Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Một ngày mưa Pháp (tường thuật về phái đoàn hoằng pháp tại Chùa Phật Tổ)

01/04/201318:53(Xem: 11684)
Một ngày mưa Pháp (tường thuật về phái đoàn hoằng pháp tại Chùa Phật Tổ)

MỘT NGÀY MƯA PHÁP

Thích Nữ Huệ Trân

 

Thứ bẩy vừa qua, 15 tháng ba năm 2008, Chư Tăng Ni và Phật tử chùa Phật Tổ, tỉnh Long Beach miền Nam California đã được hưởng một ngày mưa pháp. Đó là chặng dừng chân trong lịch trình hoằng hóa năm 2008 tại Canada và Hoa Kỳ của TT Phương trượng chùa Viên Giác Đức quốc và phái đoàn từ Âu châu, Úc châu và Mỹ châu. Năm nay, phái đoàn có sự tham gia của: TT Thích Như Điển, HT Thích Kiến Tánh, TT Thích Đổng Văn, ĐĐ Thích Giác Trí, Sư chú Hạnh Bổn (Đức quốc); TT Thích Thái Siêu, TT Thích Minh Dung, TT Thích Hạnh Tuấn, ĐĐ Thích Hạnh Đức, ĐĐ Thích Thánh Trí (USA); ĐĐ Thích Nguyên Tạng (Úc châu) và ĐĐ Thích Viên Giác (Na Uy).

          Hình ảnh đẹp đẽ của Chư Tăng khắp các châu, hội tụ để cùng cất bước đi chung một đường với mục đích rao giảng và chỉ dạy con đường giác ngộ, giải thoát, chính là tinh thần  “tha phương du hóa” của Đức Thế Tôn khi xưa. Qua rừng kinh điển và sách vở lưu truyền lại, hàng Phật tử quá quen thuộc với lời tôn giả Anan mở đầu mỗi bản kinh: “ Như thị ngã văn, nhất thời tại ….” “Tôi nghe như vầy, một thuở nọ tại …” và sau đó là lời thuyết giảng của Đức Thế Tôn, ở nơi Ngài dừng chân. Nên, những Trưởng tử Như Lai, từng được nuôi dưỡng bằng mưa pháp, tất không thể không đặt hạnh nguyện này lên hàng đầu khi đã “Hủy hình thủ khí tiết. Cắt ái từ sở thân” thì con đường trước mặt là “ Xuất gia hoằng Phật Đạo. Thệ độ nhất thiết nhân”.


Chua Phat To 2008 (59)Từ trái qua: ĐĐ Giác Trí, TT. TT. Đồng Văn, TT. Thiện Long,  TT. Kiến Tánh, TT. Như Điển, 
TT. Hạnh Tuấn, ĐĐ Nguyên Tạng, ĐĐ Viên Giác

          Khi xe phái đoàn rẽ vào sân chùa Phật Tổ là lúc Phật tử đang kinh hành niệm Phật. Đại Đức Thích Thường Tín đã uyển chuyển hướng dẫn đoàn kinh hành kết thúc trong thứ tự nhịp nhàng để buổi thuyết pháp được bắt đầu đúng chương trình là từ 9 giờ sáng đến tám giờ tối.

          Phật tử chùa Phật Tổ ngồi đầy kín Chánh điện khi Thượng Tọa viện chủ giới thiệu Chư Tôn Đức hiện diện. Trưởng phái đoàn, TT Thích Như Điển, phương trượng chùa Viên Giác, Đức quốc đã thông báo ngắn gọn về tiết mục thuyết giảng hôm nay. Ngoài hai bài pháp sáng và chiều, Chư Tôn Đức hiện diện sẽ mỗi người chia xẻ khoảng hai mươi phút về những đề tài thiết thực lợi ích cho việc tu học.

