Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chỉ Khi Nào Lòng Ta Yên Tĩnh...

10/08/202412:07(Xem: 1543)
Chỉ Khi Nào Lòng Ta Yên Tĩnh...
ttt-20240810-01
Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát
 
Chỉ khi nào lòng ta yên tĩnh...

    Một người tâm không tĩnh thì rất khó suy nghĩ cặn kẽ một vấn đề gì đó, xã hội hiện đại là một thời đại rối ren, con người sống và làm việc cũng đều rất kiêu căng, xốc nổi. Chỉ có người nào tĩnh tâm thì mới có thể cẩn thận quan sát thời thế, suy xét một cách sâu sắc để có được cách giải quyết vấn đề hoặc hiểu được con người một cách chính xác.

Chỉ có người nào lòng yên tĩnh như nước mới có thể nhận ra được hạnh phúc và cái đẹp trong cuộc sống. Những ai nóng nảy, hay làm việc lỗ mãng sẽ dễ dàng vuột mất rất nhiều những khoảng thời gian tươi đẹp. Trời có những ngày mưa gió, người có phúc có họa, nhưng trong đời người ngoài sinh tử ra thì không có bao nhiêu chuyện lớn cả, nếu như có thể tĩnh tâm, giữ thái độ xử thế hòa nhã, thản nhiên thì đương nhiên sẽ có thể gìn giữ được nội tâm bình yên trước khó khăn trong đời. Khó khăn vặt vãnh sẽ không thể làm phiền lòng họ.

1. Khi tâm không còn lo lắng muộn phiền và cảm thấy vui vẽ gọi là An Lạc.
2. Khi tâm mình không bị lay động bởi sóng gió cuộc đời gọi là An Bình.
3. Khi mình nỡ được nụ cười trên môi gọi là An Vui.
4. Khi mình chú tâm vào một pháp môn tu tập gọi là An Trú.
5. Khi tâm mình không còn một chút giao động gọi là An Tâm.
6. Khi mình cảm thấy thanh thãn không còn vướng bận gọi lả An Nhàn.
7. Khi mình cảm nhận được sự mát mẽ trong lành gọi là An Nhiên
8. Khi tâm không còn lo nghĩ chuyện quá khứ, hiện tại, tương lai gọi là An Yên.
9. Khi mình cảm thấy không còn một chút lo sợ gọi là An Ổn.
10. Khi mình biết bằng lòng với những gì mình đang có gọi là An Phận.
11. Khi mình cảm thấy có được sự bao bọc chở che gọi là An Toàn.
12. Khi mình sống đoàn kết hòa hợp với mọi người gọi là An Hòa.
13. Khi nơi mình sống cảm thấy được yên ổn gọi là An Cư.
14. Khi mình có được sự vững chãi lớn mạnh như ngọn núi gọi là An Sơn.
15. Khi mình có được sự bình an tròn đầy gọi là An Viên.
16. Khi mình gặp chuyện buồn được người khác động viên chia sẻ gọi là An Ủi.
 - Cuộc đời này đẹp lắm!
Tiếc chi ngày đã qua
Hiện tại luôn tươi thắm
Với cõi lòng bao la..  
(Như Nhiên)
☘❤
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
- Kính chia sẻ cùng cả nhà hình ảnh buổi tu học tại Chùa Giác Đạo Tiệp Khắc- cộng hòa Cheb với sự hướng dẫn và chia sẻ của thầy Như Nhiên- Tánh Tuệ và thầy Tuệ Viên Trung Đạt, Tuệ Khai Quảng Thức, ngày thứ Tư tuần này (31 July 2024).
 Sinh hoạt tu học trong ngày thường, dù bận bịu công ăn việc làm song bà con Phật tử vẫn nhín thời gian về chùa thính Pháp và tu học, thật quý thay!!  
Kính chúc cả chùa một ngày trong Hạnh Phúc, An Vui trong Tỉnh Thức...

Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
__(())__
ttt-20240810-02ttt-20240810-03ttt-20240810-04ttt-20240810-05ttt-20240810-06ttt-20240810-07ttt-20240810-08ttt-20240810-09ttt-20240810-10ttt-20240810-11ttt-20240810-12ttt-20240810-13ttt-20240810-14ttt-20240810-15ttt-20240810-16ttt-20240810-17ttt-20240810-18ttt-20240810-19ttt-20240810-20ttt-20240810-21ttt-20240810-22ttt-20240810-23


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/01/2012(Xem: 8410)
Theo giới luật truyền thông của đạo Phật thì hàng năm, bắt đầu từ 15 tháng Tư trở đi cho đến 15 tháng Bảy âm lịch, toàn thể chư Tăng Nitu học theo truyền thống thừa Bắc tông đều thực hành quy chế cấm túc, an cư tại các trú xứ như chùa chiền, tịnh xá, tịnh thất. Cấm túc an cư có nghĩa là giới hạn việc cư trú và sinh hoạt trong phạm vi một trú xứ,hạn chế tối đa việc đi lại và sinh hoạt ở bên ngoài, dành trọn thời gian ba táng an cư cho việc nghiêm trì giới – pháp của Đức Phật... An cư nghĩa là khoảng thời gian người xuất gia chuyên tâm tu trì lời Phật dạy hay còn gọi là thúc liễm thân tâm theo giáo pháp và giới luật do Đức Phật tuyên thuyết.
07/01/2012(Xem: 10091)
Sángnay nắng vàng rực rỡ. Những tia nắng trong suốt xuyên qua các cành cây kẻ lánơi tinh xá Kỳ Viên. Trên các lối mòn, những con đường chung quanh khu vườn đượctươi hẳn lên, tỏa mùi thơm thoang thoảng, hương vị những bước SakyAmuniBuddha248chân thiền hành củaĐức Thế Tôn. ..Dù có ánh nắng vàng rực rỡ hay không, sắc diện của Đức Thế Tôn vẫn như vầng trăng rằm. Đôi mắt dịu hiền từ bi tỏa rộng...
04/01/2012(Xem: 12706)
Sân hận không thể vượt thắng bằng sân hận. Nếu người ta biểu lộ sân hận đến chúng ta, và chúng ta thể hiện giận dữ trở lại, kết quả là một thảm họa.
03/01/2012(Xem: 6604)
Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng, dù khổ đau thế này hay thế khác, dù tiêu cực hay tích cực chúng ta phải nhìn chúng qua lăng kính duyên khởi...
02/01/2012(Xem: 7801)
Thế gian không có cái gì khổ cả, khổ chỉ là những ảo giác của con người. Những ảo giác của con người cá nhân và con người cộng đồng đã tạo nên những khổ hải cho chính họ và thế giới của họ. Vì vậy, thế giới vật chất chỉ là những dụng cụ giúp con người sống mà không phải thay thếcho con người để sống. Nếu ai cho rằng, vật chất là cứu cánh của hạnh phúc, người ấy sẽ bị rơi vào cạm bẫy của ảo giác. Chính những ảo giác của họ đã làm cho họ khổ đau.
02/01/2012(Xem: 20890)
Nền giáo học của Phật giáo có nội dung rộng lớn tận hư không pháp giới. Phật dạy cho chúng ta có một trí tuệ đối với vũ trụ nhân sinh, giúp chúng ta nhận thức một cách chính xác...
01/01/2012(Xem: 7192)
Trong màn sương lạnh lẽo của đêm tháng chạp . Mờ thoáng trong tiếng chuông khuya đánh thức lòng người vô minh đang còn lặng hụp giữa sóng trần. Con chợt nhớ đến ngài.
31/12/2011(Xem: 8318)
Theo truyền thống Phật giáo Bắc truyền, sau những tháng năm tu tập, vào ngày 8 tháng 12 âm lịch, Thái tử Tất-đạt-đa giác ngộ giáo lý duyên khởi, thành tựu Phật đạo, rồi giáo hóa nhân gian, mở bày con đường giải thoát cho nhân loại.
29/12/2011(Xem: 6700)
Tin nhân quả làm chúng ta an tâm. Sự hợp lý, trật tự, ý nghĩa của một cuộc đời là do nhận thức được và sống theo nhân quả. Và mọi lộn xộn, thậm chí hỗn loạn của đời sống một cá nhân hay của xã hội đều là do thiếu nhận thức về nhân quả và không sống theo nhân quả.
25/12/2011(Xem: 19504)
Con ơi, hãy can đảm vươn mình đứng dậy hiên ngang như con mãnh sư để nhìn ngắm cuộc đời, đừng sợ hãi lẩn tránh, cũng đừng toan tính gì hơn cho cuộc đời này nữa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]