Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tám pháp thế gian

01/04/201314:57(Xem: 6079)
Tám pháp thế gian

Tám pháp thế gian

Bình Anson

---*---

Bài nầy viết dựa theo tập sách "The Eight Worldly Conditions", do Hòa thượng Nàrada viết năm 1970, và bác Phạm Kim Khánh dịch năm 1972 với tựa đề "Những Bước Thăng Trầm".

*

Biên tập nội dung: Tỳ kheo Thích Nguyên Tạng
Xin gởi bài mới và ý kiến đóng góp đến ban biên tập qua địa chỉ:
[email protected]

Tiếng Pali của "tám pháp thế gian" là "atthalokadhamma". "Attha"là tám, "loka"là thế gian, và "dhamma"là pháp. Atthalokadhammacòn được dịch là Bát Pháp, hay Bát Phong, là tám ngọn gió làm rung chuyển thế gian. Đó là: được (làbha) và mất (alàbha), danh thơm (yasa) và tiếng xấu (ayasa), ca tụng (pasamsà) và khiển trách (nindà), hạnh phúc (sukha) và đau khổ (dukkha).

Trong kinh "Tùy Chuyển Thế Giới", Tăng Chi Bộ, Chương Tám Pháp, Đức Phật dạy:

Này các Tỳ-khưu, có tám pháp thế gian làm tùy chuyển thế giới. Thế nào là tám? Đó là: lợi dưỡng và không lợi dưỡng, danh vọng và không danh vọng, tán thán và chỉ trích, an lạc và đau khổ.

Sau đó, Ngài nói lên bài kệ:

Lợi dưỡng, không lợi dưỡng,
Danh vọng, không danh vọng
Tán thán và chỉ trích
An lạc và đau khổ

Những pháp này vô thường
Không thường hằng, biến diệt
Biết chúng, giữ chánh niệm
Bậc trí quán biến diệt

Pháp khả ái, không động
Không khả ái, không sân
Các pháp thuận hay nghịch
Ðược tiêu tan không còn.

Sau khi biết con đường
Không trần cấu, không sầu
Chơn chánh biết sanh hữu
Ði đến bờ bên kia.

Ngài giảng rằng khi chúng ta gặp phải một trong tám sự kiện ấy (lợi dưỡng, không lợi dưỡng, danh vọng, không danh vọng, tán thán, chỉ trích, an lạc, đau khổ), chúng ta không nên bám theo các điều thuận lợi như: lợi dưỡng, danh vọng, tán thán, an lạc; và chúng ta cũng không nên sân hận với các điều bất thuận lợi như: không lợi dưỡng, không danh vọng, chỉ trích, đau khổ. Chúng ta không nên để các điều đó ngự trị và lấn áp tâm trí. Trái lại, chúng ta nên nhận biết rõ ràng rằng: "Sự kiện này đang khởi lên nơi ta. Tuy nhiên, sự kiện ấy là vô thường, khổ, biến hoại", để có một thái độ bình thản, tỉnh giác. Vị Thánh đệ tử nào đoạn tận thuận ứng, nghịch ứng như vậy, sẽ được giải thoát khỏi sanh, già, bệnh, chết, sầu, não. Từ đó, vị ấy thoát khỏi mọi ô nhiễm ràng buộc, và tiến đến bờ giải thoát.

*

1. Ðược và Mất (LàbhaAlàbha)

Trên đường đời, chúng ta thường phải gặp cả hai điều: được và mất, hay nói cách khác, lợi lộc và lỗ lã. Dĩ nhiên, khi được lợi thì người ta thỏa thích, vui mừng. Nhưng đến khi lỗ lã thì phiền não bắt đầu khởi phát. Nhiều trường hợp lỗ lã quan trọng làm cho người ta loạn trí, lắm khi đưa đến cảnh quyên sinh mạng sống, nếu không còn chịu đựng được nữa. Chính trong những hoàn cảnh tương tợ, ta phải biểu dương tinh thần dũng cảm và giữ tâm bình thản, không để quá chao động. Trong lúc vật lộn với đời sống, tất cả mọi người đều phải gặp những lúc thăng, lúc trầm, và chúng ta phải sẵn sàng chịu đựng, sẵn sàng đối phó, nhất là trong nghịch cảnh.