          HT Kiến Tánh nói về sự vi diệu của dòng chảy tâm thức khi giữ tâm chánh niệm, quán chiếu những lời dạy từ kim khẩu Đức Thế Tôn. Nhìn Hòa Thượng giang rộng hai tay, cười to thoải mái xen kẽ những lời giảng nghiêm túc, Phật tử hiện diện thấy được phong thái của bậc thiền sư “thõng tay vào chợ”.

          ĐĐ Thích Giác Trí trong phái đoàn Đức Quốc thì tổng quát những nét đẹp và sự mầu nhiệm trong kinh Pháp Hoa qua tinh thần Khai Tam Hiển Nhất, nghĩa là, vì căn cơ chúng sanh không đều, Đức Thế Tôn phải đặt ra ba thừa để chỉ dạy, nhưng rốt ráo, con đường giải thoát giác ngộ chỉ là Nhất Thừa mà thôi.

          Trước khi microphone được chuyển tới ĐĐ Thích Nguyên Tạng, phái đoàn Úc Châu, thì chúng tôi được TT Thích Như Điển ân cần giới thiệu thêm, rằng ĐĐ Thích Nguyên Tạng là linh hồn của Website Quảng Đức (www.quangduc.com), một Website Phật Giáo đồ sộ với hơn 60 tiết mục gồm đủ mọi chuyên đề, từ Kinh, Luật, Luận tới nghệ thuật, thơ văn …v…v… với sự đóng góp của Chư Tôn Đức và cư sỹ, Phật tử khắp nơi trên thế giới. Website này đã hơn một triệu người vào xem. Hôm nay, với hai mươi phút ngắn ngủi nhưng thầy Nguyên Tạng đã để lại cho chúng tôi món quà rất thiết thực với hai bài kệ vể chủ đề chết & tái sinh. Bài thứ nhất để nhắc nhở lẽ vô thường khi mang tấm thân tứ đại này, chúng ta phải tu, phải tỉnh thức vì khi ra đi chỉ có Nghiệp là cái duy nhất theo mình mà thôi. Bài kệ thứ nhất như sau:

          “Nhất đán vô thường đáo

          Tương tri huyễn mộng thân

          Vạn bang tương bất khứ

          Duy hữu nghiệp từ thân”  

 Có nghĩa là:

          “Một sáng vô thường đến

          Mới hay thân huyễn mộng

          Mọi thứ bỏ lại hết

          Chỉ có nghiệp theo mình”

          Bài kệ thứ hai mà tôi nhìn quanh, thấy đa số Phật tử, ai cũng cố ghi chép vì đây là bài kệ ngắn mà chỉ dẫn đầy đủ về thân-trung-ấm, những dấu hiệu có thể nhận biết ta sẽ về đâu khi vừa rời cõi ta-bà này. Thầy đã đọc rất chậm bài kệ thứ hai để Phật tử kịp ghi chép:

          “Đảnh Thánh, nhãn sanh Thiên

          Nhân tâm, Ngạ Quỷ phúc

          Bàng sanh tất cái ly

          Địa ngục cước tâm xuất”

          Thầy giảng rõ ràng rằng, khi một người vừa chết, nếu hơi ấm tụ ở đỉnh đầu thì sẽ là bậc Thánh (Phật, Bồ Tát, Thanh Văn, Duyên Giác); hơi ấm tụ ở mắt thì sanh lên cảnh giới Chư Thiên; hơi ấm tụ ở tim, sẽ trở lại làm người; hơi ấm tụ ở bụng sẽ thác sanh vào cõi Ngạ Quỷ và A Tu La; hơi ấm tụ ở đầu gối sẽ đọa vào hạng súc sanh; hơi ấm tụ ở lòng bàn chân sẽ đọa xuống Địa ngục.

