "Sức khỏe tốt quý hơn tài sản -- Good health is above wealth". Ðúng vậy, sức khỏe tốt là đầu mối của mọi thành tựu và sáng tạo. Trong cuộc hành trình vượt biển sanh tử luân hồi, hành giả không thể an tâm và hy vọng đến đích trên một con tàu mong manh. Cũng thế, trên bước đường hành quân dẹp giặc tham lam, sân hận, si mê mà hành giả lúc nào cũng nhờ đấm bóp chân tay hay xoa dầu cạo gió thì khó mà ca khúc khải hoàn, hay thấy được ánh nắng vàng lung linh trên màu xanh của lá. Cho nên, trên lộ trình tiến đến an lạc, để vừa đi vừa thưởng thức được tiếng chim hót ban mai hay dõi mắt nhìn theo những cánh cò loang loáng giữa bầu trời xanh biếc, hành giả phải ý thức rằng:

"Sức khỏe là lợi ích.
Biết đủ là thời gian.
Thành tín là giàu sang.
Niết bàn là hạnh phúc." (Pháp Cú 204)

Thật vậy, thân thể có tráng kiện thì tâm hồn mới minh mẫn, đầu óc không loạn động thì thần khí mới thong dong, thành tín với mọi người thì tiếng thơm mới lan tỏa, thiện hữu tri thức nhờ vậy mỗi lúc một thân cận như bà con quyến thuộc, và hạnh phúc an lạc là ở đó. Ngoài ra hành giả cũng phải biết tránh xa hai thái cực khổ hạnh và lạc thú, biết điều dưỡng thân tâm sao cho phù hợp với mọi tình huống trên lộ trình thanh tịnh lâu dài và gian khổ, bởi vì điều kiện thể lý như đói no ấm lạnh v.v... ảnh hưởng rất mạnh đến chiều hướng thoái hóa hay quá trình thăng hoa của mỗi hành giả.

"Ðói bụng bịnh tối trọng,
Thân xác khổ vô vàn,
Hiểu đúng sự thật ấy,
Ðạt vô thư/ợng Niết bàn." (Pháp Cú 203)

Niết bàn là sự dập tắt mọi quan niệm đối đãi, mọi chướng ngại vi tế hay thô lậu trong nội tâm con người, là cõi lòng thênh thang rộng mở, là ánh mắt từ ái bao dung, là vòng tay thân thương ôm trọn cả sơn hà đại địa. Hành giả phải thấy, phải biết, phải nâng niu và hãnh diện với sắc thân nhỏ bé nhưng khỏe mạnh của chính mình mà cảm ơn từng hạt gạo hạt mè, từng cọng rau lá cải, từng giọt sương trên lá, từng kẻ lạ người quen:

"Lành thay ta vui sống,
Khỏe mạnh giữa yếu đau,
Giữa những người yếu đau,
Ta sống không đau yếu." (Pháp Cú 198)

2. Xóa bỏ hận thù:

Yếu tố thứ hai dẫn đến an lành hạnh phúc là xóa bỏ lòng hận thù, trưỡng dưỡng tâm từ ái, vì rằng:

"Hận thù diệt hận thù,
Ðời này không thể có,
Từ bi diệt hận thù,
Là định luật ngàn thu." (Pháp Cú 5)

Chỉ có tình thương và sự hiểu biết mới xóa sạch được mọi vết hằn năm tháng, mọi ẩn uất ngấm ngầm, mọi mưu toan vay trả, mọi nghiệt ngã trên đời:

"Chiến thắng gây thù hận,
Thất bại chuốc khổ đau,
Từ bỏ mọi thắng bại,
An tịnh liền theo sau." (Pháp Cú 201)

Bao lâu còn ôm lòng thắng bại, bấy lâu còn uất khí nghẹn ngào. Hành giả trên lộ trình thánh đạo ắt phải tự thân quán chiếu, rèn luyện tư duy theo qui trình ban vui cứu khổ, giải trừ nội kết thì mới tận hưởng được cảnh thái hòa, hỷ lạc:

"Lành thay ta vui sống,
Từ ái giữa oán thù,
Giữa những người oán thù,
Ta sống không thù oán." (Pháp Cú 197)
...
"Lành thay ta vui sống,
Không chướng ngại ngấm ngầm,
Tận hưởng nguồn hỷ lạc,
Như chư thiên Quang Âm." (Pháp Cú 200)

Ðức Phật khuyên môn đệ của Ngài phải sống bằng kinh nghiệm dấn thân theo suối nguồn của thánh đạo thì mới cảm nhận được sự thong dong tự tại giữa đất trời bao la.

3. Ðoạn trừ tham dục:

Yếu tố thứ ba là đoạn trừ tham dục. Tham dục là năng lực xung động phấn kích để đạt đến mục tiêu trong lòng người, và ai ai cũng có ít nhiều tham dục, như tham tiền bạc của cải, tham nhan sắc mặn mòi, tham tiếng tăm lừng lẫy, tham ăn trước ngồi trên, tham ngủ nghỉ thoải mái, tham quyền uy thế lực v.v... Vì thế Ðức Phật thường khuyến cáo những Sa môn hay lăng xăng rổn rảng, khoái phô trương danh tiếng mà quên nhìn lại công hạnh của chính mình:

"Kẻ ngu ham danh hão,
Khoái ngồi trước Sa môn,
Ưa quyền trong tu viện,
Thích mọi người suy tôn." (Pháp Cú 73)

Tham dục thôi thúc con người cứ theo đà lao tới như chiếc xe đổ dốc bị đứt thắng, hay con thiêu thân húc đầu vào ánh lửa ban đêm. Chỉ người trí mới có dủ nghị lực nắm giữ và buông xả vị thế của mình một cách nhẹ nhàng thanh thản như nâng tách trà lên và đặt tách trà xuống, và do đó người trí thường được cái nhẹ nhàng giản dị bên trong và cái ung dung tự tại bên ngoài:

"Lành thay ta vui sống,
Vô dục giữa khát khao,
Giữa những người khát khao,
Ta sống không khao khát." (Pháp Cú 199)

An lạc hạnh phúc còn được lưu xuất từ sự dập tắt mọi ý niệm tham lam, sân hận, si mê; từ ý thức thân bất tịnh, thọ thì khổ, tâm vô thường, pháp vô ngã; và nhất là từ quyết tâm thánh hóa của chính hành giả.

"Lửa nào bằng lửa tham.
Ác nào bằng ác hận.
Khổ nào bằng khổ thân.
Vui nào bằng tịch tịnh." (Pháp Cú 202)

4. Xa lánh si mê:

Si mê là nguyên nhân của mọi trần lao phiền não và suy thoái trên đời. Tục ngữ Việt Nam có câu: "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng".

Giới phàm phu tu hành mà không được thân cận với các bậc thiện hữu trí thức, tôn đức minh sư, chỉ loanh quanh với hạng vào ra xoay xở thì khó mà tránh tủi hổ:

"Sống với kẻ si mê,
ắt bốn bề sầu tủi.
Gần gũi người ngu muội,
Khổ như gần kẻ thù.
Thân cận bậc trí tu,
Vui như gặp thân thuộc." (Pháp Cú 207)

5. Thân cận hiền đức:

Hiền đức là người nội tâm không vướng mắc, ngoại cảnh không vọng cầu, chuyên thọ trì giới luật, thường đọc tụng kinh văn, khéo giảng giải nghĩa lý; người cảm thông, lân mẫn và hướng dẫn kẻ khác trên lộ trình tiến đến an lạc, giải thoát, với tâm lượng thênh thang rộng mở và rạng rỡ như ánh trăng rằm:

"Nên gần bậc hiền trí,
Bậc trì giới đa văn,
Bậc đạo hạnh, thánh tăng,
Bậc thiện nhơn túc trí,
Thân cận vậy thật quý,
Như trăng theo đường sao." (Pháp Cú 208)

Thân cận với các bậc học rộng hiểu nhiều, tâm hồn cao thượng, đức độ khiêm cung thì chắc chắn sẽ vơi dần sầu muộn, vui hưởng thái hòa, trí tuệ thăng hoa, sống đời ân ích.