Mất một vật gì, tất nhiên ta cảm thấy buồn. Nhưng chính cái buồn ấy không giúp ta tìm lại được vật đã mất. Ta phải nghĩ rằng ai đó có thể hưởng vật kia, mặc dầu họ hưởng một cách bất chánh. Ước mong người ấy được vui vẻ, an lành và hạnh phúc. Hoặc giả ta có thể tự an ủi: "Ðây chỉ là một mất mát nhỏ nhen, không quan trọng." Hoặc giả ta có thể chấp nhận một thái độ triết lý cao thượng: "Không có gì là 'Ta', không có cái gì là 'Của Ta'".

Ta phải dũng cảm chịu đựng những lỗ lã, thua thiệt, mất mát. Phải đương đầu với nó, và như câu "họa vô đơn chí"diễn tả, nó có thể đến một cách đột ngột, từng đoàn, từng đám đông, chớ không đơn độc. Ta phải điềm tĩnh đối phó, với tâm Xả (upekkhà) hoàn toàn, và nghĩ rằng: đây là cơ hội vàng ngọc để thực hành đức tánh Xả ly cao thượng nầy.

*

2. Danh Thơm và Tiếng Xấu (YasaAyasa)

Danh thơm và tiếng xấu là cặp thăng trầm khác mà ta phải đối phó hàng ngày.

Danh thơm, chúng ta hoan hỷ đón mừng. Tiếng xấu thì chúng ta không thích. Danh thơm làm phấn khởi tinh thần. Tiếng xấu làm cho ta phiền muộn, khổ đau. Chúng ta thích được trứ danh. Chúng ta rất thỏa thích thấy những hoạt động của mình, dầu không đáng kể, được tường thuật và được nhiều người nhắc nhở, nhiều người biết đến. Lắm khi ta cũng cố gắng, một cách bất chánh, làm cho người ta chú ý đến mình.

Thật ra, chúng ta không cần chạy theo danh thơm, tiếng tốt. Nếu ta xứng đáng, ắt nó sẽ đến mà không cần tìm. Khi hoa đượm mật đầy đủ thì ong, bướm sẽ đến. Hoa không cần mời ong, hay mời bướm.

Còn tiếng xấu thì sao? Chúng ta không thích nghe, hay nghĩ đến. Chắc chắn là khi những lời nói xấu lọt vào tai, nó sẽ làm cho tâm ta bàng hoàng, khó chịu. Nỗi khổ tâm càng sâu đậm hơn, nếu những lời gọi là tường thuật hay báo cáo ấy tỏ ra bất công và hoàn toàn sai lạc.

Nhưng cũng nên nhớ rằng cho dù ta có thể sống đời đạo đức trong sạch như một vị Phật, nhưng ta không thể tránh những lời chỉ trích, tấn công và nguyền rủa. Ðức Phật là vị giáo chủ trứ danh nhất thời bấy giờ mà cũng thường bị những người ác ý tìm cách vu oan, ám hại, nói xấu.

Ta không nên phung phí thì giờ để đính chánh những lời đồn đãi sai lạc, nếu hoàn cảnh không bắt buộc ta phải làm sáng tỏ vấn đề. Kẻ thù nghịch sẽ lấy làm thỏa thích mà thấy ta bực bội vì lời nói của họ. Ðó chính là điều mà họ mong muốn. Nếu ta thản nhiên, lời vu oan sẽ rơi vào tai điếc.

Giáo Pháp có dạy:

"Hãy như sư tử, không run sợ trước tiếng động.
Hãy như luồng gió, không dính mắc trong màn lưới.
Hãy như hoa sen, từ bùn nhơ nước đục mọc lên,
Nhưng không bị nước đục và bùn nhơ làm ô nhiễm.
Hãy vững bước, đơn độc một mình, như con tê giác."