          Với thời gian rất giới hạn mà Thầy Nguyên Tạng còn tặng thêm chúng tôi đóa hoa Bi Trí Dũng tuyệt đẹp khi nói về cuộc đào thoát của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, vốn là một bằng sống về thuyết tái sinh, rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma đã phải lìa xa quê hương để bảo tồn chánh pháp. Ngài đến tỵ nạn tại Dharamsala, miền bắc nước Ân Độ, là một vùng núi non hiểm trở thuộc dãy Hy Mã Lạp Sơn, là nơi địa thế cũng như khí hậu vô cùng khắc nghiệt. Vậy mà, khi bước chân của một vị Phật tái sinh đặt tới, lập tức, nơi đó trở thành linh địa cho Phật giáo thế giới ngày nay.

       Khi TT Thích Đổng Văn cầm microphone thì tôi nghe một Phật tử ngồi kề bên thì thầm “Thầy thuộc lòng Kinh Kim Cang đó”. Quả thật, đề tài thầy giảng là Kinh Kim Cang nhưng với thời giờ ít ỏi, thầy đã gạn lọc những tinh túy của tôn kinh rồi đưa ra những kinh nghiệm có thể thực hành lời kinh dạy  qua đời sống hàng ngày. Tu rồi Hành thì đời tu mới có ý nghĩa chứ Tu mà chỉ Rị (giữ lại trong kho) thì chẳng giúp gì cho người, cho ta. Đức Quan Thế Âm Bồ Tát mà chúng ta thường cầu xin cứu giúp những khi gặp hoạn nạn chính là Phật Chánh Pháp Minh Vương Như Lai. Ngài đã thành Phật, nhưng vẫn phát đại nguyện trở lại với chúng sanh, làm Bồ Tát để độ chúng sanh.

          ĐĐ Hạnh Đức còn rất trẻ mà đề tài chia xẻ lại rất thâm sâu, là làm sao chuyển hóa nghiệp lực thành đạo lực? Nghiệp luôn song hành với ta, vậy nghiệp từ đâu tới? Do chính tâm ta tạo đấy. Tâm đã tạo được thì tâm cũng chuyển được. Tạo, dễ hơn chuyển vì tạo do tâm buông lung, dễ dãi, huân tập lâu đời lâu kiếp nên khi muốn chuyển, khác chi thuyền chèo ngược sóng phải quyết tâm, kiên trì, thực hành từ những điều thiện rất nhỏ làm nền móng xây dần con đường tìm về ngôi nhà Phật của chính mình. ĐĐ đã nhắc lại một lời đơn giản nhưng là sự thật muôn đời mà Đức Thế Tôn từng nói: “Ta là chủ nhân ông và cũng là kẻ thừa tự của bao nghiệp lành, nghiệp dữ hằng cùng đi với ta”

          Xen giữa những bài thuyết pháp, chúng tôi còn được nghe những bản nhạc đầy đạo vị mà điều ngạc nhiên là do ĐĐ Viên Giác Phi Long sáng tác và chính tác giả vừa đệm tây ban cầm, vừa diễn tả lời nhạc. Đạo hữu Thiện Thành của chùa Phật Tổ ngồi gần đó đã nhanh nhẹn cầm microphone gần sát ĐĐ để tiếng đàn, lời hát vang khắp chánh điện, thấm vào từng tấm lòng đang lắng nghe. 

          Trong suốt ngày thứ bẩy 15 tháng ba năm 2008 vừa qua, mỗi thời pháp chỉ cách nhau 15 phút, ngoại trừ giờ thọ trai là 2 tiếng để Chư Tôn Đức thong thả dùng bữa và nghỉ ngơi chút đỉnh.

          Chúng tôi cũng thường nghe nói câu : “Mưa pháp”. Nhưng mưa pháp là thế nào? Trong ngày này, chúng tôi đã thực sự chứng nghiệm.  

          Quả thật, chúng tôi đã được hưởng một ngày mưa pháp vì pháp-thí đã liên tiếp tuôn chảy từ sáng đến tối. Riêng tôi, may mắn từng được nghe một vị thầy nói rằng: “Nghe pháp thoại phải như đón cơn mưa và phải biết dùng nước mưa này tưới đẫm Đất-Tâm, chứ nghe pháp như lấy chậu hứng để dành mà không biết để dành làm gì thì uổng phí lắm đó!”     
    