Năm mới, mong ai ai cũng được an khang hoan hỷ, rũ sạch hận thù, diệt trừ si mê, cận kề hiền đức; ai ai gặp nhau cũng tay bắt mặt mừng, vui cười rạng rỡ trong tình huynh đệ trên trái đất này.

Tịnh Minh
Sài Gòn, Xuân 1998



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/03/2015(Xem: 7980)
Từ khi lộ ánh trăng thiền Tri ân sâu nặng cơ duyên cuộc đời Vô ngôn sáng giữa muôn lời Dấn thân thế sự, chẳng rời Tánh Không. ---
23/03/2015(Xem: 9455)
Từ xa xưa đã có hiện tượng cư sĩ tham gia tu tập Thiền, Tịnh Độ và học tập nghiên cứu Phật Học; nhưng thời cổ đại, việc cư sĩ tại gia học Phật là hành vi tự phát riêng lẻ, không có tổ chức đoàn thể đại chúng cùng tu tập. Trong quá trình lịch sử phát triển của Phật giáo Trung Quốc, các cư sĩ có vai trò rất tích cực trong việc học và hoằng dương đạo Phật, trải qua nhiều thời đại đã xuất hiện không ít những vị cư sĩ có cống hiến lớn lao với đạo. Đến thời nhà Thanh, do mạng mạch truyền thừa bị gián đoạn do đó khiến Phật Giáo suy yếu. Sau đó có cư sĩ Dương Nhân San phát tâm gánh vác, vận động lập ra hình thức đoàn thể cư sĩ để phục hưng Phật giáo. Tiến hành các hoạt động kết tập, in ấn, phát hành kinh điển, mở trường lớp, nghiên cứu Phật giáo, bồi dưỡng nhân tài, cải cách hưng long Phật giáo, đó chính là thời kỳ đầu phát triển của Cư sĩ Phật giáo.
20/03/2015(Xem: 9144)
Nhà sư Alan Piercey là một tu sĩ Phật giáo làm việc tại bệnh viện ở Burnie và cũng từng tham gia bán chocolate để gây quỹ. Đối với những cư dân ở bờ biển Tây bắc Burnie (Tasmania, Úc), thầy được biết đến với nhiều tên gọi, nhưng cái tên phổ biến nhất được lấy từ một bộ phim hoạt hình nổi tiếng. “Pháp danh tôi là Shih Jingang” (phát âm là Cher Gin Gun) - thầy nói. “Thế nhưng hầu hết mọi người sống quanh bệnh viện khu vực Tây bắc tại Burnie này gọi tôi là Sifu (sư phụ).
19/03/2015(Xem: 7527)
Đây không phải là lần đầu tiên tôi được Thọ Bát, được làm “Ni Cô chải tóc bên dòng suối“ một ngày một đêm đâu các bạn ạ! Từ bao năm nay hễ chùa Linh Thứu có lên lịch trình Thọ Bát là có mặt tôi, cho dù ngày ấy tuyết phủ ngập chùa, hay mưa dầm giăng lối. Nhưng chẳng bao giờ tôi tu trọn vẹn được đầy đủ 24 giờ tinh khôi cả, cứ buổi cháo chiều vừa dùng xong tôi đã tìm đường ra xe về nhà để sáng mai lên chùa sớm cho kịp buổi công phu khuya. Hay nhiều khi không thể tham dự được tôi cũng cố lên chùa nghe cho được bài Pháp mới thật hả dạ. Tất cả cũng chỉ vì Gia Duyên còn ràng buộc như câu các Thầy truyền giới vẫn thường đọc trong những buổi Thọ Bát Quan Trai, nên sự thể mới như vậy mà thôi.
19/03/2015(Xem: 6995)
