Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trích giảng kinh pháp cú - Thích Thanh Từ

15/04/201312:44(Xem: 19386)
Trích giảng kinh pháp cú - Thích Thanh Từ

Kinh Pháp Cú

Trích Giảng Kinh Pháp Cú

1.Khen Chê Không Thật:

Xưa vị lai và nay
Ðâu có sự kiện này
Người hoàn toàn bị chê
Người trọn vẹn được khen. (Pháp Cú 228)

Bình:

Người hoàn toàn bị chê xưa nay và mai sau chưa từng có. Người trọn vẹn được khen xưa nay và mai sau chưa từng có. Như kẻ uống rượu, được bạn rượu khen. Kẻ cướp, được đồng đảng khen. Những kẻ xấu xa như vậy, vẫn có người khen, đâu hẳn đã hoàn toàn bị chê. Rồi hiền như Phật, vẫn bị ngoại đạo chê. Như chúa Jesus rồi cũng bị đóng đinh trên thập tự giá.

Như vậy để thấy rằng việc khen chê ở giữa cuộc đời này không phải là chân lý. Người được khen nở lỗ mũi, người bị chê xụ mặt, là người ngu si, là kẻ khờ. Chớ vì sự khen chê mà lấy đó làm cuộc sống, hãy sống hợp lẽ đạo mà xa lìa khen chê. Người Phật tử hãy giữ vững lập trường mà đừng lầm lẫn giữa khen và chê. Ðừng để cái khen và chê cũng mặc, hễ biết mình sống hợp đại lý thì thôi.

Mặc người chê, mặc kẻ gièm
Lấy lửa đốt trời thêm nhọc xác. (Chứng đạo ca)

2. Si Mê Là Gốc Ðau Khổ:

Ðêm dài với người thức
Ðường dài với kẻ mệt
Luân hồi dài kẻ ngu
Không hiểu chân diệu pháp. (Pháp Cú 60)

Bình:

Với người thức không ngủ được, thấy đêm sao mà dài lê thê. Với người đi mệt, thấy con đường nó sao mà dài xa xôi diệu vợi. Với kẻ ngu thì, thấy cuộc luân hồi dài đăng đẳng không có ngày kết thúc. Bao nhiêu nỗi khổ đau đè nặng trên kiếp người. Ở trong cuộc luân hồi không tìm đâu được lối ra. Và khổ thay đã là kẻ ngu thì có biết đâu là cuộc "luân hồi"! và có bao giờ nghĩ đến phải ra và tìm đường thoát ra. Nhưng thực trạng cái khổ đau niềm tủi nhục cứ khắn chặt con người họ, và họ phải tự thấy cuộc đời, cái dòng đời này, thật ê chề, thật ngao ngán. Sự thật đó chẳng khác nào kẻ thức khuya không ngủ trong đêm, thấy đêm dài lê thê, và kẻ lữ hành đang trên đường hãy còn xa thăm thẳm, người mệt, thân nhừ, tất cả việc trước mắt thấy ê chề ngao ngán. Người ngu ở giữa cuộc đời này là như vậy đó!

Tội nghiệp thay! Con người nào hay ngoài nỗi cơ cực của kiếp người, còn có đời sống siêu thoát, đời sống an lành. Ðó là đời sống của người hiểu chân diệu pháp. Không hiểu "chân diệu pháp" con người sẽ khổ đau mãi mãi trong kiếp luân hồi. Chân diệu pháp chính là Phật pháp.

3. Biết Ðược Lỗi Mình Mới Khó:

Dễ thay thấy lỗi người
Lỗi mình biết mới khó
Lỗi người ta phanh tìm
Như tìm thóc trong gạo.
Còn lỗi mình che đậy
Như kẻ gian giấu bài. (Pháp Cú 252)

Bình:

Dễ thấy lỗi người việc ấy không khó, chỉ cần nhìn sơ qua là mình thấy người đó có lỗi rồi. "Vạch lá tìm sâu, quét nhà ra rác" điều này quá rõ ràng. Thấy lỗi người không khó. Thấy lỗi mình mới thật là khó. Vì thông thường mình vốn thương mình, thì có bao giờ mình chịu cho mình là xấu (có lỗi thì thành xấu), vậy nên có mấy người chịu trở lại tìm lỗi mình, mặt mình dính lọ thì có bao giờ mình thấy, nếu không có người chỉ, không biết xem gương.