          Chúng con xin thành kính tri ân Chư Tôn Đức đã quang lâm chùa Phật Tổ và ban mưa pháp.

          Kính chúc Chư Tôn Đức vạn sự cát tường, tùy sở trú xứ thường an lac.

 

        NAM MÔ ĐẠI TRÍ VĂN THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT MA HA TÁT 


 Thích Nữ Huệ Trân
(Cốc Thảnh Thơi- Tháng Ba 2008)

Kính mời xem bài tường thuật khác:
https://quangduc.com/a30560/gio-phuong-xa

 





***


Hình ảnh của phái đoàn Hoằng Pháp
tại Chùa Phật Tổ Long Beach, California, Hoa Kỳ
Nhiếp ảnh: Thanh Hiền & Thiện Đạt

Chua Phat To 2008 (1)Chua Phat To 2008 (2)Chua Phat To 2008 (3)Chua Phat To 2008 (4)Chua Phat To 2008 (5)Chua Phat To 2008 (6)Chua Phat To 2008 (7)Chua Phat To 2008 (8)Chua Phat To 2008 (9)Chua Phat To 2008 (10)Chua Phat To 2008 (11)Chua Phat To 2008 (12)Chua Phat To 2008 (13)Chua Phat To 2008 (17)Chua Phat To 2008 (18)Chua Phat To 2008 (19)Chua Phat To 2008 (20)Chua Phat To 2008 (21)Chua Phat To 2008 (22)Chua Phat To 2008 (23)Chua Phat To 2008 (24)Chua Phat To 2008 (27)Chua Phat To 2008 (29)Chua Phat To 2008 (30)Chua Phat To 2008 (31)Chua Phat To 2008 (32)Chua Phat To 2008 (34)Chua Phat To 2008 (35)Chua Phat To 2008 (36)Chua Phat To 2008 (37)Chua Phat To 2008 (38)Chua Phat To 2008 (39)Chua Phat To 2008 (40)Chua Phat To 2008 (41)Chua Phat To 2008 (42)Chua Phat To 2008 (45)Chua Phat To 2008 (46)Chua Phat To 2008 (50)Chua Phat To 2008 (51)Chua Phat To 2008 (59)Chua Phat To 2008 (61)Chua Phat To 2008 (62)Chua Phat To 2008 (64)Chua Phat To 2008 (66)Chua Phat To 2008 (68)Chua Phat To 2008 (70)Chua Phat To 2008 (75)Chua Phat To 2008 (76)Chua Phat To 2008 (77)Chua Phat To 2008 (78)Chua Phat To 2008 (79)Chua Phat To 2008 (82)Chua Phat To 2008 (83)Chua Phat To 2008 (84)Chua Phat To 2008 (85)Chua Phat To 2008 (86)Chua Phat To 2008 (87)Chua Phat To 2008 (89)Chua Phat To 2008 (90)Chua Phat To 2008 (95)Chua Phat To 2008 (96)Chua Phat To 2008 (98)Chua Phat To 2008 (102)Chua Phat To 2008 (103)Chua Phat To 2008 (104)Chua Phat To 2008 (108)Chua Phat To 2008 (109)Chua Phat To 2008 (110)Chua Phat To 2008 (112)Chua Phat To 2008 (115)Chua Phat To 2008 (116)Chua Phat To 2008 (117)Chua Phat To 2008 (120)Chua Phat To 2008 (121)Chua Phat To 2008 (122)Chua Phat To 2008 (124)Chua Phat To 2008 (125)Chua Phat To 2008 (126)Chua Phat To 2008 (128)Chua Phat To 2008 (129)Chua Phat To 2008 (130)Chua Phat To 2008 (131)Chua Phat To 2008 (132)Chua Phat To 2008 (133)







Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/08/2021(Xem: 6554)
Các câu trích dẫn giáo huấn của Đức Đạt-lai Lạt-ma dưới đây được ghi lại từ một tư liệu trên trang mạng tiếng Pháp Evolution-101 https://www.evolution-101.com/citations-du-dalai-Lama/. Các câu này được xếp theo các chủ đề: 1- Tình thương yêu 2- Tiền bạc 3- Hạnh phúc 4- Lòng tốt
18/08/2021(Xem: 9719)
LỜI MỞ ĐẦU Thông thường ở bất cứ quyển sách nào cũng có lời mở đầu của chính tác giả, hoặc lời giới thiệu của một người nào đó cho tác phẩm sắp được ra đời. Nay cũng nằm trong thông lệ ấy, tôi viết lời nói đầu cho quyển sách năm nay lấy tên là: "CHÙA VIÊN GIÁC", một quyển sách bằng tiếng Việt mà bao nhiêu người đã chờ đợi.
17/08/2021(Xem: 7477)
Thật là một điều kỳ diệu và lý thú khi được tin báo trên Viber là Tuyển Tập pháp Thoại vừa hoàn thành và đã sẵn sàng đến tay Phật Tử khi đến dự Lễ Vu Lan tại Tu Viện Quảng Đức (nếu không bị lockdown). Vì sao gọi là kỳ diệu? Chỉ sau khi tôi được học xong 10 duyên mà Đức Phật cho là quan trọng nhất theo thứ tự của 24 duyên, mà chúng ta ai cũng phải gặp trong thời gian còn làm người phàm, và nếu hiểu rõ tường tận thì mình có thể sẽ không bao giờ thốt lên câu “Học muôn ngàn chữ nghĩa nhưng không ai học được chữ Ngờ” của bộ Đại Phát Thú / Vi Diệu Pháp, do Giảng Sư Thích Sán Nhiên đã thuyết giảng qua 61 video, mỗi video kéo dài từ 3: 00 đến 3:50 giờ. Chính vì thế, nhờ đó tôi chợt nhận ra nhân duyên gì đã làm trưởng duyên và đẳng vô gián duyên, để tôi đến với Đại Gia Đình Quảng Đức Đạo tràng nói chung, và tiếp xúc liên hệ với TT Trụ trì Tu viện Quảng Đức Thích Nguyên Tạng và được cộng tác với Ngài trên trang website Phật Giáo, Trang Nhà Quảng Đức, để rồi hôm nay lại có duyên
17/08/2021(Xem: 5038)
Phần này bàn về cách dùng nên so với lên vào thời LM de Rhodes đến truyền đạo. Đây là lần đầu tiên các âm này được dùng trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh (chữ quốc ngữ). Ngoài ra, từ thời Việt Bồ La thì nước Việt đã mở rộng bờ cõi đến tận Cà Mau và khuếch đại các sự khác biệt trong ngôn ngữ như phương ngữ Nam bộ (tiếng Nam Kỳ) so với Bắc Bộ. Do đó các nhân tố địa-chính-trị đã đóng phần không nhỏ trong quá trình hình thành tiếng Việt hiện đại, thí dụ như cách nói "nên mười tuổi", cùng với khuynh hướng "chuẩn hóa" tiếng Việt so với hiện tượng lẫn lộn n và l mà một số tác giả cho là ‘nói ngọng’ đều liên hệ phần nào đến chủ đề bài này.
16/08/2021(Xem: 7160)
