Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chỉ Khi Nào Lòng Ta Yên Tĩnh...

10/08/202412:07(Xem: 1691)
Chỉ Khi Nào Lòng Ta Yên Tĩnh...
ttt-20240810-01
Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát
 
Chỉ khi nào lòng ta yên tĩnh...

    Một người tâm không tĩnh thì rất khó suy nghĩ cặn kẽ một vấn đề gì đó, xã hội hiện đại là một thời đại rối ren, con người sống và làm việc cũng đều rất kiêu căng, xốc nổi. Chỉ có người nào tĩnh tâm thì mới có thể cẩn thận quan sát thời thế, suy xét một cách sâu sắc để có được cách giải quyết vấn đề hoặc hiểu được con người một cách chính xác.

Chỉ có người nào lòng yên tĩnh như nước mới có thể nhận ra được hạnh phúc và cái đẹp trong cuộc sống. Những ai nóng nảy, hay làm việc lỗ mãng sẽ dễ dàng vuột mất rất nhiều những khoảng thời gian tươi đẹp. Trời có những ngày mưa gió, người có phúc có họa, nhưng trong đời người ngoài sinh tử ra thì không có bao nhiêu chuyện lớn cả, nếu như có thể tĩnh tâm, giữ thái độ xử thế hòa nhã, thản nhiên thì đương nhiên sẽ có thể gìn giữ được nội tâm bình yên trước khó khăn trong đời. Khó khăn vặt vãnh sẽ không thể làm phiền lòng họ.

1. Khi tâm không còn lo lắng muộn phiền và cảm thấy vui vẽ gọi là An Lạc.
2. Khi tâm mình không bị lay động bởi sóng gió cuộc đời gọi là An Bình.
3. Khi mình nỡ được nụ cười trên môi gọi là An Vui.
4. Khi mình chú tâm vào một pháp môn tu tập gọi là An Trú.
5. Khi tâm mình không còn một chút giao động gọi là An Tâm.
6. Khi mình cảm thấy thanh thãn không còn vướng bận gọi lả An Nhàn.
7. Khi mình cảm nhận được sự mát mẽ trong lành gọi là An Nhiên
8. Khi tâm không còn lo nghĩ chuyện quá khứ, hiện tại, tương lai gọi là An Yên.
9. Khi mình cảm thấy không còn một chút lo sợ gọi là An Ổn.
10. Khi mình biết bằng lòng với những gì mình đang có gọi là An Phận.
11. Khi mình cảm thấy có được sự bao bọc chở che gọi là An Toàn.
12. Khi mình sống đoàn kết hòa hợp với mọi người gọi là An Hòa.
13. Khi nơi mình sống cảm thấy được yên ổn gọi là An Cư.
14. Khi mình có được sự vững chãi lớn mạnh như ngọn núi gọi là An Sơn.
15. Khi mình có được sự bình an tròn đầy gọi là An Viên.
16. Khi mình gặp chuyện buồn được người khác động viên chia sẻ gọi là An Ủi.
 - Cuộc đời này đẹp lắm!
Tiếc chi ngày đã qua
Hiện tại luôn tươi thắm
Với cõi lòng bao la..  
(Như Nhiên)
☘❤
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
- Kính chia sẻ cùng cả nhà hình ảnh buổi tu học tại Chùa Giác Đạo Tiệp Khắc- cộng hòa Cheb với sự hướng dẫn và chia sẻ của thầy Như Nhiên- Tánh Tuệ và thầy Tuệ Viên Trung Đạt, Tuệ Khai Quảng Thức, ngày thứ Tư tuần này (31 July 2024).
 Sinh hoạt tu học trong ngày thường, dù bận bịu công ăn việc làm song bà con Phật tử vẫn nhín thời gian về chùa thính Pháp và tu học, thật quý thay!!  
Kính chúc cả chùa một ngày trong Hạnh Phúc, An Vui trong Tỉnh Thức...

Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
__(())__
ttt-20240810-02ttt-20240810-03ttt-20240810-04ttt-20240810-05ttt-20240810-06ttt-20240810-07ttt-20240810-08ttt-20240810-09ttt-20240810-10ttt-20240810-11ttt-20240810-12ttt-20240810-13ttt-20240810-14ttt-20240810-15ttt-20240810-16ttt-20240810-17ttt-20240810-18ttt-20240810-19ttt-20240810-20ttt-20240810-21ttt-20240810-22ttt-20240810-23


