Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phẩm Chánh đạo - The way or the Path - Tịnh Minh Đặng Ngọc Chức

12/04/201316:22(Xem: 15243)
Phẩm Chánh đạo - The way or the Path - Tịnh Minh Đặng Ngọc Chức

Kinh Pháp Cú

Phẩm Chánh đạo - The way or the Path

Tịnh Minh Đặng Ngọc Chức

Nguồn: Thầy Tịnh Minh Đặng Ngọc Chức

Maggaana.t.tha'ngiko se.t.tho saccaana.m caturo padaa
Viraago se.t.tho dhammaana.m dvipadaana.m ca cakkhumaa. -- 273


The best of paths is the Eightfold Path.
The best of truths are the four Sayings.
Non-attachment is the best of states.
The best of bipeds is the Seeing One. -- 273


273. Tám chánh, đường thù thắng,
Bốn câu, lý tuyệt luân.
Ly tham, pháp tối thượng.
Pháp nhãn, đấng siêu quần.


Eso-va maggo natth-a~n~no dassanassa visuddhiyaa
Eta.m hi tumhe pa.tipajjatha maarass-eta.m pamohana.m. -- 274


This is the only Way.
There is none other for the purity of vision.
Do you follow this path.
This is the bewilderment of Maara. -- 274


274. Hướng tri kiến thanh tịnh,
Duy chỉ có đường này.
Nếu ngươi theo đường này,
Ma vương ắt rối loạn.


Eta.m hi tumhe pa.tipannaa dukkhassanta.m karissatha
Akkhaato ve mayaa maggo a~n~naaya sallasatthana.m. -- 275


Entering upon that path,
you will make an end of pain.
Having learnt the removal of thorns,
have I taught you the path. -- 275


275. Ði trên đường Tám Chánh,
Là tránh mọi đau thương.
Ta dạy ngươi con đường,
Nhổ sạch mọi gai gốc.


Tumhehi kicca.m aatappa.m akkhaataaro tathaagataa
Pa.tipannaa pamokkhanti jhaayino maarabandhanaa. -- 276


Striving should be done by yourselves;
the Tathaagatas are only teachers.
The meditative ones, who enter the way,
are delivered from the bonds of Maara. -- 276


276. Hãy nỗ lực tinh tấn,
Như Lai bậc dẫn đường.
Ai tu tập thiền định,
Ắt thoát vòng Ma vương.


Sabbe sa'nkhaaraa aniccaa-ti yadaa pa~n~naaya passati
Atha nibbindati dukkhe esa maggo visuddhiyaa. -- 277


Transient are all conditioned things:
when this, with wisdom, one discerns,
then is one disgusted with ill;
this is the path to purity. -- 277


277. Nhờ trí tuệ quán chiếu,
Thấy các hành vô thường;
Thế là chán đau thương,
Ðây chính đường thanh tịnh.


Sabbe sa'nkhaaraa dukkhaa-ti yadaa pa~n~naaya passati
Atha nibbindati dukkhe esa maggo visuddhiyaa. -- 278


"Sorrowful are all conditioned things":
when this, with wisdom, one discerns,
then is one disgusted with ill;
this is the path to purity. -- 278


278. Nhờ trí tuệ quán chiếu,
Thấy các hành khổ đau;
Thế là chán khổ đau,
Ðây chính đường thanh tịnh.


Sabbe dhammaa anattaa-ti yadaa pa~n~naaya passati
Atha nibbindati dukkhe esa maggo visuddhiyaa. -- 279


"All Dhammas are without a soul":
when this, with wisdom, one discerns,
then is one disgusted with ill;
this is the path to purity. -- 279


279. Nhờ trí tuệ quán chiếu,
Thấy pháp vô ngã rồi;
Thế là chán khổ thôi,
Ðây chính đường thanh tịnh.


U.t.thaanakaalamhi anu.t.thahaano
Yuvaa balii aalasiya.m upeto
Sa.msannasa'nkappamano kusiito
Pa~n~naaya magga.m alaso na vindati. -- 280


The inactive idler who strives not
when he should strive,
who, though young and strong, is slothful,
with (good) thoughts depressed,
does not by wisdom realize the Path. -- 280