Vậy đó mà với lỗi người thì ta phanh tìm không bỏ sót. Người ta có giấu mình cũng phải tìm bươi móc cho ra. Việc này giống như việc lượm thóc trong gạo. Gầm đầu lượm từng hạt, lượm thật kỹ. Cái tật này gần như muôn đời ở một con người. Ðó là gần như bản chất, một thứ bản chất xấu xa tồi bại. Nó được coi là rất trái với thánh đạo.

Ngược lại, với lỗi mình thì bưng bít, che đậy giống như người cờ gian bạc lận, giấu đi con bài của mình v.v... để phòng thủ thắng kẻ khác. Một sự giấu giếm thật khéo léo thật tinh vi. Cái tật chúng sanh là như vậy. Mấy ai chịu gan dạ phơi bày lỗi mình.

Ðức Phật đã nói như vậy, là trước chỉ cho con người thấy rõ sự lầm lẫn của mình, thấy rõ ngõ ngách của tâm hồn mình. Thấy rồi để mà khéo chừa đi. Là một Sa Môn, một người tu chớ có thấy lệch lạc như vậy. Mà lúc nào người Sa Môn cũng phải biết rõ lỗi của mình đẻ phát lồ sám hối. Phát lồ tức là phơi bày lỗi lầm, không giấu giếm, mà đưa ra trình lên tước đại chúng, nhận khuyết, nhận lỗi cầu xin sám hối.

Ngài Huệ Năng đã dạy: "Thường biết lỗi mình, chớ biết lỗi thế gian". Tu là cốt để biết rõ mình. Muốn biết rõ mình phải "biết lỗi" mình. Tu mà không biết lỗi mình thì không bao giờ tu tiến được. Những lỗi hiện đời và lỗi từ vô thủy, biết bao lỗi, thế mà không biết, thì sao gọi là tu? Tu là sửa. Sửa là sửa lỗi. Sửa lỗi thành không còn lỗi nữa gọi là tu. Không như vậy, gọi tu là tu làm sao?

Vậy chớ có biết lỗi người. Phải thường biết lỗi mình. Ðược vậy trong tương quan cuộc sống mình không bị thiên hạ ghét. Mình không nói lỗi người thì ai ghét mình. Và trong việc tu hành, ngày càng tiêu được tội lỗi, nghiệp chướng vơi đi, tâm trí ngày càng sáng thêm. Niềm an vui ngày càng rộng mở. Cuộc sống ngay đó được hạnh phúc. Không cầu mà được.

4. Thắp Sáng Trí Huệ:

Như giữa đống rác nhớp
Quăng bỏ ngoài đường lớn
Chỗ ấy nở hoa sen,
Thơm sạch đẹp lòng người.
Cũng vậy giữa quần sanh,
Uế, nhiễm, mù, phàm tục,
Ðệ tử bậc chánh giác
Sáng ngời với trí tuệ. (Pháp Cú 58-59)

Bình:

Trong chỗ nhơ nhớp mà sanh hoa sen. Hoa nở thơm sạch lòng người. Ở trong các pháp thế gian: khổ, không, vô thường, vô ngã, bốn điều này người thế tục cho là thường, lạc, ngã, tịnh. Ðó là bốn việc: vô thường không phải thường, vô ngã không phải ngã, khổ không phải lạc, nhớp không phải tịnh. Vậy mà họ thấy thường, lạc, ngã, tịnh, cái thấy như vậy là không đúng sự thật. Như bàn tay trắng mà thấy là bàn tay đen. Thấy như vậy là thấy mù. Một cái thấy hoàn toàn không đúng sự thật. Với các pháp giữa này, người phàm tục đều thấy như vậy, nên gọi là mù.

Từ cái thấy mù như vậy mà chấp lấy các thứ uế nhiễm của thế gian làm sự sống. Chính vì bằng cái thấy mù tối như vậy, nên các pháp ấy đã trở nên trói buộc, làm thống khổ cho người. Ðã dính mắc vào nó mong gì thoát ra, càng giẫy giụa nó càng khắn chặt. Như những con rắn đã quấn vào mình mà càng vùng vẫy thì nó càng siết cứng và cắn rứt.

Ngược lại đối với bậc đệ tử bậc Chánh giác, hàng Sa Môn, đối với các vật gọi là uế nhiễm: khổ, không, vô thường, vô ngã. Thấy đúng như thật. Cái thấy ấy như đầu đen thấy là đen, bàn tay trắng thấy là trắng. Thấy như vậy là cái thấy của con mắt sáng. Thấy đúng như thật. Cái thấy đó là trí tuệ.