Là chúa sơn lâm, sư tử không sợ hãi. Bẩm chất thiên nhiên của sư tử là không run rẩy giựt mình khi nghe tiếng gầm thét của các loài thú khác. Trên thế gian nầy, chúng ta thường nghe thuật lại những câu chuyện trái tai, bất lợi, những lời buộc tội giả mạo, những tiếng vu oan phỉ báng đê hèn. Như sư tử, ta không cần để tâm đến.

Chúng ta đang sống trong thế gian bùn nhơ, nước đục. Nhiều đóa hoa sen đã từ đó vượt lên, tô điểm đời sống, mà không bị nước đục và bùn nhơ làm hoen ố. Chúng ta phải cố gắng sống như hoa sen, một cuộc đời trong sạch và cao quý, không màng quan tâm đến bùn nhơ mà người khác có thể ném vào ta. Phải sẵn sàng đón nhận bùn nhơ, mà người khác có thể ném vào mình, thay vì mong đợi những đóa hoa hồng mà người ta có thể tặng. Như thế, ta sẽ không thất vọng.

Mặc dầu là điều khó khăn, chúng ta phải cố gắng trau giồi hạnh từ khước, buông bỏ, không luyến ái. Không cần để ý đến nọc độc của những lời nói ác ý. Ðơn độc một mình, chúng ta hãy ra đi đó đây, tận lực phục vụ và tạo an lành cho kẻ khác.

*

3. Ca Tụng và Khiển Trách (PasamsàNindà)

Ðược ca tụng và bị khiển trách là hai hoàn cảnh thăng trầm khác, hằng ảnh hưởng đến nhân loại. Lẽ dĩ nhiên, khi được ca tụng thì ta nở mặt nở mày, hân hoan thỏa thích. Lúc bị khiển trách thì tinh thần suy sụp, ủ dột buồn rầu. Ðức Phật dạy rằng giữa những lời ca tụng hay khiển trách, bậc thiện trí không thỏa thích, cũng không ủ dột ưu phiền, mà tựa hồ như tảng đá vững chắc, không lay chuyển dưới cơn bão táp phong ba của đời sống. Nếu chúng ta xứng đáng, những lời khen tặng quả thật êm tai. Nhưng nếu ta không xứng đáng, như trường hợp có người nịnh bợ, thì những lời ấy dù có êm tai, cũng sẽ làm cho ta thất vọng, và là một tai hại.

Người thực hành Giáo Pháp thì không tin vào những lời nịnh bợ, cũng không muốn được nịnh bợ. Khi khen tặng ai xứng đáng, người Hiền trí thật lòng khen tặng mà không ẩn ý ganh tị. Khi khiển trách, các Ngài khiển trách mà không ẩn ý khinh khi. Các Ngài chỉ khiển trách vì lòng bi mẫn, muốn cải thiện người lầm đường lạc nẻo.

Còn khiển trách thì sao? Ðức Phật dạy: "Người nói nhiều bị khiển trách. Người nói ít bị khiển trách. Người lặng thinh cũng bị khiển trách."

Ðức Phật cũng nói: "Người thế gian phần đông sống không kỷ luật. Như voi chiến ở trận địa, hứng lãnh lằn tên mũi đạn từ mọi hướng dồn dập bắn đến, cùng thế ấy, Như Lai hứng chịu mọi nguyền rủa của thế gian."

Kẻ si mê lầm lạc chỉ tìm cái xấu, cái hư của người khác mà không nhìn cái tốt cái đẹp của ai. Ngoại trừ Ðức Phật, không có ai hoàn toàn tốt lành. Cũng không có ai hoàn toàn xấu ác. Giữa chúng ta, bên trong con người tốt nhất, cũng có phần hư hỏng. Trong con người xấu nhất, cũng có điểm tốt đẹp. Ðức Phật dạy rằng người nào biết câm lặng như cái mõ bể khi bị tấn công, nguyền rủa, chửi mắng, thì, mặc dầu chưa chứng ngộ Niết Bàn, người ấy cũng đã đứng trước Niết Bàn.

Nguyền rủa, chửi mắng là chuyện thường tình. Càng hoạt động, càng phục vụ, chúng ta càng trở nên trưởng thành hơn, và càng phải chịu vu oan, nói xấu, phỉ báng nhiều hơn.