280. Khi cần không nỗ lực,
Tuy trẻ khỏe nhưng lười,
Chí cùn, trí thụ động,
Ngộ đạo sao được ngươi!


Vaacaanurakkhii manasaa susa.mvuto
Kaayena ca akusala.m na kayiraa
Ete tayo kammapathe visodhaye
Aaraadhaye magga.m isippavedita.m. -- 281


Watchful of speech, well restrained in mind,
let him do nought unskilful through his body.
Let him purify these three ways of action
and win the path realized by the sages. -- 281


281. Thân không được làm ác,
Khéo giữ ý giữ lời,
Thường thanh tịnh ba nghiệp,
Ðạt đạo thánh nhân thôi.


Yogaa ve jaayati bhuuri ayogaa bhuurisa'nkhayo
Eta.m dvedhaa patha.m ~natvaa bhavaaya vibhavaaya ca
Tathattaana.m niveseyya yathaa bhuuri pava.d.dhati. -- 282


Verily, from meditation arises wisdom.
Without meditation wisdom wanes.
Knowing this twofold path of gain and loss,
let one so conduct oneself
that wisdom may increase. -- 282


282. Tu thiền trí tuệ sanh.
Bỏ thiền trí tuệ diệt.
Ðược mất khéo phân biệt,
Biết rõ đường chánh tà,
Tự nỗ lực theo đà,
Trí tuệ dần tăng trưởng.


Vana.m chindatha maa rukkha.m vanato jaayatii bhaya.m
Chetvaa vana~nca vanatha~nca nibbanaa hotha bhikkhavo. -- 283


Cut down the forest (of the passions), but not real trees.
From the forest (of the passions) springs fear.
Cutting down both forest and brushwood
(of the passions),
be forestless, O bhikkhus. -- 283


283. Ðốn rừng chớ đốn cây,
Vì rừng gây sợ hãi.
Nên đốn rừng tham ái,
Tỳ kheo, hãy ly tham.


Yaava.m vanatho na chijjati anumatto-pi narassa naarisu
Pa.tibaddhamano-va taava so vaccho khiirapako-va maatari. -- 284


For as long as the slightest brushwood (of the passions)
of man towards women is not cut down,
so long is his mind in bondage,
like the milch calf to its mother-cow. -- 284


284. Bao lâu chưa đoạn tuyệt,
Ái dục giữa gái trai,
Tâm tư đeo đuổi hoài,
Như bê con theo mẹ.


Ucchinda sinehamattano kumuda.m saaradika.m-va paa.ninaa
Santimaggameva bruuhaya nibbaa.na.m sugatena desita.m. -- 285


Cut off your affection,
as though it were an autumn lily, with the hand.
Cultivate the very path of peace.
Nibbaana has been expounded
by the Auspicious One. -- 285


285. Hãy cắt tiệt ái dục,
Như tay ngắt sen thu.
Ðạo tịch tịnh gắng tu,
Bậc Thiện Thệ dạy vậy.


Idha vassa.m vasissaami idha hemantagimhisu
Iti baalo vicinteti antaraaya.m na bujjhati. -- 286


Here will I live in the rainy season,
here in the autumn and in the summer:
thus muses the fool.
He realizes not the danger (of death). -- 286


286. Mùa mưa ta ở đây,
Hè thu ta ở đây.
Kẻ ngu si nghĩ vậy,
Nào đâu thấy hiểm nguy.


Ta.m puttapasusammatta.m byaasattamanasa.m nara.m
Sutta.m gaama.m mahogho-va maccu aadaaya gacchati. -- 287


The doting man with mind set on children and herds,
death seizes and carries away,
as a great flood (sweeps away)
a slumbering village. -- 287


287. Người ham nhiều con cái,
Thích súc vật dư thừa,
Tử thần sẽ kéo bừa,
Như lụt cuốn làng ngủ.


Na santi puttaa taa.naaya na pitaa n-api bandhavaa
Antakenaadhipannassa natthi ~naatisu taa.nataa. -- 288


There are no sons for one's protection,
neither father nor even kinsmen;
for one who is overcome by death
no protection is to be found among kinsmen. -- 288