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/06/2014(Xem: 26477)
Thơ và Tạp Bút là tập sách mà chúng tôi kết hợp chia làm hai phần: Phần đầu là những bài thơ mà chúng tôi đã sáng tác sau khi tập thơ Hướng Dương ra đời. Phần hai là những bài viết rời rạc qua những chủ đề khác nhau. Chúng tôi kết hợp lại tất cả những bài viết đó để in chung trong tập sách. Chúng tôi đặt danh đề chung cho quyển sách là “Một Cõi Đi Về”. Vì chúng tôi thiết nghĩ, cõi đời có muôn vạn nẻo nhưng lối về nguồn chơn thì chỉ có một. Giống như trăm sông, ngàn suối tuôn chảy mỗi hướng có khác nhau, nhưng tất cả cũng đều chảy chung về biển cả. Nói cách khác, đứng về mặt hiện tượng sự tướng thì vạn pháp có ra muôn ngàn sai khác, nhưng bản thể thì chỉ có một. Đó là ý nghĩa của câu nói: “Vạn vật đồng nhứt thể hay vạn pháp quy nhứt”.
04/06/2014(Xem: 8691)
Hàm Nguyệt Sơn (Hamwolsan), Cốt Quật Tự (骨 窟 寺-Golgulsa Temple), tọa lạc tại số 304, ấp An Đông (An-dong-ri), Thị trấn Dương Bắc (Yangbuk-myeon), Thành phố Khánh Châu (Gyeonguju-si), tỉnh Khánh Thượng Bắc đạo (Gyeongsangbuk-do) thuộc khu đồi Khánh Bắc (Gyeongbuk), cách nội địa biển Đông ba dặm.
04/06/2014(Xem: 10211)
Các bạn chắc đã đọc rất nhiều lời khuyên của các vĩ nhân, có thể thấy chán. Nhưng tôi vẫn muốn viết về một người, là ông Einstein. Ông Einstein là một trường hợp rất đặc biệt.
02/06/2014(Xem: 12031)
Phật Giáo được thực hành tại nhiều nước Á Đông dưới nhiều hình thức, sự khác biệt là do bởi những tín đồ là con cháu của những người lập nghiệp ban đầu đến từ Trung Hoa, Thái Lan, Miến Điện, Sri Lanka, Ấn Độ, v.v...Cũng có nhiều người đơn giản tự gọi mình là "Phật tử" và thực hành một số nghi lễ mà họ học được từ cha ông dưới danh nghĩa của tôn giáo này.
02/06/2014(Xem: 10177)
Mùa xuân năm nay, tại Đạo tràng Mai Thôn đã diễn ra Đại giới đàn Cam Lộ Vị, bắt đầu từ ngày 23.05 đến ngày 28.5.2014. Lễ rước giới bổn được tổ chức thật long trọng tại chùa Pháp Vân, xóm Thượng. Dường như đất trời cũng hòa chung niềm vui của tứ chúng Làng Mai trong ngày khai mạc Đại giới đàn. Ngay khi giới bổn được rước vào thiền đường Nước Tĩnh thì trời bổng nhiên đổ mưa. Những giọt nước cam lộ rơi xuống làm cho đất trời và lòng người đều mát mẻ, thanh lương.
01/06/2014(Xem: 19023)
Đây là tập sách do chúng tôi biên soạn, đặc biệt, là những bài mang tính cách lễ nghi hành trì. Những bài, do chúng tôi biên soạn gồm có: “Oai nghi của một tu sinh, những nghi thức dành cho khóa tu, bài hát sinh hoạt đạo tràng”. Ngoài ra, còn có những bài sám, nghi thức lạy thù ân, mà chúng tôi đã sưu tập kết hợp lại để vào trong tập sách này.
30/05/2014(Xem: 9933)
Báo Tuổi trẻ cách đây ít ngày có đăng câu chuyện về một người Mỹ có một cô con nuôi gốc Việt ở với ông từ hồi còn bé , nhưng cô ấy vẫn nói tiềng Việt nhu một người Việt Nam thuần túy . Điều tôi muốn nói đây không phải về người con nuôi gốc Việt , mà về ông cha nuôi người Mỹ . ông ta là thi sĩ và là giáo sư đại học , tên Bruce Weigl.
30/05/2014(Xem: 11190)
Tôi được gặp và quen thầy Pháp Bảo vào năm 1999 trong dịp đi lễ Vu Lan tại chùa Thuyền Lâm cùng với ba mẹ. Lúc đó thầy còn là chú và tôi hay gọi là chú Tấn. Sau thời gian dài vào tu học ở Sài Gòn, trong chuyến thầy ra Huế kỵ tổ ở chùa Thuyền Lâm, tôi mới gặp lại thầy Pháp Bảo. Trong câu chuyện hỏi thăm, lần đầu tiên tôi nghe thầy tâm sự về gia đình thầy. Trong lòng tôi bỗng dâng lên một nỗi xúc động đến kỳ lạ khi nghe câu chuyện về mẹ và anh chị em của thầy. Tôi thật sự rất khâm phục và tự hào về tình cảm thương yêu, hiếu kính của gia đình thầy.
28/05/2014(Xem: 8790)
Thật ra nếu không yêu thương thì làm sao sống được? Xã hội bây giờ có nhiều người tự tử, trong đó có rất nhiều người trẻ, đó là vì họ không có khả năng thương yêu. Thương yêu trước hết là thương yêu cuộc đời. Phải yêu cuộc đời thì mới sống được. Cuộc đời ở trong cơ thể mình, trong tim mình, ở xung quanh mình. Chán đời thì không sống được. Vì vậy chúng ta phải thực tập “yêu đời”. Sự sống là một cái gì rất quý giá.
27/05/2014(Xem: 8071)
Tôi tiễn tuần cũ với 2 sự kiện quan trọng: thứ 7 là buổi nói chuyện với mấy trăm bạn trẻ mới đi làm tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình về chủ đề “Tư duy để thành công” và chủ nhật là chia sẻ với vài trăm phật tử tỉnh Hòa Bình về chủ đề “Giàu và nghèo”. Niềm vui thật giản đơn khi bằng cách này hay cách khác tôi đã chia sẻ những lời Phật dạy với bất cứ ai có thể. Đối với tôi, việc này cũng như ăn, cũng như cách mình nạp năng lượng, nhưng chỉ có khác là không ăn bằng miệng mà bằng não, bằng tâm. Đầu tuần tôi nghe tin nhạc sỹ Thuận Yến qua đời và đám tang diễn ra sáng thứ 3. Giật mình!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]