*

4. Hạnh Phúc và Ðau Khổ (SukhaDukkha)

Hạnh phúc và đau khổ là cặp thăng trầm cuối cùng. Nó cũng có nhiều năng lực nhất, ảnh hưởng đến đời sống nhân loại.

Ðiều gì làm được dễ dàng là hạnh phúc. Cái gì khó chịu đựng là đau khổ. Thông thường, thỏa mãn điều mong ước là hạnh phúc. Nhưng, liền khi vừa đạt được điều mong ước ấy, ta đã ước mong một loại hạnh phúc khác. Phần đông chúng ta thỏa thích trong sự thọ hưởng những lạc thú của đời sống. Nhưng cũng có hạng người thỏa thích trong sự từ khước, buông bỏ các lạc thú ấy. Không luyến ái, hay vượt lên trên mọi khoái lạc vật chất, là hạnh phúc đối với người đạo đức. Hạnh phúc Niết Bàn -- tức trạng thái thoát ra khỏi mọi đau khổ -- là hình thức hạnh phúc cao thượng nhất.

Chúng ta vui vẻ đón mừng hạnh phúc. Nhưng đau khổ thì không được niềm nở tiếp nhận. Ðau đớn (vật chất) và phiền muộn (tinh thần) đến với ta dưới nhiều hình thức. Chúng ta đau khổ khi phải chịu bệnh hoạn, già yếu, đó là lẽ tự nhiên. Phải điềm tĩnh chịu đựng những khổ đau đó.

Lắm khi chúng ta phải xa lìa thân bằng, quyến thuộc. Cảnh biệt ly vô cùng đau khổ. Chúng ta phải nhận thức rằng mọi kết hợp đều phải chấm dứt trong cảnh biệt ly. Đó là luật Vô thường, và đây là cơ hội quý báu để ta thực hành tâm Xả.

Trên bước thênh thang trong vòng luân hồi, chết là mối ưu phiền trọng đại nhất mà chúng ta phải đối phó. Ðôi khi cái chết không đến lẻ loi cho một người thân, mà đến trùng hợp cho nhiều người thân trong một lúc. Cái chết không thể tránh, đến với tất cả mọi người, không trừ ai. Và ta phải bình thản đối phó.

*

Ðức Phật dạy rằng:

"Cũng như trên đất, ta có thể vứt bất luận vật gì, dầu chua, dầu ngọt, dầu sạch, dầu dơ. Ðất vẫn thản nhiên một mực trơ trơ, không giận cũng không thương. Vậy, cùng thế ấy, trong hạnh phúc, trong phiền muộn, lúc thăng lúc trầm, ta phải giữ tâm bình thản như đất."

Trước những thăng trầm của thế gian, tâm của các vị Thánh A-la-hán không bao giờ chao động. Vì vậy, noi theo gương các Ngài, giữa những hoàn cảnh được và mất, danh thơm và tiếng xấu, ca tụng và khiển trách, hạnh phúc và đau khổ, chúng ta hãy cố gắng giữ tâm bình thản.