288. Con cái nào chở che,
Mẹ cha nào o bế,
Thân thích nào bảo vệ,
Khi bị thần chết lôi.


Etamatthavasa.m ~natvaa pa.n.dito siilasa.mvuto
Nibbaa.nagamana.m magga.m khippameva visodhaye -- 289


Realizing this fact,
let the virtuous and wise person
swiftly clear the way
that leads to Nibbaana. -- 289


289. Hiểu rõ sự lý trên,
Bậc trí nên trì giới,
Khai sáng đường đi tới,
Trực chỉ đến Niết bàn.

TỪ VỰNG VÀ THÀNH NGỮ ANH-VIỆT

(a): adjective; (adv): adverb; (conj): conjunction;
(n): noun; (prep): preposition; (v): verb


Verse - Kệ 273
Conditions (n) : Các pháp, các điều kiện.
Biped (n) : Ðộng vật hai chân.
Seeing One : Ðấng pháp nhãn.


Verse - Kệ 274
Vision (n) : Cái thấy, nhãn kiến.
Bewilderment (n) : Sự hoang mang, sự rối loạn.


Verse - Kệ 275
Make an end of : Kết thúc, chấm dứt.
Removal (n) : Sự diệt trừ, sự loại bỏ.
Thorn (n) : Gai gốc, sự khó khăn.


Verse - Kệ 276
Make an effort (v) : Nổ lực.
Deliver (v) : Thoát khỏi.
Bond (n) : Mối quan hệ, mối ràng buộc.


Verse - Kệ 277
Transient (a) : Thoáng qua, ngắn ngủi, vô thường.
Conditioned things : Các pháp, các hành.
Discern (v) : Nhận thức rõ, quán chiếu.
Disgust (v) : Làm ghê tởm, làm chán ghét.
Ill (n) : Việc ác, điều bất hạnh, sự đau thương.


Verse - Kệ 279
Soul-less (a) : Vô ngã, không có tâm hồn.


Verse - Kệ 280
Inactive (a) : Không hoạt động, ù lì.
Idler (n) : Kẻ lười biếng.
Slothful (a) : Lười biếng.
Depressed (a) : Trì trệ, suy yếu, lụn bại.


Verse - Kệ 281
Watchful of (a) : Thận trọng, đề phòng.
Unskilful (a) : Vụng về, không khéo léo.
Nought (n) : Không.


Verse - Kệ 282
Wane (v) : Suy yếu, tàn tạ.
Twofold (a) : Gấp đôi.


Verse - Kệ 283
Brushwood (n) : Bụi cây.


Verse - Kệ 284
Slight (a) : Mong manh, yếu ớt, sơ sài.
Bondage (n) : Sự câu thúc , sự ràng buộc.
Milch (a) : Cho sữa, sanh sữa, còn bú.
Mich (n) : Con bê còn bú.


Verse - Kệ 285
Cultivate (v) : Vun trồng
Auspicious (a) : Ðầy triển vọng, đầy hứa hẹn.
Auspicious One : Bậc Thiện Thệ.


Verse - Kệ 286
Muse (v) : Trầm tư, suy nghĩ.


Verse - Kệ 287
Doting (a) : Say mê, đắm đuối.
Seize (v) : Tóm lấy, tịch thu.