Ở trên tướng uế nhiễm mà thấy đúng như thật, thì ngay đó đã được giác ngộ đúng đắn, tức được chánh giác. Cái thấy đó là sáng ngời trí tuệ, đâu còn lầm lẫn nữa. Vì vậy mà giải thoát được ngay trên nó, giải thoát vươn lên tỏa rộng đời sống thanh tịnh ngay trên nó, có khác gì hoa sen mọc lên nở đẹp gữa nơi nhơ nhớp.

Từ cái thấy này, nếu ở trong pháp Ðại thừa, tức thấy rõ "Phiền não tức bồ đề". Ngay chúng sanh tức Phật. Ngay cảnh giới chúng sanh nhơ xấu, tức là cõi Phật thanh tịnh đủ bốn tánh: Thường, lạc, ngã, tịnh. Và để phân biệt bốn tánh: Thường, lạc, ngã, tịnh của chúng sanh (bốn cái thường không thật) gọi đây là Chơn thường, Chơn lạc, Chơn ngã, Chơn tịnh.

HT. Thích Thanh Từ
(Trích: "Nhặt Lá Bồ Ðề", Tập 1)



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/09/2010(Xem: 9723)
Những ngày đầu tiên trở lại Los Angeles sau gần hai chục năm, tình cờ tôi có mua được một số sách của một vị Đại Lạt ma Tây Tạng tên là Tarthang Tulku viết thẳng bằng tiếng Anh và xuất bản tại Califomia từ khoảng năm sáu năm nay thôi; cảm giác đầu tiên là một niềm vui mừng khôn tả khi nhìn thấy một vị tu sĩ Phật giáo viết văn thuyết giảng Phật Pháp qua một văn khí hùng mạnh và ngôn ngữ giản dị trong sáng như lưu ly và những vấn đề trầm trọng nhất của nhân loại hiện nay đã được đặt ra và giải quyết một cách triệt để.... Khi những trực nhận nội tại mình trở nên rõ ràng và thông suốt hơn thì sự tập trung tư tưởng sẽ giúp đỡ mình điều khiển tỉnh lực mình về hướng đi cần thiết.
26/09/2010(Xem: 7899)
Trong lịch sử Phật giáo Trung Quốc có vua Lương Võ Đế rất tin tưởng Phật pháp, song bà Hoàng hậu tên Hy Thị được vua yêu quý nhất thì tánh lại độc ác...
26/09/2010(Xem: 9254)
Từ trong lòng Tánh Không luận đi ra, người ta thử thay đổi các bình diện biểu lộ của nó, rồi qua những gì sẽ đạt được, trong lãnh vực suy lý cũng như trong lãnh vực sinh hoạt thực tế...
26/09/2010(Xem: 8032)
Phong trào phát triển một đường lối Phật Giáo mới, về sau này được gọi là Mahayana (Đại thừa), bắt đầu thành hình trong thời gian 250 năm, từ năm 150 TCN đến 100 CN...
25/09/2010(Xem: 8871)
Tượng Phật là để thờ, tất nhiên: như sự bày tỏ niềm tri ân, tôn kính của người Phật tử. Nhưng không chỉ thế, tượng Phật còn để chiêm ngưỡng: như một lối trang trí...
25/09/2010(Xem: 9724)
Mọi sự mọi vật theo luật vô thường, chuyển biến liên tục không bao giờ ngừng nghỉ, nhất là chúng thay đổi mau chóng. Con người do không rõ được lẽ vô thường sinh diệt đó...
25/09/2010(Xem: 8439)
Pháp môn Lạy Phật không phải chỉ có các Phật tử thuộc truyền thống Tịnh Độ thực hành, nhưng phương pháp này cũng được các truyền thống khác tu tập.
25/09/2010(Xem: 8392)
Đây là một danh từ rất phổ thông trong chốn thiền môn. Pháp khí là những đồ dùng trong chùa nhưng đúng với Phật Pháp như chuông mõ, khánh, tang đẩu, linh, chung cổ...
25/09/2010(Xem: 18087)
Thứ nhất, nghĩ đến thân thể thì đừng cầu không bịnh khổ, vì không bịnh khổ thì dục vọng dễ sinh. Thứ hai, ở đời đừng cầu không hoạn nạn, vì không hoạn nạn thì kiêu sa nổi dậy.
24/09/2010(Xem: 11963)
Tronghệ thống giáo điển Phật đà, cả Nam truyền và Bắc truyền đều có những bài kinh, đoạn kinh nói về công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ rất là cảm động. Cũngnhư có những trang kinh đức Phật chỉ dạy phương pháp báo đáp ân đức sâudày đối với song thân một cách thiết thực nhất. Có nghĩa là đức Phật đãchỉ bày cách báo ân chơn chánh, hợp đạo lý, có lợi ích trong hiện đời và mai sau...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]