--- o0o ---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/02/2021(Xem: 5208)
Nội dung tác phẩm dựa trên một bức tranh nổi tiếng có tên là “Thanh minh thượng hà đồ” (nghĩa là “tranh vẽ cảnh bên sông vào tiết Thanh minh”) của nghệ sĩ Trương Trạch Đoan vào thời nhà Tống cách đây hơn 1000 năm. Thiên tài Albert Einstein đã từng nói: “Nghệ thuật thật sự được định hình bởi sự thôi thúc không thể cưỡng lại của người nghệ sĩ sáng tạo”. Và một nghệ sĩ điêu khắc người Trung Quốc – Trịnh Xuân Huy đã chứng minh điều đó qua kiệt tác nghệ thuật của ông trên một thân cây dài hơn 12 mét. Chắc chắn bạn sẽ phải ngạc nhiên về một người có thể sở hữu tài năng tinh xảo đến như vậy!
17/02/2021(Xem: 5635)
Một quán chiếu về những ánh lung linh trên bề mặt một hồ nước gợn sóng lăn tăn bởi làn gió nhẹ. Một con sông khổng lồ của si mê tin tưởng sai lầm tâm-thân là tồn tại cố hữu tuôn chảy vào hồ nước của việc hiểu sai cái "tôi" như tồn tại cố hữu. Hồ nước bị xáo động bởi những làn gió của tư tưởng phiền não chướng ngại ẩn tàng và của những hành vi thiện và bất thiện. Sự quán chiếu ánh trăng lung linh biểu tượng cho cả trình độ thô của vô thường, qua sự chết, và trình độ vi tế của vô thường, qua sự tàn hoại từng thời khắc thống trị chúng sanh. Ánh lung linh của những làn sóng minh họa tính vô thường mà chúng sanh là đối tượng, và quý vị thấy chúng sinh trong cách này. Bằng sự ẩn dụ này, quý vị có thể phát triển tuệ giác vào trong vấn đề chúng sinh bị kéo vào trong khổ đau một cách không cần thiết như thế nào bằng việc điều hướng với tính bản nhiên của chính họ; tuệ giác này, lần lượt, kích hoạt từ ái và bi mẫn.
16/02/2021(Xem: 4499)
Nói về pháp khí, nhạc khí của Phật giáo là nói đến chuông, trống và mõ. Trong ba pháp cụ đó. Tiếng chuông chùa đã gợi nguồn cảm hứng không ít cho những văn, thi sĩ. Hiện nay rất ít tài liệu nói về nguồn gốc của chuông, trống và mõ. Sự kiện trên khiến các học giả nghiên cứu về chuông, trống, mõ gặp trở ngại không nhỏ. Tuy thế dựa vào bài Lịch sử và ý nghĩa của chuông trống Bát nhã do thầy Thích Giác Duyên viết đã đăng trong Thư Viện Hoa Sen, khiến chúng ta biết được người Trung Hoa đã dùng chuông vào đời nhà Chu ( thế kỷ 11 Trước CN – 256 Trước CN ). Riêng việc chuông được đưa vào các chùa chiền ở Việt Nam từ thời nào người viết không biết có tài liệu nào đề cập đến không?
14/02/2021(Xem: 5084)
Pháp Hoa kinh là vua của các kinh vì ở vào thời kỳ thứ 5 trong lịch sử đạo Phật. Lúc bấy giờ là cuối đời thọ mạng của đức Phật nên kinh giảng của người mang toàn bộ tính chất của đạo Phật do người thuyết pháp. Có hai cốt lỏi của kinh Pháp Hoa là Phật tánh và Tri kiến Phật. Phật tánh đã được tóm lược trong bài Nhận biết Phật tánh cùng tác giả. Tri là biết, kiến là thấy, biết thấy Phật là gì? Biết là tuệ giác người dạy cho chúng ta và thấy là thấy đại từ bi của Phật. Đó là trí tuệ và từ bi là đôi cánh chim đại bàng cất cao bay lên trong tu tập. Chúng ta nghiên cứu trí tuệ của toàn bộ đạo Phật một cách tổng luận để tư duy, về phần từ bi chúng ta đã hiểu qua bài Tôi Học kinh Pháp Hoa đồng tác giả. Trí tuệ đạo Phật có gồm hai phần triết lý đạo Phật và ứng dụng. Tri kiến Phật là nắm hết các điểm chính của đạo Phật theo lịch sử của thời gian. Chúng ta hãy đi sâu về tuệ giác.
14/02/2021(Xem: 4646)