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/10/2014(Xem: 7547)
Có những gì cần phải sửa trong Kinh Phật hay không? Có những gì cần phải cắt bớt khỏi Kinh Phật, hay cần phải bổ túc thêm cho Kinh Phật hay không? Câu trả lời tất nhiên không dễ. Vì người xưa đã nói, nếu chấp vào nghĩa từng chữ một, có thể sẽ hiểu nhầm ý của Phật; nhưng nếu rời kinh một chữ, lại hệt như lời ma nói. Nguyên văn: Y kinh giải nghĩa, tam thế Phật oan; ly kinh nhất tự, tức đồng ma thuyết.
26/10/2014(Xem: 9046)
Gió mùa thu năm nay, trở nên khô khốc, ảnh hưởng bởi nạn hạn hán trầm trọng nhất trong nhiều thập kỷ qua ở xứ này. Nhưng đâu đó trên hành tinh, mưa thu lất phất bay, và gió thu se sắt gợi buồn; cũng có nơi mưa ngập cả các con lộ chính của thành phố lớn để người và xe cộ phải lội bì bõm trong giòng nước ngầu đục. Và chỗ nọ, chỗ kia, làn gió dân chủ, hòa bình, khơi niềm hứng cảm cho sự vươn dậy của ý thức tự do, khai phóng.
24/10/2014(Xem: 14208)
Một kỷ nguyên mới canh tân kỹ thuật đang lan tràn khắp thế giới và đang tiến đến trưởng thành, đó là mạng lưới thông tin toàn cầu internet (world wide web), một hệ thống truyền thông và môi trường học có sức mạnh. Không nên xem Internet chỉ là một phương tiện mới để truyền bá Giáo Pháp với một hình thức mới, mà Internet còn có tiềm năng là một căn cứ cho một cộng đồng Phật Giáo trên mạng (online) cống hiến những giá trị xã hội và tâm linh cho mọi người.
24/10/2014(Xem: 8133)
Chuyện kinh Phật kể rằng, tự ngàn xửa ngàn xưa, hằng hà sa kiếp trước, có con thỏ ngọc nọ thấy bầy đàn đang lúc giá rét cuối đông, chẳng kiếm được chút rau cỏ gì cho nguôi cơn đói bụng ; thỏ nọ liền “hưng khởi đại bi tâm” nhảy vào đám lửa đang cháy rực hồng, tự biến thân mình thành thịt nướng cho bầy đàn ăn đỡ đói. Khi bầy đàn thỏ no nê thì cũng là khi thân thỏ nọ chỉ còn sót lại mấy miểng xương đen. Phật biết đại bi tâm của thỏ từ đầu, bèn nhặt xương thỏ đem về cung quảng, phục sinh và đặt tên cho thỏ là NGỌC THỐ - có nghĩa là Thỏ Ngọc, một sinh thể có đại bi tâm quý như ngọc; thứ ngọc Phật từng nói đến trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Bấy giờ, cuộc đời thỏ ngọc ngày đêm yên ả nơi cung trăng, tự thân sớm hôm trau dồi công dung ngôn hạnh khiến biết bao người chung quanh nâng niu, thương yêu chiều chuộng.
23/10/2014(Xem: 12791)
“Phật pháp trong đời sống” của cư sĩ Tâm Diệu là tuyển tập về mười hai chuyên đề Phật học gắn liền với đời sống của người tại gia. Tuyển tập các bài viết này gồm ba mục đích chính: (i) Xóa bỏ mê tín dị đoan và các tập tục hủ lậu, (ii) Giới thiệu Phật pháp căn bản, giúp người đọc hiểu rõ các giá trị thiết thực của đạo Phật, (iii) Đính chính các ngộ nhận về các khái niệm thầy tu, giải thoát, giá trị trị liệu của thiền và bản chất hạnh phúc trong hiện tại. Dầu được viết trong nhiều thời điểm khác nhau cho nhiều đối tượng độc giả, tác giả chú trọng đến việc giới thiệu về hình thái đạo Phật nguyên chất, xây dựng niềm tin bằng lý trí, giới thiệu đạo Phật từ góc độ ứng dụng trong đời sống, so sánh những điểm dị biệt và sự vượt trội của đạo Phật đối với các truyền thống và tín ngưỡng khác.
23/10/2014(Xem: 8436)