Những Nguyên Nhân Của Hành Động Nầy các Tỳ Kheo, có ba nguyên nhân bắt nguồn của hành động. Ba nguyên nhân nầy là ba nguyên nhân gì? Đó là: lòng tham lam, lòng thù hận, và sự si mê (tham, sân, si). [32] Một hành động khi làm với lòng tham lam, sinh ra từ lòng tham lam, gây ra bởi lòng tham lam, phát sinh ra từ lòng tham lam, sẽ chín muồi bất cứ nơi nào người nầy tái sinh; và bất cứ khi nào hành động chín muồi, người nầy nhận lấy kết quả của hành động, ở trong đời nầy, hoặc là trong đời sau, hoặc là trong những đời kế tiếp sau đó. [33]
19/03/2015(Xem: 7600)
Theo quan điểm của Phật giáo “hạnh phúc” là sự đoạn trừ tâm tham ái, để hiểu rõ vấn đề này, người viết xin chia sẻ quý vị quan điểm này như sau: Chúng ta đang sống trong cõi Ta-bà như mảnh vườn hoang luôn bị chế ngự bởi dục vọng khổ đau, bệnh tật, sầu hận, chết chóc… Con người bao giờ cũng muốn vươn lên từ đời sống thấp hèn để tìm một cái gì đó cao đẹp và an lạc hơn đằng sau bức tường đầy sự hấp dẫn của ngũ dục (tài, sắc, danh, thực, thùy) mà con người cảm nhận qua tri giác hay còn gọi là tham ái.
15/03/2015(Xem: 6241)
Tôi có hai người bạn. Là bạn nhưng họ trẻ hơn tôi quãng chục tuổi. Là bạn vì chúng tôi khá quý mến nhau, có nhiều điểm tương đồng và hay sinh hoạt bên nhau. Tên khai sinh của họ là Châu Thương và Mỹ Hằng. Pháp danh của hai bạn này là Nguyên Niệm là Thánh Đức. Điểm thú vị rằng đây lại là một cặp vợ chồng.
14/03/2015(Xem: 8301)
Việc tu hành trên hết là để giải tỏa áp lực của tâm lý. Và áp lực đó nếu nghĩ theo cách thông thường, thì nó luôn đến từ ngoại giới. Vì chúng ta sống trong đời sống, mà không có một tấm lòng để gió cuốn đi. Mà chúng ta chỉ sống với nhau luôn bằng tham, sân, si, cho nên áp lực sẽ đến với chúng ta liên tục là đương nhiên. Nhưng nếu chúng ta quanh năm ngồi một chỗ không đi đâu cả, thì tâm lý vẫn có vấn đề khó khăn như thường. Đó là do chúng ta luôn sống trong vọng tưởng, và ảo tưởng mà thành ra như thế thôi.
13/03/2015(Xem: 9699)
Chánh Niệm cho Tình Yêu Bài của Đỗ Thiền Đăng Diễn đọc: Trọng Nghĩa - Mộng Lan
12/03/2015(Xem: 10159)
Đạo Phật ngày càng suy đồi, tha hoá, “mạt pháp”, nguyên nhân thì nhiều, nhưng đôi khi vì trong giới tu sĩ và cư sĩ không trang bị đủ kiến thức của giáo pháp như thực - tức là giáo pháp cội rễ - mà chỉ chạy theo cành, nhánh, ngọn lắm hoa và nhiều trái. Từ đấy, khó phân biệt đâu là đạo Phật chơn chánh, đâu là đạo Phật đã bị biến chất, chạy theo thị hiếu dung thường của thế gian. Đôi nơi đạo Phật còn bị trộn lẫn với tín ngưỡng duy linh và cả tín ngưỡng nhân gian nữa... Nhiều lắm, không kể xiết đâu.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]