Ta hãy tự thoát ra khỏi thân mình hiện tại mà trở về lúc ta mới được sanh ra. Trong phút giây đặc biệt đó ta là gì? Ta vừa được chào đời, được vỗ mông để bật tiếng khóc là phổi ta hoạt động, mọi chất nhớt trong miệng được lấy ra và không khí vào buồng phổi: ta chào đời. Thân ta lúc đó là do 5 uẩn kết tạo từ hư không, 5 uẩn do duyên mà hội tụ. Cơ cấu của thân thể ta là 7 đại đất nước gió lửa không kiến thức. Cơ thể ta mở ra 6 cổng (căn) để nhập vào từ ngoài là 6 trần để rồi tạo ra 6 thức.
14/02/2021(Xem: 5343)
Nhân đọc bài về tuổi già của Đỗ Hồng Ngọc Bác sĩ y khoa, tôi mỉm cười. Mình cũng thuộc tuổi già rồi đấy!! Các bạn mình cũng dùng chữ ACCC= ăn chơi chờ chết vì vượt qua ngưỡng tuổi 70 rồi. Vậy theo BS Ngọc là làm như vậy cũng thực tế đó nhưng có thật là hạnh phúc tuổi già không? Bạn có đủ hết, con cái thì hết lo cho chúng được nữa rồi, chúng tự lo lấy chúng. Tiền bạc thì hết lo được nữa rồi có bấy nhiêu thì hưởng bấy nhiêu.
14/02/2021(Xem: 4838)
Phật giảng thuyết có ba phương cách: a. Giảng trực tiếp như các kinh đạo Phật Nguyên thủy, b. Giảng bằng phủ định, từ chối là không và phủ định hai lần là xác định tuyệt đối. c. Giảng bằng biểu tượng, đưa câu chuyện cánh hoa sen hay viên ngọc trong túi người ăn mày để biểu tượng hoá ý nghĩa sâu xa của kinh. Phương cách thứ ba này là kinh Pháp Hoa. Có nhiều biểu tượng nhưng nổi bật nhất là cánh hoa sen là biểu tượng kinh Pháp Hoa.
10/02/2021(Xem: 9550)
Long Khánh là một thị xã ven Đô, Phật giáo tuy không sung túc như các Tỉnh miền Trung Nam bộ, nhưng sớm có những ngôi chùa khang trang trước 1975, do một số chư Tăng miền Trung khai sơn lập địa. Hiện nay Long Khánh có những ngôi chùa nổi tiếng như chùa Hiển Mật hay còn gọi là chùa Ruộng Lớn tọa lạc tại Thị xã Long Khánh, chùa Huyền Trang, tọa lạc tại ấp Bàu Cối, xã Bảo Quang,.…Nhưng điều đáng nói là một ngôi Tam Bảo hình thành trong vòng 5 năm,khá bề thế. Qua tổng thể kiến trúc và xây dựng, không ai ngờ hoàn hảo trong thời gian cực ngắn, đó là Tịnh xá Ngọc Xuân, do sư Giác Đăng,đệ tử HT Giác Hà, hệ phái Khất sĩ, thuộc giáo đoàn 5 của Đức thầy Lý.
08/02/2021(Xem: 4933)
Hình ảnh con trâu tượng trưng cho tâm ý của chúng sinh. Mỗi người ai cũng đều có một con “trâu tâm" của riêng mình. Và cứ như thế pháp chăn trâu được nhiều người sử dụng, vừa tự mình chăn vừa dạy kẻ khác chăn. Vào cuối thế kỷ mười ba, thời nhà Trần, trong THIỀN MÔN VIÊT NAM xuất hiện một nhân vật kiệt xuất. Đó là Tuệ Trung Thượng Sĩ tên thật là Trần Tung, ông là một thiền sư đắc đạo. Ông là người hướng dẫn vua Trần Nhân Tông vào cửa Thiền và có nhiều ảnh hưởng đến tư tưởng của vị vua sáng lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử này.
08/02/2021(Xem: 4161)
Sau khi đạt được Giác ngộ, Đức Phật nêu lên Bốn Sự Thật và sự thật thứ nhất là "Khổ đau". Khổ đau ẩn chứa trong thân xác, bàng bạc trong tâm thức của mỗi cá thể con người và bùng ra cùng khắp trong thế giới: bịnh tật, hận thù, ích kỷ, lường gạt, đại dịch, bom đạn, chiến tranh... Sự thật đó, khổ đau mang tính cách hiện sinh đó, thuộc bản chất của sự sống, gắn liền với sự vận hành của thế giới. Sự thật về khổ đau không phải là một "phán lệnh" hay một cái "đế", cũng không mang tính cách "kỳ diệu" gì cả, mà chỉ là một sự thật trần trụi, phản ảnh một khía cạnh vận hành của hiện thực.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]