Bằng cách này hay cách khác, Đức Phật luôn gợi nhắc cho chúng ta rằng mỗi người chúng ta đều sở hữu các khả năng và phẩm chất tốt đẹp, cần phải biết vận dụng và phát huy để làm cho cuộc sống trở nên giàu sang hiền thiện, tránh mọi khổ đau và để thực nghiệm hạnh phúc an lạc. Trong bài kinh Nghèo khổ thuộc Tăng Chi Bộ, Ngài đơn cử câu chuyện một người nghèo túng về của cải vật chất nhưng không biết cách nỗ lực khắc phục tình trạng nghèo khó của mình nên phải liên tiếp rơi vào các cảnh ngộ khó khăn để nhắc nhở chúng ta về các tai họa khổ đau mà chúng ta sẽ phải đối diện, nếu không biết nỗ lực nuôi dưỡng và phát huy các phẩm chất đạo đức và trí tuệ của mình.
23/10/2014(Xem: 10004)
Tục lệ, hay những lễ nghi đã trở thành thói quen, là văn hóa được ước định của một dân tộc. Sự hình thành tục lệ thường chịu ảnh hưởng của phong tục tập quán trong dân gian, hoặc do sự thực hành các tín ngưỡng tôn giáo lâu ngày của một cộng đồng. Sau khi truyền vào Trung Quốc, Phật giáo không chỉ đi sâu vào dân gian, hòa nhập với đời sống, từng bước hình thành nên một bộ quy phạm lễ nghi về “hôn táng hỷ khánh” (dựng vợ gả chồng, chôn cất người chết, thể hiện niềm vui, bày tỏ việc mừng); mà còn có tác dụng thay đổi phong tục đối với các thói quen dân gian mang đậm màu sắc mê tín trong các việc như: tổ chức hôn lễ rườm rà; đoán số mệnh dựa trên bát tự(1); miễn cưỡng tổ chức việc vui trong lúc gia đạo đang gặp rắc rối với mong muốn giải trừ vận xui, tà khí, chuyển nguy thành an, gọi là xung hỷ; thực hành tục minh hôn(2); duy trì lối khóc mộ; xem phong thủy…
23/10/2014(Xem: 9328)
Từ Thiện chỉ là Tu Phước, đó là cành lá hoa trái, nhưng Tu Huệ là gốc rễ , có chăm sóc cội gốc thì cây Bồ-Đề mới xanh tươi, đó là Phước Huệ song tu, là Tâm Hạnh của một vị Bồ-Tát, Một vị Phật tương lai, hiện tại phải Hành Bồ-Tát Đạo, Phục vụ chúng sinh là cúng dường Chư Phật, Bồ-Tát Giới thì cũng có Xuất gia và Tại Gia, Người con Phật phải luôn tưởng nhớ đến Tánh Phật vốn sẵn nơi chính Thân Tâm Ngũ Uẩn nầy, Người Tu Phật phải luôn nhìn lại chính mình, nếu hiểu được chính Thân Tâm mình, thì sẽ hiểu được người khác, (Tức Quán một Pháp thông, thì tất cả các Pháp đều thông) Người Giác Ngộ đối với Thân Tâm này, chỉ thấy là như hạt bụi, rời hơi thở rồi thì thiêu đốt thành tro, Muốn giải thoát Luân Hồi Sanh Tử, thì sống chấp nhận trả Nghiệp quá khứ, mà không tạo thêm Nghiệp tương lai, Bằng cách, nếu có người phiền não Ta, hay tức giận Ta, thì liền xin lỗi, đó là chấp nhận trả Nghiệp cũ, mà không tạo thêm nghiệp mới,
22/10/2014(Xem: 8313)
Tôi thường đeo một xâu chuỗi nhỏ ở tay, cũng nhiều năm rồi, như một sở thích, như một thói quen. Nhiều người thấy lạ thường hỏi, mang xâu chuỗi chi vậy? Tu hả? Cầu xin gì hả? Thường thì tôi chỉ cười thay câu trả lời vì cũng hơi rắc rối để giải thích.
21/10/2014(Xem: 8666)
Tôi may mắn có mặt trong buổi tối quý giá mà đông đảo Phật tử và thanh niên Hà Nội đã được học hỏi từ Sư bà Thích Nữ Giác Liên, một vị ni sư có 2 dòng máu Ấn – Việt, và là tác giả của cuốn “Đường về xứ Ấn”, tại nhà sách Thái Hà (119 C5 phố Tô Hiệu, phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội). Sư bà Thích Nữ Giác Liên sống ở Bồ Đề Đạo Tràng, Ấn Độ đã 7 năm, đã đi giảng Pháp tại nhiều nước trên thế giới. Sư bà cũng là tác giả của nhiều bản đạo ca nổi tiếng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]