Con người sinh ra từ xưa đến nay ai ai cũng phải trải qua 4 giai đoạn. Đó là: Sanh, Già, Bệnh và Chết. Tuy nhiên cũng có người chỉ sanh ra rồi chết liền, không trải qua giai đoạn già hay bịnh; hoặc có người chưa già đã chết vì bịnh hay tai nạn; cũng có lắm người phải sống đến 100 năm hay hơn thế nữa để thấy cuộc thế đổi thay, nhiều khi muốn chết mà chết cũng không được. Dẫu biết rằng sống hay chết là một việc tự nhiên của con người, của muôn vật và ngay cả những chúng sanh có đời sống cao hơn và lâu dài hơn chúng ta, như những vị được sanh ra ở cõi Sắc hay cõi Vô Sắc đi chăng nữa, rồi một ngày nào đó cũng phải chết, phải đi đầu thai. Họ chỉ khác chúng ta là ở cõi đó đời sống sung sướng hơn, có tuổi thọ dài lâu hơn. Vì khi làm người, họ đã biết tạo dựng nhiều phước báu, nên kiếp nầy họ mới được như vậy.
15/08/2021(Xem: 4924)
Cúng ma chay, giỗ người thân đã mất, giỗ ông bà tổ tiên, cúng cô hồn vào những ngày rằm, ngày lễ như lễ Vu Lan, Tết Nguyên Đán …vv cùng với đốt vàng mã là truyền thống ‘tâm linh’ lâu đời của người Việt Nam, là cách tưởng niệm, bày tỏ lòng biết ơn, hiếu đễ đối với người đã khuất, tổ tiên và thần linh. Ngày nay, việc cúng người chết, cúng ‘cô hồn’ và đốt vàng mã tràn lan trên tinh thần kiến chấp ‘dương sao âm vậy’, nên các loại vàng mã thay đổi đa dạng sao cho phù hợp với nhu cầu thực tế nầy: ngoài áo giấy ra, vàng mã còn có cả xe hơi, nhà lầu, ipad, di động, đô la vv với ý niệm ‘thiện lành’ (nhưng tà kiến) là để người ‘âm’ sử dụng. Không những tập tục này phát triển biến tướng trong nhân gian mà còn ảnh hưởng không tốt đến môt số Phật tử tại gia, và ngay cả tại một số tự viện.
15/08/2021(Xem: 7352)
Là người hay là thú, sinh ra đời nếu bộ não bình thường thì tất cả đều có cái biết. Biết đói, biết no, biết khát, biết nóng, biết lạnh, biết thiếu, biết đủ v.v… Tâm trí loài vật, có nhiều loài khá khôn ngoan, nhưng khôn ngoan cách nào cũng không bằng con người. Khi còn nhỏ cái biết của con người rất hạn hẹp. Khi lớn lên cái biết dần mở rộng, nhờ học hỏi từ môi trường gia đình, học đường, xã hội. Tùy theo căn cơ mà có người thông minh học một biết mười, có người kém thông minh chậm hiểu. Nhưng dù cái biết của người thông minh hay cái biết của người kém thông minh thì đó cũng là cái biết cần thiết cho đời sống.
13/08/2021(Xem: 6374)
Công ơn cha mẹ tựa biển trời Làm sao báo hiếu hỡi người ơi? Nếu chưa báo hiếu đừng bất hiếu Bất hiếu làm ta khổ trọn đời.
13/08/2021(Xem: 8984)
Nam Mô Vu Lan Hội Thượng Phật Bồ Tát Phật Dạy Ân Đức Cha Mẹ - A-nan! Ân đức cha mẹ có 10 điều sau đây: MỘT là ân thai mang giữ gìn: Vì sự nghiệp lực nhân duyên, nên nay ky' thác thai mẹ. Lâu ngày khổ sở, chín tháng cưu mang, nặng nhọc như đội núi, đi đứng sợ gió mưa, quần áo không sửa soạn, trang điểm còn kể chi.
09/08/2021(Xem: 8147)
Các lời trích dẫn giáo lý của Đức Phật cùng các danh nhân khác thường thấy trên mạng, báo chí và tạp chí đủ loại tại các nước Tây phương. Dường như trong cuộc sống dồn dập tại các nơi này, một số người đôi khi cũng thích đọc một vài câu ngắn gọn nhưng sâu sắc, giúp mình suy nghĩ về xã hội, con người và sự sống nói chung.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]